Keria

Keria đã luôn phải cố gắng để giành lấy những thứ mình hiện đang có. Và cậu đã phải giành lấy những thứ mình đang có khi phải leo nhiều bậc thang hơn so với những kẻ khác: những bậc thang mà cậu không mượn xã hội phải xây thêm cho mình.

Các nữ Beta và các Omega như cậu luôn bị đánh giá thấp, nếu "đánh giá thấp" là từ ngữ cậu đã lựa chọn đúng sau khi đã cố làm cho câu từ của mình trở nên ít nặng nề. Ở một số nơi, đúng là các Beta nữ và Omega bị đánh giá thấp, thiếu công bằng và không được xem là ngang hàng với các nam beta và các Alpha. Họ không được hưởng những quyền lợi ngang với cái bên được "đánh giá cao" ấy: không ai muốn dạy hoặc cho họ đi học, họ luôn bị cho là quá yếu ớt và chỉ vừa đủ mạnh để che miệng cười một cách "quý cô" khi nghe chuyện cười đàn ông kể, quanh năm chỉ nên ở trong nhà với con cái và làm bếp, quẩn lại chỉ có nội trợ và trông con,... Ở một số nơi khác, như cái nơi cậu sinh ra, nữ beta và các Omega như những món hàng chỉ nên sẵn sàng cho chuyện sinh nở.

Keria đã rất tức giận khi biết ở thế giới cũ, khi chỉ có hai giới tính thì nữ giới phần đông vẫn là những nạn nhân của trò kì thị ấy, như thể có trong mình tử cung là một tội ác đáng bị trừng trị vậy? Họ không chui ra từ tử cung mà mọc từ dưới đất lên làm người à? Cái thứ kinh nguyệt mà họ coi là dơ dáy ấy, họ không đi học để biết đó là lớp niêm mạc tử cung, sẽ dày lên theo chu kỳ nhằm chuẩn bị làm tổ cho trứng đã thụ tinh (nếu có), nhưng vì sự thụ tinh không xảy ra nên nó mới phải khô lại, bong tróc và đẩy ra ngoài để tạo một lớp niêm mạc mới à? Cái cảm giác đau đớn khi đến tháng một phần là do sự co bóp để đẩy lớp niêm mạc bong tróc đó gây ra đấy? Bộ họ tưởng phụ nữ cố tình làm quá để kiếm sự thương hại à?

Khi ở trong Tòa Tháp và lật lại những tài liệu về vấn đề ấy của thế giới cũ, Keria bỗng thấy cố gắng đánh bại sự phân biệt giới là đánh đổ trả lại một bức tường đã xây từ rất rất lâu về trước, có khi là nó đã mất cả hàng triệu năm để xây nền, gia cố và phát triển. Giờ đây Keria chính là phải phá được bức tường đó, xây lại những viên gạch đầu tiên.

Từ tận khi phụ nữ sẽ ở yên một chỗ, vì đàn ông với mã gene sinh học cho phép cơ bắp họ phát triển đã đi săn bắn ở nền văn hóa du mục, và làm đồng áng ở nền văn hóa lúa nước. Từ cái thuở chưa biết nhiều ấy, và họ bỗng nghĩ đàn ông thật quan trọng?

Từ tận khi con người phát triển hơn và hình thành ngôn ngữ - đó là những gì Moon Hyeonjun đã nói cho cậu biết. Những ý niệm về sự quan trọng của đàn ông và giống đực ấy bắt đầu có hình có dạng và hiện hình trong hình thức:

(His)tory - câu chuyện của anh ấy - thì lịch sử, được lưu giữ lại còn her story thì không. Khi mà man là đàn ông và đàn bà là không phải đàn ông (woman), giống đực sẽ là male và giống cái là không phải giống đực (female). Khi nhân loại là mankind, hoặc nói ngắn lại là man (vậy con người không có phụ nữ à?)

Khi 安 (AN - bình an) vốn xuất phát từ hủ tục cướp hôn. Khi Hán tự của chữ GIAN là ba chữ Nữ 姦 (GIAN - かん - kan).

Khi ở phương Tây, Eva sinh ra từ cái xương sườn thứ 7 của Adam, vì khi Tôn giáo và Giáo điều được hình thành, họ đã luôn nghĩ vạn vật từ đàn ông mà sinh ra. Hay khi quý ngài thì là Mr, còn quý cô, quý bà là Ms, Mrs vì giá trị của người phụ nữ bị gán vào tình trạng mối quan hệ của họ, còn người đàn ông thì dù tình trạng mối quan hệ ra sao, cũng vẫn là Mr?

Khi ở phương Đông, bắt nguồn từ Trung Quốc, Nho Giáo, Đạo giáo bị lợi dụng thành phương tiện để chế độ Quân chủ trị vì, và trong đó họ bắt ép và giới hạn vai trò của phụ nữ và khuôn khổ để phục vụ lợi ích của đàn ông. Để rồi Trung Quốc phát triển và cái tư tưởng ấy lan đi khắp các nước lân cận,  như bán đảo Trào Tiên (nói chung cho Nam và Bắc Hàn) và cả Nhật Bản khi học hỏi văn hóa Trung Hoa cũng áp dụng hệ thống lý thuyết vốn ban đầu được sinh ra vì nghĩa cử cao đẹp lại bị biến tấu thành công cụ cho dễ trị vì (vì họ muốn tạo ra trật tự xã hội có lợi cho mình). Kể cả như một đất nước như Việt Nam, vốn có nguồn gốc là một đất nước theo chế độ Mẫu hệ, đến cả hình tượng của Quan Âm vốn là nam giới, vào đến đất nước này còn bị cải biến thành hình tượng nữ để tôn thờ, khi bị Trung Quốc xâm chiếm và bắt theo Nho giáo một thời gian cũng một phần bị tiêm nhiêm và ảnh hưởng bới tư tưởng trọng nam, khinh nữ ấy.

Keria đã nghe lời anh Lee Sanghyeok đọc về những cây bút nữ đi đầu về phong trào viết về nữ quyền trong tiến trình văn học của Anh - Mĩ, để hiểu hơn về vấn đề này ở thế giới cũ thông qua văn học. Cậu đã tìm thấy mình trong những cây bút như Kate Chopin trong truyện ngắn The Story of an hour hay tiểu thuyết The Awakening của bà. Cậu vừa ghét, vừa yêu một Scarlet O' Hara trong Gone with the wind của Magaret Mitchell.

Cậu muốn viết được những thứ như Pride and prejudice của Jane Austen, hay những tác phẩm như ba chị em nhà Bronte: Charlotte Bronte với Jane Eyre, Emily Bronte với Wuthering Heights, Anne Bronte với The tenant of Wildfell Hall.

Cậu - Keria - đặc biệt hâm mộ ba chị em nhà Bronte và đã bắt chước những gì họ làm ở thế giới mới này: sử dụng bút danh nam giới để sáng tác những bài thơ, cho tới ngày thành danh và được công nhận tài năng thì bất ngờ tiết lộ danh tính.

Và Keria đã sáng tác không biết bao nhiêu bài thơ, đã được công chúng công nhận tài năng rồi cậu bất ngờ tiết lộ mình là một Omega như một cú đòn đánh vào định kiến chính họ đã xây nên, như một lời thách thức tới tất cả. Rồi cậu bắt đầu rong ruổi khắp nơi ngâm những bài thơ ấy với nghệ danh mới như một cách nói châm chọc đối với ánh nhìn của xã hội: Nhà thơ mù nhạc (The tonedeaf Bard). Cậu nhanh chóng trở thành một hiện tượng, rồi một biểu tượng truyền cảm hứng.

Cậu sử dụng tài diễn ngôn để thuyết phục các nữ beta và các Omega vùng lên để thay đổi số phận của chính mình. Cậu thuyết phục được những gã đàn ông lung lay tư tưởng, tập hợp được những người đàn ông sớm đã đi trước thời đại để cùng nhau, tất cả chung tay góp sức đưa nhân loại tiến tới một xã hội mới mà không giới nào phải chịu sự bất công của định kiến.

Keria làm cách mạng khi biết về nỗi khổ của bên bị hạ thấp.

Keria làm cách mạng khi biết về nỗi khổ của cả những cậu chàng Beta và Alpha bị xã hội dạy là kẻ mạnh không được khóc.

Keria làm cách mạng khi biết, điều cậu đang chiến đấu không phải vì những nữ beta và các Omega mạnh mẽ, mà điều đó còn vì những người vốn yếu đuối.

(ý là tương tự như lời Lana Del Rey hỏi trong Question for the culture á. Cổ hỏi là khi giờ đây những nghệ sĩ nữ khác (Ariana, Beyonce, Camila Cabello, Nicki Minaj,...) đã hát về sự mạnh mẽ của nữ giới, dám hát về tình dục này kia thì tại sao xã hội lại trao cho Lana ánh nhìn kì thị khi cổ hát về sự yếu đuối của phụ nữ, khi cổ hát về sự gợi dục mang tính ủy mị và hát như tôn thờ vài mối quan hệ toxic chỉ vì khi ấy cổ đã tin vào tình yêu,... Lana hỏi bộ chẳng lẽ nữ quyền chỉ dành cho những người phụ nữ mạnh mẽ, tự tin, chứ những người như bả đây thì không hả??????)

------
Chú thích

1. Cái vụ Việt Nam vốn là quốc gia theo chế độ mẫu hệ cho tới khi bị Trung Quốc đô hộ, ảnh hưởng bởi Nho giáo và bị tiêm nhiễm một phần thái độ trọng nam khinh nữ + vốn hình ảnh Bồ Tát Quan Âm là nam giới, khi vào Việt Nam đã chuyển thành nữ để thờ tự là thông tin mình lấy từ giáo trình "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của GS. Trần Ngọc Thêm nha mọi người.

Ý là mấy cái kia mình lỡ viết bậy cũng được, nhưng mà chuyện nước mình phải rõ ràng ra, không thì mình sẽ cảm thấy có lỗi lắm 😭💦.

2. Mấy tác phẩm về nữ quyền của văn học Anh - Mĩ từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mình nhắc tới mọi người có thể tùy hỉ tìm hiểu nhé 😞👍. Cũng muốn viết cho đa dạng thể loại các nước nhưng mà Anh - Mĩ là những gì mình biết. Và đòi công bằng cho bình đẳng giới cho tới hiện tại không phải của riêng nước nào nha, sản phẩm chung của toàn nhân loại đấy 🥰💖. Mình nhắc tới Anh - Mĩ nhiều do mình biết thì mới bạo dạn nhắc tới thôi (cho đỡ sai sót).

Nói thêm một chút về ba chị em nhà Bronte. Một phần ba chị em thành công như vậy là nhờ xuất phát điểm đặc biệt: cha của họ có cái nhìn đi trước thời đại, nên dù là trai hay gái đều ráng cho các con học hành tử tế. Điều đó kết hợp với mất mát tuổi thơ của ba chị em: mẹ mất sớm, gia đình gặp nhiều khăn tài chính, một nhà 6 người con đến cuối chỉ có 3 chị em sống được tới tuổi trưởng thành.

=> Còn một vài yếu tố ảnh hưởng nữa nhưng tạm từ những điều trên kết hợp với sự gai góc của thiên nhiên vùng quê nhà Yorkshire của ba chị em, tất cả đã góp phần xây dựng nên phong cách văn học của họ: có sở thích xoáy sâu vào tầng sâu hỗn loạn và điên cuồng của cảm xúc.

Charlotte Bronte từ người con gái thứ, sau nhiều cái chết của anh chị em mà trở thành chị cả trong nhà - và cũng là người được học hành tử tế nhất trong 3 chị em Bronte (sau này Charlotte là người đóng vai trò biên tập cho sách của Emily Bronte. Tuy có nhiều tranh cãi về việc này do Charlotte Bronte đã can thiệp rất lớn vào bản thảo của em gái, cũng như đốt hẳn bản gốc để không ai đọc được,... nhưng mình cảm thấy đó suy cho cùng là hành động của một người chị rất muốn em gái của mình cũng được tỏa sáng, vì sau khi hoàn thành Đồi gió hú, Emily Bronte đã mất và nó trở thành tiểu thuyết duy nhất của cô. Charlotte đã chỉnh sửa rất nhiều về mặt dấu câu và làm loãng đi hầu hết các câu thoại nặng giọng Anh vùng Yorkshire - nó gần giống tiếng Anh cổ/ cận đại hơn là tiếng Anh hiện đại bây giờ và đôi khi mình cũng cần dịch chứ cũng chả hiểu, do nó khá đặc thù - để giúp tác phẩm tiếp cận nhiều độc giả hơn.

Emily Bronte mất khi mới chỉ 30 tuổi, và khi ấy Đồi gió hú bị chỉ trích rất nhiều - không được như Charlotte Bronte khi xuất bản tiểu thuyết đã sớm nhận được rất nhiều lời khen. Charlotte đã bênh em gái trước báo chí (nhưng chị ấy kêu là "mọi người thông cảm, Emily được học nhưng không học nhiều lắm và cũng không giỏi lắm,..." để mọi người thông cảm cho cách Emily xây dựng nhân vật Heatcliff - Charlotte cũng thú nhận bản thân không thích nhân vật này). Phải tới gần/ hơn 100 năm sau, khi nhìn lại người ta mới công nhận và liệt Đồi gió hú vào danh sách top 100 cuốn sách kinh điển nhất của văn học Anh (các bạn có thể thử tìm các bài phân tích của nó, ý là mình cũng thích tác phẩm này 🥰💖, dù mình ghét Heathcliff với Catherine luôn 🥰👍) - nó rất phản ảnh một điều luôn xuất hiện trong văn học Anh thời này: Giai cấp 🤡🤡🤡.

Người ta hay đùa rằng nước Anh lúc này, bất chấp mọi thăng trầm của thời đại, bất chấp đã trải qua bao mùa cách mạng thì có một cái không thể chết được ở đây đó chính là sự phân biệt giai cấp. Và sự phân biệt giai cấp không đơn giản chỉ nằm ở số tiền họ kiếm được, mà nó ăn sâu vào cốt cách, cử chỉ và chủ đề họ thường nói hằng ngày 🤡🤡🤡.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro