Kumayushi, Oner

Rong ruổi khắp những mảnh rừng trên đất Nhật Bản, Kuma lớn lên.

Từ mấy bản thảo, hay mấy câu truyền miệng từ thời cổ đại, những con chữ, lời nói vô thưởng được lặp lại đủ nhiều đến một ngày ai cũng nghĩ nó là sự thật: mật của gấu chữa được bệnh. Đó là một điều gây tranh cãi, nhưng nhiều người lại chọn tin là nó đúng.

Và tổ tiên của Kuma đã bị con người săn đuổi, nhầm lẫn với cả gấu thật.

Nhưng con người vẫn nghĩ, nhân thú là thú thành tinh mới trở thành người. Thế nên nhân thú đối với họ, chẳng khác thú là bao.

Tuy không có phép thuật, nhưng Kuma có đầu óc chiến lược, và cậu đứng lên chống lại con người: bắt đầu từ bạo lực đến những cuộc đàm phán. Những cuộc cách mạng nổ ra, và chủng tộc gấu ngựa của Kuma chỉ có thể yên tâm sau khi nhìn lại tất cả.

Vì một cuộc cách mạng như vậy nghe thì lãng mạn đấy, nhưng thực ra nó còn là:

- Liệu chúng ta còn đủ lương thực trong bao lâu?

- Vài tuần nữa?

- Sẽ có thể được tiếp tế chứ?

- Nếu chiến dịch sắp tới thành công?

- Đã tổn thất bao nhiêu rồi?

- 15. Ta biết họ, nhưng với con người, họ vô danh.

- Những con người ta giết, cũng vô danh.

Chuông nguyện hồn ai, khi cả hai bên đều trải qua mất mát. Thật sẽ tốt hơn, nếu từ đầu chẳng có mâu thuẫn để mà dẫn đến chiến tranh.

...làm sao đủ cái ăn cái mặc trong thời chiến, làm sao không tắm trong nhiều ngày, vì sao cơ thể cũng dần hốc hác, vì đâu khuôn mặt trở nên phờ phạc, và những hoài nghi 'làm sao chắc rằng ta sẽ thắng' ? Họ đánh mất và có lại niềm tin, họ có những mất mát chẳng thể quay đầu, thế giới của họ từ rong ruổi trong những mảnh rừng biến thành tiếng súng gầm gừ trong giấc ngủ,...

Chiến tranh là dẫu cho nó kết thúc rồi nhưng đám linh cẩu của quá khứ vẫn cứ đuổi theo: có những người mãi không về, có những cảnh vật vốn tưởng hằn mãi trong tấm trí đến một ngày chẳng ai có thể vẽ lại, có những câu chuyện chẳng ai viết tiếp.

Và rồi mọi thứ lại bước tiếp.

Kuma đã chống lại người Nhật, nhưng anh cũng có trong mình phẩm chất thường được ngợi ca của họ (thật lại là một chuyện nghịch lý): sự kiên cường.

Quốc đảo đó, không ít lần quay trở lại từ đống tro tàn của thời gian và đống đổ nát của thời kỳ trước. Đất nước mặt trời mọc, có lẽ ngày mai sẽ lại đến và một ngày nữa sẽ luôn bắt đầu.

Đất nước được ngợi ca vì vẻ lịch sự của người dân nơi đây, cũng có những quá khứ mà họ không muốn ai nhớ về.

Tội ác chiến tranh của quân Nhật ở Nam Kinh và Hàn Quốc. Thật khó tưởng tượng làm sao, khi mà nhìn vào bức ảnh quân Nhật - những con người 'lịch sự' ấy, xếp những đầu người mới chặt (toàn là dân thường, không có khả năng phản kháng) bày ra đất như một chiến tích sau khi đánh đuổi và chiếm được Nam Kinh (Trung Quốc). Có những cuộc thi xem ai sẽ chặt được nhiều đầu người nhất trong 1 phút. Cái thú vui tiêu khiển treo đầu người vào thắt lưng như chiến tích của sự đáng tự hào.

Những cuộc hãm hiếp phụ nữ ở Trung và Hàn, để lại những ám ảnh (đúng như cái tên của nó, ám - ảnh: những hình ảnh ám vào trong tâm lý như những bàn tay có vuốt, cứ bấu chặt vào, dù trí óc có rỉ máu đau đớn vì nó thì những hình ảnh đó vấn cứ bám theo) chẳng phai mờ theo năm tháng.

Người Nhật đã có thời gian chẳng dám nhận lấy cái thứ tội ác có thật mà họ đã gây ra. Phải rồi nhỉ, cũng chẳng phải lần đầu.

Đi xa hơn nữa về tận thời Edo, khi mà các nghề chém giết động vật trong lò mổ, hay giúp chính quyền xử tử, chém đầu phạm nhân,... còn bị xem là những nghề đáng khinh bỉ: vì nó giết chóc, tanh tưởi và thiếu 'tính người' (thiếu làm sao tính người khi những ngành nghề đó vốn vì nhu cầu của xã hội con người mà được sinh ra?). Để rồi những người làm các nghề ấy bị tách ra khỏi xã hội, phải sống đâu đó tách biệt, tách biệt với phần còn lại của thế gian, và họ bị gọi là Buraku (ぶらく- 部落 - BỘ LẠC). Họ sống như một bộ lạc riêng, tách biệt, vì sự kì thị. Ở một đất nước Á Đông mà cái họ gắn liền với danh xưng nhiều đời của gia tộc, sự kì thị ấy càng nặng nề: vốn những dòng họ làm các nghề ấy cũng không nhiều, và vì sự kì thị nặng nề của xã hội, con cháu của họ cũng không thể ngóc đầu lên được và kế sinh nhai cuối cùng là nhiều đời làm cái nghề đó, và cứ lặp lại vòng lặp là vì làm nghề đó mà bị kì thị.

Đến mãi tận khi chính phủ Nhật công nhận sự tồn tại của các Buraku ở thế kỷ 21 (Thời Edo đã là một cái tên từ rất lâu trong quá khứ), và kêu gọi ngưng sự kì thị, thì xã hội mới một lần nữa biết đến sự tồn tại của các Buraku. Và dù thế, sự kì thị vẫn còn xảy ra đâu đó ngoài kia.

Vẻ lịch sự và phát triển đó chỉ là bề ngoài che đậy nhiều vấn đề hơn bên trong của nước Nhật. Kuma đã dành cả đời mình chiến đầu vì chủng tộc, vì sự chung sống hòa bình với loài người (đúng rồi nhỉ, người Nhật thích "hòa", trong hòa quyện, hòa bình,... thế tại sao thích một điều nhẹ nhàng như vậy, mà cuộc sống của họ lại nặng nề thế?), và thắc mắc vì sao sau từng ấy chuyện và thời gian, cậu vẫn yêu nước Nhật.

----

Oner cũng lớn lên trong những mảnh rừng.

Từ tận ở những cánh rừng của khu vực Nam Á như Bangladesh và Ấn Độ, đó là nơi loài hổ Bengal sinh sống.

Vì quan niệm hổ là loài cao quý, quyền lực mà dẫn đến suy nghĩ giết được nó rồi là chiến tích của kẻ mạnh. Và tất cả những gì liên quan đến một con hổ đều có thể đem ra làm vật trang trí cho những giá trị phù du: tâm da, đầu hổ, nanh, vuốt,... và xương cốt của chúng thậm chí còn có thể đem ra làm cao hổ.

Sự phù du được đúc nên bởi những máu và xác thịt. Cái sự tanh tưởi xông vào cánh mũi cũng không làm dấy lên lòng thương cảm ở con người là bao.

Nếu có một con nai nhìn vào khung cảnh giết chóc khi ấy, đưa mắt qua lại nhìn vào con hổ từng săn đuổi mình, và nhìn vào con người đang săn đuổi con hổ, thì nó cũng chẳng thể phân biệt được sự khác biệt nào giữa cả hai. Có một vòng lặp nào đấy giữa đi săn và bị săn trong chuỗi thức ăn: nhưng kẻ đứng đầu chuỗi sẽ chết đi nếu những mắc xích nhỏ hơn biến mất.

Một đế quốc sẽ tự sụp đổ dưới sức nặng và sự khổng lồ xây đắp nên bằng lòng tham của chính nó. Hoặc nó sẽ tự sụp đổ bằng chính sự suy kiệt nếu không còn những thuộc địa mà nó từng cắm chặt răng vào, và đó là trận chiến mà Oner đã chứng kiến bên cạnh chiến đấu vì tộc nhân thú.

Oner đã thấy những cánh đồng hoa anh túc ở Nam Á: đỏ rực, như rỉ máu, và đúng là nó tồn tại từ việc ăn vào xương máu của người dân những quốc gia khác ngoài Anh: bóc lột sức lao động ở Ấn Độ để trồng nên những cánh đồng hoa ấy, và ép bán thuốc phiện cho Trung Quốc.

Đó cũng là chiến tranh thuốc phiện, một cuộc chiến mà Trung Quốc sau thất bại buộc phải trao Hongkong cho Anh vào Thế kỷ 19, đến cuối thế kỷ 20 mới có thể lấy lại.

Những cuộc chiến phi nghĩa như vậy, liệu có kết thúc? Đâu thiếu những tác phẩm, những nghiên cứu, những cuốn sách và những cuộc diễn ngôn phê phán chiến tranh? Tại sao sau từng ấy thời gian, thế giới vẫn chưa im tiếng súng?

----

😞 tóm lại là phụ chương này về sự phi nghĩa của chiến tranh là chủ yếu.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro