Mục 3
Bỏ tính nóng nảy, cuộc đời mới có thể tĩnh lặng như nước
Làm việc kỵ nhất là nóng vội, nóng vội thì không kịp bố trí công việc của mình, sao có thể ung dung làm việc được?
Đại sự Hoằng Nhất - "Tuyển tập cách ngôn"
Đây là điều mà đại sư Hoằng Nhất đã nói đến trong một bài giảng về việc từ bỏ tính xốc nổi. Đại sư cho rằng, con người khi muốn sửa đối khuyết điểm và thói quen xấu thường dễ nóng vội, muốn thay đổi toàn bộ trong cùng một lúc, như vậy ngược lại sẽ phản tác dụng. Chi bằng cứ từ từ mà sửa, mỗi lần sửa một thói xấu, như vậy, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Làm việc vội vàng cho xong, trong một thời gian ngắn mà không thấy hiệu quả thì dễ đứt gánh giữa đường, bỏ mặc đó, đây chính là biểu hiện của sự nóng vội.
Nóng vội là bệnh thường gặp ở rất nhiều người trẻ tuổi. Biểu hiện cụ thể là làm việc không tập trung, làm nhiều nhưng không đào sâu nghiên cứu; đứng núi này trông núi nọ, hấp tấp vội vàng; chỉ vì cái lợi trước mắt, gặp một chút bất lợi là dễ đàng từ bỏ hoặc sốt ruột bất an, trách trời trách người... Con người một khi đã nóng vội thì cả ngày sẽ đều ở trong trạng thái bận rộn buồn bực, lâu đần dễ dẫn đến tính khí nóng nảy, căng thẳng thần kinh. Nóng vội còn khiến cho chúng ta thiếu đi cảm giác hạnh phúc, thiếu đi niềm vui, quá tính toán thiệt hơn. Nếu không thể khắc phục chúng thật hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thành tựu công việc.
Trên đời có rất nhiều người thông minh nhưng lại vội vàng, người vội vàng trong thời gian ngắn có lẽ có thể đạt được một chút thành tích, nhưng rất khó làm nên nghiệp lớn.
Tôi nghe một người đàn ông bận rộn cả nửa đời người nói về nỗi buồn khổ của mình: "Nhìn người khác có nhà, có xe, có tiền, tôi vất vá nửa đời người, mà chẳng có gì hết. Tôi bây giờ tuổi tác đã cao, lại không có kỹ thuật, cả đời cứ thế đi tong."
Tại sao sống qua nửa đời người mà ngay đến tay nghề cũng không học được? Chúng ta có thể không xuất sắc, cuộc sống có thể thanh đạm, nhưng một người bình thường mà ngay đến tay nghề cũng không học được, là lỗi của ai? Thử hỏi, bao nhiêu thanh thiếu niên vội vàng còn chưa học tay nghề cho vững đã nghĩ đến bước phát tài rồi? Một nghiên cứu sinh đọc sách nhiều năm, than vãn thu nhập của mình không bằng nông dân, người như vậy cho dù học đến tiến sĩ cũng không có thành tựu lớn, bởi vì anh ta quá nóng vội, không hỏi bản thân làm được những việc gì, muốn đạt thành tựu gì, chỉ tính toán thu nhập của bản thân thôi.
Có hai chàng trai ngày nào cũng lên núi đốn củi kiếm tiền mua thuốc để chữa bệnh cho mẹ. Một vị thần tiên cảm động trước lòng hiếu thảo của hai anh em, bèn cho họ một bài thuốc bí truyền, dùng lúa mạch tháng 4, cao lương tháng 8, thóc gạo tháng 9, hạt đậu tháng 10, tuyết | trắng tháng chạp, đặt trong một cái hũ lớn làm từ bùn ngàn năm tôi bịt kín bảy bảy bốn mươi chín ngày, chờ gà gáy 3 tiếng thì lấy ra chắt lấy nước bán lấy tiền. Hai anh em làm theo cách của thần tiên. Khó khăn lắm mới chờ được đến ngày mở hũ, gà vừa gáy đến tiếng thứ 2, người anh đã không đợi được nữa, mở hũ ra, nhìn thấy một hũ nước bẩn màu đen hôi thối. Người em kiên nhẫn chờ gà gáy đến tiếng thứ ba mới mở nắp hũ, lập tức ngửi được mùi hương nức mũi, hóa ra trong hũ là rượu, vừa thơm vừa chất.
Chuyện này cũng giống như chúng ta làm việc, làm được 80%, 90% đã không kiềm chế được mà vội vàng xem kết quả. Thật ra, chỉ cần kiên nhẫn làm đến cùng, thì không bao lâu sẽ hoàn thành những phần chưa trọn vẹn, thành công dễ như trở bàn tay.
Kính hiển vi là một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 19. Nhưng bạn biết không, người cải tiến kính hiển vi và ứng dụng nó vào ngành vi sinh vật học đầu tiên trên thế giới chỉ là một người gác cổng ở một thị trấn nhỏ phía Tây Hà Lan. Vì muốn giết thời gian, anh ta đã thử dùng đá thủy tỉnh mài thành mảnh kính phóng đại. Mài mảnh kính này cần thời gian vài tháng, anh ta liên tục thử tăng số lần phóng đại, 60 năm sau, anh ta đã mài ra miếng kính phóng đại 300 lần. Lần đầu tiên mọi người nhìn thấy vi khuẩn là trên mảnh kính của người đàn ông này, Leeuwenhoek.
Đương nhiên, là người bình thường, bạn không cân phải giống như Leeuwenhoek, dùng 60 năm để làm một việc, bởi mỗi người đều có cách sống của riêng mình. Hưởng thụ hiện tại cũng là một cách thể hiện sự không nóng vội. Người điềm đạm, không nóng vội thì dù gặp khó khăn hay thất bại cũng vẫn ung dung.
Từ xưa đến nay, người làm nên nghiệp lớn chân chính đều là người yên dạ yên lòng. Trong học tập và làm việc, càng gặp gian nan càng cần phải kiên nhẫn. Giống như dòng nước vậy, gặp phải vật cản thì chảy vòng qua, vòng qua không được, thì tích trữ lượng nước, nước tràn rồi sẽ qua. Khi năng lực có hạn thì như khe suối nhỏ róc rách không ngừng; khi năng lực lớn mạnh thì sẽ chảy thành sông.Chỉ khi từ bỏ tâm Thái nóng nảy, cuộc sống điềm đạm như nước.
°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°
1. Antonie Philips van Leeuwenhoek (1632 - 1723) là một thương gia, nhà khoa học người Hà Lan. Ông được coi là cha đẻ của ngành vi sinh vật học và được coi là nhà vi sinh vật học đầu tiên trên thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro