Ôn tập chương 2
1. Bản chất của tài chính công?
Các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội
2. Vai trò của tài chính công?
Huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước
Công cụ điều tiết, quản lí vĩ mô nền kinh tế
+Về mặt kinh tế
+Về mặt thị trường
+Về mặt xã hội
3. Vai trò của tài chính công trong việc xử lí các vấn đề xã hội? Nêu 1 số ví dụ?
Bằng một số khoản thu đặc biệt, nhà nước có thể hạn chế 1 số hành vi của người tiêu dùng
Tài chính công can thiệp, điều tiết thu nhập xã hội bằng công cụ thuế, để giảm bớt thu nhập cao, nâng dần các thu nhập thấp, thực hiện các hoạt động về an sinh xã hội, giúp đỡ các trường hợp khó khăn như trẻ em mồ côi, người khuyết tật,...
4. Vì sao nói chính sách thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế?
+ Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế áp dụng cho tất cả cơ sở kinh doanh , tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nhà nước qui định số lượng các lọai thuế khác nhau, mức thuế khác nhau tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, từng loại hàng hóa cụ thể thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích, ưu đãi hay không ưu đãi, bảo hộ hay không bảo hộ, vv...Thông qua đó, nhà nước hướng dẫn các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng theo định hướng phát triển kinh tế của nhà nước. Hơn nữa, sự lựa chọn để quyết định áp dụng một loại thuế này hay thuế khác cũng góp phần điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế.
+ Nhà nước có thể sử dụng tiền thuế thu được để tài trợ, trợ cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng cần khuyến khích phát triển hoặc cần cung cấp đến các vùng sâu, vùng xa ở miền núi, hải đảo. Nhà nước cũng có thể đầu tư trực tiếp cho các công trình trọng điểm của cả nước hoặc của từng vùng, đầu tư vào những việc mà tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm.
+ Nhà nước thu thuế nhưng đồng thời cũng chi ngân sách cho phúc lợi xã hội, thúc đẩy công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người dân trong xã hội phát triển.
+ Nhà nước ký kết các hiệp ước về thuế với các nước trên thế giới nhằm đẩy mạnh hợp tác đầu tư, giao lưu kinh tế, giảm tình trạng thu thuế chồng lắp.
5. Thế nào là thu ngân sách nhà nước?
Thu ngân sách nhà nước là một phần của nguồn tài chính quốc gia được nhà nước tập trung để tạo lập nên quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm phục vụ cho các mục tiêu chung của quốc gia.
6. Tại sao nói thu NSNN mang tính pháp luật cao?
Vì nó đóng vai trò là nguồn tài chính ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến khả năng tồn tại của bộ máy chính quyền.Mọi khoản thu NSNN đều được thể chế hóa bằng các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước.
7. Nhà nước thực hiện thu NSNN chủ yếu dựa trên quyền lực gì?
Quyền lực chính trị của nhà nước
8. Thế nào là thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước?
-Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
-Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
-Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
-Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;
-Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
-Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
9. Thế nào là lệ phí, phí? tỉ lệ đóng góp trong NSNN nhỏ
- Lệ phí: là khoản thu bắt buộc nhằm 1 mặt vừa bù đắp chi phí hoạt động hành chính mà nhà nước cung cấp cho 1 đối tượng nào đó (hoàn trả trực tiếp)
- Phí: là khoản thu bắt buộc, bù đắp 1 phần chi phí thường xuyên và bất thường về các dịch vụ công cộng ...(hoàn trả trực tiếp)
10. Thế nào là thu trong cân đối của NSNN?
Thu trong cân đối ngân sách bao gồm các khoản thu vào quỹ ngân sách mà khoản thu đó không kèm theo, không làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp.
11. Bội chi NSNN là yếu tố mang tính chủ quan hay khách quan?
- Chủ quan: khi chính phủ chủ động giảm thuế, tăng chi tiêu...
- Khách quan: tác động của nền kinh tế thế giới, sự biến động của các yếu tố thiên nhiên môi trường,khủng hoảng kinh tế...
12. Thâm hụt chu kỳ là thế nào? Thâm hụt chu kỳ= Thâm hụt thực tế-thâm hụt cơ cấu
Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế , nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân . (Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên)
13. Thâm hụt ngân sách cơ cấu là gì?
Là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng
Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp hay quy mô chi tiêu cho , ,...
14. Hạn chế của phương thức bù đắp thâm hụt NSNN bằng hình thức vay nợ nước ngoài là gì?
Có thể dẫn đến phụ thuộc về chính trị
15. Việt Nam phân cấp quản lí NSNN thành mấy cấp? Cụ thể thành những cấp nào?
-4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã
16. Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước tồn tại ở đơn vị nào?
Các trường học công, bệnh viện công...
17. Thế nào là trái phiếu, là chứng khoán chính phủ?
Là loại chứng khoán nợ (xác nhận nợ của nhà nước đối với trái chủ)
18. Ưu điểm của việc phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn quốc tế là gì?
Không phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc của bên cho vay
19. Thâm hụt trong trường hợp nền kinh tế đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng là loại thâm hụt gì? => Thâm hụt ngân sách cơ cấu
20. Bội chi NSNN là trạng thái ngân sách phổ biến ở những quốc gia nào?
Có thể ở bất cứ quốc gia nào
21. Vay ngoài ngân hàng để tài trợ cho thâm hụt NSNN có khiến chính phủ phải điều chỉnh dự trữ ngoại hối không? => Không
22. Nguồn thu nào là quan trọng nhất trong các nguồn thu của NSNN? => Thuế
23. Tất cả các khoản thu vào NSNN đều phải được phản ánh dưới dạng hoặc hình thái gì?
Tiền tệ/ hình thái giá trị
24. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể mang lại kết quả tốt đối với nền kinh tế hay không? => Có ( với điều kiện <5% kích thích sản xuất).
25. Chức năng chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước có phải là cung cấp dịch vụ công cho xã hội hay không? => Có
26. Năm ngân sách( năm tài khoá) ở các nước luôn có độ dài bằng bao nhiêu?
1 năm (ở Việt Nam: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm)
27. Vai trò cơ bản của tài chính công có bao gồm bù lỗ cho hoạt động sx, kinh doanh hay không? => không
28. Nhà nước sở hữu các tài sản quốc gia quan trọng nên nhà nước có quyền lực kinh tế đúng không? => Đúng
29. Chi trả lương cho cán bộ, công chức nhà nước là khoản chi nào trong phân loại các khoản chi của NSNN?
Chi thường xuyên của NSNN.
30. Nội dung chi NSNN
+Chi thường xuyên: khoảng chi ngắn hạn. Chi cho văn hóa, y tế, giáo dục, quản lí nhà nước, an ninh, thể dục thể thao, chính sách( trợ giá...), 70% trả lương. (khoản chi chiếm tỉ trọng lớn trong NSNN)
+Chi đầu tư phát triển: chi dài hạn. Chi phát triển kết cấu hạ tâng, hổ trợ vốn cho DN, tổ chức kinh tế, tctc, góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh...(khoản chi chiếm tỉ trọng lớn trong NSNN)
+Chi trả nợ, cho vay và viện trợ: chi trả nợ do CP vay, trả nợ các khoản huy động đầu tư, chi cho vay của NSTW, chi viện trợ...
+Chi dự trữ: chi dữ trữ ngoại hối. Mục đích là điều chỉnh hoạt động của thị trường, điều hòa cung cầu tiền tệ, ngoại tệ.
30. Thu từ khoản khám, chữa bệnh của bệnh việc công lập (ngoại trừ khám, chữa bệnh dịch vụ thoả thuận) có phải là nguồn thu sự nghiệp của NSNN hay không? => phải
31. Dự trữ quốc gia được tiến hành dưới hình thức nào? Dự trữ về hàng hoá và tiền tệ
32. Dự trữ quốc gia được hình thành chủ yếu từ nguồn nào? => NSNN
33. Thâm hụt ngân sách chủ động có phải do nhà nước muốn mở rộng chi tiêu hay không? => Phải
34. Nợ của doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh có phải là nợ công hay không? => Không
35. Hoạt động thu, chi NSNN luôn luôn được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là đúng hay sai? => không đúng
36. Năm ngân sách là gồm những quá trình nào?
-Lập, thực hiện và quyết toán NSNN
37. Lệ phí có mang tính hoàn trả trực tiếp hay không? => Có
38. Vai trò quan trọng nhất của thuế tiêu thụ là gì?
-Hạn chế tiêu dùng cá nhân mặt hàng không khuyến khích và xa xỉ
39. Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN?
- Chế độ xã hội.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Khả năng tích lũy của nền kinh tế.
- Mô hình tổ chức của bộ máy NN & nhiệm vụ KT – XH mà NN đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử.
40. Cơ sở ra đời và tồn tại của NSNN là gì?
-Gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước và nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ
41. Ngân hàng TW cho chính phủ vay (phát hành tiền mặt) có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ hay không? => Có (làm tăng mức cung tiền)
42. Vay bù đắp bội chi ngân hàng nhà nước được sử dụng để chi cho khoản mục nào?
Chi đầu tư phát triển
43. Ngân hàng phát triển Việt Nam có phải là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tín dụng nhà nước hay không? => Phải
44. Công trái là công cụ vay nợ ngắn hạn hay dài hạn của chính phủ? Trái phiếu chính phủ, công trái hay công khố phiếu đều là trái phiếu.
Công cụ vay nợ dài hạn
45. Chi xây dựng trường học công lập là chi gì? => Chi đầu tư phát triển
46. Bội chi NSNN nên được bù đắp bằng phương thức nào?
Phát hành trái phiếu chính phủ
47. Chi thường xuyên của chính phủ nhằm mục đích gì?
Duy trì bộ máy quản lí nhà nước và trợ cấp, trợ giá cho người dân
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro