Ôn tập chương 4


1. Bản chất của lãi suất?

Là công cụ phản ánh giá cả của vốn tín dụng.

2. Vai trò của lãi suất?

- Là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

- Là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Là một trong những công cụ dự báo tình hình nền kinh tế.

- Là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Là công cụ kích thích đầu tư phát triển kinh tế.

3. Thế nào là hiệu ứng Fisher?

Hiệu ứng Fisher do Fisher đưa ra trong đó lãi suất của một trái phiếu được biểu thị bằng tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát dự kiến (còn gọi là kỳ vọng về lạm phát) xảy ra trong thời kỳ tồn tại của trái phiếu.

4. Thế nào là lãi suất cố định? Thế nào là lãi suất thả nổi? Ưu, nhược điểm mỗi loại?

*Lãi suất cố định là lãi suất được ấn định ở một mức cụ thể trong hợp đồng vay vốn

a/ Ưu điểm:

-Dự tính được số tiền lãi sẽ thanh toán cho Ngân hàng trong một khoảng thời gian. Từ đó có kế hoạch sử dụng đồng tiền một cách phù hợp.

-Giả sử lãi suất trên thị trường biến động theo chiều hướng tăng lên so với lãi suất khách hàng vay, thì khách hàng theo lãi suất cố định sẽ có lợi vì sẽ thanh toán tiền lãi theo lãi suất cũ ban đầu.

b/ Nhược điểm:

-Tuy nhiên, nếu lãi suất trên thị trường có xu hướng giảm so với lãi suất mà khách hàng theo gói lãi suất cố định thì họ sẽ bị thiệt vì sẽ phải số tiền lãi cao hơn so với lãi suất của thị trường tại thời điểm đó.

-Không phản ánh đúng tín hiệu thị trường.

*Lãi suất thả nổi là lãi suất được điều chỉnh theo từng giai đoạn và biến dổi theo thời gian.

a/ Ưu điểm:

-Giả sử lãi suất thị trường có xu hướng biến động giảm, thì tiền lãi mà khách hàng phải trả cho kỳ điều chỉnh sẽ thấp hơn so với kỳ đầu.

-Phản ánh đúng tín hiệu của thị trường.

b/ Nhược điểm:

Khách hàng sẽ không ước lượng được chính xác lượng tiền lãi phải thanh toán cho khách hàng là bao nhiêu vì lãi suất trong mỗi kỳ có thể biến động tăng giảm hoặc giữ nguyên.

5. Quan hệ giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tái chiết khấu sẽ thế nào?

-Lãi suất cho vay TĂNG ->  nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của người tiêu dùng GIẢM, khi đó NHTW sẽ tiến hành GIẢM LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU cho NHTM. Ngược lại, khi lãi suất cho vay GIẢM, NHTW sẽ TĂNG LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU để giảm bớt khối lượng tín dụng cho các NHTM.

6. Thế nào là lãi suất chiết khấu? Lãi suất tái chiết khấu?

-Lãi suất chiết khấu là lãi suất áp dụng khi NHTM cho vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán.

-Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất  áp dụng khi NHTW cho các NHTM vay dưới hình thức chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán.

7. Thông thường, quan hệ giữa LS chiết khấu và LS tái chiết khấu sẽ thế nào?

Lãi suất tái chiết khấu của NHTW thường THẤP HƠN lãi suất chiết khấu mà NHTM dành cho khách hàng của mình

8. Cấu thành của cung quỹ cho vay?

Cấu thành của cung quỹ cho vay: Phản ánh khối lượng vốn có thể cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế

Tiết kiệm:

* Tiết kiệm của các nhân, hộ gia đình

* Tiết kiệm từ các doanh nghiệp

* Thặng dự ngân sách

* Dòng tiết kiệm từ nước ngoài đổ vào nội địa

Tiền:

* Tiền cung ứng của NHTW

* Chịu tác động bởi khả năng tạo bút tệ của hệ thống NHTM và việc phát hành tiền của NHTW

9. Cấu thành của cầu quỹ cho vay?

Cấu thành của cầu quỹ cho vay: Phản ánh toàn bộ khối lượng vốn mà nền kinh tế có nhu cầu vay

* Cầu vốn từ doanh nghiệp: Đầu tư trang thiết bị, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

* Cầu vốn từ nhà nước: Điều hòa tình trạng ngân sách quốc gia

* Cầu vốn từ người tiêu dùng: Mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền, nhu yếu phẩm, nhu cầu học hành, du lịch, chữa bệnh,...

10. Thế nào là LS cân bằng?

LS tương ứng với điểm cân bằng cung – cầu quỹ cho vay được gọi là LS cân bằng.

11. Làm rõ cơ chế tác động của lạm phát/giảm phát dự tính tới cung cầu quỹ cho vay và lãi suất?

Khi lạm phát/giảm phát dự tính TĂNG làm cho cung quỹ cho vay GIẢM, lãi suất TĂNG.

12. Khi kinh tế tăng trưởng và phát triển sẽ tác động làm cung quỹ cho vay và cầu quỹ cho vay thay đổi thế nào?

Khi kinh tế tăng trưởng và phát triển sẽ làm cho cung quỹ cho vay và cầu quỹ cho vay đều TĂNG.

13. Làm rõ cơ chế tác động của lợi tức dự tính của trái phiếu đến lãi suất trên thị trường trái phiếu?

Khi lợi tức dự tính của trái phiếu giảm thì sự thu hút vốn đầu tư sẽ giảm . Đường cung vốn dịch chuyển sang trái với đường cầu không đổi => lượng cung vốn giảm => lãi suất tương ứng tăng.(và ngược lại)

14. Làm rõ cơ chế tác động của rủi ro vỡ nợ của trái phiếu đến lãi suất trên thị trường trái phiếu?

Nếu nhận thấy rủi ro vỡ nợ tăng cao, nhà đầu tư sẽ có xu hướng giảm cầu mua trái phiếu, tức là cung quỹ cho vay giảm, làm cho lãi suất tăng lên. Đồng thời chuyển sang đầu tư ở thị trường trái phiếu không có rủi ro, làm cho cung quỹ cho vay tăng, lãi suất giảm.

15. Làm rõ cơ chế tính thanh khoản của các công cụ nợ trên thị trường tài chính tác động đến lãi suất trên thị trường tài chính?

Khi tính thanh khoản của một công cụ nợ giảm sẽ làm tăng mức bù rủi ro và từ đó làm lãi suất tăng lên, cấu trúc rủi ro của công cụ nợ thay đổi.

16. Làm rõ cơ chế chính sách tài khóa tác động đến cung cầu quỹ cho vay và lãi suất?

- Trong trường hợp chính sách tài khóa nới lỏng:

+ Tăng chi tiêu công, giảm thuế => cầu quỹ cho vay tăng => lãi suất tăng

- Trong trường hợp chính sách tài khóa thắt chặt:

+ Giảm chi tiêu công, tăng thuế => cầu quỹ cho vay giảm => lãi suất giảm

17. Làm rõ cơ chế chính sách tiền tệ tác động đến cung cầu quỹ cho vay và lãi suất?

- Trong trường hợp chính sách tiền tệ thắt chặt:

+ Cung tiền tệ giảm => cung quỹ cho vay giảm

+ Rút bớt tiền ra khỏi lưu thông => cầu quỹ cho vay tăng => lãi suất cân bằng tăng

+Dự trữ bắt buộc tăng=> lãi suất tăng

+Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn tăng=> lãi suất tăng.

- Trong trường hợp chính sách tiền tệ mở rộng:

+ Cung tiền tệ tăng => cung quỹ cho vay tăng

+ Bơm thêm tiền vào lưu thông => cầu quỹ cho vay giảm=> lãi suất cân bằng giảm

+Dự trữ bắt buộc giảm=> lãi suất giảm

+Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn giảm=> lãi suất giảm.

18. Khi ngân hàng trung ương mua chứng khoán trên thị trường mở sẽ tác động đến cung quỹ cho vay và lãi suất như thế nào?

Khi NHTW mua chứng khoán trên thị trường mở -> cung tiền tăng -> cung quỹ cho vay tăng -> lãi suất giảm.

*19. Khi nào ngân hàng trung ương bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sẽ tác động đến cầu quỹ cho vay và lãi suất như thế nào?(k chắc đáp án )

Khi NHTW bán ngoại tệ => cung nội tệ tăng => cung quỹ cho vay tăng => lãi suất giảm.

20. Làm rõ cơ chế tác động khi ngân hàng trung ương cho các NHTM vay tiền thì sẽ tác động đến cung quỹ cho vay và lãi suất như thế nào?

Khi ngân hàng TW cho các NHTM vay => cung tiền tăng =>  cung quỹ cho vay tăng => lãi suất giảm.

21. Làm rõ cơ chế thâm hụt ngân sách nhà nước tăng sẽ tác động đến cầu quỹ cho vay và lãi suất như thế nào?

Thâm hụt NSNN tăng => cầu quỹ cho vay tăng => lãi suất tăng.

22. Làm rõ tác động của lãi suất tới đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu như thế nào?

● Lãi suất tăng => chi phí vốn vay tăng=>thu nhập từ đầu tư bằng vốn vay giảm => đầu tư giảm

● Lãi suất tăng => tiết kiệm tăng => Chi tiêu, tiêu dùng giảm

● Lãi suất nội địa tăng => Các khoản tiền gửi bằng nội tệ trở nên hấp dẫn hơn => Giá trị tiền gửi bằng bản tệ tăng => Tỷ giá hối đoái giảm =>Xuất khẩu giảm.

23.Làm rõ tác động của lãi suất trong nước đối với tỷ giá và xuất khẩu ròng như thế nào?

Khi lãi suất trong nước TĂNG thì các khoản tiền gửi bằng nội tệ trở nên hấp dẫn hơn => giá trị tiền gửi bằng bản tệ TĂNG, khi đó tỷ giá đối hoái GIẢM, hạn chế xuất khẩu và kích thích nhập khẩu nên xuất khẩu ròng GIẢM.

24. Làm rõ cơ chế tác động của lãi suất đến đầu tư như thế nào ?

Khi lãi suất TĂNG->chi phí vốn vay TĂNG->thu nhập từ đầu tư bằng vốn vay GIẢM->đầu tư GIẢM.

25. Làm rõ cơ chế tác động của lãi suất đến lạm phát như thế nào ?

Khi lãi suất tái cấp vốn TĂNG-> cung cho vay của NHTM GIẢM-> khả năng tạo tiền của NHTM GIẢM-> cung tiền GIẢM-> lạm phát GIẢM.

26. Thế nào là cấu trúc rủi ro của LS?

Cấu trúc rủi ro của lãi suất là tương quan về lãi suất giữa các công cụ nợ có cùng kỳ hạn thanh toán.

Cấu trúc rủi ro lãi suất gồm: rủi ro vỡ nợ, tính lỏng, thuế.

- Rủi ro vỡ nợ: là khả năng người phát hành trái khoán sẽ vỡ nợ tức là không thể thực hiện được việc thanh toán tiền lãi hoặc mệnh giá khi trái khoán đó mã hạn.

- Tính thanh khoản (tính lỏng): chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc được bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng giá trị thị trường của tài sản đó.

- Thuế: là một công cụ được hưởng quy chế thuế thu nhập thuận lợi thì dự tính thuế sẽ cao hơn với công cụ chịu quy chế thuế thu nhập kém thuận lợi hơn.  

27. Thế nào là cấu trúc kỳ hạn của LS?

Cấu trúc kì hạn của lãi suất thể hiện tính tương quan giữa lãi suất của những công cụ nợ có kì hạn thanh toán khác nhau nhưng có cùng đặc tính về cấu trúc rủi ro.

- Lãi suất trái phiếu ở các kỳ khác nhau dịch chuyển cùng nhau theo thời gian.

- Khi lãi suất trong ngắn hạn lớn hơn trong lãi suất dài hạn, đường cong lãi suất có xu hướng xuống. khi lãi suất ngắn hạn bằng lãi suất dài hạn, đường cong nằm ngang. Khi lãi suất ngắn hạn nhỏ hơn lãi suất dài hạn, đường cong lãi suất thường có xu hướng cong lên.

28. Thế nào là mức bù rủi ro của LS?

Mức bù rủi ro của LS là chênh lệch lãi suất giữa công cụ nợ có rủi ro và công cụ nợ không có rủi ro, đo lường khoản lãi phụ thêm mà người cho vay nhận được khi nắm giữ một công cụ nợ có rủi ro.

- Cách tính phần bù rủi ro

Phần bù rủi ro = tỷ suất sinh lợi yêu cầu - tỷ suất sinh lợi rủi ro

- Trong công thức trên:

· Tỷ suất sinh lời yêu cầu là lãi suất nhà đầu tư dự kiến sẽ nhận được cho khoản đầu tư rủi ro của mình. Thông số này được quyết định dựa trên cân nhắc phần bù rủi ro lịch sử, và phần bù rủi ro kỳ vọng.

· Tỷ suất sinh lợi rủi ro là tỷ suất sinh lợi tối thiểu của bất kỳ khoản đầu tư nào, đó là lúc mức rủi ro bằng 0.

29. Làm rõ cơ chế tác động của rủi ro vỡ nợ tới cấu trúc rủi ro của lãi suất như thế nào?

Khi nhà đầu tư cảm thấy sự gia tăng của rủi ro vỡ nợ của công cụ nợ A, họ sẽ chuyển sang đầu tư công cụ nợ B có rủi ro vỡ nợ thấp hơn. Vậy rủi ro vỡ nợ tăng ->cung quỹ cho vay ở công cụ nợ A giảm->lãi suất tăng, còn công cụ nợ B cung quỹ cho vay tăng-> lãi suất giảm.

30. Làm rõ cơ chế tác động của tính thanh khoản tới cấu trúc rủi ro lãi suất như thế nào?

Khi nhà đầu tư cảm thấy tính thanh khoản của công cụ nợ A thấp tức rủi ro cao, họ sẽ chuyển sang đầu tư công cụ nợ B có tính thanh khoản cao hơn. Vậy khi tính thanh khoản của công cụ nợ A giảm->cung quỹ cho vay giảm->lãi suất tăng, còn công cụ nợ B cung quỹ cho vay tăng-> lãi suất giảm.

31. Chính phủ tăng thuế thu nhập đối với trái phiếu doanh nghiệp, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc rủi ro của lãi suất trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Khi chính phủ tăng thuế thu nhập đối với trái phiếu doanh nghiệp, khiến lợi nhuận sau thuế giảm khi đó nhà đầu tư không còn thấy hấp dẫn nữa->cầu của trái phiếu giảm->cung quỹ cho vay giảm->lãi suất trái phiếu doanh nghiệp tăng.

32. Chính phủ tuyên bố bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp sẽ làm ảnh sẽ tác động đến cấu trúc rủi ro của lãi suất trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Khi trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ đứng ra bảo lãnh thanh toán, nhà đầu tư cảm thấy an tâm khi đầu tư hơn vì khi xảy ra rủi ro Chính phủ sẽ đứng ra xử lý, thanh toán rủi ro đó. Vậy khi Chính phủ tuyên bố bảo lãnh thanh toán cho trái phiếuàcung quỹ cho vay tăngà lãi suất trái phiếu doanh nghiệp giảm.

33. Các dạng đường cong của cấu trúc kỳ hạn của rủi ro? Giải thích ý nghĩa từng trường hợp?

§ Dạng đi lên: số hạn kỳ thanh toán tăng, lãi suất tăng=> lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn

§ Dạng đi xuống: kỳ hạn thanh toán giảm, lãi suất giảm=>lãi suất dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn

§ Dạng nằm ngang: kỳ hạn thanh toán tăng và lãi suất không đổi=> lãi suất dài hạn bằng lãi suất ngắn hạn

§ Dạng parabol lồi: giai đoạn đầu lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn, giai đoạn sau lãi

 suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn

34. Vận dụng lý thuyết dự tính, lý thuyết môi trường ưu tiên để giải thích trong trường hợp đường cong ls đi lên? Nằm ngang? Đi xuống?

§ Theo lý thuyết dự tính (không giải thích đường cong LS đi lên)

Đường cong LS đi xuống là do các lãi suất ngắn hạn trong tương lai có xu hướng giảm xuống làm cho trung bình các lãi suất ngắn hạn tương đương giảm xuống. 

Đường LS nằm ngang là dô lãi suất ngắn hạn dự tính không thay đổi.

§ Theo lý thuyết môi trường ưu tiên 

Lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn vì có một mức bù kì hạn dương đối với các trái phiếu dài hạn.

34. So sánh các ưu, nhược điểm các lý thuyết

*Lý thuyết dự tính: 

-Giải thích được sự biến động theo nhau của ls ngắn hạn và ls dài dạn

-Không giải thích được vì sao đường ls thường dốc lên

*Lý thuyết thị trường phân cách

-Giair thích được vì sao đường ls thường dốc lên

-Không giải thích được sự   biến động theo nhau của ls ngắn hạn và ls dài hạn

*Lý thuyết môi trường ưu tiên

-Giai thích được ls của các công cụ nợ có kỳ hạn khác nhau thường diễn tiến theo nhau

-Giai thich các đường ls thường dốc lên

-Giai thích được ý nghĩa chiều hướng các đường ls 


35. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi người ta phân ra thành các loại lãi suất nào?

Phân thành 3 loại :

+ Lãi suất danh nghĩa

+Lãi suất thực

+Lãi suất hiệu dụng

36. Căn cứ vào phương pháp trả lãi,người ta phân ra thành các loại lãi suất nào?

Phân thành 3 loại:

+Lãi suất chiết khấu

+Lãi suất coupon

+Lãi suất tích lũy

37. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất, người ta phân ra thành các loại lãi suất nào?

Phân thành 2 loại:

+Lãi suất cố định

+Lãi suất biến đổi

38. Công thức

* lãi suất đơn:An=C0*i (vốn gốc C0, lãi suất i%, n kỳ hạn)

* lãi suất kép:Cn=C0(1+i)n (vốn gốc C0, lãi suất i%, n kỳ hạn)

* lãi suất chiết khấu= tỷ lệ lãi suất mà người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án

* lãi suất coupon=

* lãi suất tích lũy=tổng số dư*lãi suất*số ngày giờ tương ứng

* lãi suất thực=(1+r)(1+i)=(1+R)

Với r:lãi suất thực tế

i:tỷ lệ lạm phát

R:lãi suất danh nghĩa

* lãi suất hiệu dụng id=i/(1-i.n) 

(id: ls hiệu dụng một kì

i: ls thông báo dùng để tính toán

n: số kỳ)

*LSHD ( nếu có trả góp và theo pp gộp thì id=2ni/(n+1))

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #lttctt