Ôn tập chương 8

Câu 1: Thế nào là lạm phát tiền tệ.

Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung trong nền kinh tế tăng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 2: Thế nào là chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng xã hội/ Chỉ số sản suất và chỉ số giảm phát GDP? Cách tính?

-Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng (CPI)  là chỉ số tính theo phần trăm, phản ánh mức giá cả bình quân của hàng hóa tiêu dùng trong  một thời kỳ nhất định.

                                                              CPI=(P(t)-P(t-1))/P(t-1)*100%

-Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hoá trong sản xuất, phản ánh chi phí sản xuất bình quân của xã hội.

Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm, phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, cho biết một đơn vị GDP kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá kỳ gốc.

Câu 3: Ưu điểm của phép đo lạm phát theo chỉ số CPI là gì?

Thông qua lạm phát, có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người tiêu dùng.

Câu 4: Căn cứ vào tốc độ và mức độ tác động, lạm phát được chia thành các loại lạm phát nào? Đặc điểm của từng loại?

Lạm phát vừa phải:

-Giá cả hàng hóa tăng nhẹ, lưu thông tiền tệ bình thường.

-Sản xuất kinh doanh ổn định, có thể gia tăng đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế.

- Đời sống người dân ổn định.

Lạm phát phi mã:

- Lưu thông tiền tệ rối loạn

-Hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút, kinh tế rơi vào khủng hoảng.

- Thất nghiệp gia tăng, đời sống người dân khó khăn.

Lạm phát siêu tốc:

- Lưu thông tiền tệ rối loạn nghiêm trọng.

-Sản xuất kinh doanh đình đốn, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, kinh tế khủng hoảng trầm trọng.

-Thất nghiệp tràn lan, đời sống người dân vô cùng khó khăn.

Câu 5: Thế nào là lạm phát cầu kéo?Nguyên nhân lạm phát cầu kéo?

-Lạm phát cầu kéo là khi tổng cầu tăng nhanh quá quá mức, vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa của nền kinh tế làm cho giá cả hàng hóa tăng mạnh.

*Nguyên nhân:

Thâm hụt ngân sách thường xuyên và kéo dài

Chu kì lẩn quẩn "Lương-Tổng cầu-Lạm phát"

NHTW thực thi chính sách tiền tệ mở rộng quá mức

Giá hàng hóa ở nước ngoài tăng cao so với trong nước

Các nguyên nhân khác

Câu 6: Thế nào là lạm phát chi phí đẩy? Nguyên nhân lạm phát chi phí đẩy?

Nguyên nhân:

Tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động

Chi phí nguyên,nhiên vật liệu tăng

Câu 7: Khi lạm phát cao xảy ra, lãi suất thực có xu hướng như thế nào?

Lãi suất thực bị suy giảm nhanh chóng, thậm chí âm.

Câu 8: Để giảm thiệt hại do lạm phát cao xảy ra, người cho vay thường áp dụng lãi suất cố định hay thả nổi?

Lãi suất thả nổi.

Câu 9: Đường cong Phillips cho biết mối quan hệ như thế nào giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, đường cong Phillips cho thấy tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ kéo theo thất nghiệp thấp hơn, và ngược lại. Từ đó, chúng ta rút ra một kết luận: lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau

Câu 10: Các quốc gia trên thế giới luôn cố gắng kiểm soát lạm phát ở mức lạm phát nào?

Lạm phát vừa phải.

Câu 11: Để kiềm chế và kiểm soát lạm phát, biện pháp thắt chặt cung tiền được thực hiện cụ thể như thế nào?

Thực hiện chính sách tiền tệ hạn chế

- Cụ thể là, ngân hàng trung ương phải hạn chế tối đa việc phát hành thêm tiền vào lưu thông.

- Kiểm soát chặt khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống NHTW.

Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt

- Giảm chi ngân sách

- Tăng nguồn thu ngân sách hợp lý.

Thực hiện chính sách thu nhập hạn chế

- Giới hạn thạm thời việc tăng lương để tránh tình trạng vòng xoáy đuổi nhau giữa "Giá – lương"

Thực hiện chính sách lao động hạn chế

- Chính phủ đặt trọng tâm vào chính sách kiểm soát lạm phát trước mắt, phải chấp nhận một tỉ lệ thất nghiệp tăng.

Câu 12: để kiềm chế và kiểm soát lạm phát, biện pháp mở rộng cầu tiền được sử dụng cụ thể như thế nào?

Khuyến khích đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm nguồn nguyên nhiên vật liệu mới rẻ tiền thay thế, tăng năng suất lao động, hợp lý hóa sản xuất giảm chi phí nhân công

Xuất dự trữ quốc gia phục vụ nhập khẩu hàng hóa đầu mối phục vụ sản xuất, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.

Chống tình trạng đầu cơ tăng giá, lũng đoạn giá

Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, thực hiện tự do hóa mậu dịch

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #lttctt