TIN HỌC : Hãm part




CÂU 2: So sánh BNT vs BNN:

Là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý.

o Bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài

+ Bộ nhớ trong: gồm ROM và RAM # ROM (Read Only Memory) : bộ nhớ chỉ đọc.
* Dùng để lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM_BIOS).
* Thông tin ghi trên ROM không thể thay đổi.
* Dữ liệu không bị mất đi ngay cả khi không có điện.

o RAM (Random Access Memory): bộ nhớ truy suất ngẫu nhiên
+ Lưu trữ dữ kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán.
+ Thông tin mất đi khi mất điện hoặc tắt máy.
+ Dung lượng RAM khoảng 128MB, 256MB, 512MB,...

* Bộ nhớ ngoài:
o Là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn.
o Thông tin không bị mất khi không có điện.
o Có thể cất giữ và di chuyển độc lập với máy tính.
o Các loại bộ nhớ ngoài phổ biến như: blah blah...


So sánh tb vào/ra

Thiết bị vào (Input device)

·         Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính

·         Là những thiết bị dùng để đưa thông tin vào máy tính như: Bàn phím, chuột, Ổ đĩa, Scanner, webcam ...

o    Bàn phím: Được chia làm 2 nhóm: nhóm kí tự và nhóm phím chức năng

o    Chuột (Mouse): Thường dùng để chỉ định việc thực hiện một lựa chọn nào đó trong một danh sách các bảng chọn (menu)

o    Scanner: là thiết bị để đưa hình ảnh vào máy tính

o    Webcam: là một camera kĩ thuật số, khi gắn vào máy tính, nó có thể thu để truyền trực tuyến hính ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối với máy đó

o     Thiết bị ra (Output device)

·         Thiết bị ra dùng để đưa thông tin ra từ máy tính

·         Có nhiều thiết bị ra: màn hình, máy in, . . .

o    Màn hình (Monitor): Có cấu tạo như màn hình TV

o    Chất lượng màn hình phụ thuộc vào các thông số sau:

o    Độ phân giải (Resolution): mật độ các điểm trên màn hình. Độ phân giải càng cao màn hình càng mịn và sắc nét

o    Chế độ màu: các màn hình thường có 16,256 màu, thậm chí có hàng triệu màu khác nhau

o    Máy in (Printer): Có nhiều lọai như máy in kim, in phun, in Laser ... dùng để in thông tin ra giấy

o    Máy chiếu (Projector): dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng

o    Loa và tai nghe (Speaker and Headphone): là các thiết bị để đưa thông tin dữ liệu âm thanh ra mội trường bên ngoài

o    Modem (modulators/demodulators): là thiết bị dùng để liên kết với các hệ thống máy khác thông qua kênh truyền (Line điện thọai)











CÂU 1:

·         Thông tin là những hiểu biết có thể có được về 1 thực thể nào đó

Các dạng thông tin

Thông tin có 2 loại: số và phi số

·         Số: Số nguyên, số thực,...

·         Phi số: Văn bản, hình ảnh, âm thành,...

o    Dạng văn bản: Tờ báo, cuốn sách, tấm bia,...

o    Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, ảnh chụp, bản đồ, biển báo,...

o    Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn, tiếng chim hót,...


                   

CÂU 3: Biểu diễn số nguyên

·         Biểu diễn số nguyên:

\( 7_{(10)} = 111_{(2)}\)

Hình 4. Ví dụ minh họa biểu diễn số nguyên

·         Trong đó:

o    Phần nhỏ nhất của bộ nhớ lưu trữ số 0 hoặc 1: 1 bit

o    Một byte có 8 bit, bit cao nhất thể hiện dấu (bit dấu)

o    Có thể dùng 1 byte, 2 byte, 4 byte... để biểu diễn số nguyên





                   

CÂU 4: Thuật toán

a. Khái niệm

Thuật toán để giải một bài toán là:

·         Một dãy hữu hạn các thao tác (tính dừng)

·         Các thao tác được tiến hành theo một trình tự xác định (tính xác định)

·         Sau khi thực hiện xong dãy các thao tác đó ta nhận được Output của bài toán (tính đúng đắn)

b. Cách biểu diễn thuật toán

Có 2 cách để biểu diễn thuật toán:

·         Cách dùng phương pháp liệt kê: Nêu ra tuần tự các thao tác cần tiến hành

o    Ví dụ: Cho bài toán Tìm nghiệm của phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0 (a≠0)?

o    Xác định bài toán

o    Input: Các số thực a, b, c

o    Output: Các số thực x thỏa mãn ax2 + bx + c = 0 (a≠0)

o    Thuật toán:

o    Bước 1: Nhập a, b, c (a≠0)

o    Bước 2: Tính Δ = b2 – 4ac

o    Bước 3: Nếu Δ>0 thì phương trình có 2 nghiệm là : x1-x2 rồi kết thúc

o    Bước 4: Nếu Δ = 0 thì phương trình có nghiệm kép x rồi kết thúc thuật toán. Nếu không chuyển sang bước tiếp theo

o    Bước 5: Kết luận phương trình vô nghiệm rồi kết thúc

·         Cách dùng sơ đồ khối

                 

o    Hình thoi : thể hiện thao tác so sánh;

o    Hình chữ nhật :  thể hiện các phép tính toán;

o    Hình ô van : thể hiện thao tác nhập, xuất dữ liệu;

o    Các mũi tên : qui định trình tự thực hiện các thao tác.


                 

CÂU 5:

Việc giải toán trên máy tính thường được tiến qua 5 bước:

·         Xác định bài toán

·         Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán

·         Viết chương trình

·         Hiệu chỉnh

·         Viết tài liệu

a. Lựa chọn thuật toán

Hình 1. Các bước lựa chọn thuật toán

·         Ít phức tạp

·         ít tốn thời gian thực hiện

·         Chiếm ít ô nhớ

·         Thực hiện ít phép toán, dễ hiểu...





                 

CÂU 6:

a. Chức năng của HĐH:

Hệ điều hành có các chức năng:

·         Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống;

·         Cung cấp tài nguyên (bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi,...) cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó;

·         Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các phương tiện để tìm kiếm và truy cập thông tin;

·         Kiểm trahỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, màn hình, đĩa CD,...) để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả;

·         Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng,...).





                 

CÂU 7:

a. Tệp

Tệp, còn được gọi là tập tin, là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có một tên để truy cập.

b. Thư mục

·         Để quản lí các tệp được dễ dàng, hệ điều hành tổ chức lưu trữ thông tin theo thư mục(Directory/Folder).

·         Thư mục có thể chứa thư mục khác tạo thành cấu trúc cây thư mục.


                 

CÂU 8: Quy tắc đặt tên tệp

Đặt tên tệp

Tên tệp được đặt theo quy định riêng của từng hệ điều hành.

Ví dụ 1: Trong các hệ điều hành Windows của Microsoft:

·         Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi làphần đuôi - Extention) và được phân cách nhau bằng dấu chấm ".";

·         Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp;

·         Không được dùng các kí tự sau trong tên tệp: \ / : *? " < > |.

Ví dụ 2: Trong hệ điều hành MS DOS, tên tệp có một số quy định như:

·         Tên tệp thường gồm phần tên và phần mở rộng, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm ".";

·         Phần tên không quá 8 kí tự, phần mở rộng có thể có hoặc không, nếu có thì không được quá ba kí tự;

·         Tên tệp không được chứa dấu cách.





                 

CÂU 9:

Ra khỏihệ thống

Một số hệ điều hành hiện nay có ba chế độ chính để ra khỏi hệ thống:

·         Tắt máy (Shut Down hoặc Turn off)

·         Tạm ngừng (Stand By)

·         Ngủ đông (Hibernate)





                 

II. BÀI TẬP

1- GTNN

Tìm giá trị nhỏ nhất trong dãy số A 1 ,A 2 ,...,A n :
B0 Bắt đầu
B1 Nhập các giá trị N , A 1 ,A 2 ,...,A n
B2 Gán i := 2, Min:= A1
B3 Nếu A i < A 1 thì Min := A i
B4 Tăng i lên 1 đơn vị
B5 Nếu i<=N thì quay về B3 ( Lệnh lặp ) B6 Nếu i > N thì Min là giá trị nhỏ nhất
B7 Thông báo kết quả
B8 Kết thúc




                 

2- GTLN

Bước 1. Nhập N và dãy a1,..., aN;
Bước 2. Max := a1, i := 2;
Bước 3. Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc;
Bước 4.
Bước 4.1. Nếu ai > Max thì Max := ai;
Bước 4.2. i := i + 1 rồi quay lại bước 3;

Không tìm được thuật tón tính tổng nên dẹp đi :)

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro