6
Hi đèo Vi về nhà mình bằng xe đạp điện, nhà Hi ở một góc phố, trông không sa hoa mấy, nói sao nhỉ giống một cái đình hay ngôi nhà ở quê hơn, đất đai khá rộng lớn, chắc tầm 5-6 sào toàn trồng cây ăn quả, lâu lâu lại xen vài cây cảnh, sân sau có cả ruộng lúa, ao sen, đình gỗ, chính giữa là dãy nhà trệt bằng gỗ dài trông rất cổ kính.
Vừa vào nhà, vị bác sĩ tư lúc trước chuyên khám cho ông bà Hi đã chờ sẵn ở đó, dẫu cho Vi nhiều lần xác nhận mình không bị gì đều bị phớt lờ và bắt kiểm tra toàn diện.
Vi ngơ ngác mà làm theo dù không hiểu bị đấm vài phát tại sao còn phải lấy mẫu xét nghiệm đủ thứ.
Sau khi khám xong, bác sĩ cũng bảo là chỉ tổn thương mô mềm với trầy xước nhẹ ở tay thôi, còn mấy xét nghiệm khác sẽ về xét nghiệm và trả kết quả cho Hi sau.
Vừa có kết quả khám, Vi liền nôn nóng muốn về, bác sĩ chưa kịp ra khỏi cửa nghe vậy cười đùa:
- Con bé này lần nào cũng nóng vội thế, sao, con sợ ở bên Hi sẽ bị thương nữa à.
Vi nghe thế liền xua tay, hấp tấp giải thích:
- Dạ không, không phải đâu ạ, con chưa có nói với mẹ nên sợ mẹ con lo, không phải do chị Hi đâu, thật đó.
Hi có vẻ có chút buồn, thấy Hi ủ rũ vị bác sĩ biết mình lỡ lời, ông trầm mặc một chút rồi như nhớ ra gì đó, ông hỏi:
- À mà vết khâu lần trước không có sẹo chứ.
Vi nghi hoặc:
- Dạ, vết khâu nào cơ ?
Vị bác sĩ nhìn Vi rồi lại nhìn Hi, Vi thấy thế cũng nhìn Hi, Hi mím môi bước tới bên Vi, nhẹ giọng nói:
- Là vết thương ngay cổ chân phải Vi đó.
Vi hơi nghi hoặc nhưng cũng nghe lời vén ống quần lên, trên mắt cá chân phải có một vết sẹo xương cá khá dài uốn lượn tầm 7 cm do không được chăm sóc kỹ, Vi tò mò:
- Mà sao chị với bác biết em bị thương ở đây hay vậy ?
Hi quỳ một gối xuống nhẹ sờ sờ vết sẹo, Vi lần đầu bị người khác sờ nên lùi về sau, rồi như thấy mình khác lạ, em lại bước trở về. Vị bác sĩ nhíu mày bảo:
- Bác khâu cho con mà, con còn chưa lấy thuốc gì hết mà tỉnh dậy là tự nhổ châm truyền máu chạy đi đâu mất, con xem để lại sẹo rồi kìa.
Vi chỉ cảm thấy thật trùng hợp, Vi không sao cả mà cười:
- Dạ con cảm ơn bác, con không sao, chỉ là sẹo thôi mà. À mà bạn đi cùng con thế nào rồi.
Vị bác sĩ bất mãn:
- Không sao là thế nào, giờ bác cho cháu thuốc, ngoan ngoãn về nhà thoa, uống cho bác không là cháu biết tay bác. Sẹo thành thế này muốn xoá tự nhiên cũng phiền lắm. Còn cái người con cứu á hả, đó, con tự hỏi đi.
Vị bác sĩ chỉ tay vào Hi, rồi làm bộ giận dữ rời đi kê đơn.
Vi nhìn Hi, nghi hoặc mà nhìn kỹ vài lần, phát ra âm thanh tràn đầy nghi hoặc, mờ mịt:
- Ủa, chị là cậu trai đó à ?
Hi mờ mịt nhìn em, nghi hoặc:
- Cậu trai nào ?
Cả hai cùng im lặng chìm vào hồi ức.
***
Đó là mùa đông hai năm trước, Vi đang mặc một bộ đồ đơn bạc thong thả chạy bộ buổi sáng nhân tiện chạy tới nhà cậu bốn ở thành phố có việc thì bắt gặp một cậu trai trắng trẻo, khá cao, mặt áo phao dày cộp, mũ len, khẩu trang, bao tay, tất chân và giày che khuất cả cơ thể từ một quán ăn đi ra chiếc xe đạp điện ngay trước mặt Vi.
Trên đường truyền đến tiếng rồ ga nẹt bô, những lời nói trêu cợt thô tục của hai thanh niên vang lên:
- Ê ông già, tuổi này chết đi chứ bán vé số làm gì cho mệt.
- Kệ mấy thằng già ăn xin đi mày.
Chúng phi thẳng xe máy lên lề lạng ngay trước mặt ông già rồi nhanh chóng phi thẳng đi, tiếng cười càn cỡ của chúng vang lên văng vẳng bên tai ngay cả khi xe chúng đã mất hút.
Cậu trai vội đưa mũ bảo hiểm trên tay cho Vi, chạy qua bên kia đường đỡ một ông già bán vé số bị kinh hách té ngã, giọng nói trầm khàn của cậu trai vang lên:
- Ông có đụng phải đâu không ạ, có cần con đưa ông đi bện viện không ?
Ông già hoảng sợ vỗ ngực, nhìn qua bên kia đường, Vi cũng nhìn qua, cảm thấy ông ấy hình như đang đánh giá chính mình? Qua một lát ông mới nắm tay cậu trai trả lời:
- Hình như ông bị trật chân rồi, con chở ông về nhà được không?
Cậu trai nhìn chân ông, lại nhìn qua quán:
- Ông trật chân nào ạ, có cần chườm đá không, bên kia có quán ăn, con dẫn ông qua đó chườm đá nhé!
Ông già vội xua tay, lắc đầu:
- Thôi thôi phiền phức lắm, trật nhẹ thôi, nhà ông gần đây, cháu chở ông về là được.
Cậu trai nghe vậy cũng gật đầu đồng ý, dìu ông qua bên kia đường, Vi nhíu mày nhìn tướng đi của ông, cảm thấy tâm bất an là lạ.
Cậu trai đi tới giơ tay lấy lại mũ bảo hiểm lúc trước vì vội vàng mà tiện tay đưa cho Vi, thấy người vậy mà ngây ngốc cầm mũ bảo hiểm chờ mình về, cậu ta hình như cười một chút, xin lỗi mà nói:
- Xin lỗi nha, lúc nãy mình gấp quá đưa cho bạn cầm. Cảm ơn nha.
Cậu ta đội mũ bảo hiểm, dìu ông lão lên xe rồi chạy đi, Vi ngẩn ra nhìn rồi bỗng cất bước tiếp tục chạy tới ‘dù sao cũng chỉ có một con đường, không yên tâm thì theo sau xem sao’ Vi nghĩ thầm.
Đường buổi sáng khá vắng, chỉ có lưa thưa vài ba người dậy sớm ăn sáng, Vi yên lặng mà chạy bộ theo sau xe.
Đi gần chục phút xe quẹo vào một căn biệt thự xa xa giữa đồng, biệt thự màu xám, ngói xanh, đúng câu kín cổng cao tường với những bức tường cao gần 3 m.
Tim Vi bất chợt đập liên hồi, hồi hộp đến khó thở, Vi từ từ dừng bước không muốn đi tiếp.
Hồi tưởng lại cách ông già khập khiễng chân phải qua đường do trật chân, cách ông già ngồi gác chân bình thường trên xe.
Nhớ đến bộ quần áo đơn bạc cũ kỹ của ông già rồi nhìn căn biệt thự đồ sộ kín kẽ gần như bốn phía không ai kia.
Một câu hỏi bất chợt nảy lên trong tâm trí Vi ‘chườm đá thì phiền phức còn chở về tận nhà thì không sao?’
Thình thịch thình thịch thình thịch..., Vi cảm thấy ngực như nổi trống, máu dồn lên não, bất an, choáng váng và hưng phấn, Vi thay đổi hướng mũi chân, chạy tới vài bước, trực giác bỗng kêu gào, Vi đứng lại nhìn quanh, nhặt một cục đá to, tâm vẫn bất an như cũ, em bỏ cục đá, bước chân ngập ngừng, nhìn chằm chằm mặt đất, Vi bỗng cúi người vươn tay bốc vài nắm cát đất bỏ vào túi áo khoác khoá lại, tim em lỡ một nhịp, trực giác dừng phát ra cảnh cáo, em nhanh nhẹn đuổi theo chạy về biệt thự.
Vi chạy đến nơi thì ông lão cũng đang định khoá cửa, Vi đỏ cả người thở hổn hển, gấp gáp gọi cậu trai đang dắt xe vào nhà:
- Bạn gì ơi cho mình xin số nha.
Ông già dừng tay lại, dường như hiểu ý cười cười, mở cửa mời Vi vào, tấm tắc:
- Vào đi cháu, vào rồi nói, chà chà, con gái thời nay lớn mật thật đấy.
Vi lắc đầu không vào, cậu trai quay lại nhìn Vi, cười đáp:
- Mình mới đổi số nên không nhớ cũng không mang điện thoại theo, hay là bạn cho mình số đi.
Vi thất vọng đáp:
- Mình không có điện thoại.
Vi nắm chặt tay rồi như hạ quyết tâm bước vào biệt thự, ông lão cười càng vui, đang định khoá cửa thì Vi chặn lại:
- Ông ơi ở nhà sao không chốt cửa mà khoá chi vậy, chút xíu nữa tụi cháu về mà, phải không bạn?
Cậu trai gật đầu:
- Dạ đúng rồi ạ, ông cứ để đó chút nữa tụi cháu khoá cho.
Ông già cười cười nhưng vẫn bóp khoá cửa lại rồi nói:
- Ông lỡ khóa mất rồi, chìa khoá ông để ở trong nhà, thôi, các cháu vào nhà uống miếng nước đi, vào thôi.
Thấy vậy cậu trai cũng không nói nữa mà chuyên tâm dựng xe.
Vi quay đi nhắm mắt lại, giờ thì càng bất ổn rồi, chìa khoá ở trong nhà nghĩa là lúc đi thì không khoá mà lúc ở nhà nhất quyết khoá cửa, khóa ai ? Đã vậy còn quên luôn chân trật đi nhanh lướt qua Vi.
Vi thật sự thật sự rất rất muốn cứ thế mà quay đầu trèo tường bỏ chạy nhưng nhìn cái con người đã tốt bụng lại ngây ngốc tin người kia, thật sự không nỡ bỏ lại người ta chạy, Vi tự nhận mình không phải người tốt nhưng vẫn rất có lương tâm, tự dưng Vi nghĩ tới câu không có lương tâm thì sẽ không cắn rứt.
Vi thở dài trong lòng, nghĩ tới tình cảnh xấu nhất, cứ vậy đi, mạng Vi cũng chẳng có gì, nếu đổi được một người tốt thì cũng đáng, chỉ là không biết thân xác này có còn nguyên vẹn để hiến tặng không.
Trước đây đã có lúc Vi nghĩ tới từ bỏ sinh mạng mình nhưng đều bị chính Vi bác bỏ vì sợ đau hoặc sợ thân xác này không thể dùng cho người sau được nữa.
Mãi đắm chìm trong suy nghĩ của bản thân, chờ Vi hoàn hồn thì trên tay cả hai đã nắm hai cốc nước, đối diện ngồi ông già và con trai ông ta, Vi hoảng hốt đứng lên, đầu choáng váng, em thuận thế giả bộ té ngã làm đổ luôn ly nước của cậu trai bên cạnh.
Trời đông buổi sáng với người sống ở xứ nóng rất giá lạnh, nước đổ trên da, trên quần áo lạnh buốt, cả hai cùng rùng mình hít hà một hơi.
Ông lão đang tính rót nước mới, con trai ông liền cản cha lại, nói với Vi và cậu trai:
- Hai em ướt hết rồi, hay là lên lầu thay quần áo đi, trên lầu có tủ đồ có đồ cỡ hai em đó.
Rồi anh ta dùng ánh mắt khác lạ nhìn một lượt từ trên xuống dưới Vi:
- Em chóng mặt à, lát ngủ một xíu trong phòng đó luôn rồi cả hai cùng về.
Vi rùng mình, ánh mắt anh ta thật quen thuộc, Vi cố nén ghê tởm gật đầu.
Anh ta trừng mắt cha mình một xíu rồi dẫn đầu đưa cả hai lên lầu, ông già im lặng đi theo sau ba người.
Cậu trai bỗng dưng cất tiếng, vẫn chất giọng trầm khàn đó nhưng hình như đã có chút gì khác lạ:
- Ông ơi, chân ông không sao chứ ?
Ông già hơi dừng lại rồi hơi khập khiễng chân trái đi theo sau, liên thanh:
- Không sao, chuyện nhỏ ấy mà, các cháu cứ thay đồ nghỉ ngơi đi.
Cậu trai hơi dừng bước quay lại nhìn ông già, cách khẩu trang, ông già không nhìn rõ biểu tình của cậu ta, phía trên cùng con trai ông ta căng chặt thân mình, cơ bắp phập phồng qua lớp quần áo.
Vi vội quay người, mặt vẫn rất trấn tĩnh nhưng tay run lên nắm tay cậu trai:
- Ông không sao là tốt rồi, đi, tụi mình đi thay đồ nhanh đi, mình lạnh quá.
Cậu trai quay lại nhìn chằm chằm vào Vi, thấy cơ thể Vi khẽ run, cậu ta buông mắt nắm tay Vi đi về phía trước, bình tĩnh hỏi người đàn ông:
- Anh ơi phòng nào thế ạ?
Anh ta thả lỏng thân mình, cơ bắp nhanh chóng ẩn giấu sau lớp quần áo, nhanh hơn bước chân mở cửa phòng:
- Hai em vào đi, cứ ngủ một giấc nha.
Cậu trai dắt tay Vi đi vào, trong phòng nhanh chóng vang lên thanh âm chọn quần áo, hai người ở cửa lúc này mới nhìn nhau cười, kéo nhau đi xa bàn bạc.
Tiếng bước chân xa dần, Vi trong phòng nhanh chóng bỏ quần áo xuống, giơ tay lên môi ra hiệu ‘suỵt’ nhón chân lại gần cửa nằm xuống nhìn qua khe cửa, thấy không ai liền rón rén đứng dậy nhẹ mở cửa phòng, cửa đã khoá.
Cậu trai nhìn Vi, nhấp môi cầm lấy một bộ đồ trên tay, bộ đồ là một cái váy đỏ mặc đô, ngay dưới cổ áo có một vết sậm màu méo mó ghi Trần Mỹ Tâm cùng một số điện thoại.
Vi chạy lại nhìn cậu rồi nhìn cái váy, lại nhìn tủ quần áo đủ mọi loại đồ đủ kích cỡ, mỗi thứ lại hình như chỉ có một bộ duy nhất.
Vi cảm thấy mặt nóng lên, tức giận không tiếng động ở lồng ngực thiêu đốt, giận đến run người, nắm tay nắm chặt lại kêu rắc rắc, nước mắt lại không biết cố gắng mà chảy xuống, Vi quệt nước mắt, nhìn một vòng nhanh chóng toả định ban công.
Ban công bị ngăn chặn bởi một tấm kính, Vi lại gần nhìn, phía sau phong cảnh thật đẹp, ruộng lúa mạ non xanh mướt, phía xa xa nơi có vườn cau và dừa lấp ló những mái nhà, xa hơn nữa là quốc lộ với dòng xe cộ dần đông đúc.
Vi nhìn chăm chú, cậu trai cũng lại gần nhìn, Vi bỗng nhỏ giọng:
- Giờ mình phá kính, lát nữa họ nghe tiếng chạy lên đây thì mình trượt xuống trước, bạn trượt theo sau, nhất định phải xem chuẩn thời cơ không do dự trượt xuống. Chúng ta leo rào chạy về phía sau, chạy tới nhà dân hay quốc lộ đều được, hiểu không?
Cậu trai im lặng một chút, suy tư:
- Cao lắm mình leo không tới, cửa trước dễ leo hơn.
Vi quả quyết:
- Không được, cửa trước họ có khoá, mình thấy họ còn có một chiếc xe khách, ông già còn mang dao trong người, tụi mình chạy không thoát. Mình leo được, leo trước rồi mình kéo bạn, phải liều thôi.
Cậu trai nhìn Vi, ánh mắt cậu đăm chiêu rồi chợt biến thành kiên định, tin tưởng, cậu chắn chắn gật đầu, cả hai nhanh chóng cột quần áo, mền thành hai sợi dây, sợi dài một đầu cột ngang giường, sợi ngắn bị Vi quấn trên cổ mình.
Vi loay hoay gỡ cái cửa tủ quần áo gỗ, cửa khá chắc, hai người phải loay hoay mãi mới gỡ được, Vi xoa xoa ngực nơi vô ý bị cửa tủ đập trúng, may mà chỉ bị trầy nhẹ, cúc áo cũng bởi vậy rơi mất một viên. Vi khiêng cái cửa gỗ đặc nặng trĩu, đặt nó nghiêng xuống rồi mạnh mẽ đẩy ngã đập mạnh góc tủ vào kính, kính cường lực vỡ thành từng mảnh rạng nhỏ, đập đến lần thứ ba kính mới rơi ra sàn, từng mảnh kính vỡ nát đều đều không sắc nhọn rơi đầy đất.
Cầu thang nhanh chóng truyền đến tiếng bước chân hỗn độn, Vi nhanh tay túm ‘dây thừng’ trượt xuống, dáo dác nhìn quanh xác định không có ai, vẫy tay với cậu trai.
Cậu trai lùi lại, khuất sau ban công, Vi hoảng hốt lo lắng, bước chân ngập ngừng, cắn răng đang định leo lên lại thì đoạn dây thừng vừa lúc trượt xuống ban công rơi xuống đất làm Vi té ngã.
Vi ngẩng đầu nhìn, cậu trai một chân dẫm lên ban công tính nhảy xuống, có lẽ nhận ra hành động của mình làm Vi đang định leo vào lại cứu mình té, cậu ta áy náy mà nhìn Vi, nhảy xuống.
Vi vội đứng dậy đỡ lấy cậu ta, nhanh chóng đặt cậu ta xuống liền kéo cậu ta chạy về bức tường phía sau, hai người trên lầu ló đầu ra, tức tối mà lớn tiếng chửi rủa, đe doạ.
Cả hai chạy nhanh hơn, Vi đá đôi giày trên chân, chân trần nhanh chóng chạy thật nhanh lấy đà đạp lên tường rồi suýt soát mà túm mép tường leo lên, Vi gỡ sợi dây trên cổ ra thả xuống, cậu trai nhanh chóng nắm lấy, vụng về mà leo lên.
Trên lầu, tên con trai tức tối mà đẩy thẳng cha mình xuống từ lầu hai, ông già lảo đảo rồi thật sự khập khiễng mà đuổi về bên này, tên con trai thì lùi lại chạy xuống lầu, vừa chạy vừa lớn tiếng mắng chửi Vi, cậu trai và cả ông già bằng những lời lẽ khó nghe nhất.
Ông già chạy lại gần, tiện tay cầm chai nước khoáng vỡ ngay một gốc kiểng ném về phía Vi, cái chai thủy tinh vỡ đập trúng cổ chân Vi, ngay lập tức túa máu.
Vi mở túi áo khoác, thấp giọng bảo “Nhắm mắt lại” rồi tung hết số cát bụi vào đôi mắt đang hằn học mở trừng trừng nhìn cả hai của ông già đang chạy lại rất gần.
Ông ta bất ngờ giơ tay dụi mắt, vô tình làm cát bụi cọ sát càng sâu vào mắt, đau đến ôm mắt lùi lại, cái chân khập kiễng vướng vào một hố đất nhỏ kiến ông ta ngã xuống, chân vẹo hẳn qua một bên, ông ta ôm chân lăn lộn trên đất.
Cậu trai sau vài lần trượt ngã thành công mà nắm tay Vi bị Vi kéo lên, tên đàn ông đã chạy tới sân sau trơ mắt nhìn, Vi nhảy xuống, dang hai tay ra, cậu trai không do dự mà nhảy vào vòng tay Vi, bị Vi an ổn ôm lấy, mũ cậu trai rơi xuống, quần áo xộc xệch, bao tay và một bên giày không cánh mà bay, cậu ta dứt khoát học Vi vứt luôn chiếc giày còn lại.
Cậu ta cúi đầu nhìn cái chân đang đổ máu của Vi, mái tóc đen ngắn ngắn phấp phới trong gió lạnh, vài ngọn tóc thấm đẫm mồ hôi dán sát vào trán, thấp giọng thở hổn hển, đôi mắt nhanh chóng thấm đẫm, lấp lánh.
Vi nắm tay cậu ta kéo chạy trên bờ ruộng, cậu ta nhấp môi nhanh chóng đuổi theo, chạy khá xa, phía sau người đàn ông mới từ cửa trước chạy ra đuổi theo nhưng hình như thân hình vạm vỡ đó không quen chạy đường bờ ruộng đất mềm chỗ cao chỗ trũng nên cũng chỉ xa xa bám theo hai con người một bị thương nhẹ, một cũng không quen đi chân trần trên đường bờ ruộng.
Tới gần nhà dân, là hàng rào thép gai thưa, chân trở nên đau nhức, nhìn đường quốc lộ còn khá xa, lại nhìn người đàn ông hình như đã gần mình hơn đôi chút, Vi không nói hai lời chui vào ngay, cậu trai cũng không thuần thục chui vào theo.
Mấy con chó trong nhà sủa vang lên inh ỏi, người trong nhà ngó ra xem thử tình hình, thấy Vi và cậu trai, người này sửng sờ một chút, Vi gân giọng hét lên:
- BÀ CON ƠI CÓ BẮT CÓC KÌA, CHÍNH LÀ ÔNG TA, ÔNG TA Ở CÁI BIỆT THỰ MÀU XÁM ĐÓ, CHA CON ỔNG BẮT CÓC TỤI CON.
Người dân nghe vậy từ trong nhà và mấy nhà bên cạnh túa ra, có người còn cầm sẵn dao, rựa đang làm việc, hùng hổ mà che ở phía trước hai người, thấy hắn ta chạy, mấy nhà xung quanh hăng hái đuổi theo doạ cho tên to con sợ vỡ mật.
Hình ảnh trước mặt mờ dần, Vi cố gắng gượng thấy ông ta bị người dân tay đấm chân đá bắt lại mới thả lỏng mà ngất xỉu trong vòng tay cậu trai.
Khi tỉnh dậy Vi thấy mình đang ở bệnh viện, đồ đã được thay, đang truyền máu dang dở, vết thương ở chân đã được khâu lại, Vi nhìn quanh, không ai cả.
Chờ cho máu truyền hết, Vi rút kim rồi đi ra phòng, vẫn không có ai, trời đã về trưa, Vi nhìn đồng hồ trong phòng, nhớ đến chuyện xảy ra, thở dài nhẹ nhõm một hơi.
Sợ mẹ lo, Vi liền xỏ đôi dép ở ngay giường, kéo ống quần xuống, rời bệnh viện đi nhà cậu bốn, muốn nhanh chóng xong việc về nhà, nhân tiện nói dối mẹ ở nhà cậu chơi một xíu.
Hi vừa mới lấy lời khai xong quay trở về với bữa trưa, nhìn cái giường trống rỗng hoảng loạn chạy đi khắp bệnh viện tìm rất lâu, hỏi mọi người mãi mới biết người đã sớm rời đi, thất vọng mà ngồi một mình trên ghế.
Thoát khỏi hồi ức, Vi nhìn lại chị:
- Em nhớ là một cậu trai vì cậu ấy cao, bọc kín mít, giọng còn trầm khàn, tóc ngắn nữa.
Hi bật cười, trả lời:
- Đó là mùa đông nên chị bị cảm, khan giọng, chị không cao sao, còn tóc là do chị mới cắt đem đi quyên tặng, chị còn có hình lúc đó nè.
Hi lấy điện thoại ra, mở một album được khoá kỹ, trong đó chỉ có hai tấm ảnh, một tấm là Vi yên tĩnh nằm truyền máu trên giường, một tấm khác là ‘cậu trai kia’ ghé vào bên cạnh Hi đang ngủ say tự chụp.
Vi nhìn nhìn cậu trai không đeo khẩu trang với ánh mắt thương tiếc trong hình, lập tức nhận ra Hi, em cười rộ lên, trở nên thản nhiên:
- Chị không sao thì tốt rồi, thế nên chị mới luôn tốt với em à.
Hi xoa nhẹ mái tóc nâu của Vi, đôi mắt nâu của chị tràn đầy yêu mến, nhẹ nhàng cười:
- Em xứng đáng được mọi người đối xử tốt mà.
Vi lắc lắc đầu:
- Không có đâu, em ích kỷ lắm, đâu ai tự dưng không duyên cớ tốt với người lạ đâu.
Hi nhẹ lắc đầu, chị không cho phép Vi xem nhẹ chính mình, nhẹ nhàng sửa đúng:
- Đừng tự coi nhẹ chính mình, em rất tốt, em không ích kỷ như em tưởng. Em có lẽ đúng, không ai cho không ai cái gì nhưng con người luôn có hai mặt, tình người bảo chị vô tư giúp đỡ ông già, cũng là tình người trong em bảo em vô tư giúp đỡ chị, không cầu hồi báo chỉ cầu không thẹn với lòng. Làm người có thể ích kỷ nghĩ cho mình một chút, có thể tham vọng chính đáng, chỉ cần đừng đánh mất lương tâm, tình người là đủ. Vi à, trong lòng chị em thật sự rất rất tốt.
Vi được khen, ngại ngùng mà cắn môi vẫn khắc chế không được nụ cười nơi khoé môi, em lại hỏi chuyện khác:
- Thế hai người kia thế nào?
Mắt Hi trầm xuống, dịu giọng kể:
- Chúng là một phần của bọn buôn người, trong căn biệt thự đó có rất nhiều camera ẩn ghi lại tội ác của chúng và đồng bọn, tủ quần áo mà chúng ta thấy chính là một trong số những kiệt tác chúng ưng ý nhất... Căn phòng đó là nơi chúng tiêm cho nạn nhân một liều m.a t.úy rồi nhân lúc đó c.ưỡng h.iếp nạn nhân, cả nam lẫn nữ, sau đó mới tính tới chuyện b.án hay khống chế. Khi chúng bị bắt, ông già đã mù và gãy nát một chân còn tên con trai bị người dân nhiệt thành đánh đến liệt nửa người, cả hai giả khùng bị đưa vào trại tâm thần. Còn đồng bọn của bọn chúng vì tông vào hai thanh niên đi xe máy ngược chiều rồi bỏ trốn bị dân chúng chụp lại báo công an mà bị vây bắt sau khi chúng ta chạy ra ít phút.
Vi không có chút nào đồng tình, vui sướng khi người gặp hoạ mà phán:
- Đáng đời, chết không đáng sợ, đau khổ mà hấp hối cả đời mới khó khăn.
Hi cũng gật đầu phụ hoạ:
- Bố mẹ chị cũng nghĩ vậy nên mới không kiện bọn chúng đến cùng, bọn chúng vừa chết thì yên ổn, những người bị hại đã c.hết và may mắn được cứu khác lại không dễ có nửa đời yên ổn. Chuyện điều tra đường dây liên quan sau đó cũng giao lại cho cảnh sát.
Vị bác sĩ quay lại đưa cho Hi đơn thuốc:
- Này, cầm lấy, con nhớ mua thuốc rồi giám sát con bé cho chú, lần sau chú kiểm tra lại, còn như vậy là chú méc ba mẹ con con lơ là ân nhân của mình.
Hi gật đầu, nhìn Vi, ánh mắt vô tội như đang nói ‘chị bị ép thôi, em ngoan ngoãn dùng thuốc đi!’, Vi quay đi làm bộ nhìn không thấy ‘ai biết gì đâu?’, trên môi lại lén nở nụ cười, ý cười dần dần như hoa nở rộ khắp khuôn mặt.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro