Chương 100 - Buổi sáng cuối cùng
Thứ 7, 6/15/20XX.
Đà Lạt.
Hôm nay An thức dậy lúc sáu giờ mười như thường lệ, vẫn đánh răng, rửa mặt như hàng ngày nó vẫn làm, nhưng chỉ khác một điều là, ngày hôm nay chính là ngày cuối cùng An được học trong căn phòng lớp 12A7 này.
Ngày hôm nay chắc chắn là cái ngày mà bọn nó sẽ cúp học và mục đích là tập nhảy để chiều nay còn nhảy, và chắc chắn rằng An sẽ là người có mặt trong căn phòng đó đầu tiên, còn người cuối cùng là ai thì một là thằng Duy – nó là người có khả năng có mặt ở đó cao nhất, thứ nhất là vì nó thi khối B (Toán, Hoá, Sinh) mà hôm nay có Hoá, thứ hai là vì nó là người giữ slogan của lớp và cái ống nước dùng để làm cán cho cái lá cờ màu hồng trùng với màu áo lớp của lớp nó.
Quả đúng là như vậy.
Trong lớp không có nổi một bóng ma nào cả. Chỉ có những chiếc ghế đã được xếp gọn trên bàn, cái tủ sách đã gỡ hết những món trang trí, bên trong chỉ còn những cuốn sách mà chưa có ai nhận lấy. Không gian phòng quạnh quẽ, đìu hiu bởi đã thiếuvắng đi những tiếng nói cười thường nhật.
Thấy vậy, trong đầu An đã thoáng nghĩ đến chuyện bùng học. Học hành gì tầm này, đó là suy nghĩ của tất thảy tụi bạn trong lớp ấy, thế nhưng đó cũng chỉ là suy nghĩ thoáng qua mà thôi, chứ thực lòng An cũng còn muốn ở đó thêm một bữa cuối cùng nữa rồi làm gì thì làm – chính vì biết hôm nay sẽ chơi nhiều hơn học nên trước khi rời khỏi nhà nó đã bỏ sẵn máy tính vào cặp. Nó định sau giờ Hoá này nó sẽ mở tivi lên, cắm cáp vào và quẩy thật banh nóc nhà trường với những bài nhạc Paris By Night của nó.
Nó quyết định lượn lờ quanh tầng ba của toà nhà phòng học, và nói chuyện với một đứa bạn lớp chọn Anh là một trong số những người bạn mà thằng Duy biết lâu nhất – thằng Duy biết nhiều đứa học trong hai lớp đó lắm, bởi lẽ trong lớp học thêm Toán có vài đứa học lớp chọn, thằng Duy thân với mấy đứa đó lắm, có lẽ còn thân hơn cả thằng thanh niên học chuyên Lý mà nguyên năm lớp 10, 11 và già nửa năm 12 nó đã từng ngồi chung.
Mãi rồi thì đồng hồ An cũng đã thông báo cho An rằng chỉ còn vài phút nữa là bảy giờ. Nó vội vã quay trở lại phòng học của mình trên tầng bốn, thế nhưng cửa phòng học đã mở toang mà chẳng có lấy nổi một bóng người. Bốn phút sau khi nó bắt đầu nhìn ra cổng trường, nó đã thấy chiếc xe Lead màu đỏ của giáo viên dạy Hoá lớp nó lướt qua cổng, chạy vòng qua bồn cây trang trí của trường đi ra bãi đỗ xe máy dành cho giáo viên ở sau toà nhà hiệu bộ. Thôi, đằng nào thì cô cũng đã đến rồi – nó thầm nghĩ. Dù lớp chỉ có một học sinh nhưng giáo viên vẫn dạy, chỉ có mình nó thôi thì nó cảm thấy như thể là một chàng kị sĩ đơn thương độc mã trong một cuộc viễn chinh vĩ đại lắm sông nhiều núi, không một ai đến để giúp nó, hay chí ít là mách lớp cho nó về những câu hỏi khó trong xấp đề Hoá này. Thằng Duy có lẽ không đến thật rồi, thôi kệ, ra sao thì ra, có chết ai đâu mà sợ.
Ngay khi cô vừa từ cầu thang đi lên, An bèn nói với cô như reo hò:
"Lớp không có đứa nào luôn, cô ơi!"
"Không sao, dù chỉ có một đứa cô vẫn dạy. Vào lớp đi.", giọng cô không thẳng thắn, trái lại còn nhẹ nhàng đến lạ. Dường như đương là buổi cuối cùng của các cô trò trong năm học này nên hôm nay cô cũng chẳng thiết gì nói nặng cả, coi như mọi lầm lỗi trong năm đều được bỏ qua. An cảm thấy ngay điều ấy, bèn vội vã theo chân cô vào căn phòng, bỏ chiếc ghế xuống trước bàn giáo viên. Đặt chiếc cặp nặng trịch ngay dưới chân bàn, lấy tập đề ra, An nhận ra rằng là còn ba cái đề cuối cùng nữa chưa làm. Theo lời cô, An ngồi vào bàn, làm hết toàn bộ những đề còn lại với toàn bộ tài liệu mà nó có thể mang theo.
Gần hai mươi phút sau, có giọng nói thân quen nào đấy vang lên từ dưới cầu thang. Giọng nói ấy nghe rất to, rất rõ, rõ đến nỗi An ngồi xa cầu thang vẫn còn nghe thấy. Không thể nào sai được nữa, đó chính là giọng của thằng Duy. Giọng nó không hiểu tại sao lại ồn bất chợt đến vậy. Một phút sau, nó xuất hiện trong căn phòng vắng vẻ với cái ống nhựa tiết diện nhỏ và cuộn giấy to trên tay và cái ba lô xẹp sau lưng.
Trong căn phòng ba người ấy, cô trò kể với nhau từ chuyện hôm qua tại sao cô lại không có mặt trong bữa tiệc buffet, đến những chuyện đi thi đại học, rồi những chuyện chọn ngành chọn nghề. Tất cả những đề tài nói chuyện kia nó đều bỏ ngoài tai, bởi vì nó còn phải tập trung giải cho xong cái xấp đề kia. Tưởng gì chứ dăm ba cái câu chuyện trên trời dưới đất thì An cũng chẳng cần để tâm làm chi nếu như ngày hôm nay không được sử dụng để giải đề. Có thể nó sẽ được thả sớm, và có thể nó sẽ ra quán net ngồi lượn lờ trên mạng chứ không ở lại nữa, thế nhưng điều đó chỉ đúng khi nó không mang máy tính theo mà thôi.
"Mấy giờ rồi mấy đứa?", cô bất giác hỏi An và Duy. An nhìn đồng hồ, đáp lại: "Dạ, tám giờ hai mươi rồi cô."
"Mới đó là hết luôn hai tiết rồi đó hả? Thôi, để cô đọc đáp án cho mà dò."
Rồi cô đọc từng đáp án của đề một còn An gạch chân dưới đáp án đúng. Tính ra thì An sai cũng không phải tới quá nửa mỗi đề mặc dù có nhiều câu khá khó, kiến thức lý thuyết nằm ngoài sách lớp 12. Dễ hiểu thôi, năm nay đề thi chủ yếu nằm vàochương trình lớp 12 và có mix thêm một ít của lớp 11 nữa, và ngoài ra, An cònnghe được từ thằng Duy rằng, để ra được một cái đề vừa sức với học sinh đúngnghĩa thì buộc phải có người giải thử đề đó trước – nếu như đề ấy được hoànthành trong thời gian quy định mà không lụi bất kỳ câu nào cả thì coi như đề đóchắc chắn sẽ được trình diện với toàn thể các sĩ tử trên toàn quốc, bởi lẽ đề năm ngoái có nhiều câu khó, nhữngchuyên gia toán học trên toàn quốc và thế giới chưa chắc đã giải xong trongvòng chín chục phút ngắn ngủi kia. Dù sao thì sai vẫn có sai, An vẫn phải tiếp tục học ôn trong vòng mười ngày tới để thi cho tốt, theo cô giáo dạy Hóa ấy là như vậy.
Ngay sau lời dặn dò ấy là cô bước chân ra khỏi phòng, ngay lúc ấy chỉ còn mình An với Duy.
"Mày giữ giùm tao hai cái này.", thằng Duy đưa cái ống nước cho An. "Đây là cái ống nước để gắn cờ lên, còn đây là băng rôn của lớp. Tí nữa tụi nó đến thì đưa, nha."
"OK."
Rồi thằng Duy cũng ra khỏi lớp.
"Tuyệt thật, bây giờ chỉ còn mỗi mình ở đây.", An lẩm bẩm. "Thôi được, đến giờ quẩy rồi!", nó lôi cái máy tính từ trong cặp ra, bật tivi lên, cắm cáp nối HDMI vào máy và mở nhạc thật to lên, và đó là bài Người Quên Chốn Cũ của Thái Thịnh, chính là tác giả của ca khúc Duyên Phận đã làm mưa làm gió trên kênh Youtube của Thúy Nga và đã góp một phần cực lớn nên tên tuổi lẫy lừng của nữ ca sĩ Như Quỳnh – đó là một người mà An phải nể phục vì chỉ cần một ca khúc thôi mà đã kéo được một lượng người hâm mộ đông đảo về cho chính mình cũng như là trung tâm Thúy Nga rồi, chưa kể cô ca sĩ đáng tuổi cha mẹ mình lại còn có nhan sắc như một quý phi thực sự mà nó đã từng thấy trong cuốn Paris By Night 109và trong bộ ảnh chụp quảng cáo cho cuốn Paris By Night 129 sắp tới đây sẽ quayhình đúng hai ngày ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp kết thúc, với chủ đề làDynasty – dịch là Triều đại.
Nhân nói về nữ ca sĩ Như Quỳnh thì tác giả sẽ cho quý vị độc giả xem tấm hình này. Chắc chắn quý vị sẽ hiểu tại sao tác giả lại nói rằng cô ca sĩ lại mang vẻ đẹp quý phi.
Vâng, giống hoàng hậu quá phải không? Thực tế thì tác giả cũng không có lời nào để miêu tả cho trọn vẹn được vẻ đẹp cũng như giọng hát đã đi vào huyền thoại này nữa. Thật ư là quá sức tưởng tượng, có mơ An cũng chẳng thể nào nghĩ ra được lời khen nào cho xứng tầm với cô nữa.
Quay trở lại câu chuyện – chiếc máy tính và loa TV hoạt động liên tục, cho đến tận lúc chín giờ kém năm, khi lớp bên cạnh đã có giáo viên vào dạy An mới tắt nhạc, gập máy lại và tắt tivi đi. Cũng chính lúc ấy, An khép hờ cửa lại và bước ra khỏi phòng.
Xuống sân trường cũng chính là hoạt động đầu tiên báo hiệu rằng An sẽ lượn lờ quanh trường mà chẳng biết chỗ nào để dừng chân. Hiện giờ trời đang nắng, nó chẳng thể nào ngồi ghế đá được. Nó cũng không muốn ngồi trên sân khấu vì ở đó sẽ là chỗ để cho các lớp tập nhảy hiện đại.
Giữa sân trường, ngay trước sân khấu đã dựng sẵn ở đó một cái rạp lớn thật lớn, và trong cái rạp đó, những chiếc bàn inox đã tháo rời đang được đặt tựa vào thành sân khấu. Tối nay hứa hẹn là sẽ có đại tiệc, đó là điều màAn có thể chắc chắn một trăm phần trăm.
An lượn lờ vòng quanh sân trường, rồi cuối cùng chẳng hiểu tại sao nó dừng chân tại cái bậc tam cấp ở sảnh trước của trường. Chỗ đó ít ra cũng đỡ nắng hơn, và từ chỗ này An lại mở máy tính ra, tiếp tục công cuộc sáng tác truyện của mình cho đến khi chuông điểm hồi chuông thứ sáu trong ngày, cũng chính là hồi chuông báo hiệu hồi kết cho ba năm đi học tại mái trường kia. Một tiếng chuông mà biết bao nhiêu người mong chờ và tiếc nuối, mà chờ là để được thoát khỏi chuỗi ngày lên trường để vùi đầu vào việc ôn thi tốt nghiệp, tiếc là tiếc rằng thời gian ở lại trường và ở bên bạn bè của họ không còn dài nữa.
Ngoài kia trời đã dịu nắng đi vì những áng mây dần bay tới che bớt đi những tia nắng gay gắt của mặt trời. Thế nhưng vẫn có những lớp lên trường để tập dân vũ và chạy thử chương trình lễ ra trường chọn bên trong rạp, bên trên sân khấu, bên trong căn tin và bãi đỗ xe dành cho giáo viên và sảnh để làm chỗ tập, bởi lẽ những chỗ đó có mái che. Nhìn xa xa, có những khuôn mặt thân quen đang xếp thành bốn hàng trên sân khấu, và nếu nhìn cho kĩ thì đó không ai khác chính là những đứa trong lớp nó đang dượt lại lần cuối. Xác định được chắc chắn là đám bạn lớp nó đang tập trung trên ấy, nó gập vội cái máy, cất vào cặp, vác combo ba món gồm chiếc cặp, cái ống và cuộn băng rôn mà bước từng bước tới.
Ngay khi tới chỗ đám bạn, nó bước từng bước lên bậc thang bằng sắt lên với tụi bạn, và người đầu tiên mà An nói chuyện là Duy Tuấn – người đứng gần nó nhất hiện tại.
"Cầm cái ống này đi. Mày giữ lá cờ phải không?"
Thằng Tuấn chẳng nói chẳng rằng, nhận cái ống nước từ tay An và đặt nó ngay tại chỗ mà nó tin rằng đó là cái túi của Tuấn.
"Giữ luôn cả cái này đi. Băng rôn lớp đấy."
"OK."
Xong việc, nhưng nó vẫn phải nấn ná lại thêm một lúc nữa, rồi trong một khoảnh khắc nào đấy, sau khi đã ngắm tụi nó tập chán tập chê rồi thì nó đi lên trên hội trường.
Bên trong hội trường đã được dỡ hết bàn ghế từ hôm qua, chừa lại khoảng trống bự thiệt là bự với xung quanh là những chiếc ghế, và những cái bàn đặt ở dọc các cửa ra vào làm bàn đại biểu. Trên sân khấu gồm toàn những chùm bong bóng, và ở dưới sân khấu, có những lớp tập trung sớm hơn, tụi nó ngồi vào những vị trí đã được định sẵn – khoảng trống giữa hội trường được chia làm mười hai phần tương ứng với mười hai lớp, mỗi phần như vậy có sức chứa tối đa là bốn mươi hai người (có thể hiểu mỗi ô đó là các ô 7x6 vì chiều dài của các ô đó đủ để bảy người ngồi thành hàng ngang và sáu người ngồi thành hàng dọc). Lớp A7 ngồi ở ngoài cùng, ở hàng ô 7x6 thứ hai từ cuối hội trường đi lên. An đứng ngay tại đây, để cái cặp lên bàn đại biểu, chờ tụi nó đi lên.
Khi nửa khối đã tụ họp đông đủ, trừ lớp A6 là không thấy một bóng người, lớp An mới bắt đầu ùa vào. An chỉ cho chúng nó vị trí ngồi ngay ở chỗ bọn nó đứng, bọn nó nghe theo lời An răm rắp và ngồi thành sáu hàng ngang, chẳng hiểu sao lại vừa khít cả ô đó luôn. An ngồi ngay ở góc trên cùng bên phải, là chỗ cóthể được thấy rõ nhất bởi các giáo viên chủ nhiệm, và từ chỗ này, giả sử nó mà ngủ gật là cô tiễn nó về luôn, không nói nhiều làm quái gì nữa.
Rồi cuối cùng, mười một lớp đều đã ổn định trong ô của họ. Lớp A6 bây giờ là lớp duy nhất chẳng thấy có ma nào đến ngồi, và lời đầu tiên mà thầy bí thư đoàn đứng ở mép sân khấu trường nó nói là giữ im lặng – tất thảy trong vòng mười giây, không còn một tiếng ồn nào nữa. Giờ chạy thử chương trình đã bắt đầu.
Thoạt tiên là lời phát biểu của cô hiệu trưởng khi không thấy bất kỳ bóng dáng nào thuộc về lớp A6 – theo An thì cô có thể sẽ không cho bọn nó tham dự lễ ra trường vì không chịu có mặt mà chạy thử chương trình, và đe dọa chính là cách để thể hiện rằng những kẻ không đi chạy chương trình là những kẻ vô ý thức, hoặc là trọng cái tinh thần thắng thua vì chiều nay có cuộc thi nhảy. Cái bọn lớp A6 đó, mãi cho đến khi An gật gà gật gù vì sức lực đang cạn dần theo thời gian và được cô chủ nhiệm cho về, An thấy một vài đứa A6 đang ngồi chỗ hàng rào ngay cạnh cổng trường.
"Trốn không đi diễn thử à?"
"Ừ!", mấy thằng con trai đồng thanh đáp. "Sao, có ai xạo lờ với mày không?"
"Không. Thôi, tao về. Vã lắm rồi."
An bước bộ từng bước về nhà trong vòng mười lămphút, tuyệt nhiên không có ý định ghé vào chỗ chị My hay tiệm tạp hóa ngay cạnh đó để mua snack ăn cho đỡ đói, nhân lúc nó về nhà, cô Tuyết – đồng hương của mẹ An, đồng thời là phó chủ tịch hội Phụ nữ của tỉnh, dẫn cô con gái duy nhất đến chơi. Cô con bé ấy tên đầy đủ là Hàng Thụy Mỹ Anh, kém An ba tuổi, nghĩa là năm nay cô bé lên lớp 10. Nhà của hai mẹ con ấy nằm ở trong một con hẻm ở đường Phan Đình Phùng, ban ngày không có gì chắn ở đó, chỉ có buổi tối là có một chiếc xe đẩy bán bánh mì đứng chắn ngay ở đó để chồng cô bán bánh mì vào buổi tối. Chồng cô tên Thoòng, An từ bé đến lớn mỗi khi gặp chú vẫn thường gọi là "chú Thoòng" vì tên nghe rất giống với tên của nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện tranh hài cùng tên được sáng tác bởi tác giả người Hồng Kông tên là Vương Trạch. Chú ấy là một họa sĩ, chú có rất nhiều bức tranh do chính chú vẽ đặt trong nhà. Chẳng biết những bức tranh ấy bán được bao tiền, nhưng theo như những gì An suy đoán là số tiền mà chú dùng để bán tranh đủ lớn để chú mở tiệm bán bánh mì ở ngay cạnh nhà mình để trang trải cuộc sống qua ngày.
Nói về cô bé Mỹ Anh, đó là một cô bé bị cận khánặng, đã thay kính phải ít nhất là ba lần kể từ lần đầu tiên An thấy cô bé bắt đầu đeo. Cô bé không cao, chỉ đứng cao bằng dái tai An thôi, bề ngang chỉ trung bình, không béo, không gầy. Trông cô bé cũng dễ thương, mái tóc được uốn thành đường zigzag và vẫn mang một màu đen láy, không lấy nổi một sợi bị cháy vì ép tóc, mỗi tội là cô bé thường xuyên bị mẹ rầy vì suốt ngày cắm đầu cắm cổ vào chơi điện thoại và máy tính những lúc rảnh rang. Cô bé học cũng giỏi, mà lại học giỏi những môn tự nhiên, thế nhưng trong khi An là một đứa chuyên Lý thì Mỹ Anh lại là đứa chuyên Hóa, và theo An đoán chắc là cô bé đang theo ngành Dược,bởi lẽ nếu như Mỹ Anh theo ngành Y thì cô bé phải học giỏi thêm cả môn Sinh nữa, nếu như không muốn nói là học giỏi môn này ngang ngửa thằng Duy và Đức Tuấn trong lớp An, mà cô Tuyết chưa bao giờ nói với mẹ con An rằng cô bé có học giỏi môn này hay không, nên An chỉ có thể đoán là cô bé sẽ theo Dược mà thôi.
An lén nhìn vào màn hình điện thoại của Mỹ Anh, thấycô bé đang đọc một thứ truyện gì đó mà An không biết được nó là thể loại gì, mà An đồ chừng là đọc trên Wattpad thì phải – nền trắng, phông chữ quen thuộc, chắc chắn phải là trong ứng dụng Wattpad rồi, không thể sai được. Thế nhưng, điều đó chẳng khiến An bận tâm hơn cả- nó chỉ muốn ăn trưa càng nhanh càng tốt, rồi nghỉ một lát để hai, ba giờ nó đibộ lên trường.
Ăn xong bữa trưa qua loa, việc đầu tiên nó làm là chạy qua căn chòi tôn bật bình nước nóng, rồi nó quay lại căn nhà đã bị đập mất hai phần chỉ còn một phần, bước vào căn phòng ngủ trước kia của nó nay đã biến thành nhà kho để đựng những chiếc ghế thừa, ngồi trên chiếc ghế dài chỉ trải trên đó độc nhất một tấm nệm, một chiếc chăn lông loại mỏng và hai cái gối nệm, rồi nằm tựa mình lên bức tường quen thuộc, rồi cuối cùng tựa đầu vào chiếc gối to nhất đặt sát vào tường cố nhắm mắt lại mà ngủ.
Nó ngủ đi lúc nào chẳng hay – tới chừng lúc đồng hồ sắp điểm hai giờ nó mới bật dậy, chạy ngay về căn nhà tôn, gạt cầu dao của bình nước nóng cho nó tắt, bước vào nhà vệ sinh, cởi hết đồ ra và tận hưởng dòng nước nóng chảy trượt qua da thịt mình. Cũng cần phải sạch sẽ một tí trước khi đi dự lễ chứ.
An tắm trong vòng mười phút, hong khô người mất thêm gần bốn phút nữa rồi mới đi ra sấy tóc cho khô thật khô, chải tóc lại cho gọn. Xong, nó vào phòng ngủ mới của mình, chọn cho mình bộ đồ gồm áo sơ mi trắng mặc ngoài áo dài tay màu đen và quần jean màu xanh thép. Nhìn lại đồng hồ, mới có hai giờ rưỡi, nhưng chẳng hiểu có gì đó thôi thúc nó đi sớm, cuối cùng nó lấy máy tính bỏ vào ba lô, lấy điện thoại (An phải xài tạm điện thoại của bố để liên lạc với mẹ vì hôm nay bố mẹ An sẽ xuống Lâm Hà, tới tầm chín rưỡi, mười giờ mới về) và chìa khóa vào bếp. Cuối cùng, nó cất bước ra vỉa hè và bắt đầu chuyến dạo bộ dọc đường Hùng Vương và Trần Quang Diệu lần áp chót.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro