Chương 119 - Bãi Tư Chính, Thành Đô & sự dâng trào của vận nước
I – INTRO: NHỮNG MỰC DÂNG ĐẦU TIÊN
Chủ nhật, 6/30/20XX.
Phải sang tới ngày hôm nay, toàn thể người dân, kể cả bò đỏ lẫn những người hoàn toàn không mảy may một chút quan tâm gì về vấn đề chính trị, mới biết được tường tận về hội nghị Thành Đô loan trên TV.
Những tờ báo bắt đầu ùn ùn đua nhau đăng những tin tức như thế này lên mặt báo. Thế là chỉ vài phút sau, vào đúng sáu giờ tối hôm đó, số lượt đăng tải những tin tức liên quan đến mật ước Thành Đô của tất cả các tờ báo trên cả nước (cả những báo lề đảng lẫn những tờ báo tự do) đã lên tới bốn chữ số. Năm chữ số đã là quá nhiều và quá nhanh đối với số bài báo nói về cùng một chủ đề mới vừa xuất hiện chỉ cách đó chưa tới một ngày, và đây đã trở thành một thành công vượt chỉ tiêu của hội TCQĐĐ sau cuộc càn quét và phá đảo Cung điện vừa qua.
NA: "Mọi người thấy gì không?"
NA: "Tin về hội nghị Thành Đô 1990 được lan tỏa rồi đấy!"
H: "Thành công vượt chỉ tiêu rồi!"
H: "Trận này chúng ta toàn thắng!"
HA: "Không những báo chí còn đưa ra những bằng chứng cho thấy tại sao những mối quan hệ giữa nước ta và TQ đang ngày một thân thiết, mà nó còn gây phẫn nộ cho toàn thể dân chúng nữa cơ."
HA: "Mọi người có thấy mấy icon phẫn nộ thả đầy mấy bài post liên quan không?"
Uyên: "Nó cũng có dính mấy thành phần dư luận viên trong đó."
NA: "Chuẩn."
NA: "Bây giờ chúng ta cùng chờ những diễn biến tiếp theo chứ?"
HA: "OK."
Từ sáu giờ tối nay (thời điểm mà hội TCQĐĐ inbox với nhau về thành công của cả hội), dần dà có nhiều tin nhắn cảm ơn hội TCQĐĐ với thành công vừa rồi. Tin nhắn, bài đăng trên trang Facebook của hội cùng với comment cảm ơn và cổ vũ tinh thần trên bài báo thông báo do trang chia sẻ lên Feed nhiều lắm, và chỉ một giờ trôi qua, đã đếm được tới gần một ngàn item như thế rồi. Cũng có lẫn thêm cả những thuộc hạ trung thành, hoặc rất trung thành với ban Tuyên giáo, và bọn chúng cũng sử dụng những câu cũ rích của thầy chúng để đánh phá trang. Tạo nick clone cũng không ngoại lệ, bởi đó chỉ mới là một trong số nghìn lẻ một chiêu trò mà bọn chúng có thể sử dụng để đánh phá. Đương nhiên là trình hacker Việt Nam không thể nào thả virus vào Facebook được, nên cứ đành ngậm ngùi chơi theo luật của anh Mark vậy – cứ report trang cho thành một sao, thế nhưng team chơi bốn, năm sao nhiều quá, mà cũng chẳng ai rảnh để mà chơi trò "giữ nồi cơm" cả. Thế là trang của TCQĐĐ cứ thế tiếp tục tồn tại.
Thứ 2, 7/1/20XX.
Khoa ghé thăm gian phòng trọ của Thái với một cốc cà phê lớn bằng kim loại màu bạc có in biểu tượng Starbucks màu xanh lá ở thân cốc và ống hút bằng inox.
"Mọi thứ vẫn tốt lành chứ bạn?", Khoa ngồi vào chiếc giường bề bộn của bạn.
"Ổn thỏa.", Thái ung dung đáp, tay cầm cốc cà phê mà Khoa đưa cho và ngậm ống hút. "Bây giờ hội chúng ta ai nấy cũng thành rich kid rồi, éo biết tiêu kiểu gì cho hết ngoại trừ việc build cái dàn máy."
"Mày định build máy à?"
"Ừ. Mà có lẽ là tao nên gác lại chuyện này sau..."
"Sao vậy?"
"Chúng ta vẫn còn có những chuyện khác đáng lo hơn là việc mua máy tính. Võ Văn Thưởng và Nguyễn Mạnh Hùng bây giờ đã chính thức đầu hàng cộng đồng mạng rồi, mày cũng hiểu mà, đúng không?"
"Tao hiểu."
"Nhưng đó chưa phải là dấu chấm hết cho những năm tháng tăm tối nhất của đất nước này. Tụi mày còn nhớ mục tiêu Nguyễn Phú Trọng chứ?"
"Nhớ."
"Chúng ta vẫn còn một cuộc chơi nữa cần phải tham gia để lật đổ tình thế chính trị hiện tại, cứu lấy tương lai của đất nước này, và cuộc chơi đó chính là Nguyễn Phú Trọng."
"Nguyễn Phú Trọng... tao nhớ là chúng ta đã từng bàn về vụ này rồi phải không?"
"Đúng thế. Nếu mày có quên thì thằng bạn mày sẽ nhắc, và tao có thể đảm bảo điều đó."
Cũng vào sáng ngày hôm nay, những tin tức về hội nghị Thành Đô 1990 vẫn tiếp tục tràn ngập trên những trang báo, cả báo giấy lẫn báo mạng, lẫn luôn cả News Feed. Nhìn vào màn hình điện thoại cảm ứng của Thái, cả hai đứa đều có thể cảm nhận rất rõ thời cơ bắt đầu xoay chuyển, bởi lẽ những con người bất mãn về đảng nhất cũng đều đã có cơ hội đứng lên sau biết bao nhiêu năm tháng hoạt động trong những khoảng tối của xã hội – những khoảng tối mà nhà cầm quyền cộng sản vẫn luôn cho là ngoài vòng pháp luật và muốn với tay ôm trọn lấy nó. Cuộc sống của một đất nước dưới thời cộng sản cũng muôn màu muôn vẻ như quốc gia nào, thế nhưng chúng vẫn luôn muốn vẽ lại đất nước đó thành một màu đỏ tươi. Dù là như vậy, nhưng không, bởi vì quy luật tự nhiên vẫncòn đó, mà chủ nghĩa Marxist vẫn chưa thắng được bất kỳ quy luật tự nhiên nào màlại tự tung hô rằng đây sẽ là bước tiến cuối cùng của xã hội loài người, nên chúng ắt sẽ bị các quy luật tự nhiên, nếu chưa tính đến những bài học lịch sử do chính con người đã gây ra trước đó, nghiền nát. Làm sao chủ nghĩa cộng sản có thể thắng được những bài học Chân – Thiện – Mỹ từ Pháp Luân Công bằng những phương pháp cóchung một nguồn gốc là bạo lực? Làm sao một nền kinh tế bao cấp, ai ai cũng được chia đều hàng hóa có thể đáp ứng được những quy luật phát triển tự nhiên của thế giới này? Làm sao mà một thứ suy nghĩ duy ý chí của một con người lại có thể đúng được cho tới hàng chục, thậm chí là hàng trăm năm sau và sau nữa? Chẳng thể nào trả lời được nếu bạn chỉ là một con ngườicộng sản cố hữu, chỉ biết kiên định đúng một con đường không tưởng, một con đường mù mịt hoàn toàn không có đích đến.
"Cứ với cái đà phản đối như thế này thì chắc chắn sẽ có biến sớm thôi, nhưng chẳng biết là ngày nào."
"Chúng ta cứ thử quan sát tình hình xem?"
"Đúng đấy. Sẽ có một lúc nào đấy, chúng ta chính thức xuất quân để tước đi tâm trí của lão Trọng ấy. Tinh thần yêu nước của dân tộc ta chưa bao giờ làm tao thất vọng đâu, cho dù bè lũ tay sai của Tập kia có nhồi nhét, trộn lẫn tinh thần dân tộc với tinh thần đảng đi nữa."
Cả buổi sáng lẫn buổi chiều ngày ấy, trông thấy Thái rất tự tin. Chắc chắn là vì sự phản đối Trung Quốc đang từng giây từng giây một nổi lên như sóng cồn, nó còn lọt thỏm vào tai, vào não những con người bình thường không hề có chút mảy may nào tới chuyện chính trị nữa. Ít ra thì những chuyện như thế cũng phải có ngày xảyra.
Cuối ngày, hắn vừa mới thấy được một thông tin mới, và ngay khi đọc xong, hắn lặng lẽ mỉm cười và tắt đèn đi ngủ. Bình thường Khoa thấy Thái đi ngủ rất muộn, nhưng lần này chẳng hiểu tại sao hắn lại ngủ sớm thế, nếu như không tính cả những cái đêm hắn phải thức trắng để phá án.
Thứ 3, 7/2/20XX.
Khoảng sáu giờ sáng.
Khi mặt trời còn chưa mọc, có một chiếc tàu lớn, không trang bị pháo kích, bên trên sơn trắng, dưới sơn đỏ, có một dòng chữ Tàu lớn màu trắng "Hải Dương Địa chất 8", đã ra khơi từ cách đây tầm một, hai ngày trước và đã đến gần một bãi đá ở phía nam Biển Đông.
"Đã đến rồi sao?", thuyền trưởng của con tàu quan sát các thuyền viên bên trong phòng radar. "Tốt. Từ ngày mùng ba, chúng ta sẽ bắt đầu công cuộc khảo sát địa chất dưới này. Không phải sợ đám hải quân ấy đâu – chúng ta còn có mấy tàu cảnh sát biển đi theo nữa kia mà.", gã thuyền trưởng cao to khoan thai ra thông báo với toàn thể thủy thủ đoàn của con tàu.
Các tàu cảnh sát biển đi theo cũng nhận ra cùng một điều với thủy thủ đoàn của tàu Hải Dương 8. Các tàu liên lạc với tàu địa chất, và nhận được câu trả lời tương tự với những gì mà các thủy thủ trên con tàu đó.
II – TỌA ĐÀM VỀ VẤN ĐỀ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ
Thứ 4, 7/3/20XX.
Đoàn tàu mang những dòng chữ Mandarin (riêng tàu cảnh sát thì còn có thêm cả dòng chữ CHINA COAST GUARD màu xanh trên nền trắng) cùng với lá cờ đỏ năm ngôi sao vàng trên góc trên bên trái đã tăng tốc vào khu vực phía nam biển Đông. Các tàu cảnh sát biển Việt Nam xôn xao, bốn anh xông pha ra trước và đối đầu với con tàu lớn.
Ít nhất là năm con tàu đang vờn nhau vòng quanh một cách căng thẳng suốt nhiều giờ đồng hồ liền, từ sáng đến chiều. Suốt khoảng thời gian ấy, hoàn toàn không có một phát súng nào đã nổ ra, nhưng nỗi nguy cơ những phát súng sẽ nối đuôi nhau nổ ra khiến cho cuộc chiến trở nên cực kì căng não, tựa như thể đang tham gia thi đại học ở Tàu đại lục. Từng mét, từng hải lý mà các con tàu đi qua đều chất chứa toàn những mồ hôi và tiếngnói yêu cầu các tàu phải ra khỏi địa phận bãi Tư chính khản hết cả cổ của những người lính cảnh sát biển.
"Đề nghị tàu Hải Dương 8 của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa rút khỏi bãi Tư Chính của Việt Nam, ngay lập tức!..."
Chiếc tàu thăm dò địa chất kia, chúng phớt lờ hoàn toàn tiếng nói của những người lính Việt. Chúng chạy thành những đường thẳng hướng ra phía Bắc, rồi lại quay đầu lại hướng vào Nam, hướng ra Bắc, hướng vào Nam, rồi lại hướng vào Bắc tiếp, hoàn toàn bỏ mặc các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đối đầu với các tàu Việt. Sau cùng vẫn chỉ là cuộc đối đầu của những con tàu cảnh sát, còn Hải Dương 8 thì vẫn cứ ung dung mà đi, mà làm công việc đã được giao trước của mình (!)
Thứ 5, 7/4/20XX.
Khi mà toàn thế giới chúc mừng quốc khánh nước Mỹ thì tin tức về cuộc đối đầu nêu trên ở bãi Tư Chính cũng đã bắt đầu ngập tràn trên các tờ báo, bắt đầu là từ báo mạng và báo tự do trên Facebook.
Trí Cao đã gửi kèm một đường link.
Trí: "Bãi Tư Chính hôm nay đã bị thăm dò..."
Thái: "Sao á?"
HA: "Bãi Tư Chính..."
K: "Bị thăm dò?"
HA: "Nó ở đâu vậy?"
NA: "Nó nằm ở khoảng phía Nam – Tây Nam của biển Đông, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu."
Trí: "Phải nói thật một điều là bãi ấy cũng là một nơi chiến lược của biển Đông, bởi lẽ nó cũng là một mỏ dầu kếch sù đấy."
NA: "Vẻ như chúng muốn triển khai kế hoạch bành trướng và liếm cho bằng được biển Đông càng sớm càng tốt..."
NA: "Anh có đồng ý với em không? Giả như phe Bắc Kinh biết được tay sai của Trung cộng là nhà nước cộng sản ta đây thì coi như chúng ta đang chuẩn bị bước vào một cuộc chiến trên biển Đông..."
NA: "...Trừ khi..."
H: "...Trừ khi chúng ta có biện pháp ngoại giao đủ mềm dẻo như những gì mà ban Tuyên giáo đã từng phét với chúng ta hồi nó vác giàn 981 ra đó."
H: "Nếu như đúng là chúng ta có những biện pháp ngoại giao mềm dẻo thì tội gì không thực hiện nó? Chẳng lẽ biện pháp ngoại giao đó là bợ đít thằng Bắc Kinh à?"
NA: "Ha, thì đúng là như vậy mà anh."
NA: "Anh ngâm cứu lại về hành động của Mã Lai khi hắn cho ngư dân lạc trôi vào vùng biển của nó đi, thể nào mấy thằng bám biển đó biết mùi liền."
NA: "Mà cả Đài Loan cũng vậy nữa đó nghe mấy đứa."
Oanh: "Mấy đứa đang nói chuyện gì thế?"
NA: "Phiền chị kéo lên để coi."
Oanh: "Bãi Tư Chính á?"
TN: "Tàu Hải Dương 8 cùng với một squad cảnh sát biển của chúng tới bãi này để khảo sát dầu."
TN: "Và hiện giờ là đang đối đầu nhau căng thẳng ngoài đó mặc dù chưa bắn nhau."
Uyên: "Lại đụng phải mấy chuyện dầu khí ở Biển Đông nữa rồi à các anh?"
H: "Có thể nói là như vậy đó em."
NA: "Nhưng vụ này nghiêm trọng hơn vụ trước, bởi lẽ nơi chúng nhắm đến là vị trí chiến lược về địa chất dầu mỏ của nước ta."
Uyên: "..."
Uyên: "Chà chà..."
Uyên: "Kèo này đánh thì không được mà không đánh cũng thiệt cho mấy cái ghế Quốc hội..."
Uyên: "Ý em là... nếu như chúng ta đáp trả lại con tàu thăm dò đó thì thể nào mối quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc sẽ tan vỡ í mà."
Uyên: "Lúc ấy có thể sẽ xảy ra chiến tranh..."
NA: "Thôi, thôi. Em không cần phải nói nữa đâu."
Uyên: "?"
NA: "Tranh chấp, hắn đã gây ra thì buộc lòng hắn phải chiến thôi, dù sớm hay muộn."
NA: "Còn mối quan hệ giữa ta và Tàu, nó buộc phải bị phá vỡ, cũng là dù sớm hay muộn."
Uyên: "Tại sao?"
NA: "Nhìn xem,"
Sebastian Nguyễn đã đính kèm một link.
NA: "Chúng cho dân của nó ra đảo rồi cắm cờ Tàu lên đó, hát quốc ca của chúng lên những hòn đảo nhân tạo mà bọn chúng đã và đang xây nên trên vùng biển 1 triệu cây số vuông của ta đó..."
NA: "...thì mối quan hệ giữa ta với Tàu không sụp đổ thì còn nghĩa lý gì? Không lẽ em vẫn còn muốn duy trì cái tình bạn bốn xấu mười sáu chữ bùn đó trong khi cả thế giới đang muốn dẫm đạp lên đất nước đó chắc?"
Sebastian đã gửi 4 ảnh.
NA: "Xem đi em, rồi từ từ ngâm cứu, ha."
TN: "Anh An nói đúng đó em."
TN: "Nếu như phải nói cho trắng ra thì, chúng ta không thể nào mà vì cái gọi là bốn tốt mười sáu chữ vàng đó mà đánh mất đi biển đảo của cha ông được."
TN: "Nếu như em còn muốn thương hại cho cái tình đồng chí đồng rận đó thì cho em năm phút suy nghĩ lại đấy.
TN: "Hội của chúng ta sẽ không bao giờ chất chứa những ai dám lên tiếng ủng hộ tình đồng chí đó đâu."
Uyên: "Em xin lỗi..."
Uyên: "Chẳng là em không suy nghĩ kĩ trước khi nói thôi."
Uyên: "Mà dù sao đi nữa thì em cũng sợ chiến tranh lắm."
Oanh: "Ai cũng sợ mà em."
Oanh: "Nhưng mà An này, em nói đúng lắm."
Oanh: "Một khi đã gây ra tranh chấp, đã tự mình tạo nghiệp với cả thế giới này rồi thì chiến tranh là điều tất yếu sẽ xảy ra."
Oanh: "Mặc dù chúng ta là những người ủng hộ hòa bình, nhưng chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng là Mỹ và các đồng minh đã sẵn sàng cho chiến tranh ở Biển Đông rồi. Đúng không? Nếu như Trung Quốc không tạo nghiệp ở cái vùng biển thừa mứa lợi ích về tài nguyên và chiến lược này thì hắn gây chiến và khối tư bản tập trận ở đó làm gì?"
Oanh: "Và dù nhìn ở phương diện nào đi nữa, dù hiện thời xác suất để xảy ra chiến tranh đang thấp, nhưng cứ với tình hình như thế này thì xác suất đó sẽ cao dần lên, và một khi chúng ta quật khởi, vùng lên phá bỏ lá cờ búa liềm..."
Trí: "...Thì chắc chắn là chiến tranh trong tương lai sẽ không còn xa đâu. Đó là cuộc chiến giành lại mọi thứ đã mất vào tay của nó của dân tộc ta."
Oanh: "Chị hỏi thật Uyên nhé, em sáng mắt ra chưa?"
Uyên: "Dạ."
Uyên: "Em hiểu ý của mọi người rồi."
Uyên: "Em sẽ không nói như vậy nữa."
NA: "Được vậy là tốt."
NA: "Bây giờ, điều mà chúng ta cần làm bây giờ..."
K: "...Là chờ đợi phản ứng của dư luận."
K: "Nếu dân ta xuống đường, dù chỉ có trên dưới một, hai triệu người nhưng chúng ta ắt sẽ có một động lực cực lớn để thay đổi đất nước này."
K: "Điều đó cũng sẽ xảy ra tương tự đối với các tướng lãnh muốn giữ lại biển đảo quê hương."
Trí: "Như ông Lê Mã Lương chẳng hạn."
K: "Lê Mã Lương?"
Trí: "Là vị tướng thuộc diện muốn giữ biển đảo quê hương như em vừa nói đấy."
Trí: "Ông này chính là người đã tiết lộ thủ phạm đã ra lệnh cho bộ đội ta không được nổ súng tại Gạc Ma năm 88."
H: "Từ vụ này có thể suy ra là vị tướng này đã công khai đả kích chính quyền Tàu từ dạo đó."
Trí: "Và anh cũng chắc chắn một điều là..."
Trí: "...Một kẻ ghét Tàu như ông ta sẽ không thể nào ngậm miệng như các tướng lĩnh cấp cao khác của quân đội ta trước tình hình bãi Tư Chính bị xâm lấn thế này được."
NA: "Ngoài ra còn có cả Nguyễn Trọng Vĩnh."
NA: "Ông đó giờ đã sống qua một thế kỷ rồi, và vẫn đang theo dõi về tình hình đất nước. Cũng có tiếng nói lắm đấy."
NA: "Chỉ hai người đó thôi cũng đủ làm Ngô Xuân Lịch và Nguyễn Phú Trọng đau đầu lắm rồi đấy."
NA: "Tóm lại là, dân ta phải vùng lên trước để mở đường, sau đó tới chúng ta và những vị tướng lãnh này."
K: "Đúng đó bạn."
Thái: "Ngày thứ 7 là Đà Nẵng chúng ta có tọa đàm nha."
K: "Tọa đàm gì thế?"
Thái: "Về hiệp ước Thành Đô và tổng quan tình hình biển Đông hiện tại. Đương nhiên là sẽ quy tụ những thành phần yêu nước tới dự rồi."
TN: "Tao cũng nhận được tin như vậy."
Thái: "Mày cũng thế á?"
TN: "Nhớ băng đảng của bố tao chứ?"
TN: "Họ cũng sẽ tham gia vàocuộc nói chuyện này và sẵn sàng bảo vệ những tay nhà báo khỏi bị công an hỏi thăm."
Thái: "Ngầu đấy."
Thái: "Hội tụi mình cũng có mặt ở đó nha."
K: "Chơi luôn!"
K: "Sợ gì bị theo dõi tầm này nữa!"
Thứ 7, 7/6/20XX.
Tám giờ sáng.
Hội nghị diễn ra bên trong hội trường lớn của một khách sạn bốn sao. Xe ô tô, xe máy đỗ chật kín cả bãi đỗ xe. Rất đông các nhà báo đến dự cùng với các đạo cụ: máy ghi âm, bút, sổ ghi chép, máy thu hình hoặc chỉ là chiếc điện thoại. Họ đứng chật kín bên ngoài đường đi vào, và khi thấy những chiếc ô tô đậu ở ngay trước cửa ra vào, các nhà báo tự do lần lượt xụm vào đó và chụp ảnh cho bằng được những người này. Đương nhiên, trong số những đám đông ấy có không ít, nếu như không muốn nói là đa số, những người chỉ là "nhà báo Facebook", bởi họ chỉ có chiếc điện thoại trong tay để quay hình, chụp hình, ghi âm các kiểu. Họ cũng là những người có tinh thần thép như những nhà báo tự do, dù họ không biết, hoặc cùng lắm là biết rõ rằng những tên áo xanh, hoặc là một tên dư luận viên nào đó sẽ đến để quấy phá buổi tọa đàm, nhưng họ vẫn cứ tham dự, vẫn nghe ngóng những phát biểu về tình hình đất nước.
Trong số họ cũng có nhiều kẻ trông rất giống côn đồ lắm, nhưng họ là những người về phe yêu nước nên điều đó chẳng đáng sợ gì sất. Công việc của họ không chỉ là để giữ gìn an ninh trật tự cho buổi tọa đàm, mà còn sàng lọc và kiểm tra xem trong số các vị khách tham dự và những nhà báo, phóng viên cho những tờ báo tự do, ai là trinh sát, mật vụ của phe công an và ai là những kẻ thực sự muốn tham gia hội thảo. Và các bạn biết gì không? Bắt được cỡ một tá tên gián điệp cho bộ Công an đấy.
Hội trường với những chiếc ghế được xếp thành từng hàng, từng hàng bắt đầu kín người. Các hàng đầu tiên cùng với những chiếc bàn được xếp lại cho giống như hình chữ nhật tròn hai đầu (giống như các loại bàn thường thấy ở các cuộc họp) luôn dành cho những người nổi tiếng trong giới những tiếng nói yêu cầu tự do dân chủ, cũng đồng thời là những vị chủ trì của cuộc tọa đàm ngày hôm nay. Hàng tiếp theo (hàng số 5 tính từ hàng đầu tiên gần sân khấu nhất) là sự lựa chọn của tám thành viên của hội TCQĐĐ. Thực ra vẫn còn nhà sư Thích Quang Danh nữa nhưng thầy lại bảo rằng một số nhà sư khác cũng sẽ theo thầy đến dự buổi tọa đàm ngày hôm nay.
"Ngoài kia đón khách thôi mà sao cũng đông dữ!", Uyên có hơi khó chịu về những tay "nhà báo Facebook" đứng ở ngoài kia để đón những nhân vật VIP của hội thảo. "Mà em lại thấy có những người chẳng ra dáng nhà báo gì hết mà cũng cứ chụp hình là sao nhỉ?"
"Kệ họ đi em.", Oanh trấn an em. "Chị cũng ghét lắm nhưng mà thôi, một là họ sẽ đi về, hai là họ cũng ở lại đây như chúng ta màthôi."
Trên sân khấu treo một tấm bảng to tướng, nền màu xanh, bên dưới là hình sóng biển cuồn cuộn bên dưới một đầu tàu, mé bên phải là hình ảnh lãnh thổ đất nước được tô màu đỏ, ở giữa là những dòng chữ:
TỌA ĐÀM KHOA HỌC
HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 & VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUỐC TẾ
Đà Nẵng, ngày 6 tháng 7 năm 20XX
Khoảng tám giờ ba mươi lăm hoặc chín giờ kém hai mươi, đám đông dần ổn định vào chỗ ngồi của họ. Các "nhà báo Facebook" cũng yên vị vào chỗ ngồi của họ, một thiểu số họ cố gắng len lên những hàng ghế ở phía trên cùng để ghi lại cho bằng được những hình ảnh của các vị khách VIP của hội thảo. Khách đến tham dự không đông nhưng cũng đủ khiến cho cái hội trường ấy gần như kín người và có một số người phải đứng.
Chín giờ thiếu mười, một đoàn những người mặc áo thầy tu màu nâu, đội mũ len nâu bước vào nghị trường, đi đầu là một nhà sư thân mình cao to, vạm vỡ mà ngay sau đó hội TCQĐĐ đã nhận ra đó là nhà sư Thích Quang Danh. Thầy cùng đoàn tùy tùng ngồi ở ngay sau lưng họ.
Một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, mái tóc không thưa, bạc màu lên bục, gõ micro nhiều lần để ra hiệu cho mọi người ổn định hoàn toàn. Ông ta ngừng gõ micro, đứng im khoảng ba, bốn giây rồi bắt đầu nói vào đầu lưới cứng của chiếc mic:
"Kính thưa các đồng chí cùng toàn thể quý khách đến tham dự buổi tọa đàm khoa học ngày hôm nay,..."
Phần này chủ yếu là giới thiệu ban chủ trì cuộc tọa đàm, và phần này sẽ được bỏ qua.
"...Như các vị đã biết, vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương là Võ Văn Thưởng cùng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trước khi cả hai người này từ chức và rời khỏi Đảng thì hai người đó có công khai về sự tồn tại của mật ước Thành Đô năm 1990. Vậy, trước khi chúng ta bàn bạc về các vấn đề liên quan đến mật ước này cũng như là các vấn đề của biển Đông mà tất cả các quốc gia trong khu vực xung quanh vùng biển này đang gặp phải, chúng ta hãy nói sơ qua một chút về chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc."
Các thầy tu có vẻ hơi tò mò về việc mật ước Thành Đô là gì, lúc đầu có ý định hỏi những người ngồi trên mình câu hỏi ấy, nhưng sau đó các thầy quyết định im lặng để lắng nghe cho tường tận về Đảng Cộng sản Trung Quốc.
"Lịch sử của Trung Quốc đã mách bảo chúng ta như thế này, thưa các đồng chí – mỗi khi trong nước có vấn đề phức tạp gì về chính trị - xã hội thì các lãnh đạo Trung Quốc thường đẩy các vấn đề ra bên ngoài, và che giấu gần như hoàn toàn các vấn đề bên trong và làm lu mờ đi các bức xúc trong xã hội Trung Quốc.
Trong giai đoạn 1958-1963, Mao Trạch Đông trưng ra cái gọi là cách mạng Đại Nhảy Vọt – đó là cái mà Đảng ta cũng có lúc ca ngợi đó là vận dụng tốt chủ nghĩa Marx – Lenin vào hoàn cảnh kinh tế hiện tại của Trung Quốc đấy ạ. Thì với một cái chủ trương, một cuộc "cách mạng" kích đại như thế, đã khiến cho ba mươi bảy phẩy năm mươi lăm triệu dân Trung Quốc phải lâm vào cảnh chịu chết đói. Tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ghi lại được điều này."
"Hả?", Uyên thầm thì với Oanh. "Ba mươi bảy triệu người chết đói ở Trung Quốc thời đó á?"
Oanh gật gù. Hoài An ngồi cạnh em cũng gật gù theo.
"Nếu như em muốn biết Đại Nhảy Vọt là cái gì thì tí nữa về chị gửi link cho mà đọc. Ở đây nếu có giải thích thì cũng chỉ có giải thích cho người ta hiểu sơ về cái đó thôi, lúc về chị sẽ cho em biết chi tiết thông qua cái link ấy."
"Dạ."
"...Chính vì sợ rằng người dân sẽ nổi dậy nên chính quyền ấy mới phát động chiến tranh xâm lược Ấn Độ, và chiếm được của Ấn Độ một vùng lãnh thổ rộng tới hai mươi chín ngàn cây số vuông, gần gấp đôi tỉnh lớn nhất của nước ta là tỉnh Nghệ An.
Lần thứ hai, tức cuộc cách mạng văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976, Mao Trạch Đông đã không trực tiếp tước đi mạng sống của hơn hai mươi triệu người thuộc tầng lớp trí thức hiện đại ngày ấy. Để biết được mức độ khủng khiếp và chết chóc của cuộc cách mạng văn hóa những năm ấy, quý vị có thể tham khảo tập hồi kí Sống và Chết ở Thượng Hải của tác giả Trịnh Niệm.
Để cứu vãn tình thế, Mao Trạch Đông đã phát động xung đột quân sự nhắm vào bộ đội biên phòng ở phía Nam Liên Xô. Trong cuộc chiến này, Liên Xô đã thiệt hại một tiểu đoàn, và rồi sau này không chịu nổi nữa, một sư đoàn của Liên Xô đã quét sạch cả trung đoàn của Trung Quốc.
Sau sự cố này, năm mươi chiếc xe khách, mỗi xe gồm sáu chục, bảy chục người, toàn bộ đều là những người vợ, những người mẹ già có có chồng, có con đã chết trong trận chiến này, mặc áo trắng, đội khăn tang, đi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, để kích động chủ nghĩa dân tộc.
Tôi dám chắc một điều là trong số tất cả các vị đang ngồi đây, sẽ có một số vị tự hỏi rằng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc là gì và tại sao hiện nay chủ nghĩa dân tộc của họ lại mạnh mẽ đến như vậy. Tôi cũng xin trả lời luôn:
Trong suốt khoảng thời giankể từ thời các đế quốc phương Tây đi thuyền qua nửa bán cầu bên kia để thôn tính một số các quốc gia để làm thuộc địa cho họ, Trung Quốc là nạn nhân xấu sốnhất trong số tất cả các nạn nhân của chủ nghĩa thực dân ở các nước phương Tây đó: họ đã bị xâu xé bởi ít nhất là tám quốc gia tư bản chủ nghĩa, bao gồm Anh, Pháp, Ý, Đức, vân vân, mà chủ yếu là Anh và Pháp, sau này còn có cả phát xít Nhật nữa. Họ bị quân Anh lấy mất bán đảo Hồng Kông trong vòng cả gần một thế kỷ trời, bị quân Nhật tàn sát ở vùng phía Đông, phải chịu cảnh kinh tế đi xuống do những cuộc chiến tranh thuốc phiện liên tiếp, rồi có khi còn phải làm bia đỡ đạn cho quân Nga trong chiến tranh Nga – Nhật,... tất cả những yếu tố đó đã đúc kết lại thành ngọn lửa mang tên chủ nghĩa dân tộc, chính là chủ nghĩa mà dân tộc Trung Quốc cho rằng họ không hề chịu thua bất cứ dân tộc nào trên thế giới, và Trung Quốc rất xứng đáng để trở thành một quốc gia có thể lãnh đạo được thế giới này, mà Đảng Cộng sản Trung Quốc chính là mồi lửa đốt đống rơm tạo nên ngọn lửa đó.
...
Thưa quý vị và các đồng chí, chỉ những điều đó thôi là cũng đã đủ để khẳng định được cái bản chất thích thổi phồng những vấn đề ra bên ngoài của chính quyền đảng cộng sản Trung Quốc rồi.
Trở lại vấn đề về mật ước Thành Đô. Tại sao lại có mật ước này? Từ năm 1989 trở đi, thế giới đã chứng kiến những sự sụp đổ hoàn toàn của các nước thành viên thuộc đế chế xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, và cuối cùng là Liên Xô cùng với các quốc gia thuộc vùng lãnh thổ của nó. Như vậy điều đó có nghĩa là gì? Chủ nghĩa Marx – Lenin đã hoàn toàn thất bại trên tất cả các quốc gia đã thử nghiệm nó, và ngay cả một cường quốc xã hội chủ nghĩa như nước Nga thời bấy giờ mà cũng không thể nào thoát khỏi được số phận phải vứt bỏ niềm tin vào xã hội chủ nghĩa của mình. Trước tình hình đó, đứng đầu nước ta vào thời điểm hiện tại là Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh, đã hoàn toàn ý thức được rằng đảng sẽ sụp đổ trong nay mai, thế nhưng, cái đầu óc tăm tối, chỉ biết còn đảng còn mình, thà mất nước còn hơn mất đảng của những kẻ đó chính là động lực chính để hai tên đó cùng với một số những kẻ khác nữa và ký với đảng cộng sản Trung Quốc hiệp ước Thành Đô này. Một điều còn tai hại hơn nữa là chính Trung Quốc cũng đã công khai nội dung của hiệp ước này. Vậy, hiệp ước Thành Đô là gì?
Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng đây là chuyện riêng giữa hai đảng cầm quyền, chứ không phải là chuyện của hai nhà nước, cho nên nó mới được gọi là mật ước vì ngoài những người trong cuộc ra không ai được quyền biết hết, kể cả bộ ngành chuyên về những công tác đối ngoại như bộ Ngoại giao cũng không được phép biết, mà nếu có biết thì họ cũng chỉ được cho biết những chuyện đã xảy ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 chứ hoàn toàn không hề biết được bản mật ước đó gồm những điều khoản nào. Hiệp ước Thành Đô, theo như những gì chúng ta đã biết, thì nó là một bản hiệp ước được kí kết ở Thành Đô với mục đích là bình thường hóa các mối quan hệ giữa nước ta và nước họ. Vậy thì nội dung của nó là gì mà phải được che giấu một cách kỹ lưỡng mà đến tận bây giờ mới bị lộ ra là như vậy?
Thứ nhất, nội dung của nó dựa trên lập luận của tướng Lê Đức Anh – chính là người đã ra lệnh cho các chiến sĩ Gạc Ma không được nổ súng vào sự kiện ngày 14 tháng 3 năm 1988 – nguyên văn của lập luận đó là: "Người Mỹ và phương Tây muốn có một cái cớ để loại bỏ chủ nghĩa cộng sản. Họ đang loại bỏ chủ nghĩa này ở Đông Âu. Họ thông báo rằng sẽ tiến tới loại bỏ chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng họ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Chúng ta phải tìm kiếm đồng minh. Đồng minh đó là Trung Quốc". Chính vì muốn đoàn kết để cùng nhau giữ lại khối xã hội chủ nghĩa mà mật ước này được hình thành.
Thứ hai, một tin tức của tình báo phương Tây đã cho rằng, Trung Quốc đã đề nghị thay nguồn cung hàng hóa của Liên Xô và trả lại Trường Sa cho họ. Để đổi lại điều này, Trung Quốc đã ra một yêu sách dẫn đến việc bây giờ kinh tế nước ta đã phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, đó là "phối hợp tương thích", nghĩa là, anh phải dựa theo các chính sách đối ngoại của tôi trên thế giới thì tôi mới giúp đỡ anh trong việc cải thiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ nội dung của nó, đó không phải là vấn đề chính.
Và thứ ba, là vấn đề chính của mật ước Thành Đô, và cũng là điều mà dân tộc ta suốt đời không thể nào tha thứ được, đó chính là cam kết sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc."
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro