Chương 128 - Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp
I - VIÊN ĐẠN GIỮA ĐÁM ĐÔNG
Thứ 3, 7/16/20XX.
Đà Nẵng.
Không khí biểu tình vẫn cứ thế hiện hữu trên đất Đà Nẵng, và chủ đề của những cuộc biểu tình lần này là những địa điểm du lịch trong thành phố có nhiều dân Tàu đại lục qua đó.
Người Việt bắt đầu tràn vào những bãi biển, những chỗ du lịch có biển hiệu bằng tiếng Trung, yêu cầu gỡ những tấm biển đó xuống và đuổi hết những người Tàu đi (đương nhiên là đã loại trừ đi những người Tàu đến từ Hồng Kông hay Đài Loan).
"Hỡi các bạn người Hoa đến từ Hồng Kông và Đài Loan, các bạn vẫn được quyền ở lại phòng của các bạn! Chúng tôi biết, các bạn là những người ủng hộ tự do dân chủ trên đất nước chúng tôi!", một người thanh niên cầm loa nói bằng tiếng Anh trước tòa khách sạn mà bọn họ thấy là người Tàu thường xuyên lui tới chỗ đó. Những người Trung Quốc đại lục, lúc này trông họ cũng khá tức tối vì tự nhiên bị đuổi nhưng cũng phải kìm lòng lại, không được động thủ với người Việt, bởi họ biết rằng Đà Nẵng hiện tại là một Đà Nẵng biểu tình chống lại nhà cầm quyền của nước họ đang bành trướng vùng Đông Nam Á và tự nhận chủ quyền của họ trên biển Đông. Chính những người khách du lịch ấy đã mặc chiếc áo có hình đường lưỡi bò đi vào Việt Nam, và bây giờ họ phải bấm bụng vác đống hành lý của họ, cùng nhau gọi xe hướng thẳng tới sân bay để bay về nước họ một lần luôn. Một số lượng lớn khách Trung khác tạm thời lánh vào những chỗ mà người biểu tình không đụng đến mà đặt vé online, chờ máy bay của họ bay đến chở họ về "mẫu quốc".
Tuấn Ngọc chạy xe ngang qua những chỗ du lịch có biểu tình, trong lòng thấy rất hả dạ vì cuối cùng bọn Tàu cũng đã bị buộc phải rời khỏi Việt Nam, cụ thể là thành phố Đà Nẵng – một trong những tụ điểm ưa thích của khách du lịch đại lục. Nó chụp lại những tấm ảnh người dân đại lục phải rời đi trong sự hằn học và up lên những hội nhóm yêu nước trên Facebook.
Hoài An lúc này ở nhà cùng em trai, cô nàng chẳng biết làm gì ngoài mở TV lên xem, và trên TV lúc này đang hiện ra những chương trình nói về các thế lực "thù địch" – có vẻ như là đảng đang cố gắng thay Võ Văn Thưởng và Nguyễn Mạnh Hùng thao túng truyền thông, muốn lấy lại lòng tin của người dân thông qua những chương trình đó. Mặc dù chỉ mới nghe qua những chương trình này trên mạng nhưng chỉ nghe sơ qua về nội dung của nó cũng đủ khiến An bật cười ngặt nghẽo như thể trước mắt nàng là một chương trình hài kịch nào đó. Mấy ngày nay khi không muốn ở nhà cô nàng cũng đều đã tham gia xuống đường cùng em, nhưng bây giờ thì có vẻ như trời nắng chói chang cộng thêm bầu không khí ngột ngạt, ô nhiễm của những người biểu tình bằng hình thức gây kẹt xe bằng ô tô và xe máy đã khiến cô nàng thích ngồi nhà hơn.
Còn Khoa ư? Nó hiện tại đang ở ngoài đường, cố gắng săn càng nhiều càng tốt những bức ảnh đẹp về những người biểu tình, theo cảm hứng của anh Thạch với bộ ảnh về những người biểu tình ở Hồng Kông. Nó rất tâm đắc với bộ ảnh của anh Thạch, và nó cũng nghĩ trong đầu rằng hẳn sẽ có một khung cảnh nào đó rất thích hợp để lên hình, giống như hình ảnh người Hồng Kông nhường đường cho xe cứu thương đi qua vậy.
KÉ É É É ÉT...
ĐÙNG!
Đám đông đi giữa đường bỗng nhiên trở nên nhốn nháo hơn bao giờ. Khoa thấy lạ, bèn vừa bấm còi để người ta lùi sang một bên mà chạy lại chỗ có tiếng ồn nghe như tiếng xe đâm kia.
Đúng như dự đoán của Khoa, có một vụ tai nạn ở đây. Một chiếc xe tay ga, trông như đó là xe Lead, đã tông thẳng vào một chiếc ô tô đang dẫn đầu dòng người biểu tình, và nạn nhân là người phụ nữ, xét theo chiếc áo chống nắng mặc ngoài của nạn nhân.
Một vài người dìu lấy cô này và đưa vào vệ đường. Khoa nâng chiếc xe lên, dắt nó vào trong lề giùm cho người phụ nữ kia.
"Cô có sao không?"
Người phụ nữ kia chưa kịp trả lời, nó đã để ý thấy có vết máu ở chân, kiểm tra xem thử thì đó là một vết đạn.
"Cái này... đạn..."
"Ư ư ư...", người phụ nữ cắn răng, chỉ để lộ tiếng rên ư ử vì đau. Một chốc sau, lại có một những tiếng ồn râm ran khác phát ra từ đằng kia.
"Có phải là..."
"Bà con ơi, thằng này có súng!", một tiếng hét của đàn ông đã thu hút sự chú ý của hàng chục người quanh đó.
"Đâu, thằng nào!?"
"Nó đây! Nó đây! Nó đây mọi người!"
"Chính nó vừa mới nổ súng đấy!"
"Đập chết mẹ thằng lồn này đi!"
"Mẹ kiếp mày! Ai cho mày nổ súng hả, hả!?"
Rồi người ta có thể nghe rất rõ những tiếng bịch bịch, nghe như thể có ai đó đang bị đánh hội đồng từ cách đó bốn, năm mét trở lại. Khoa đoán chắc rằng có ai đó đã nổ súng, và phát súng hụt đã bắn trúng người phụ nữ đi xe Lead nọ khiến cô ta lạc tay lái và bị một chiếc ô tô tình cờ đâm trúng.
Khoa ngồi dậy, ngẩng đầu lên, lại có tiếng súng khác nữa nổ, cũng đến từ vị trí ấy. Dân chúng biểu tình trên đường không chỉ hoảng loạn mà còn hung hăng hơn trước gấp bội, liền lập thành những hàng rào sống dày đặc bao quanh nguồn phát ra tiếng súng. Một chốc sau không còn tiếng súng nữa.
Xe cấp cứu tới ngay tức khắc, những y sĩ trên đó đã đưa người phụ nữ vào trong, còn cảnh sát giao thông thì chỉ phải làm việc của họ là mang chiếc xe của nạn nhân đi nên họ hoàn toàn vô hại trong mắt người biểu tình.
Vậy là bọn cờ đỏ đã lộng hành, lộng hành thật rồi – Khoa trộm nghĩ, ngay khi vừa khởi động máy xe một lần nữa và đi thẳng về nhà. Chúng nó bây giờ nhân lúc biểu tình chống Trung Quốc và hội nghị Thành Đô đã được tháo xích và thả tự do để bọn chúng cắn bậy người dân. Ở Hồng Kông thì, ờ, bọn chúng chỉ bị chụp ảnh và đưa lên mạng, còn sau đó thì không biết, nhưng nếu ở Việt Nam thì quá rõ – ai dám nổ súng giữa chốn công cộng thì thằng đó chắc chắn sẽ không bao giờ bị để yên, và chỗ đó càng đông thì xác suất bị hành hội đồng càng cao.
Vừa về đến nhà, nó đã thấy Linh đứng ngồi không yên với ánh mắt đầy lo âu và căng thẳng. Vừa thấy Khoa về, cô gái như thể vừa mới thấy một người bị đuối nước mà vừa được cứu sống.
"Em... em không bị sao chứ?", hai tay chị nắm lấy đôi vai nó. "Hồi nãy chị đi ngoài đường và nghe thấy tiếng súng nổ..."
"Em không sao... Nhưng nếu chị hỏi người ta thì có người sẽ nói là có sao đấy.", Khoa khép cửa lại, cùng chị ngồi vào nệm, biểu lộ rõ sự bàng hoàng, ám ảnh vì phát súng ban nãy. "Chính em vừa thấy một vụ tai nạn giao thông, mà vụ tai nạn đó là do một tên cờ đỏ đã nổ súng, và phát súng hụt kia đã gây ra vụ tai nạn đó. Em còn nghe thấy một tiếng súng nữa, rồi em đi về luôn."
"Chị hiểu rồi... Nãy chị cũng tình cờ đi ngang qua cái đoạn đó. Phải công nhận là sợ thiệt chứ, mà cũng hên cho chị em mình là được về nhà an toàn. Tối nay mình ăn gì nhỉ, chứ giờ chị chẳng dám ra đường nữa."
"Em chẳng biết là nên ăn gì, nên đã ra siêu thị mua sẵn mấy gói mì đây nè chị.", Khoa tháo ba lô, mở khóa kéo ra, để lộ bên trong là cả tá gói mì và đồ ăn sẵn được Khoa mua trước để đề phòng trường hợp không thể ra khỏi khu trọ.
"Giỏi lắm em!", đôi mắt của chị như bừng lên hi vọng. "Giờ mình nấu cơm nha."
"Chị muốn ăn thịt hộp à?"
"Ừ. Tối nay mình ăn cơm với thịt hộp thôi."
Chập tối hôm đó, bữa cơm đơn giản đã được nấu xong. Hai chị em chẳng nói chuyện nào khác cả ngoài chuyện biểu tình.
"Thực tình mà nói thì chị chẳng hiểu tại sao tự nhiên ngoài đường lại biểu tình rầm rộ như vậy cho đến khi chú ý đến mấy cái biểu ngữ... Thì ra là người ta biểu tình để chống Trung Quốc."
"Trung Quốc mà chị, từ khi có mật ước Thành Đô thì bọn nó đã bắt đầu rắp tâm muốn nuốt chửng nước ta rồi. Mạng xã hội bây giờ khuyến khích người ta thể hiện lòng yêu nước cũng là chuyện dễ hiểu mà."
"Hồng Kông biểu tình á em?", Linh suýt đánh rớt đôi đũa.
"Chuyện đó xảy ra cả tháng nay rồi đó chị ạ!", Khoa lên giọng. "Báo đài người ta đưa tin ầm ầm về vụ đó đấy!"
"Sao chị lại không biết ta? Mà thôi kệ. Biểu tình ở đó lớn lắm hả em?"
"Cả triệu người cùng xuống đường vào cái hôm biểu tình chính thức ngày mùng chín tháng sáu đó chị ạ, và bây giờ tình trạng đó vẫn còn tiếp diễn."
"Ngày mùng chín tháng sáu... tính ra là phải hơn một tháng rồi đó. Mà biểu tình vì lý do gì vậy em?"
Khoa giải thích ngắn gọn cho chị mình nghe về lý do người Hồng Kông biểu tình. Nghe xong, cảm thấy có lýnên Linh gật gù. Linh có phần hiểu rằng, tinh thần biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông đã lây lan sang tận trời Việt và đang tung hoành tại đây. Cũng như em trai mình, Linh cũng hiểu rằng sự cai trị hà khắc của chính quyền đảng cộng sản Trung Quốc là nhân tố chính khiến Hồng Kông đòi dân chủ, và dự luật dẫn độ là cú thúc đẩy mạnh nhất và cũng là cuối cùng khiến Hồng Kông đứng lên, và đó là yếu tố chính khiến cho Linh cũng có cảm tình với những người dân Hồng Kông trong công cuộc bảo vệ nền dân chủ và nhân quyền của họ.
"Nói thực với em, chị cũng ủng hộ bên đó biểu tình.", Linh đáp. "Và chị cũng nghĩ rằng lửa Hồng Kông đã lây lan đến tận bên đây. Ý chị là, Hồng Kông biểu tình cũng là một trong những nguyên do dân ta biểu tình đó."
"Cái đó thì em cũng hiểu mà. Cũng nhờ thằng bạn em ở trên Đà Lạt đó đấy."
Kết thúc giờ cơm, Linh kiếm quần áo ngủ, chui vào nhà vệ sinh thay đồ và leo lên góc sinh hoạt "thần thánh" của mình, trong khi Khoa ngồi trên chiếc bàn học bệt của nó, giở máy tính ra, chủ yếu là làm công việc xử lý những tấm ảnh mà nó chụp được từ hồi chiều. Tất cả những tấm ảnh đó đều là những phô ảnh quý giá để làm xúc tác cho những cuộc biểu tình trong nước, và Khoa biết nên gửi những tấm hình này đi đâu.
Thứ 6, 7/19/20XX.
Tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Những con người xa xứ, thế hệ cũ có, thế hệ trẻ có, đi thành từng nhóm lớn trong từng chuyến bay đã trở về với một mớ những hành lý xách tay khổng lồ và những nụ cười phấn khởi trên những khuôn mặt da vàng đặc trưng của người Á. Họ đến đây với và chỉ với một mục đích duy nhất: hỗ trợ những con người trực tiếp tham gia biểu tình đòi dân chủ, cả trực tiếp trên mạng lẫn ngoài đời thực.
Trong đống hành lý của họ mang theo từ những phương trời xa xôi trên thế giới trở về cố hương, ngoài hành lý và tư trang còn có một món bảo bối, đó là lá cờ vàng có ba sọc ngang màu đỏ. Có thể đối với đa số người dân Việt Nam vào thời điểm hiện tại, đó chỉ là một lá cờ biểu trưng cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa ngày trước, trong số đó thì lại có những người được mệnh danh là "Bắc Kỳ" vì họ chê bai, mỉa mai, xúc phạm đến lá cờ thiêng này – đơn giản vì những kẻ đó quá trung thành với chế độ cộng sản và chưa thể thoát khỏi sự nhồi sọ, mụ mị mà nó mang lại mà thôi. Chuyện ấy xảy ra quá thường xuyên, đặc biệt là ở đại đa số những lớp trẻ đã từng bị nhồi sọ quá nặng nề dưới nền giáo dục cộng sản cho nên bây giờ không bàn đến nữa, mà chuyện đáng nói ở đây là lá cờ vàng đã thực sự trở lại chính cố hương của nó, là lá cờ của dân tộc từ giai đoạn trị vì của các hoàng đế triều Nguyễn từ vua Thành Thái đến vua Khải Định (1890-1920); trong giai đoạn này lá cờ vàng ba sọc đỏ còn được gọi là Đại Nam Quốc Kỳ và nó đã được tiếp tục sử dụng bởi Ngô Đình Diệm làm quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa.
Một khi đã nhắc đến lá cờ vàng ba sọc đỏ thì cụm từ được sử dụng nhiều nhất bởi dân "Bắc Kỳ" chính là hai chữ "3 que". Thực ra từ "3 que" là từ đến từ miền Bắc, có ý chỉ cái que diêm để nhóm lửa, que xỏ lá để vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện (số là miền Bắc thời đó chưa có giấy vệ sinh nên phải lau hậu môn bằng que rồi chọc vào cái lá để làm sạch tạm thời cái que đó) và que còn lại chính là chiếc que để cài lại dép râu khi nó bị tuột (ngày trước người ta cắt lốp xe thành hình bàn chân, cắt thêm lốp cao su thành những sợi dây để ghép lại thành đôi dép cao su, vốn dĩ đã gắn liền với hình tượng của Hồ Chí Minh trong mắt dân Bắc). Nguồn gốc của cụm từ "3 que" là thế đó, và thực ra thì những ai nói ra cụm từ này để chỉ lá cờ vàng ba sọc đỏ, chín mươi chín phần trăm là không hiểu được cụm từ ấy nguyên gốc của nó nghĩa là gì. Mà thôi, không biết không có tội, những kẻ chẳng hiểu lịch sử theo nhiều chiều hướng thì có chửi cờ vàng cũng chỉ là những kẻ bị quy thành tội thiếu hiểu biết mà đem những cái quan điểm ngu dốt ra khoe với nhau, rồi tự làm đau, tự thốn lẫn nhau.
Dù sao đi nữa, lá cờ vàng chính là thứ nằm ngoài "dự liệu" của lực lượng dư luận viên trên khắp cả nước – bọn nó cứ nhảy vào các diễn đàn dân chủ mà thách thức người ta về nước đi để bọn nó chờ sẵn, và thế là chẳng có một lời lẽ nào công khai với nhau, họ, có thể dùng hình ảnh biểu trưng là lực lượng "cách mạng" chống cộng, đồng loạt "nhảy ập" về nước, ambush từ cửa máy bay vào. Lúc này thì các bạn đã nhận ra đâu là lực lượng cách mạng thực thụ rồi chứ, những người mang cờ vàng hay những kẻ thờ cờ máu sao vàng?
Ở sân bay Đà Nẵng, có những nhân viên an ninh nhưng thực chất là những thành viên của băng đảng chống cộng khổng lồ của gia đình Tuấn Ngọc, họ thấy được lực lượng tân cách mạng, bèn đồng loạt gửi tin nhắn về cho gia đình nhà Ngọc, và Ngọc là người đầu tiên nhận được những tin nhắn đó. Biết rằng mình nên làm gì, Ngọc nhắn lại với họ rằng:
Bí mật bảo vệ họ. Không được để họ phát hiện ra.
Trả lời xong hết chừng đó tin, Ngọc nhìn ra cửa sổ căn hộ một lần nữa mà nở một nụ cười đầy sát khí dành hẳn cho cộng sản Việt Nam.
II - PHẢN ỨNG VỀ BÃI TƯ CHÍNH
Thứ 2, 7/22/20XX.
Những lá cờ vàng bắt đầu xuất hiện trên đường phố Đà Nẵng, kèm thêm những băng rôn có nội dung ủng hộ lật đổ đảng cộng sản. Sài Gòn có mặt nhiều hơn, nhưng Hà Nội chưa có. Chú ý là Hà Nội chưa xuất hiện cờ vàng vì lực lượng cơ động đàn áp ở đó đang ở mức đông nhất, cũng phải ngang ngửa với những quận trung tâm, nơi có nhiều người đi biểu tình nhất ở Hồng Kông. Họ hiểu, đó là tự rước khủng bố vào người nên họ không vội giơ lá cờ này ra.
Trong khi đó, ngoài biển Đông, bãi Tư Chính.
Căng thẳng ở đây tiếp tục leo thang vì không có một phía nào chịu nhượng bộ lẫn nhau: các tàu Trung Quốc vẫn cứ khăng khăng bằng tiếng Tàu giản thể rằng họ chỉ đến đây để tham khảo địa chất, trong khi các tàu cảnh sát biển Việt Nam (và thêm một vài ca nô có chứa lính hải quân Việt xuất cảng với sự cho phép của cấp trên) liên tục cáo buộc rằng phe "nước ngoài" đang cố gắng "tham khảo địa chất" để xâm lấn bãi Tư Chính cho bằng được, bởi đây là khu vực trọng yếu của biển Đông, nằm trên "đường lưỡi bò". Tuy vậy, những phát súng vẫn chưa được phát động, mà hai bên chỉ kéo quân đến dằn mặt lẫn nhau là hành động giới hạn cao nhất trước khi bất cứ bên nào nổ súng, bởi hễ bất cứ bên nào nổ súng là đã đụng phải những vấn đề pháp lý của nhau rồi.
Trước những tình huống đó, ở bộ phận ngoại giao của đảng đã có một bài phát biểu bằng tiếng Anh, nội dung như sau:
Bộ ngoại giao chúng tôi cực lực phản đối hành động xâm phạm bãi Tư Chính của Trung Quốc trong suốt ba tuần vừa rồi, kể từ ngày 1 tháng 7.
Được biết, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc ngày 1 tháng 7 vừa qua đã được phát hiện là đang đi vào địa phận của bãi Tư Chính, cách bờ biển Vũng Tàu một trăm sáu mươi hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc sáu trăm hải lý. Hiện giờ các tàu cảnh sát biển của Việt Nam và các tàu tham gia hộ tống tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc hiện đang đối đầu với nhau rất căng thẳng, và hiện giờ chưa có bất kỳ một tiếng nổ súng nào trên bãi Tư Chính. Chúng tôi rất lo ngại về những vấn đề pháp lý do Trung Quốc đã giăng sẵn trên phần thềm lục địa ở Tư Chính cũng như trên toàn bộ một triệu cây số vuông của khu vực biển Đông, và chúng tôi đề nghị vấn đề này nên được đưa ra hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc để tranh luận và đưa ra tòa án quốc tế để xét xử.
Chúng tôi xin hết.
Đó chỉ mới là một bài phát biểu ngắn gọn, dễ hiểu dành cho công luận quốc tế, và những gì tác giả sẽ nói tiếp theo chính là bài viết của đại sứ Nguyễn Trường Giang có tựa đề "Chúng ta không thể để mất biển, mất đảo được", được đăng trên báo Tuổi Trẻ cùng nhiều trang báo điện tử khác:
Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 năm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo.
Hiện nay chúng ta đang đứng ở thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc. Vì sao? Vì chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược căn cứ theo các tiêu chí, định nghĩa của Liên Hiệp Quốc mà Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua năm 1974. Chúng ta phải kết luận rằng, chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược trên biển lớn nhất trong lịch sử nhân loại (trên đất liền thì có nhiều cuộc xâm lược lớn hơn).
Luận điểm này chúng ta phải ghi nhớ. Những gì đang diễn ra quanh Bãi Tư Chính chứng minh quá rõ ràng điều đó. Tại sao nó là thời điểm quan trọng trong lịch sử? Vì thời điểm này quyết định biển mất hay biển còn, nước mất hay nước còn. Thời điểm này quyết định chúng ta sẽ là quốc gia yếu ớt hay là quốc gia bản lĩnh, hùng cường.
Những diễn biến quanh Bãi Tư Chính là thời khắc rất quan trọng trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của chúng ta. Tôi cho rằng đây là cuộc chiến chiến lược, giống như Điện Biên Phủ năm 1954, như trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Nó quyết định bước ngoặt trong cuộc đấu tranh trên biển của chúng ta. Nó có tính chất hết sức chiến lược, kết quả của nó sẽ quyết định tương lai của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta đang đứng trước một lựa chọn rất khốc liệt. Có một vài người cho rằng: "Trời ơi, chúng ta làm sao có đủ tiềm lực để giữ được biển đảo; chúng ta phải duy trì hòa bình, ổn định vì có hòa bình, ổn định mới có thể phát triển. Hôm nọ tôi kinh ngạc xem một clip nói rằng, chúng ta không có đủ tiềm năng để chiến đấu", rằng nếu có mất một ít biển đảo thì cũng không tác động lớn đến chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tôi thật sự kinh ngạc khi nghe có người cho rằng, họ mạnh ta yếu, ta chống giữ thế nào. Rằng mấy hòn đảo xa xôi ngoài kia làm sao mà ta phải chiến đấu, bảo vệ đến cùng vì như thế có thể dẫn đến chiến tranh, làm sao có hòa bình, ổn định. Xin thưa, nếu nước không còn, nếu biển không còn, còn đâu là hòa bình, còn đâu là ổn định. Đó là chân lý đơn giản.
Trong thời điểm lịch sử này, là chúng ta phải đối diện với sự lựa chọn: Chúng ta có để mất Bãi Tư Chính hay không? Liệu có một Scarborough 2012 hay không? Chính hôm nay, chúng ta phải quyết định. Qua vụ Bãi Tư Chính này, chúng ta nhận rõ hơn dã tâm của họ quyết tâm biến Biển Đông thành ao nhà của mình. Vậy người Việt Nam có lựa chọn như thế nào? Chúng ta có lựa chọn phải xin phép họ để đến tiếp tế cho các chiến sỹ của chúng ta trên đảo hay không? Chúng ta có chấp nhận không? Chúng ta có chấp nhận chúng ta là một dân tộc hèn yếu hay không? Chúng ta có chấp nhận chúng ta mất phẩm giá quốc gia hay không?
Lúc này là lúc lựa chọn.
Tôi cho rằng, tuyệt đại đa số người Việt Nam lựa chọn phải giữ được biển, phải giữ được nước. Chúng ta phải lựa chọn xây dựng được đất nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng để không một quốc gia, dù hùng mạnh đến đâu, có thể bắt nạt chúng ta, có thể xúc phạm phẩm giá quốc gia của chúng ta, có thể xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, có thể xâm phạm vùng biển của chúng ta!
Trên thế giới này, có 10 quốc gia mà không một ai có thể và dám xúc phạm đến họ - Việt Nam chúng ta nằm trong số đó. Nhưng phẩm giá quốc gia đang bị thách thức, làm sao chúng ta có thể chấp nhận ở ngay trên vùng biển của chúng ta mà lực lượng chấp pháp của chúng ta bị xua đuổi?!
Chúng ta phải giữ bằng được Bãi Tư Chính!
Thứ nhất là nhận diện về Bãi Tư Chính. Nếu chúng ta không nhận diện đây là cuộc xâm lược, thì có người sẵn sàng nói, chã nhẽ vì nó mà chiến tranh. Nhận thức là rất quan trọng.
Thứ hai là lý trí. Lúc này là lúc họ áp dụng chiến thuật dưới mức chiến tranh triệt để, đặc biệt khi họ đang trải qua cuộc chiến tranh thương mại. Nếu họ bắn một phát súng, chắc chắn họ sẽ dẫn đến cuộc suy vong. Giấc mộng của họ chắc chắn sẽ bị chôn vùi dưới đáy biển này. Không chỉ các nước trong khu vực, rất nhiều nước khác đang chờ đợi cơ hội này để đánh con hổ đang trỗi dậy sụp xuống. Rất nhiều quốc gia đang chờ đợi thời điểm đó. Vì thế, chúng ta phải đủ mạnh mẽ, đủ tỉnh táo. Họ sử dụng chính sách dưới ngưỡng chiến tranh, sử dụng chiến thuật vùng xám, gần miệng hố chiến tranh để mọi người sợ hãi. Tuy nhiên, sẽ có xung đột, va chạm dữ dội. Đó là cuộc đấu tâm lý.
Nếu chúng ta chuẩn bị cho chiến tranh, chúng ta sẽ có hòa bình. Đó là binh pháp Tôn Tử.
Có thể có người nói, nhận xét của tôi có chút cực đoan. Tôi nói, niềm tin là cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta tin rằng, chúng ta giữ được biển, giữ được Bãi Tư Chính, chúng ta sẽ giữ được. Niềm tin là vô cùng quan trọng, là cơ sở giúp chúng ta có đủ sức mạnh để giữ biển đảo.
Mà biển là của mình, đảo là của mình, chúng ta không có sức mạnh nào cũng giữ được. Có nhiều người đang nhầm lẫn về thời đại chúng ta đang sống. Thời đại này khác các thời kỳ trung cổ. Làm sao cứ so sánh họ mạnh, ta yếu. Xin lỗi, đó là sự so sánh ngu xuẩn. Tôi xin thưa, đây không phải là thời kỳ trung cổ. Thời đại của chúng ta đang sống là thời đại của thế kỷ 21. Trật tự an ninh đã được xác lập sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai vẫn đang tồn tại. Hệ thống luật pháp quốc tế vẫn đang tồn tại, 99% cam kết quốc tế vẫn đang được thực hiện nghiêm chỉnh.
Đúng là ngày nay, các nước vẫn sử dụng vũ lực, nhưng phải có cớ mới sử dụng vũ lực được. Cái cớ của họ là gì? Bãi Tư Chính là của họ? Chúng ta là kẻ cướp biển, cướp đảo của họ? Họ chứng minh được việc này thì họ mới có thể bắn. Nhưng làm sao họ chứng minh được! Họ không thể chứng minh được!
Tôi cho rằng, trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng ngăn được các dàn khoan của họ vào vùng biển của chúng ta. Lý do là chưa một quốc gia nào trên thế giới này làm được việc đó. Nếu làm được thì người Mỹ, người Nhật đã chiếm sạch biển của thế giới rồi. Không một ai có thể dùng vũ lực để chiếm biển cả. Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 ăm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo.
Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý khách quan, thuyết phục để bác bỏ chủ quyền của họ ở Hoàng Sa, Trường Sa, đường lưỡi bò. Đây là công cụ vô cùng quan trọng, là niềm tin quan trọng. Nhất định chúng ta giữ được.
Câu chuyện lòng dân là cực kỳ quan trọng. Nếu Biển Đông nằm trong trái tim của mỗi người Việt Nam, Biển Đông không bao giờ mất được. Nếu chúng ta dửng dưng, vô cảm, không quan tâm đến biển thì khả năng giữ là khó. Lòng dân quyết định tất cả. Chúng ta phải có được đoàn kết dân tộc, 96 triệu người như một, chúng ta sẽ giữ được biển bảo.
Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị những phương án cần thiết nhất, không chỉ đơn giản là gửi công hàm hay tiếp xúc... Sức mạnh của chúng ta lớn lắm, danh tiếng của Quân đội Nhân dân Việt Nam lớn tương đương 50 sư đoàn được trang bị hiện đại nhất. Nhiều nhà ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc đã nói với tôi như vậy. Họ kính nể Việt Nam.
Tuy nhiên, truyền thông của chúng ta về vụ việc này còn hơi khiêm tốn. Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để thấy, nếu họ đưa một chân sói vào được vùng biển của chúng ta, họ sẽ đưa tiếp chân sói thứ hai, chân sói thứ ba... từ đó chúng ta sẽ mất khu vực phòng ngự chiến lược trong vùng biển của chúng ta.
Cuối cùng, thái độ nhân nhượng là không ăn thua, giữ đại cục không ăn thua. Chúng ta từng nhũn nhặn, nhân nhượng nhưng không có tác dụng, dẫn đến những diễn biến quanh Bãi Tư Chính ngày nay. Chúng ta phải có lòng tin, sự quyết tâm vì bất kỳ sự nhân nhượng nào sẽ không dẫn đến hòa bình.
Hai bài phát biểu trên đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng Facebook và được rất nhiều sự tán thưởng, ủng hộ của người dân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, và đồng thời chứng tỏ được một điều rằng khi vắng đi bàn tay điều tiết tuyên truyền của Võ Văn Thưởng và Nguyễn Mạnh Hùng thì những kẻ hoạt động trong bộ máy cầm quyền mà bất mãn với cách quản lý đất nước của đảng cộng sản được thể vùng lên mà hoạt động, tha hồ phun nhả những điều cấm kỵ mà đảng không muốn cho người dân biết, với mục đích thanh trừ lẫn nhau và gây suy giảm niềm tin của những bộ phận người dân còn lại vẫn tin vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, vốn là nỗi lo sợ kinh hoàng nhất mà chính đảng cộng sản phải lo lắng tới.
Trong đảng cộng sản, những người đảng viên mà chỉ cần có những chính kiến "sai lệch" hoặc đối lập với chính kiến chung của cả đảng, thì dù ngoài mặt gọi nhau là đồng chí nhưng bên trong vẫn luôn tìm đủ mọi cơ hội để đâm sau lưng lẫn nhau, và bây giờ là khoảnh khắc thích hợp nhất để "tệ nạn" này xảy ra – những đảng viên có những phát biểu trái ý đảng như vậy, một người vì dân thì chín người còn lại muốn chính tay mình thanh trừng người đó, hoặc là cả thế lực mà lấy người đó làm đại diện, và những đòn roi mà Leon Trotsky – một đảng viên đảng cộng sản Liên Xô vốn bất mãn với đường lối hoạt động của Stalin – phải hứng chịu từ chính nhà độc tài cộng sản vĩ đại nhất Liên Xô đã minh chứng rất rõ điều này. Tác giả dám cá một điều rằng nội bộ đảng cộng sản luôn luôn nằm trong trạng thái lục đục vì phải liên tục cảnh giác và xử lý những định kiến trái ngược với cương lĩnh, lý luận chung của đảng, và đối tượng nhắm tới của hành động xử lý này không có giới hạn hay trường hợp ngoại lệ nào, trừ khi đó là Tổng Bí thư của đảng cộng sản với những hành động hack sập đảng trong âm thầm và lặng lẽ được gây ra bởi chính người đó (điển hình như là Gorbachev, chính ông đã mượn chức Tổng Bí thư đảng cộng sản Liên Xô, cho phép nới lỏng quyền tự do ngôn luận để từng bước đánh sập hệ thống nhà nước cộng sản cho đến khi chính thức thành công vào ngày 25 tháng 12 năm 1991). Điều này cũng dẫn đến hệ quảtất yếu là chỉ có cộng sản mới là công cụ hữu hiệu nhất để tiêu diệt cộng sản màthôi.
Thứ 3, 7/23/20XX.
Thái: "Biểu tình đã kéo dài được bao lâu rồi nhỉ?"
HA: "Mới có chục ngày thôi."
HA: "So với Hồng Kông thì Hồng Kông được một tháng hơn rồi."
K: "Mọi người có bị đạn lạc không?"
HA: "Không sao."
TN: "Không sao."
Oanh: "Chị cũng không sao hết."
Trí: "Đà Lạt thì đang suy yếu dần."
Trí: "Người ta ít đi biểu tình hơn nhưng biểu tình vẫn cứ tiếp diễn."
K: "Bãi Tư Chính thì tiếp tục căng thẳng..."
TN: "Cơ mà mãi đến tận bây giờ bộ Ngoại giao mới có được những phản ứng ra hồn."
TN: "Mọi người đọc tin hết chưa?"
K: "Rồi."
K: "Bài phát biểu trước thế giới tuy ngắn nhưng cũng đã có sức hút rồi đấy."
K: "Ít ra thì cũng đã thoát khỏi cái việc sử dụng hai chữ quan ngại."
Thái: "Đúng thế thật."
Thái: "Với cả bài viết của đại sứ Nguyễn Trường Giang nữa."
Thái: "Hi vọng là một hai tuần sau không bị xóa theo những gì đảng muốn."
Trí: "Phải rồi..."
Trí: "Những bài viết không đúng theo ý đảng là bị xóa mà."
Trí: "Bây giờ chúng ta đã loại bỏ đi bàn tay điều tiết thông tin của ban Tuyên giáo và bộ 4T rồi thì các bài viết này bắt đầu mọc lên như nấm."
Trí: "Chưa bị xóa là hay rồi."
TN: "Bây giờ thời cơ đã đến."
TN: "Thời cơ tấn công Nguyễn Phú Trọng đã chín."
TN: "Chúng ta cùng tới Hà Nội tra khảo chúng nó chứ?"
HA: "What!?"
HA: "Tới Hà Nội luôn á?"
HA: "Xa vậy!?"
TN: "Du lịch Hà Nội tí thôi mà."
TN: "Đi tập thể luôn – gia đình tao bao đấy."
HA: "Tức là nhà mày định đi Hà Nội?"
TN: "Ừ."
K: "Bao được cả chúng ta là giàu lắm đấy!"
TN: "Nhà tao giàu nhưng không phải là dân tư bản đỏ đâu."
TN: "Toàn móc trộm của tư bản đỏ rồi cất của riêng hoặc chia lại cho dân nghèo không à."
TN: "Cỡ như mấy đồng chí có nhà trăm tỷ là băng đảng tao gửi đạo chích tới đó móc vài cọc đem về."
TN: "Chứ trộm của nhà dân làm gì, đúng không? Vừa thiệt cái thân lại chả được bao nhiêu cả."
HA: "Hợp lý!"
HA: "Bây giờ..."
HA: "Tao sẽ đi du lịch Hà Nội chung."
K: "Uhm..."
K: "Chắc là tao cũng đi đấy."
K: "Miễn là chị tao đồng ý thì đi đâu cũng được."
Thái: "Tao cũng xin một slot."
Oanh: "Chị nữa."
Trí: "Anh cũng định tới Hà Nội vì có chút công chuyện ở đó."
H: "Tư thù gì với bọn bò đỏ ngoài đó à anh?"
Trí: "Rồi anh và các em sẽ biết thôi."
H: "Nhân tiện..."
H: "Anh quyết định..."
H: "...sẽ off duty vô thời hạn và đi cùng với mọi người tới Hà Nội."
HA: "Anh chơi lớn off ngành luôn á?"
H: "Thật mà."
H: "Bản thân anh đang dần cảm thấy ngành công an không còn trụ vững được..."
H: "Hiện tại là biểu tình liên miên, kéo theo đó là đàn áp, bạo lực cảnh sát khắp nơi."
K: "Ít ra thì anh cũng đã có những suy nghĩ giống với một số cựu cảnh sát Hồng Kông rồi đấy."
Thái: "Nể anh thật."
Thái: "Cảnh sát Việt cộng hầu như chẳng ai có được suy nghĩ như anh..."
TN: "Cảnh sát Việt cộng trăm bà ngàn ông như một hết mà."
TN: "Tư duy trung với đảng được đặt lên hàng đầu éo bao giờ thay đổi."
K: "Mà mọi người có để ý một điều là..."
K: "Thằng An không có mặt cùng chúng ta trong cuộc trò chuyện này."
HA: "Ừ nhỉ."
HA: "Ít ra vẫn có người nhớ tới nó chớ nhỉ?"
HA: "Nó có nhiều chuyện hay để nói mà."
Trong khoảng thời gian này, mọi người hoàn toàn không biết An đang làm gì bởi vì nó đã tạm offline để trông chừng bố vào những ngày tiếp theo sau cái ngày hôm chủ nhật đó (xem lại chương trước). Thậm chí đến cả sau đám tang của bố nó, An vẫn không vào nhóm chat để nói chuyện cùng với các thành viên hội TCQĐĐ. Nguyên nhân có lẽ là vì chưa thể vượt qua được nỗi buồn vì mất người thân và mẹ bị tai nạn phải hôn mê trong viện, và còn phải tính toán chuyện kinh tế cho quán cà phê nhà nó. Những điều này, vì An không chia sẻ nên chẳng ai trong hội biết cả.
Thứ 5, 7/25/20XX.
Trong khoảng thời gian đất nước sôi sục này, hải quân bắt đầu sục sôi vì bãi Tư Chính cũng như các khu vực khác có thuyền chiến của Trung Quốc xâm lấn.
Một số cựu sĩ quan hải quân và quân đội đã bắt đầu tự tổ chức các "hội nghị Diên Hồng", thu hút rất nhiều người cùng tham gia ở khắp các tỉnh miền Nam. Những "hội nghị" như thế này được tổ chức vào những ngày đẹp trời, không cần giăng mái che, và tất cả đều có chung một câu hỏi:
"BÂY GIỜ TRUNG QUỐC ĐÃ XÂM LẤN BÃI TƯ CHÍNH CỦA NƯỚC TA, NÊN HÒA HAY NÊN ĐÁNH?"
Và cũng có chung một câu trả lời, muôn người như một, đồng thanh vang dội như tiếng sấm động vào những ngày giông bão:
"ĐÁNH!"
"ĐƯA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ!"
"QUYẾT KHÔNG ĐỂ CHO CHÚNG NÓ TIẾP TỤC XÂM LẤN BIỂN ĐÔNG HAY ĐẤT LIỀN THÊM NỮA!"
Khí thế của những "hội nghị Diên Hồng" này đều rất sôi sục. Những nam thanh trai tráng từng trải qua một năm rưỡi đi nghĩa vụ quân sự, nay có dịp được thể hiện trên chiến trường thực sự, họ háo hức được lên đường nhập ngũ một lần nữa để bảo vệ quê hương. Thế là hàng hàng lớp lớp những người như thế đồng loạt quay trở lại quân ngũ. Đó chỉ mới là những công dân từng phục vụ trong quân ngũ thôi nhé mà đã như vậy rồi, và đây là điều mà không ai có thể tưởng tượng được.
"Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã âm thầm vang lên mà không ai hay biết, mà chỉ có những người thực sự yêu thích nhạc của vị cố nhạc sĩ mới có thể cảm nhận được linh hồn bài hát được thể hiện khắp nơi trên đất nước này.
III – LÁ THƯ CỦA NHỮNG KẺ BẮT CÓC
Thứ 4, 7/31/20XX.
Đà Lạt.
Thành phố sương mù đã lại tiếp tục biểu tình một lần nữa, và lần biểu tình này là để tiếp tục phản đối dự án cải tạo lại khu vực chợ Đà Lạt, khu Hòa Bình và yêu cầu cục Tài nguyên và Môi trường phải có biện pháp xử lý gấp rút để hạn chế tác hại của núi rác khổng lồ ở Cam Ly.
Thành phố Đà Lạt thường được biết đến vì sự rực rỡ của những bông hoa và khí hậu mát mẻ lý tưởng, nhưng lại ít ai biết được về sự tồn tại của núi rác Cam Ly – "tọa lạc" tại khu vực hẻo lánh của phường 5, đó là nơi mà đủ loại rác thải trên đời khắp tứ phương trong thành phố Đà Lạt (đương nhiên là những khối rác đó không được xử lý cẩn thận) được tập kết lại tại nơi đây, và lâu dần, lâu dần, chúng chất hết lại thành cả những dãy núi rác điệp trùng bao quanh một "ốc đảo xanh", đi qua đó là toàn một mùi hôi thối đến mắc ói bốc lên, kéo theo đó là cả một mớ ruồi bọ lúc nhúc làm tổ và sinh sôi, đông đặc đến nỗi ai nghe đến cũng phải tránh xa, và người ta chẳng ai dám làm nhà ở gần đó dù đã cách xa tới tận nửa cây số vì mùi rác ở đó dày đặc và lan đi rất xa, nếu như xảy ra cháy thì khi đống rác đó cháy, khói bụi và các chất độc hại sản sinh ra từ việc đốt cháy nylon sẽ lan tỏa dày đặc bao trùm hết cả thành phố và Đà Lạt sẽ có nguy cơ cao trở thành Hà Nội hay Sài Gòn vào thời điểm hiện tại, bởi mức độ ô nhiễm gây ra khi hơn hai trăm tấn rác này bị đốt cháy thậm chí còn nặng nề gấp chục lần so với việc cả chục cái nhà máy nhiệt điện than cùng đặt xung quanh một thành phố.
Dạo gần đây, núi rác ấy đã quá cao, quá lớn, quá chênh vênh, và chuyện gì đã xảy ra tiếp theo? Núi rác đã đổ sập, kéo theo đó những đống rác to vĩ đại, tràn ào ạt xuống vùng trũng như nước lũ, rơi thành từng tảng ập xuống những vườn rau, nhà kính của nông dân. Chính lý do ấy đã không thể nào chính đáng hơn được nữa để có thể tổ chức mít tinh và biểu tình hành động vì môi trường.
Còn về việc phản đối lại dự án cải tạo lại khu vực chợ Đà Lạt thì, mời quý vị độc giả xem bức ảnh này.
Có ai để ý thấy ở góc trên bên trái của chợ Đà Lạt có một tòa nhà kính kệch cỡm nào đó không? Đó chính là điều mà tác giả sắp nói đây.
Bản thân tôi cho rằng dự án này đã vô tình giết đi vẻ đẹp mỹ quan truyền thống của thành phố. Việc thay rạp chiếu bóng Hòa Bình thành một tòa nhà kính "hiện đại một cách lạ hoắc và kỳ cục" đã vô tình xóa bỏ đi một miền ký ức mang tính di sản còn sót lại về một thành phố du lịch có bề dày lịch sử của nó – rạp chiếu bóng ấy vốn là niềm tự hào của người dân xứ này, và trước khi có CineStar ở khu vực Big C thì đây đã là tuổi thơ của khá nhiều người trong thành phố, từ bé họ được coi phim ở đây, và đối với những du khách tứ phương tham quan nơi đây, họ luôn tìm được hướng đi nhờ cái tháp cao chót vót của nó. Những bậc thang, bức tường, luống hoa check-in sống ảo, những đồi thông xanh mướt có khi chưa thể so sánh được với "nhân vật lịch sử" đặc biệt này, cùng với Dinh Tỉnh trưởng. Nếu như Dinh Tỉnh trưởng hay rạp chiếu bóng Hòa Bình mà bị dời đi, thay thành một công trình kiến trúc nào đó quá xa lạ, kệch cỡm thì liệu rằng đó có còn phải là Đà Lạt trong tâm trí của những người đã từng ghé thăm nơi đây không? Đối với những kẻ chỉ biết chăm chăm vào lợi ích nhóm trong vụ này thì họ không hề có câu trả lời xác đáng. Ngay từ đầu đích đến của họ cũng chỉ là tiền, và tiền, cho dù có phải đốt cả dãy Trường Sơn mà chỉ cần hưởng được một chút lợi lộc nhỏ nhoi thì họ cũng sẵn sàng làm.
Đường Hùng Vương cắm quân biểu tình không nhiều, nhưng quán nhà An đông khách là do những người biểu tình ghé lại nghỉ giải lao – An để ý rằng họ cũng mang khẩu hiệu bên mình và đặt nó tựa lên những chậu cây trong khuôn viên quán. An hoàn toàn hoan nghênh điều này, và nó tính tiền rẻ hơn ba mươi phần trăm so với giá thực sự đối với những ly nước ép trái cây của những người sử dụng khẩu hiệu. Hồng cùng làm việc với An và chị nhân viên mà gia đình nó đã thuê trước đó, ban đầu không để ý nhưng sau đó cô nàng đã ủng hộ An nhiệt tình việc này.
Mười hai giờ trưa là kết thúc ca sáng. Người ta lần lượt ra về dù rằng biểu tình vẫn tiếp tục tiếp diễn ở trung tâm thành phố. An thầm nghĩ, họ sẽ tạt vào ăn trong các tiệm ăn hay nhà ăn ở trong chợ và lấy những chỗ đó làm nơi nghỉ ngơi. Đôi tay nó dọn dẹp cái bàn mà những vị khách cuối cùng ngồi ở đó đã rời khỏi, mang từng khay một xuống bếp.
Quán nó hiện giờ còn vài người khách nữa. Một trong số họ vừa uống cà phê, vừa đọc báo. Bưng xong khay cuối cùng và đi dạo một vòng mà đi ngang qua người khách đó, An liếc qua màn hình điện thoại đang hiển thị màn hình tin nhắn Messenger. Nhắc đến Messenger, nó sực nhớ ra một tin nhắn gửi tới nó hồi tối qua mà nó chưa có dịp để đọc – nó mở đồng hồ ra kiểm tra, quả thực là có tin nhắn, và người gửi chính là Bình.
Nó sực nhớ ra một tin nhắn gửi tới nó hồi tối qua, – nó mở đồng hồ ra kiểm tra, quả thực là có tin nhắn, và người gửi chính là Bình.
"Cứu tao với!"
"Có người đến đột nhập vào nhà tao"
Đọc lướt qua hai mẩu tin nhắn, An thất kinh, bèn chụp vội chiếc chìa khóa xe máy, bảo Hồng canh quán giùm nó và chạy ra xe. Cắm chìa khóa xe, vặn chìa tới chữ ON, đề xe cho máy nổ, An chạy thẳng một mạch tới nhà của Bình, lưng nó cúi xuống hướng về phía trước như thể đang đua xe.
Tới nhà của Bình, mọi thứ trước mắt nó giống y hệt như những gì trên báo đăng. Cửa nhà Bình bị phá vỡ khóa, chạy vào trong thì mọi thứ đã bị phá tanh bành: bàn vỡ làm đôi, cái TV bị đấm vỡ màn hình và có máu dính trên đó. Trên sàn nhà, có một con dao gọt trái cây cũng dính đầy máu.
"Bình! Bình ơi! Có ai không?"
Nó kêu lên xem thử còn ai trong nhà không. Không có tiếng trả lời trong vòng nửa phút đầu kể từ khi An bắt đầu kêu.
An ập thẳng vào phòng của Bình, phòng nàng gần như vẫn còn nguyên vẹn ngoại trừ tủ quần áo và đống quần áo chất đống trên sàn và cái chăn đã bị ném ra khỏi giường. Mấy ngăn tủ đã bị lục lọi, và An phát hiện ra chiếc điện thoại đã bị đập vỡ và cái ốp lưng hình con heo quen thuộc.
"Đây là... điện thoại của Bình."
Nắp khe đựng thẻ SIM của chiếc điện thoại không bị mở. An dùng chiếc kẹp tăm trên bàn học của Bình để mở nó, và khi chiếc nắp khe được gạt ra, chiếc SIM vẫn còn nguyên.
"Chiếc SIM vẫn còn... vậy là bọn nó chỉ phá cái điện thoại chứ không phá luôn cái SIM.", An để chiếc điện thoại hỏng lên bàn, phát hiện ra một tờ giấy để lại trên giường.
Gửi đến bạn trai của con gái nuôi của tao,
Nếu muốn chuộc lại con bé thì hãy đem xác của mày ra đây. Không cần tiền bạc gì hết, chỉ cần mày tới là được. Địa điểm là ở đài phun nước gần chùa Một Cột ở Hà Nội, hạn chót là ngày 10 tháng 8, vào lúc tám giờ tối. Nếu không đến sau thời điểm tao đưa ra hoặc báo cảnh sát thì đừng mong bảo toàn mạng sống của con bé, cũng như tất cả những người thân, người quen, bạn bè của mày. Tao nắm rõ được mày có bao nhiêu người là người quen, và một khi mày không đến hoặc báo công an, tao sẽ ám sát từng người một. Coi chừng mạng sống của tất cả những người đó đi, kẻo chúng tao lại không để yên đấy.
Ký tên: Dominic Dương.
An đọc xong tờ giấy, biết được ngay rằng kẻ thù của cả hội TCQĐĐ đã chủ mưu chuyện bắt cóc Bình. Dòng máu chảy trong huyết quản sôi ùng ục, nó cuộn chặt nắm tay trái, đấm thẳng vào bàn học của Bình.
"ĐM... tại sao chứ?", An nghiến chặt hàm răng. "Tên khốn ấy... hắn dám chơi trò hèn hạ này sao?"
Rồi nó đạp thẳng vào cái tủ quần áo, gào lên điên tiết:
"Hết bố mất, mẹ mình tai nạn, giờ lại đến lượt người mình yêu nhất... Bộ không còn có tai ương nào trong cuộc đời này có thể ưu tiên cho tôi được nữa à!?"
"Em..."
An ngoảnh mặt ra sau, tay cất vội tờ giấy vào túi. Là chị của Bình mà An đã gặp hồi mùng một Tết năm nay (xem lại chương 44). Vẻ mặt của chị từ thấp thỏm chuyển sang nhẹ nhõm khi thấy An.
"Em là bạn của Bình phải không?"
"Dạ. Em kiểm tra tin nhắn mới rồi thấy tin nhắn của bạn ấy gửi để cầu cứu em. Em chạy một mạch tới đây... Mọi người có ổn không?"
"Ba và anh của chị bị đánh trọng thương... giờ họ đang nằm viện. Mẹ chị đi viện, còn chị ở lại dọn dẹp căn nhà."
Sau khi bình tĩnh lại, An ngồi phịch xuống ghế sofa cùng chị của Bình.
"Chị có thể kể lại chuyện đã xảy ra được không?"
"Mọi chuyện bắt đầu vào đêm hôm qua. Ba chị ngủ ngoài phòng khách, phát hiện bọn bắt cóc, đã chống trả nhưng rồi bị chúng phang gậy, rồi sau đó là cái TV vào đầu. Anh của chị ra cản thì bị bọn nó dùng dao đâm trọng thương. Chị và mẹ chị chẳng thể làm gì được ngoại trừ việc để cho bọn chúng bắt em ấy đi...", nói đoạn, chị nghẹn ngào khóc vì nhớ lại khoảnh khắc thấy em gái mình bị những kẻ bịt mặt bắt đi. "Em à, chị xin lỗi vì đã không thể bảo vệ được người mà cả chị lẫn em đều yêu quý."
"Chị à... em hiểu cảm giác đó mà.", An cũng ngậm ngùi nhớ lại khoảnh khắc nó không thể cứu được bản thể Metaverse của bố nó trong Mementos và đành phải để cho bố chết một cái chết đã được báo trước. "Em đã không biết phải làm gì khi thấy bố sắp chết trước mắt mình... Và bây giờ... em đã lại không thể bảo vệ được người mà mình yêu lúc cô ấy cần mình nhất... Nhưng dù gì... mọi chuyện cũng đã qua rồi chị ạ."
An đứng dậy, đổi giọng quyết tâm.
"Em sẽ tìm cách chuộc em ấy về. Dù cho em có phải đi đến tận chân trời góc bể em cũng phải làm. Em biết nơi bọn chúng bắt giữ Bình ở đâu."
"Đúng rồi. Hồi nãy bọn họ để lại một lá thư, và lá thư đó... dành cho em đó."
"Dạ, đúng vậy.", An nhìn thẳng vào mắt chị. "Chị phải ở lại để chăm sóc bố và anh của chị. Chỉ cần một mình em thôi là đủ rồi. Em không dại gì mà đẩy một người phụ nữ vào chỗ nguy hiểm đâu. Em hứa, em sẽ mang em ấy về."
"Em à..."
"Chị và mọi người cứ tin ở em. Chuyện này rất nguy hiểm và em chắc chắn sẽ làm được."
Lặng đi một chút, cuối cùng chị cũng mỉm cười và ôm lấy An thật chặt như Bình đã từng làm với An trước đó.
"Cảm ơn em, cậu bạn trai yêu quý của em gái chị. Tính mạng của Bình... bây giờ chị thay mặt gia đình chị, giao cho em đó."
"Nhất định, chị à, nhất định Bình sẽ sống.", An nói khi chị buông An ra, khi ấy An quay gót về phía cửa nhà. "Em sẽ về nhà chuẩn bị mọi thứ trước khi tới Hà Nội. Chào chị, và hẹn gặp chị khi em đã giải cứu Bình về."
"Bye em. Nhớ cẩn thận đó nha!"
Về đến nhà, Hồng chạy lại chỗ An và hỏi tại sao lúc đi An lại hớt ha hớt hải thế, và câu trả lời của An được đưa ra khi nó đưa cho chị xem tin nhắn của Bình gửi đến trong điện thoại của nó.
"Tức là... người yêu của em bị bắt cóc?"
"Đúng vậy, chị ạ. Em đã chạy thẳng đến nhà em ấy và phát hiện ra tờ giấy này."
Hồng cầm lấy tờ giấy và liếc mắt qua những dòng chữ. Cô nàng đưa lại tờ giấy cho An, biến sắc hoàn toàn.
"Chị...?"
"Quả nhiên là như vậy.", Hồng bất ngờ nắm tay An, kéo An chạy vào trong nhà bếp. "Quả nhiên là tên ấy đã bắt đầu nhắm đến em, cũng như là những người thân quen đối với em."
Lúc Hồng dừng lại, cô nàng khép cửa lại và nhìn An với ánh mắt nghiêm trọng.
"Chị biết gã Dominic Dương này à?"
"Chị đã nghe ngóng tất cả về những gì mà chính phủ ta đã toan tính một khi đã đánh cắp được kết quả nghiên cứu về thế giới Metaverse của bọn chị."
"Đảng đã đánh cắp kết quả nghiên cứu về thế giới Metaverse...?"
"Đúng vậy. Đảng đã tìm thấy được tiềm năng của thế giới Metaverse trong việc phục vụ cho việc đàn áp những tiếng nói nhân quyền trong nước nên đã bí mật thành lập nên đội quân tác chiến ngầm trong thế giới đó. Mục đích của bọn chúng thì cả hai chúng ta đều biết rồi, chị không nói, nhưng trong thời điểm nước ta biểu tình như thế này thì bọn chúng cùng với lực lượng công an cơ động là những thế lực cực kỳ nguy hiểm. Bọn chúng hoàn toàn có thể tìm được bản thể Metaverse của bất kỳ ai chúng nó muốn và tiêu diệt họ, trừ khi đó là những người sử dụng năng lực Persona."
"Cái đó em hiểu.", An đáp. "Và em đã quyết định rồi. Em sẽ đi Hà Nội để đưa Bình về."
Nói đoạn, An nắm lấy hai bờ vai của chị bằng hai tay.
"Chị nghe em này. Em quyết định hết rồi, em sẽ không ngồi đó và nhìn những người thân nhất của mình phải chờ chết vì sự hèn nhát không dám đối đầu với hiểm nguy của mình đâu. Em phải chuộc lấy mạng sống của Bình, dù có chết vì điều ấy cũng chẳng sao cả, miễn là sinh mạng của những người thân quen của mình được bảo toàn. Chị hiểu ý em chứ?"
"Chị hiểu."
"Chị có phản đối gì em không?"
"Không."
Nghe chữ "không" của chị, An buông hai tay ra, bước tới chỗ để hộp tiền để xem thử sáng nay đã kiếm được đồng nào. Giống như những gì bố mẹ nó làm với cái hộp đó trước đây, An chọn ra những tờ tiền có mệnh giá từ một trăm ngàn trở lên cất vào ví tiền của nó.
"Bây giờ thế này.", An quay mặt lại nói với Hồng. "Em sẽ ứng trước cho chị số tiền lương để đề phòng trường hợp bất đắc dĩ nhất có thể xảy ra. Việc tiếp theo là, chị có thể ở lại nhà em trong lúc em đi được không?"
"Ở lại nhà em á?"
"Ừ. Chuyện như thế này em không thể làm phiền đến họ hàng được, và chị là người mà em có thể tin tưởng nhất vào lúc này. Nếu như chị muốn về nhà thì em sẵn sàng cho chị về nhà chuẩn bị đồ đạc, quần áo để qua căn chòi sau quán ở."
"Chị hiểu rồi. Bây giờ cho chị về nhà nha. Tí nữa chị về liền."
Nói đoạn, Hồng tất tả mang xe đi khỏi quán. Trong thời gian này, An chuẩn bị ba triệu đồng để trả tiền lương ứng trước cho chị, đồng thời cũng chuẩn bị giới thiệu với chị My về chị Hồng, và An định bụng rằng hai người này sẽ phải phối hợp với nhau để trông và phục vụ quán.
Hai, ba tiếng sau, Hồng quay trở lại với hai túi đồ trên người.
"Được rồi. Ba triệu đồng cho chị đây."
Hồng đưa hai tay nhận tiền từ tay An.
"Cảm ơn em."
"Ngoài ra còn thêm mấy khoản tiền nữa dùng để mua nguyên vật liệu nữa đó, em sẽ giao cho chị sau. Bây giờ, chị sẽ phải làm quen với chị bán lẩu nhúng và hủ tiếu trên kia và cách làm sữa chua nữa đấy. Cất đồ ở bên kia và theo em."
"OK."
An giới thiệu chị Hồng cho chị My trong năm phút, rồi cả hai lui lại vào bếp và bắt đầu công đoạn hướng dẫn chị làm sữa chua. An hướng dẫn kĩ càng từng bước một, và nó còn nhấn mạnh với Hồng là nó chỉ hướng dẫn cặn kẽ như thế này một lần duy nhất mà thôi.
Nồi sữa để trên bếp ga được vặn lửa lớn, An lại dặn chị tiếp:
"Bây giờ chị chỉ cần chờ thôi. Đừng cho nó sôi quá là được. Trong lúc chị chờ thì...", An bước tới cái thùng xốp dưới cái bàn bếp khổng lồ, "Chị chuẩn bị hết những cái ly thấp và những cái ly cao như thế này..." – An lấy một cái ly thấp và một cái ly cao, cả hai đều có tiết diện nhỏ đựng sữa chua để làm mẫu – "...đặt sẵn trên bàn để đựng sữa chua. Lấy hết ly thấp thôi, đừng lấy hết ly cao nha chị, và phải rót hết sữa từ ly thấp rồi mới đến ly cao."
Rồi An lấy một cái ca nhựa lớn màu xanh dương phơi trên chỗ cao nhất của cái kệ inox.
"Để đựng sữa thì chị phải dùng đến cái ca này, và phải dùng đến cái lọc này để lọc đi phần cặn không tan."
An tiếp tục biểu diễn rót sữa chua từ trong chiếc nồi màu vàng vào cái ca màu xanh dương (tay trái cầm một bên quai nồi), dòng sữa chảy xuống cái ca phải đi qua lớp lọc của màng lọc màu xám; sau khi đổ hết chất dịch màu trắng trong nồi, tay còn lại của An dùng đũa đánh tan đi phần bột sữa không tan rồi rót ngược trở lại vào trong nồi, cũng sử dụng lọc như ban nãy, và lặp lại bước rót sữa chua từ nồi vào ca.
"Chị cứ làm thế này thôi. Sau đó, chị rót vào mấy cái ly thấp này trước."
An rót vào cái ly thấp thứ nhất, rót đến khi mực sữa trong cốc cao bằng 3/4 chiều cao cốc là thôi.
"Rót 3/4 cốc như thế này là đủ."
Rồi An cứ rót tuần tự như thế cho đến khi không còn giọt nào đọng lại trong chiếc ca nhựa nữa. Lúc này, An mở thùng xốp ra, rót vào đó ít nước sôi, rồi cẩn thận đặt từng cái ly một vào đó, lấy giấy báo đắp kín các miệng ly lại. Thế là xong.
"Bước cuối cùng là xong rồi đó hả em?"
"Dạ."
"Ngày nào cũng phải làm hả em?"
"Dạ, ngày nào cũng phải thế này hết. Nếu như hết ngày làm rồi mà sữa chua còn thì làm ít thôi, làm khoảng nửa cái nồi này.", An thở như thể đó là một tiếng thở phào nhẹ nhõm sau khi vừa thực hiện thành công một hành động mạo hiểm. "Thế là sắp xong những gì cơ bản về việc điều khiển quán cà phê này rồi đó. Bây giờ trời cũng sắp tối rồi, mình ăn cái gì đi rồi nói tiếp."
Hai chị em chủ động mua mì gói về ăn. Trong lúc hai người đang cùng chế mì, Hồng bất giác hỏi:
"Em định lên Hà Nội bằng gì?"
"Em tính đặt một vé xe đò đi tới sân bay Liên Khương, sau đó là đi một chuyến bay tới Hà Nội thôi.", An không ngần ngại đáp với chị một câu. Có thể sẽ mất tầm một, hai ngày gì đó mới tới được Hà Nội đấy. Lá thư nói tối ngày 10 là hạn chót, nhưng mình cũng không thể thong thả được. Đơn giản là vì các thành viên của hội TCQĐĐ sẽ có mặt tại đó..."
"What? Hội TCQĐĐ đi Hà Nội à?"
"Lúc chị về nhà sửa soạn đồ đạc thì em có check inbox trong Messenger, và thấy được tin đó. Hội TCQĐĐ bọn em, ngay từ đầu đã định là khi đã thay đổi thành công tâm trí của Võ Văn Thưởng và Nguyễn Mạnh Hùng rồi thì sẽ tiếp tục tiến tới Nguyễn Phú Trọng cùng đồng bọn ở Ba Đình, tiện thể đi thăm thú vòng quanh Hà Nội luôn..."
"Đi chơi Hà Nội trong tình trạng an ninh canh giữ ngặt nghèo như vậy à?"
"Hiện giờ Hà Nội đang tập trung vào Đồng Tâm – nơi đã xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn đất đai với phía quân đội, với lại những người biểu tình đang hợp sức bảo vệ dân Đồng Tâm tại đó nên Hà Nội bây giờ hiện đang nguội. Vẫn có thể du lịch ở đó mà không sợ bị tóm."
"Ừ ha. Hẳn nào chị thấy an ninh dồn quân tới Đồng Tâm quá trời luôn. Thì ra là vì người biểu tình muốn tham gia bảo vệ Đồng Tâm cho được. Bây giờ làng ấy đã thành tâm bão kế tiếp rồi..."
"Trăm sự tại Đồng Tâm một phần là nhờ cụ Lê Đình Kình 60 năm tuổi đảng cả đấy.", An dùng đũa dìm mì xuống tô nước sôi. "Ông ấy vẫn tin rằng chính quyền sẽ giải quyết gọn ghẽ vấn đề tranh chấp này, nhưng rốt cục thì bên quốc phòng vẫn cứ muốn phần đất quanh đó cho bằng được. Nói chung là, em đoán rằng cụ Kình đã thấu hiểu được bản chất trộm cướp thối tha của chủ nghĩa cộng sản sau ngần ấy năm đi theo nó. Khi ấy mới có được câu nói Phải quyết tâm giữ đất cho đến hơi thở cuối cùng đó. Em nói vậy không có ý nói là dân Đồng Tâm rước họa vào thân nha – họ phản đối thế là chính đáng hết cả đấy, chỉ có an ninh của cộng sản mới là những kẻ tạo nghiệp."
Ăn xong, thấy không còn một mống khách nào nữa, An dẫn chị ra cổng, chỉ cho chị cách để đưa xe xuống lối đi bằng gạch giữa hai cái bàn ngay sau tấm kính thủy tinh cường lực, sau đó khóa cửa lại sau khi chiếc Dream được dắt vào.
"Ngày mai chị dắt ra thì nhớ đề xe rồi đạp cần số lên cho nó chạy lên nha. Chị cứ rẽ xe cho nó chạy lên ván như thường thôi, chứ lúc xuống thì hơi khó vì phải bóp phanh tay."
An đẩy cánh cửa sắt, đóng lại hoàn toàn đường đi vào quán và móc bấm khóa cửa lại.
"Muốn khóa cổng này thì dùng chìa này. Bây giờ mình sang chòi bên kia thì phải chốt cái cửa trước bếp và cánh cửa màu xanh đó, rồi bấm khóa cửa sau."
Khóa hết cửa, An mang cái rổ nhỏ hình chữ nhật đựng chìa khóa xe và chìa khóa đựng các ổ khóa qua bên kia. Giờ là không lo chuyện qua bên bếp làm gì nữa, chỉ "yên phận một đêm" tại căn chòi tôn này mà thôi.
"Phòng này là phòng em phải không?", Hồng chỉ vào cánh cửa ở giữa, ngay ở một bên nhà vệ sinh. Cánh cửa đang được đóng và hiện tại chưa in trên đó dấu vân tay của Hồng.
"Dạ, là nó đó.", An đang đánh răng trong nhà vệ sinh không lắp gương, nói vọng ra. Úp mặt vào hai lòng bàn tay hứng đầy nước trong bồn rửa rồi lau mặt bằng khăn, nó bước ra, mở cửa phòng nó. Hồng để ý đến bộ sưu tập truyện One Piece từ cuốn 46 đến 56, từ cuốn 61 đến 80, từ cuốn 84 đến 90 xếp ngay ngắn trên chiếc bàn hình vuông, chỗ bàn áp sát với tủ quần áo năm tầng, dãy sách được chặn bởi một cuốn từ điển Anh – Việt dày cỡ một ngàn hai trăm trang, kèm theo các cuốn 1, 11, 24, 25, 35, nhóm các cuốn từ 38 đến 45, ba cuốn 57, 58 và 59 trên nóc tủ quần áo.
"Em sưu tập truyện One Piece à?", Hồng không khỏi ngạc nhiên khi thấy bộ sưu tập truyện của An. Thế nhưng, bộ sưu tập ấy không chỉ có vậy, mà còn có thêm mấy quyển truyện Conan (cuốn 9, 10, 11, 12, 13, 28, 50, 51, 63, 75, 78, 93, 94 và mới nhất là cuốn 95 và hai cuốn truyện tranh màu).
"Dạ. Chỗ truyện này chỉ mới là những cuốn truyện có đoạn mà em thấy hay thôi đấy. Với lại em còn chẳng biết là mua hết từng này truyện mất bao nhiêu tiền nữa."
"Nhìn bộ sưu tập này cũng kì công đấy.", Hồng lấy ra một cuốn bất kỳ trong số những cuốn được trưng trên bàn, giở thử vài trang. Những nét vẽ màu đen xen lẫn trên nền trắng thường thấy trong những cuốn truyện tranh từ Nhật khiến cô nàng nhớ lại một thời từng cày truyện "Nữ Hoàng Ai Cập" cùng mấy đứa bạn cùng lứa hồi cấp hai, cấp ba gì đó. Truyện dành cho con gái thì đương nhiên là tụi con trai sẽ không đọc, và với suy nghĩ đó, An chỉ có thể thấy những cái gáy sách tiết diện nhỏ của những cuốn sách ấy kèm thêm những phiên bản Việt Nam đầu tiên của truyện Conan trên tủ sách nhà các chị họ nó.
Nếu như có người hỏi An tại sao lại mua những cuốn sách đó thì An sẽ đáp lại là nó sẽ đọc chúng mỗi khi rảnh mà offline, hoặc là lúc đi ăn ngoài quán mà đông quá phải chờ tới khi người ta làm xong món của mình thì nó có thể lôi cuốn truyện nó mang theo ra đọc. Và nếu như có người bảo An rằng lớn rồi còn đọc truyện tranh, thì nó sẽ cho người đó coi dòng chữ Dành cho lứa tuổi 15+ ở bìa sau của những cuốn truyện One Piece. Cơ mà đối với Nhật Bản và thế giới, người già cũng có thể đọc truyện tranh như những đứa con nít hay tuổi thiếu niên, cho nên đối với An, điều này chẳng có gì đáng bận tâm.
"Nhà mình còn dư gối phải không em?"
Phòng An chất đầy những cái gối thừa, và đây là lúc An thấy OK để sử dụng chúng.
"Dạ."
"Cho chị ngủ nhờ phòng nha."
"...", An đột ngột lặng đi một lúc, cổ họng nói không nên lời. An không nghĩ rằng bây giờ nó phải ngủ chung với một người khác không phải là Bình, dù đó có là chị gái nuôi của nó đi nữa. Nó tính là chỉ cho chị ngủ ở phòng bố mẹ nó để nó có thể ngủ riêng mà bây giờ chị ấy đã ngỏ lời trước rồi. Sau cùng, nó nói:
"Sao chị không ngủ phòng bên kia?"
"Phòng đó là của bố mẹ em, phải không?", Hồng chỉ vào cánh cửa lớn ở cuối dãy hành lang ngắn, "Chị không thể ngủ với mẹ em được. Mà bao giờ mẹ em mới về?"
"Mẹ em bây giờ đang hôn mê trong viện nên phòng đó bây giờ trống. Chị có thể qua đó ngủ được mà."
"Sao? Mẹ em hôn mê trong viện à?"
"Dạ."
"Sao lại thế?"
"Mẹ em bị tai nạn giao thông.", An nhớ lại lần đầu tiên thấy mẹ nó bất tỉnh trong viện. "Xe hư rồi, không thể sử dụng được nữa, và mẹ em hiện giờ đang nằm ở viện Hoàn Mỹ, do mẹ em có bảo hiểm y tế ở đó. Vậy nên phòng bố mẹ em bây giờ không ai ngủ hết."
"Vậy là chị không được ngủ chung giường với em à?", Hồng có hơi tiu nghỉu. Hơn hai chục năm trời chưa từng được ngủ chung với một người khác giới, và việc Hồng được An mời tới ở nhờ nhà mình, theo chị là cơ hội hoàn hảo để chị có thể thử trải nghiệm việc ngủ chung với người khác giới ra sao, nhưng bây giờ An đã không đồng ý thì chị phải chịu thôi.
"Rất tiếc nhưng em đã chuẩn bị sẵn phòng đó cho chị rồi.", An đáp. "Và những buổi tối sau này ở lại đây, chị sẽ ngủ ở căn phòng đó đấy. Sau tối mai, phòng này sẽ đóng cửa hoàn toàn và không ai được đụng vào nó cho đến khi em về."
"Chị hiểu rồi.", Hồng xách đống hành lý của mình vào phòng của bố mẹ An, khép cửa lại, thay thành một bộ đồ mặc nhà màu xanh dương xinh xinh. Cô nàng mở đèn lên khi đã thay đồ xong xuôi và chợt để ý một điều lạ ở mặt sau cái ti vi màn hình phẳng được treo lên một cách kỳ cục bởi hai sợi dây thép siêu bền.
"Em ơi?", Hồng gọi vọng ra.
"Dạ?"
An lật đật qua phòng bên này.
"TV của nhà mình không xài truyền hình cáp à?"
"Không, không xài chị ạ. Bây giờ mình coi TV hay coi video trên Youtube cũng thông qua mạng Wi-Fi cả. Thời buổi công nghệ 4.0 mà. Mà chị muốn xem gì không?"
"Uhm... cho chị xem mấy bộ phim Hàn đi."
An tìm mở những bộ phim Hàn cho chị. Hiện giờ phim truyền hình Việt Nam chưa có bộ phim nào mới nổi mà hay như mấy bộ phim Người phán xử hay Sống chung với mẹ chồng cả, thế nên Hồng mới chọn phim Hàn để xem.
"Cám ơn em."
"Không có gì."
An quay lại phòng mình, tìm mua một vé máy bay đi từ sân bay Liên Khương ra sân bay Nội Bài. Phải mất tận hai tiếng đồng hồ sau, nó mới tìm được hai tấm vé ưng ý, và nó chấp thuận trả thông qua tài khoản chứa một phần tư số tiền khổng lồ, tức là khoảng một trăm triệu trong số hơn bốn trăm triệu đồng mà chính nó đang sở hữu. Nó không dám gửi nhiều hơn một trăm mười hay một trăm hai mươi triệu vào ngân hàng vì hai lý do: thứ nhất, nó sợ bị ngân hàng nghi ngờ là đã tham gia tàng trữ, buôn bán, vận chuyển hàng quốc cấm để làm giàu bất chính và bị buộc phải giải thích số tiền lớn ấy đâu ra mà có khi chưa có nổi công ăn việc làm ổn định và bố mẹ nó không sở hữu nhiều hơn hai trăm triệu đồng ở cả hai tài khoản, và điều đó bắt buộc nó phải chuẩn bị lý do khai báo là nó đã vô tình trúng một giải xổ số để nó có thể gửi được lượng tiền lớn này vào tài khoản ngân hàng; lý do thứ hai và cũng là lý do quan trọng nhất mà nó không thể nào tìm cách khắc phục được, đó là bản thân An không tin tưởng lắm vào hệ thống bảo mật an ninh của ngân hàng do nhà nước quản lý. Điều này rất dễ hiểu khi Việt Nam hiện thời đang lọt vào danh sách những quốc gia có nguy cơ cao bị tấn công mạng, và các ngân hàng ở Việt Nam lại vướng phải vấn đề về bảo mật và mức độ tín nhiệm đối với thế giới. Chưa biết sau này thế giới có cân nhắc hạ mức tín nhiệm này hay không, nhưng chừng nào thể chế này vẫn còn tồn tại thì nó chưa thể nào yên tâm gửi nhiều tiền vào ngân hàng vì e ngại hiện tượng vỡ nợ bất cứ lúc nào.
Riêng vé xe đò thì khỏi phải lo, nó chỉ cần đi bộ ra bến xe Thành Bưởi ở gần đó rồi mua trực tiếp vé ở đó, vậy nên nó đã bỏ qua bước mua vé xe đò.
Tấm vé máy bay nó mới mua, trên đó ghi thời gian khởi hành là vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 2 tháng 8, tức là tối ngày mốt, có nghĩa là nếu như lúc chín, mười giờ sáng ngày hôm đó nó bắt đầu đi, thì khoảng trưa lại nó sẽ thuê một nhà nghỉ ở gần đó và nghỉ một lát cho tới khoảng hai giờ đồng hồ trước khi khởi hành, tức là ba giờ rưỡi chiều. Thời gian bay là hai tiếng đồng hồ, vậy là bảy giờ rưỡi tối nó sẽ tới nơi.
Yên tâm với tấm vé máy bay và kế hoạch đi Hà Nội sắp tới, An tắt máy và tắt luôn cả đèn phòng mình, giăng màn đi ngủ như thường lệ. Hồng ở phòng bên kia xem phim, không để ý em trai nuôi đã đi ngủ từ lúc nào.
IV - ĐÊM TRƯỚC NGÀY RA ĐI
Thứ 5, 8/1/20XX.
Hai giờ chiều.
An sắp xếp đồ đạc cẩn thận trong chiếc ba lô và chiếc cặp sách đi học mà hồi cấp ba nó vẫn thường ngày mang đến lớp cùng với đống sách vở và tài liệu học thêm đã từng được chất đầy cả trong đó. Bây giờ là lúc An và thằng bạn thân ở Đà Nẵng của nó nói chuyện riêng qua Messenger.
K: "An?"
NA: "Tao đây."
K: "Hồi giờ hội nhắn tin mà không thấy mày vào nói chuyện, làm tụi tao hơi bị lo đó nghe."
K: "Có chuyện gì xảy ra gần đây với mày không?"
NA: "..."
An gõ tin nhắn kể hết toàn bộ những chuyện đã xảy ra với gia đình nó và Bình cho Khoa đọc.
K: "Trời!"
K: "Mày gặp hạn đen vậy luôn à?"
NA: "Ừ."
K: "Chia buồn với mày và gia đình nha."
K: "Mày không nói chứ tụi tao nào biết tại sao mày lại offline lâu vậy đâu."
NA: "Cảm ơn vì đã inbox cho tao."
NA: "Mà nhân tiện, tụi mày sẽ đi Hà Nội phải không?"
K: "Ừ."
K: "Gia đình nhà Ngọc bao hết cho cả chín thành viên của hội."
K: "Riêng anh Trí thì ảnh bảo là ảnh sẽ đặt chuyến riêng."
NA: "Tao cũng đã đặt vé rồi."
K: "Cả mày cũng...?"
NA: "Kế hoạch mà."
NA: "Máy bay sẽ bay lúc năm giờ 30 chiều ngày mai."
NA: "Nghĩa là bảy rưỡi tao sẽ đáp xuống Nội Bài."
K: "OK."
K: "Tao sẽ nhắn lại với thằng Ngọc."
K: "Để lúc mày đáp xuống sẽ có xe đến chở mày tới chỗ tụi tao ở."
NA: "Uhm."
Đến cuối buổi chiều hôm nay, mọi thứ đã được chuẩn bị xong xuôi.
An và chị Hồng tạm thời đóng cửa quán để đi dạo phố đêm với nhau một lần cuối trước khi An rời đi, và hai người đi bằng xe tay ga của Hồng. An ngồi trước, còn Hồng ngồi sau.
Không còn thấy bóng dáng của các biểu ngữ ở ngoài đường nữa. Người biểu tình đã dọn về nghỉ hết cả rồi, và thay vào không khí đó là không khí tấp nập, nhộn nhịp của chợ đêm dọc đường đi vào khu chợ cũ và mới.
Đậu xe tại bãi đỗ xe trong chợ, hai chị em bước vào khu chợ mới, rồi đi cầu thang lớn xuống chợ cũ – đây có lẽ là một trong số ít những địa điểm ở Đà Lạt mà từ sáng đến tối đều đặc kín người qua lại.
An và chị cùng len nhau giữa những sạp hàng trưng bày móc khóa, trang sức hay những món đồ chơi lưu niệm nho nhỏ ở hai bên con đường nhỏ chạy quanh chợ, giữa những con người ùn ùn đi vào từ lối vào bên phải rồi đi ra ở lối ra bên trái chợ (lối ra và lối vào lần lượt được xác định là ở bên trái và bên phải nếu nhìn từ mặt tiền của khu chợ cũ). Hai đứa đi ăn thịt nướng, hạt dẻ nướng trong chợ, rồi lại đi thẳng tới Lotteria và mua cho mỗi người một phần kem đặc biệt mà gần như chỉ có chuỗi nhà hàng ăn nhanh này mới có, riêng An thì thêm một ly nước chanh đá nữa. Hai đứa ngồi ở một cái bàn cạnh cửa sổ ở tầng hai, nhìn xuống dòng người đi chơi chợ đêm đông đúc.
"Ngoài này đông vui nhỉ?"
An chỉ gật gù, không đáp, miệng ngậm lấy đầu ống hút hút nước chanh vào miệng.
"Em có lần nào đi chợ đêm chưa?"
"Có một, hai lần đi với mấy đứa bạn cùng lớp hồi còn học cấp ba, chị ạ. Từ khi thi xong cho đến giờ, em chưa có dịp nào được đi chợ đêm thế này cả."
"Chị cũng vậy – chị cũng chỉ đi có một, hai lần thôi.", đôi tay Hồng xoay cốc kem. "Thường thì chị chỉ đi chơi khi chẳng biết phải làm gì, với lại lâu giờ tụi mình chưa được đi với nhau như thế này. Vậy mà bây giờ em lại phải xa chị một lần nữa để cứu lấy người em yêu mến..."
Giọng Hồng có vẻ mệt mỏi và chất chứa nhiều nỗi buồn trong đó. An quen Hồng khá lâu rồi, ít ra thì cũng phải là cả hơn một năm học cấp ba, nhưng hai đứa lại có ít thời gian bên nhau quá – phần vì Hồng biết An vẫn còn theo đuổi crush cũ và chỉ coi mình là một người chị gái nuôi, nên khi Hồng biết An và Bình đã bắt đầu quý nhau, Hồng không còn bắt chuyện với An như trước, một phần vì công việc của nàng bắt đầu nhiều lên, cộng với việc An phải dồn sức vào việc ôn thi tốt nghiệp và đại học, những việc ấy đã ngăn cản hoàn toàn những dự tính nhắn tin cho An của nàng. Có lẽ bây giờ cô nàng đã có chút nuối tiếc về những tháng ngày đã qua, nuối tiếc vì đã không dành được nhiều thời gian bên người thân "đặc biệt" của mình.
"Ừ. Chị có nhiều công việc liên quan đến việc nghiên cứu tâm lý. Phức tạp lắm, chị sẽ không nói cho em hay đâu, bởi tất cả những gì chị cần trả lời với em là chị quá bận để có thể nhắn tin cho em một câu hoặc tiếp tục học đàn để được gặp em. Lâu giờ em không thấy chị xuất hiện trong lớp học đàn, phải không?"
"Dạ.", An gật đầu tiếp. "Lúc thấy chị đột ngột biến mất khỏi lớp đàn ở Nhà Chung thì em chẳng biết nói gì hơn nữa. Em nghĩ chị cũng bận rồi, và em cũng chẳng buồn inbox gì cho chị nữa. Mãi đến giờ này, khi bố mất, mẹ bị tai nạn nằm viện thì em mới có dịp nhờ cậy chị trong việc điều hành quán. Vậy mà giờ em lại phải đi."
"Mà việc em đi để cứu người mà em yêu quý nhất... thực sự ra mà nói thì em thật là một anh hùng, An à.", Hồng nhớ lại lá thư đe dọa mà Dominic Dương đã gửi tới cho An. "Vì một cô bé mà dám sẵn sàng đi thật xa để cứu người đó... đó là điều mà chị chưa dám nghĩ tới bao giờ. Có mơ chị cũng chẳng bao giờ ngờ được chuyện này lại xảy ra và em lại lựa chọn như thế."
Hồng nhìn thoáng qua phần thân trên từ ngực trở lên của An và đôi tay đặt trên bàn.
"Vóc dáng của em có thể nhỏ nhắn hơn so với các bạn bè khác cùng lứa, nhưng ý chí và tình cảm của em thật cao to như núi, em của chị ạ. Những đặc điểm tính cách đó, cộng thêm với chí tiến thủ và quyết tâm làm giàu thì chắc chắn người con gái ấy sẽ xứng đáng thuộc về em. Mà chuyến đi Hà Nội lần này..."
"Ý chị là sao?", An ngừng hút nước chanh lạnh vào miệng và buông cái ống hút ra.
"Ngoài việc cứu bạn gái ra, em còn tham gia cùng hội TCQĐĐ lật đổ Nguyễn Phú Trọng cùng cộng sản Việt Nam nữa, phải không?"
"Dạ. Đó là mục đích thứ hai của em khi đến Hà Nội. Hiện giờ đảng cộng sản Việt Nam đã suy yếu nặng nề trước dân, sau khi ban Tuyên giáo và bộ Thông tin và Truyền thông bị ảnh hưởng nặng nề do đã mất đi lãnh đạo. Chúng em sẽ đánh đổ đảng cộng sản và sẽ chỉ làm trong vòng tháng tám này thôi. Mục đích tối thượng của hội TCQĐĐ là đánh bại đảng cộng sản Việt Nam, khôi phục lại màu cờ quốc gia, cũng như là tiêu diệt hoàn toàn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lên đất nước này mà."
"Và điều đó có nghĩa là..."
"Không chỉ có những người bộ đội trong quân ngũ hay là những người từng trải qua nghĩa vụ quân sự tái đăng ký nhập ngũ lần thứ hai hay là những người biểu tình đang đổ về Hà Nội để gia tăng sức ép lên đảng và nhà nước, các thành viên của hội TCQĐĐ cũng là những phần tử trong hàng hàng lớp lớp những người lên đường vì Tổ quốc, vì đồng bào. Nếu như chị còn nhớ đến nhạc phẩm Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thì chị sẽ hiểu thôi."
Đúng thế.
Khi làn sóng đòi thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc càng lên cao thì ai nấy cũng muốn phá bỏ đi cái gọi là bốn tốt mười sáu chữ vàng, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc những người lính theo nghĩa vụ cũng đã muốn quay lại quân ngũ. Họ muốn bắt lại những ngư dân Trung Quốc đã xâm lấn vùng biển của nước mình, tấn công những con tàu cảnh sát biển của nước nó để chúng không còn quấy nhiễu ngư dân trong khi bộ Ngoại giao lo việc đưa vụ án này ra tòa án quốc tế. Những người không vào quân ngũ thì phản đối bằng cách tham gia biểu tình bằng mọi cách có thể - hầu như mọi nơi, mọi chỗ trong những thành phố lớn đều có bóng dáng của những người giắt trên lưng những cái chai chứa đầy xăng được bịt bởi giấy hoặc vải, hoặc là những người mang biểu ngữ, gậy gộc, ngồi ô tô, xe máy hoặc đi bộ, đặc biệt là những người trông rất khắc khổ vì đã bị mất oan mái nhà thân thương của họ. Nói cách khác, gần như cả nước đều chiến đấu, chỉ chừa lại những tướng tá, binh lính công an, quân đội, dư luận viên, AK47 vì còn u mê, ngu muội trước sự nhu nhược của nhà cầm quyền nên vẫn tích cực đối đầu với người dân. Cả nước chao đảo vì cộng sản và người ta gọi đây chính là nội chiến lần thứ hai giữa những người thuộc phe yêu cộng và ghét cộng hoặc yêu cầu được đa nguyên đa đảng, sau cuộc nội chiến kéo dài hai mươi năm giữa miền Bắc cộng sản và miền Nam cộng hòa.
"Mấy ngày hôm nay thật chao đảo, em nhỉ?"
"Dạ. Cả nước được tắm rửa được vài ngày rồi lại bốc mùi khói cay, rồi được tắm rửa,... tưởng như là không có hồi kết cho cái mớ hổ lốn này... Những ai cần phải bị tiêu diệt, chúng ta đều hiểu đó là ai mà. Đó là lý do tại sao hàng hàng lớp lớp thường chiến thắng số ít, và em tin chắc là chúng ta sẽ thắng."
"Ừ."
Đêm nay là đêm cuối cùng trước khi An rời khỏi nhà để tới Hà Nội.
Vô tình, khi nó nhắc đến ca khúc Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, nó vô tình nhớ lại những ca từ mà nó đã từng nghe trước đó, và bây giờ những câu chữ trong ca khúc đang hiện rõ trước mắt nó ngay bây giờ, như là khúc nhạc buồn trong những giờ phút cuối cùng trước khi xa nhau mà lần xa nhau này có thể là mãi mãi, khi một người ở lại trông ngóng người ra đi vì lý tưởng, vì dân tộc, như tác giả Nguyễn Văn Đông đã nói ở đầu bản nhạc:
Khi chia tay nếu biết là mãi mãi,
Xin thêm một lần rồi mãi mãi chia ly.
bởi An biết rõ rằng, đây là chuyến hành quân đầu tiên và cũng có thể sẽ là chuyến hành quân cuối cùng trong cuộc đời nó. Nó có thể hy sinh bất cứ lúc nào, miễn là người nó yêu được toàn mạng trở về với gia đình và đất nước này không còn bóng dáng của chủ nghĩa xã hội.
Hết chương 128.
Lời bài hát "Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp":
Còn đây giây phút này,
Còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi
Còn trong ánh mắt, còn cầm tay nhau...
Ngày mai xa cách nhau,
Một người gối chiếc cô phòng,
Còn người góc núi ven rừng, chân mây đầu gió...
Còn đây đêm cuối cùng,
Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha,
Ngại khơi nước mắt, nhạt nhòa môi em...
Người đi giúp núi sông,
Hàng hàng lớp lớp chưa về,
Người người nối tiếp câu thề,
Giành lấy quê hương.
Hỡi người anh thương
Chưa trọn thề ước,
Nhưng tình đất nước
Đâu phải khi cho mình dệt mộng thắm kết uyên ương...
Phương trời anh đi
Xa xôi vạn lý
Đêm nằm gối súng
Chung ánh trăng nhưng đôi đường,
Ly cách trong tình thương...
Và xin em hiểu rằng,
Dù nơi chiến tuyến mịt mờ mưa bay
Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay...
Đường mây chân núi xa...
Dù ngàn nắng lửa mưa dầu,
Lòng người nhất quyết một lòng
Giành lấy mai sau...
Còn đây giây phút này,
Còn nghe tiếng hát dập dìu bên hoa
Còn trông bóng dáng người mình thương yêu...
Ngày mai xa cách nhau,
Một người góc núi chân đèo
Còn người gối chiếc cô phòng
Đêm đông một bóng.
Còn đây đêm cuối này
Đàn ai réo rắt nhạc lòng chia ly
Sợ khơi nước mắt buồn người ra đi
Đường mây chân núi xa
Dù ngàn nắng lửa mưa dầu
Lòng người vẫn quyết một lòng
Dành lấy mai sau.
(lặp lại điệp khúc)
Và xin em hiểu rằng,
Người đi giúp nước nào màng danh chi
Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy
Đời dâng cho núi sông
Lòng này thách với tang bồng
Đừng sầu má ấy phai hồng
Buồn lắm em ơi...!
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro