Chương 36 - Kì thi đầu năm (phần 1)

Thứ 3, 1/1/20XX.

Thế là đã bước sang một năm mới.

Hai bộ luật bán nước hại dân kia đã không thể bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay, và điều đó cũng đồng nghĩa là việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam vẫn như cũ và không hề thay đổi chút nào. Những vụ đánh đập dân biểu tình vẫn tiếp diễn, và thêm các blogger bị kết án tù.

Ngay bây giờ, đất nước Việt Nam đang đứng trên một vị trí căng thẳng đến mức không hề đáng xem nhẹ một chút nào. Biển Đông trở thành tâm bão khi những tàu chiến, máy bay từ các nước tư bản lớn như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp tràn vào biển Đông và dằn mặt Trung Quốc. Mục đích của họ thì có thể các bạn cũng đủ hiểu - ai cũng không muốn Trung Quốc bành trướng và nắm thế độc quyền tuyến đường hàng hải - hàng không quan trọng của thế giới chạy ngang qua các nước Đông Nam Á giáp biển, bởi lẽ chỉ có chiến tranh mới chấm dứt được tình trạng khốn nạn này. Như vậy, nhiều khả năng hải quân Việt sẽ bị cuốn vào vòng xoáy này, dù cho có là quốc gia thần phục Tàu như thánh đi nữa.

Hiện giờ, Việt Nam đang đứng trước hai sự lựa chọn, một là chạy theo Mĩ và các đồng minh để được sống và hưởng một nền tư bản dân chủ mà phải từ bỏ chế độ độc tài cộng sản, hai là đi theo Tàu để rồi làm nô lệ cho lũ cộng quỷ kia, hoặc là khi lũ Trung cộng bị lật đổ thì chắc chắn Việt cộng cũng chẳng còn đường tồn tại. Cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ theo Tàu, nhưng toàn thể người dân trong nước bao giờ cũng quý trọng nước Mĩ và xem Mĩ là trên hết. Đa số người dân chẳng ai muốn đi theo cái xứ cộng sản ung thư làm gì cả, bởi vì nước ta mang nợ Mỹ nhiều hơn Trung cộng, Trung cộng hầu như chẳng giúp gì được cho ta cả, chỉ có quăng rác và thuốc độc vào nước ta và cho những tay côn đồ không não đến giúp một tay phá hoại đất nước là chính.

Mạng lưới Facebook, Youtube và Google ở Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động như chưa có chuyện gì xảy ra, cũng như chưa bao giờ có thứ gì cản trở họ. Các nhà hoạt động cách mạng dân chủ vẫn tiếp tục đấu tranh bền bỉ trên mặt trận tuyên truyền công nghệ cao, dù họ bị hao tổn đáng kể về số lượng nhưng ý chí vẫn còn đó và tiếp tục bùng cháy như ánh lửa của hàng ngàn cây đuốc sáng rực xếp lại cùng nhau, cây này tắt thì những cây khác còn sáng sẽ tiếp tục tỏa sáng và thắp cho những cây bị tắt. Biểu tình vẫn cứ xảy ra, nhưng các biểu ngữ đã thay đổi hoàn toàn, nội dung từ phản đối luật đặc khu và An ninh mạng chuyển sang phản đối nhà cầm quyền độc tài vốn đã không cho người dân một chút quyền tự do dân chủ nào. Những tên tình báo Hoa Nam tham gia vào lực lượng cường quyền đàn áp bị bắt đều bị đem ra xử tử công khai giữa dòng người biểu tình và xem biểu tình - đối với những tên giặc ngoài thì không cần tòa án, cứ hễ là giặc ngoại xâm thì chỉ có án tử hình dành cho họ và được thực hiện ngay lập tức.

Hiện giờ chính quyền Trung cộng cũng đang lo sợ những đồng bào mình bị người Việt giết hại ngày càng nhiều, với lại kèm theo tình hình biển Đông đang leo thang nên những sư đoàn Trung cộng được lệnh phải rút về nước để củng cố lại mặt an ninh quốc phòng cho nước nhà. Dù quân của nó đông thật, nhưng chất lượng sống của họ cũng không được đảm bảo ở cả hai nước - trong thời gian tu luyện ở nước mẹ, họ phải hít thán khí, tử khí giấu giữa những phân tử oxi và nitro; khi đang nằm vùng ở Việt Nam, những người công nhân lòng lang dạ thú ấy vẫn không thoát khỏi số phận phải ăn thuốc độc giấu trong cơm - điều đó cho thấy họ có thể đổ bệnh và mất khả năng chiến đấu hàng loạt bất cứ lúc nào. Dù họ cao to thật, sức khỏe tốt và được trang bị tận răng thật, nhưng súng của họ có thể chỉ bắn được một hai phát đạn duy nhất rồi chỉ còn nước vứt mà thôi, làm sao có thể địch lại được với những dàn khí tài chất lượng đỉnh cao quốc tế của các nước tư bản kia được chứ?

Nói chung là ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, tình hình đều căng thẳng như nhau cả. Có thể các đảng viên cấp thấp, công an, binh lính và những tay dư luận viên, bò đỏ hay AK47 không nhận ra điều này, nhưng cả chính quyền lẫn người dân thường đều cảm thấy rất rõ về sự sụp đổ trong một ngày không xa của chế độ, chỉ có điều là họ không hé môi ra mà thôi. Riêng chính quyền thì sao? Họ âm thầm xin được cấp thẻ xanh và bỏ trốn qua xứ tư bản dưới diện tị nạn chính trị, bỏ mặc người dân chịu đựng thay cho mình, chính vì thế họ là những kẻ bị giai cấp công nhân, nông dân lao khổ oán hận vì đã bắt những giai cấp, tầng lớp đáng ra phải được bảo vệ làm lá chắn cho mình. Họ thừa biết chế độ của họ hiện giờ giống như ngọn nến trước những giông bão điên cuồng của thế giới, nên họ trốn sang bên ấy và thần phục tư bản để được an toàn trước mọi tình hình xảy ra, và vô hình chung, bọn họ đã chứng minh được là chính họ cũng không chấp nhận sống dưới mái nhà cộng sản thêm một phút nào nữa.

Trở lại vấn đề thực tại.

Trong khi những thành viên của hội TCQĐĐ ở Đà Nẵng đang tận hưởng ngày nghỉ đầu năm thì ở Đà Lạt, An đang phải cày tới sấp mặt những cái đề thi học sinh giỏi quốc gia của các năm trước, các bài tập ôn thi IELTS hoặc bằng tiếng Anh loại C để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi quốc gia sẽ diễn ra vào cuối tuần này.

Từ hồi nhận được tin nó đã được vào đội thi quốc gia của tỉnh Lâm Đồng, nó đã phải vừa cân bằng giữa việc học trên trường, học thêm và bồi dưỡng học sinh giỏi, vừa phải đầu tắt mặt tối lo chuyện thực hiện những yêu cầu thay đổi tâm trí trên Facebook cũng như việc thay đổi tâm trí của ba lão đại của chính quyền: Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm và Đường Minh Hưng. "Have his hands full" là cụm từ tiếng Anh phù hợp nhất để mô tả ngắn gọn tình trạng của An trong suốt ba tháng qua. Đối với An, ba tháng trôi qua cái vèo, và bây giờ đầu óc của nó đã thoát khỏi sự rối rắm như tơ vò khi trộn lẫn kiến thức của tám môn vào để thi học kì, nên nó đã có thể dốc toàn bộ chất xám vào việc học ôn những thứ mà những đứa trong lớp nó gần như không bao giờ có thể tiếp cận được vào hai tuần lễ cuối cùng của tháng 12 năm ngoái và những ngày cuối cùng mà nó có thể tận dụng để ôn.

Quyển vở mà An dùng để chép từ tiếng Anh từ các tài liệu ôn thi mới năm ngoái mà đã đầy nhóc không còn một chỗ trống để viết thêm vào. Cặp nó, ngoài mang những sách vở cần thiết để đi học chính và học thêm, còn có cả những tập tài liệu mà nó in ra để tranh thủ làm vào giờ chuyển tiết hoặc ra chơi, khiến cho chiếc cặp sách kia không kém gì một quả tạ và dây đeo chéo cũng sút ra vì quá nặng khiến nó phải vác trên vai mỗi khi đến lớp.

Cả ngày hôm nay và những ngày tiếp theo chỉ có ôn, ôn và ôn đối với An mà thôi.

Thứ 3, 1/8/20XX.

Chỉ còn hai ngày nữa là An sẽ xuất phát.

Tâm trạng bồn chồn, lo lắng bắt đầu xâm lấn tâm trí An trong lúc chất xám của nó đang phải hoạt động hết công suất để ôn tập. Dù biết dạng đề của nó là như thế nào nhưng đó không phải là điều nó lo nhất. Cái nó lo nhất chính là không biết được là nó có được toàn mạng trên đường đi thi không, với lại xong rồi mình có được về nhà không.

HA: "Không biết thằng An đã chuẩn bị tốt chưa..."

K: "?"

HA: "Thi học sinh giỏi quốc gia ấy."

NA: "Tao run từ tối qua đến giờ."

NA: "Biết được dạng đề của nó là như thế nào rồi, nhưng đó chưa phải là điều tao lo nhất."

NA: "Tao chỉ lo trên đường đi bị tai nạn, với lại lúc thi xong rồi về có bị tai nạn nữa hay không thôi."

HA: "Mày nói cái gì mà nghe bi quan dữ vậy???"

HA: "Đi thi mà nghĩ đến chuyện tai nạn là không ổn rồi đấy!"

NA: "Biết là thế nhưng tao vẫn không khỏi lo lắng mày ạ."

NA: "Coi như là tối giờ lo đủ thứ."

HA: "Cố gắng lên."

HA: "Sau ngày thứ bảy tuần này là mày được giải phóng rồi."

HA: "Với lại mày giỏi thật đó."

HA: "Tao cũng muốn đi lắm nhưng lại không được may mắn như mày..."

K: "Và tụi tao cũng chỉ còn biết nói là mày nhận được một cơ hội ngàn năm có một như vậy thì cũng nên cố gắng hết sức có thể đi..."

K: "Lỡ mai này được tuyển thẳng vào đại học thì sao?"

NA: "Tao cũng mong là như vậy." 

NA: "Được tuyển thẳng vào đại học là điều khó tin, thậm chí là quá khó tin."

NA: "Mà trước giờ tao chưa mơ tưởng được làm những chuyện phi thường như thế này."

NA: "Mà dù sao chuyện đã đến nước đó rồi, được tới đâu thì tới thôi."

Thứ 4, 1/9/20XX.

Một ngày trước ngày xuất phát.

Chiều nay, An tìm đến Hồng để chia sẻ tình hình hiện tại của mình cho chị nghe.

"Ngày mai là em sẽ lên đường đi thi sao? Vất vả quá nhỉ.", Hồng đưa tay ra sau vuốt đầu em trai nuôi của mình.

"Coi như là em đã dành hết ba tuần lễ để dốc sức mình vào công cuộc tự luyện thi rồi.", An thở dài. "Ấy vậy mà lo lắng vẫn xâm chiếm tâm trí mình."

Rồi Hồng kéo An vào lòng mình. Thằng con trai gầy guộc cảm nhận được hơi ấm và mùi hương của chị tỏa ra từ thân thể chị.

"Đừng lo lắng quá em ạ.", hai cánh tay Hồng quấn lấy thân mình nó. "Em đã từng nói với chị là được giải hay không được giải đều không quan trọng với em, đúng không?"

"Dạ."

"Bây giờ em cũng nghĩ như vậy chứ?"

"Dạ, em vẫn giữ nguyên suy nghĩ đó."

"Cho dù em có rớt giải thì chị cũng chẳng trách cứ gì em đâu, em trai à. Dù em có được gì đi nữa thì trong mắt chị, em là đứa giỏi nhất rồi. Tuy nhiên, chị vẫn mong là em sẽ cố gắng hết sức mình."

"Cảm ơn chị nhiều lắm.", An cảm thấy như mình đã có một điểm tựa tinh thần vững chắc sau những chuỗi ngày cô đơn lạc lõng đến thiếu hẳn tự tin vào bản thân.

Đó là lời dặn dò chân thành nhất mà Hồng có thể gửi đến cho An trước khi lên đường.

Chiều tối ngay ngày đó, An tự mình nghỉ học thêm Toán và và xin nghỉ Lý hai buổi để tiếp tục ôn và đi thi.

Thứ 5, 1/10/20XX.

Hôm nay, chuyến xe chở sáu đứa học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Anh cùng những đứa từ đội tuyển các môn khác lăn bánh vào lúc tám giờ sáng.

Cả đội tuyển Anh gồm hai đứa trường Trần Phú, hai đứa trường chuyên Thăng Long và hai đứa trường Bảo Lộc. Đội Toán, Lý, Hóa, Sinh, mỗi môn sáu đứa từ hai trường chuyên; Sử: mỗi hai đứa Trần Phú, ba đứa chuyên Thăng Long và một đứa Bảo Lộc; Văn, Địa tổng cộng mười hai người, tổng cộng là bốn mươi tám người nếu chưa tính thêm sáu đứa lớp Pháp và sáu đứa lớp Tin. Số Anh đông nhất là bởi vì có tới tận chín người làm bài thi sơ tuyển được trên mười điểm, còn các môn kia hình như ăn phải đề khó nên mỗi môn dường như tạch gần hết cả lũ.

Trên chiếc xe ấy, An được ngồi cạnh Khoa (nhắc lại là đây không phải anh nam chính đang sống ở Đà Nẵng nhà ta, đây là người đồng chí cũ của An trên mặt trận tiếng Anh hồi năm lớp 9 và hiện đang học chuyên). So với lần cuối cùng An gặp hắn thì hắn cũng chẳng thay đổi nhiều, vẫn làn da ngăm ngăm cũ, vẫn thân hình mập mạp cũ, vẫn chất giọng cũ, vẫn cặp kính cũ, và bây giờ An đã cao gần bằng hắn.

Chẳng thể nào ngờ được là hồi kia vẫn còn vế đầu là "súng bên súng, đầu sát bên đầu" đánh trận cùng nhau, ấy thế mà bây giờ lại còn thêm cả vế sau là "đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" nữa (cơ mà trời Sài Gòn đầu năm cũng không quá lạnh). Nhắc đến đây là biết bao nhiêu chuyện có thể xảy ra một khi hai hoặc bốn thằng con trai chung một căn phòng trọ, hoặc tệ hơn là mười đứa nhét chung một căn phòng bé tẹo.

Và cái viễn cảnh khốn khổ nhất đã trở thành sự thật vào lúc sáu giờ kém hai mươi ba chiều nay.

Căn phòng trọ mà tụi nó ở có hai chiếc giường đôi nhét trong một căn phòng chưa đầy mười sáu mét vuông. Nó với thằng Khoa nằm trên một chiếc giường, còn bốn đứa còn lại, cả nam lẫn nữ thì nằm trên ba chiếc giường còn lại, đứa con trai bị dư ra phải ngủ dưới sàn vì ưu tiên để hai đứa con gái nằm trên một giường. Thằng Khoa vốn mập nên khi nằm cạnh An thì An lại có cảm giác bức bách và ngạt thở vô cùng. Những đứa môn khác cũng phải chịu cảnh tương tự.

Lúc bảy giờ tối, tụi nó được đi ăn cơm tập thể. Quán cơm nom sạch sẽ, giá cũng chỉ bình dân nên tụi nó tha hồ chọn những món rẻ nhất mà tẩm bổ sau cả một cuộc hành trình dài. Ăn cơm cùng năm mươi chín đồng chí cùng địa phương cùng với các giáo viên trường chuyên, An cảm thấy như thiếu vắng những người mà đáng ra nên được ngồi đây với họ - chính là những đứa giỏi Toán, Lý, Anh nhất của khóa 2016-2019 trường Thăng Long, là ba đứa mà cả nó và Khoa đều đã quen biết.

"Tao cảm thấy thiếu vắng vờ lờ ra...", An thì thào với Khoa.

"Thiếu thằng Siêu với thằng Minh Quân chứ gì?"

"Ừ. Thằng Minh Quân thì tu nghiệp dưới Nha Trang rồi, còn thằng Siêu thì biệt tăm biệt tích không hẹn ngày tái xuất."

"Thằng Siêu vẫn còn học ở đây mà. Có điều là nó khóa nick lại để chú tâm vào việc nghiên cứu."

"Với lại con Kim Hương nữa. Nó là con nhà người ta nên chẳng cần đi thi nó vẫn hốt được giải."

Ăn xong, chiếc xe buýt chở thẳng tụi nó về khu trọ chật hẹp cũ mà tụi nó chỉ ở đó đúng hai ngày đêm, bởi lẽ bài thi tiếng Anh gồm hai phần: phần nghe - đọc - viết và phần nói. Ba phần kia làm trong cùng một đề thì không nói, bởi vì nó quá thường rồi, tuy nhiên cái mà An sợ nhất là phần nói, bởi vì nó nói không được tốt cho lắm - cũng là một lý do nó không bao giờ đi thi hùng biện vì tự nhận thấy được kĩ năng nói quá kém của mình, dù bị ép buộc thì nó cũng phải xin được miễn thi hùng biện cho bằng được, chứ bị ép đi thi để rồi lên sân khấu mà tim đập chân run rồi nói ngập ngừng, câu cú không đâu vào đâu thì chỉ có mang nhơ nhuốc đến cho bảng thành tích của nhà trường mà thôi.

Theo như những gì bọn nó được biết là bài thi nói chỉ có vỏn vẹn năm phút cho mỗi câu hỏi và mỗi người, và chín đứa như vậy sẽ có chín câu hỏi khác nhau, tức là ít nhất bốn mươi lăm phút cho đội tuyển Lâm Đồng nếu không tính thời gian lên ý tưởng cho bài nói của mình.

Trước khi đi ngủ vào lúc mười giờ, chín đứa tụi nó ngồi lại với nhau để ôn bài cùng nhau lần cuối, và những đứa học cùng lớp với Khoa không quên mang theo cái đề kiểm tra khó nhất năm học mà thầy giáo dạy chuyên Anh của lớp tụi nó soạn ra - cái đề đã từng khiến gần hết lớp đó dưới trung bình và An từng cho rằng nếu như nó giải được cái đề này mà không cần sự trợ giúp của từ điển thì đồng nghĩa với việc nó sẽ giải được đề quốc gia. 

Suốt hai tiếng rưỡi hơn ôn thì cuối cùng An cũng đã thấm được nhiều hơn một chút về phần từ, bởi nó đã được tiếp cận thêm với một số từ mà chỉ khi nó có được tập tài liệu ôn thi của trường Thăng Long nó mới đọc được chúng. Điều này cũng củng cố thêm hi vọng đoạt giải của An cũng như những đứa thuộc top sau của cả đội tuyển.

Trước khi đi ngủ, nó nhận được một tin nhắn đến từ Bình.

Bình: "Trời Sài Gòn có lạnh lắm không?"

NA: "Cũng không lạnh lắm."

Bình: "Mày thi hai phần trong hai ngày đúng không?"

NA: "Ừ. Phần nghe - đọc - viết và phần nói trong hai ngày liên tục."

Bình: "Cả hai buổi sáng nhớ ăn uống đầy đủ cho có năng lượng làm bài nha."

Bình: "Tụi tao ở đây đang trông chờ tụi mày lắm đấy."

NA: "Cảm ơn vì lời động viên của mày."

NA: "Tụi mày cứ yên tâm mà chờ đi. Chiều chủ nhật tụi tao sẽ về tới Đà Lạt thôi."

Bình: "Ráng đi nha."

Bình: "Chúc tụi mày may mắn."

Khoa nhìn qua màn hình điện thoại của An, thấy được đoạn hội thoại Messenger giữa An và Bình.

"Bạn cùng lớp chúc thi tốt à?"'

"Ừ. Crush cũ nhắn tin cho tao đó."

"Mày cũng có crush nữa à?"

"Hồi kia học cùng trường với tụi mình, giờ chung lớp với tao. Hỏi thằng Bảo là biết là ai liền à."

Cả tối ấy, chỉ mình An là vẫn còn trằn trọc chưa thể chợp mắt được. Bây giờ nó đã bớt lo lắng nhiều rồi, cái mà khiến nó chưa thể ngủ được là nỗi nhớ về những người đã và đang mong mỏi kết quả của nó - gia đình, bạn bè cùng khối, các thành viên của TCQĐĐ, những thầy cô và nhân viên trường mà nó quen biết, và cả những người đồng chí ở cả trường chuyên lẫn trường Trần Phú đã "ngã xuống" trong kì thi chọn năm ngoái.

Thứ 6, 1/11/20XX.

Tiếng chuông báo thức thường nhật lúc năm giờ bốn mươi sáng của An không những đánh thức chủ nhân của nó dậy mà còn khiến cho những đứa nằm gần nó dậy theo. An lập tức tắt nó đi ngay sau khi nó bắt đầu vang lên và rung trên nệm giường. Tuy vậy, cả sáu đứa trong phòng đều đã dậy ngay sau đó.

Địa điểm thi của tụi nó là trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa ở quận 1. Gọi là trường chuyên chứ thực ra không giống như trường Thăng Long ở Đà Lạt là 100% học sinh chuyên, trường này vẫn có cả học sinh học không chuyên nữa, và trường này còn có hẳn bảy khối từ lớp 6 đến lớp 12.

Được biết, đây là một trong những ngôi trường bậc nhất của Sài Gòn, với chương trình học tăng cường tiếng Anh theo giáo trình Solutions của đại học Oxford, học hai buổi/ngày để tránh trường hợp học thêm, ngoài ra còn có các chương trình ngoại khóa thể dục - thể thao và các câu lạc bộ: Báo chí - Truyền thông; Tiếng Anh, Pháp, Đức (các học sinh học khối xã hội sẽ phải học thêm tiếng Pháp hoặc tiếng Đức như là một ngoại ngữ bắt buộc nên trường còn có hẳn hai câu lạc bộ cho hai ngôn ngữ này); Tài chính - Đầu tư; Sinh học, Toán học, Tin học; Văn hóa Nhật Bản;... nói chung là rất nhiều các hoạt động để học sinh có thể tham gia, chứ không như các trường ở Đà Lạt là họ có quá ít những hoạt động thú vị như thế.

Ngôi trường này có diện tích đất và thể tích các tòa nhà còn lớn hơn hẳn so với trường Phan Châu Trinh ở Đà Nẵng, dù chúng có một điểm chung là đều được sơn trắng hết tường ngoài. Những đứa từ trên Đà Lạt và Bảo Lộc lên, ai nấy đều nhìn chung quanh toàn thể khuôn viên trường với cặp mắt mở to ra.

"Chẳng biết có đứa nào lại nghĩ đây lại là một trường tư không nhỉ?"

"Chắc có đấy."

"Tao nè.", một giọng nữ đi sau lưng An và Khoa cất tiếng. "Từ thuở xưa đến giờ chưa bao giờ nghe tên về trường này luôn."

Đối với những kẻ ở miền xa mới ra thành thị, đây chắc chắn là điều dễ hiểu khi họ thấy một ngôi trường cấp hai, cấp ba thôi mà quy mô của nó đã không khác gì một trường đại học rồi.

Lúc tám giờ, tất cả các học sinh của các môn thi tập trung trong các phòng thi để nghe phổ biến quy chế thi và giờ tập trung. Tất cả các môn sẽ được thi vào chiều nay, bắt đầu làm bài từ hai giờ đến năm giờ chiều ở tất cả mười ba môn học, gồm tám môn khoa học và năm môn ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật). Sáng hôm sau, các thí sinh Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh cùng các môn ngoại ngữ sẽ thi tiếp buổi thi thứ hai, và chiều cùng ngày, các thí sinh Lý, Hóa, Sinh sẽ thi thực hành.

Có một sự thật là những môn ít người tham gia bồi dưỡng thường là những môn ra đề dễ hơn so với tất cả các môn còn lại. An và Khoa có thể nghe lọt tai được những lời bàn tán về đề thi của những đứa mà tụi nó tin chắc là những đứa đi thi môn tiếng Trung, Nga và Nhật - bởi tụi nó có thể nghe lọt được mấy chữ tiếng Trung và tiếng Nhật khi họ tình cờ đi qua những đứa đó, và tụi nó cho rằng cái đề thi chọn đội tuyển ở đây dễ quá, tụi nó làm được hết (vì chỉ có khoảng mười mấy đứa đi thi, dù chỉ chọn ra sáu đứa mỗi môn nhưng những đứa không được chọn vẫn kêu đề không khó). Trong tất cả các môn ngoại ngữ, môn Anh là môn ra đề khó nhất bởi có quá nhiều người tham gia bồi dưỡng và thi, sau đó là tới tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung và cuối cùng là tiếng Nhật.

Đúng một giờ rưỡi chiều.

Tất cả các học sinh đã ngồi vào phòng thi đầy đủ.

Giống như hồi thi tuyển cấp tỉnh, An được ngồi đầu tiên, ngồi ngay trước bàn giáo viên với loa của chiếc đầu CD kiêm đầu chạy băng cassette SONY màu đen.

Trong đề thi có ghi chú rõ về bài nghe: có bốn phần, phần đầu tiên chỉ được mở đúng một lần, các phần sau sẽ được nghe hai lần mỗi phần, thời gian giữa hai lần nghe là mười giây, thời gian giữa các phần nghe là bốn mươi lăm giây, tổng thời gian từ khi đĩa bắt đầu chạy đến khi kết thúc là khoảng 33 phút. An đã từng trải qua cái cảm giác khi phần nghe đầu tiên chỉ được nghe đúng một lần mà chưa kịp viết những từ mình nghe được vào trong tờ giấy - bất lực và ức chế kinh khủng, đến nỗi dù vào được đội tuyển thi quốc gia chính thức rồi mà nó vẫn không khỏi nguôi tức khi nhớ về hồi thi chọn trong phạm vi tỉnh. Nhớ lại buổi thi vào ngày hai tám tháng chín năm ngoái, nó cảm thấy hên thật vì phần nghe nó đã ăn được hơn nửa số điểm, phần Lexico-Grammar (tạm hiểu đây là phần từ vựng vì phần này có hai mươi câu trắc nghiệm điền từ vào chỗ trống và mười câu yêu cầu chuyển đổi dạng từ phù hợp để điền vào đoạn văn đã cho) nó làm đúng gần hết, thêm cả phần đọc và viết nó cũng đã đạt đủ điểm để lọt vào top 6.

Một giờ năm mươi phút là đã điểm giờ phát đề. Các thí sinh thi ngoại ngữ sẽ được cho năm phút để đọc toàn bộ phần nghe, trong lúc đó giám thị sẽ mở bìa đĩa, cho đĩa vào máy và màn hình máy hiển thị chữ READ ở chính giữa và cuối cùng là hiển thị số 4 cùng tổng thời gian là 33 phút 13 giây - bây giờ thì chỉ cần một cú nhấn nút PLAY/PAUSE thôi, dù sớm hay muộn hơn hồi trống bắt đầu làm bài tới một phút thì cũng coi như là bắt đầu làm rồi.

Lúc hồi trống dài liên tiếp đầu tiên vang lên cũng là lúc màn hình đếm số track và thời gian của chiếc máy cassette bắt đầu đếm từ số 1 và 0:00. Tiếng nhạc mở đầu bài nghe vang khắp phòng trong vòng đúng tám giây rồi tắt, thay vào đó là giọng đọc đề bằng tiếng Anh, và sau đó đoạn nói mà tụi nó phải khai thác những thông tin cần thiết trong đoạn nghe đó để điền vào chỗ trống trong phần đầu của đề chỉ trong vòng đúng một lần nghe.

Phần nghe đầu tiên kết thúc khi màn hình hiển thị số 1 cùng với thời gian 6 phút 7 giây. Tiếp theo là câu nói báo hiệu kết thúc phần một, chuyển sang bốn mươi lăm giây chuyển sang phần nghe thứ hai rồi qua luôn track tiếp theo. Nó đã điền được năm chỗ trống vào đó, còn năm cái còn lại vì không nghe ra được từ cần điền nên đành bỏ trống.

Ba phần nghe tiếp theo là ba đoạn dài khác nhau, phần thứ hai trong đề cho năm mệnh đề khác nhau và yêu cầu phân biệt mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai dựa vào đoạn nghe thứ hai; phần thứ ba cũng điền từ vào chỗ trống giống như phần một nhưng track này lại đọc nhanh hơn và những chỗ có thông tin quan trọng sẽ khó nghe hơn; còn phần cuối cùng thì cho năm câu trắc nghiệm với thông tin có hết trong đoạn nghe cuối cùng.

Sau hơn nửa tiếng làm bài thì cuối cùng An cũng rút ra một kết luận là trình độ nghe của nó đã tăng lên đáng kể so với trước, khi nó làm được nhiều câu hơn trong toàn bộ phần nghe.

Chuyển sang phần Lexico-Grammar (L-G).

Ở mục này tụi nó gặp toàn là những từ mới trong những đáp án trắc nghiệm, lúc này khả năng suy luận để tìm ra nghĩa cũng chỉ giúp được một phần thôi, phần còn lại phải nhờ vào sự loại suy, và yếu tố tối hậu là may mắn. Mười lăm câu trắc nghiệm, tiếp theo là đoạn văn với những chỗ trống, mỗi chỗ trống ấy lại có những từ gợi ý, và yêu cầu là phải chuyển đổi dạng từ của từ thuộc nhóm nghĩa đó sao cho phù hợp với các từ xung quanh chúng. Cả phần L-G chỉ có đúng hai phần như vậy với hai mươi lăm câu. So với An, Khoa cùng những đứa chuyên thì phần này lâu lắm tụi nó cũng chỉ xong trong vòng hai mươi đến hai lăm phút.

Phần đọc - hiểu là phần chiếm nhiều trang giấy và thời gian làm bài nhất trong số bốn phần của cả đề, bởi vì nó chứa trong đó những bài đọc dài tới hơn một trang giấy, chưa kể những câu trắc nghiệm kèm theo nó còn là những câu rất dài dòng - điều gây mất kiên nhẫn nhất mỗi khi làm những bài thi dạng này.

Mục đầu tiên của bài đọc - hiểu cũng là điền từ vào chỗ trống giống như mục hai của phần L-G, nhưng chỉ khác là mục này không cho từ gợi ý, buộc chúng ta phải động não nhiều hơn để tìm ra từ thích hợp để điền vào đây, và không bao giờ được điền quá một từ vào mỗi ô trống đó. Sang tới mục thứ hai, ba và cuối cùng là hai mục gây căng não nhất đề vì bốn câu cuối của mục hai phải sử dụng dữ kiện có trong một đoạn nhất định của bài viết mà hoàn chỉnh đoạn văn được yêu cầu; mục thứ ba là phải điền câu vào vị trí thích hợp được đánh dấu bỏ trống trên bài viết của mục này; mục cuối cùng là cho bốn đoạn văn A, B, C, D cùng chủ đề chính cùng mười hai câu có nội dung liên quan đến từng đoạn, và phải chọn xem đoạn văn nào có chứa thông tin được mô tả ở mỗi câu.

Một tiếng mười lăm phút đã trôi qua trong sự căng thẳng tột độ của cả trăm khối óc ngồi trong những phòng thi liền kề nhau.

Nhiều đứa đến từ trường chuyên đã xong phần này cách đó chưa lâu, và tụi nó qua luôn phần cuối cùng là phần viết. Còn An? Nó đã phải lật qua lật lại giữa những tờ giấy đề được bấm lại với nhau những hơn ba chục lần rồi, và khi đồng hồ của nó hiển thị 4 giờ 6 phút chiều, nó mới tiếp tục làm phần cuối cùng.

Còn nhớ hôm thi chọn đội tuyển quốc gia, nó đã từng cố gắng làm phần đọc hiểu cho xong sớm để dành thời gian suy nghĩ để viết bài viết, và khốn nạn sao mà nó đã tốn tới tận nửa tiếng đồng hồ để suy nghĩ về nó và cách viết như thế nào, thế rồi hết giờ ngay sau khi viết được một phần tư bài viết. Và bây giờ nó cũng đang đối mặt với khó khăn tương tự - vì phải nghĩ ra ý tưởng viết bài bằng tiếng Việt rồi nhào nặn và đưa lên giấy bằng vốn tiếng Anh có được, hơn nữa còn phải có kĩ năng làm bài văn nghị luận nữa, tức là sau khi mình viết ở đầu bài là mình đồng ý/không đồng ý với quan điểm đó rồi thì phải lập luận và đưa ra dẫn chứng - chỉ cần ba hoặc bốn cụm ý tưởng và dẫn chứng thôi là đã có điểm, ngoài ra còn phải phụ thuộc vào yếu tố ngữ pháp, chính tả, số lượng từ và cách dùng từ nữa. Càng bảo đảm được các yếu tố trên thì điểm bài viết càng cao.

Phần viết có hai hoặc ba mục, tùy theo từng năm - mục thứ nhất là viết lại câu, có nghĩa là cho trước năm câu với năm từ gợi ý, buộc chúng ta phải viết chúng thành năm câu mới có chứa từ đó mà vẫn giữ nguyên ngữ nghĩa của những câu gốc. Theo tác giả đây là phần khó nhất trong cả đề thi, bởi vì phải có vốn hiểu biết rất rộng hoặc là rất rất rộng về các cụm động từ thì may ra mới giải được cùng lắm là ba, bốn câu trong số đó. Đây bao giờ cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với những đứa đã từng cọ xát với dạng đề như thế này không dưới một lần - thi học sinh giỏi cấp hai, cấp ba ở các cấp độ khác nhau và thi vào trường chuyên. Không ít các trường hợp mất trọn số điểm ở mục này vì không biết phải viết lại câu như thế nào với từ gợi ý đã cho, mặc dù hiểu được nghĩa của câu gốc là gì. Mục thứ hai là nhận xét biểu đồ - nghe giống như thực hành quan sát biểu đồ ở trong môn Địa lý quá phải không? Xin thưa là đúng là như vậy, và khi nhìn vào biểu đồ ấy, chúng ta phải đưa ra được các ý chính bằng vốn từ mà chúng ta có, bài viết ở mục này chỉ cần một trăm bốn mươi hoặc năm chục từ mà thôi.

Rồi hơn năm chục phút trôi qua nữa và đã đến hồi trống dài cuối cùng báo hiệu hết thời gian làm bài. Lần lượt từng người theo thứ tự số báo danh lên nộp bài và về chỗ, sau đó là phần dặn dò của các giám thị về bài thi nói ngày mai khoảng chục giây tiếp theo rồi tất cả ra về.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro