Chương 98 - Tiệc ăn
Thứ 6, 6/14/20XX.
Đà Lạt.
Hôm nay tuy chưa phải là ngày học cuối cùng nhưng đám học sinh ở trường Trần Phú hầu hết đã coi ngày hôm nay đã là ngày bọn nó có thể nghỉ học trên trường hoàn toàn.
Trong số toàn bộ mười hai lớp 12 thì đã có mấy lớp chỉ có hai ba đứa đi học, và đại đa số những đứa còn lại nghỉ, trong số đó có mấy đứa đi học thêm vào buổi sáng, mấy đứa thì tập nhảy, số còn lại có lẽ là ngủ quên hết nên dậy trễ.
Ngày hôm nay những đứa đến sớm nhất lớp A7 bao gồm An, Trần Ngân, Tâm, Kiều và Hiếu. Trên cái bàn ở hàng thứ hai, dãy trong cùng là một cái bịch lớn trong đó chứa những cái hộp dẹt màu xanh.
"Cái gì đây?"
"Quà lưu niệm của tụi mình đấy."
"Nó là cái gì vậy?"
"Quạt máy bỏ túi. Giờ mày thích màu nào? Có màu xanh chuối, xanh dương, hồng và trắng."
"Xanh chuối đi."
Con Tâm moi trong cái bịch lớn và đưa cho An cái hộp quạt đựng trong túi nilon. Mở cái hộp ra, đó là cái quạt máy mini màu xanh chuối mà An đã yêu cầu. Trên máy chỉ có hai nút bấm và bốn cái đèn báo, một nút đỏ để tắt quạt, nút xanh để bật và tăng tốc độ quay của cánh quạt và kích hoạt đèn LED ở bên hông phải quạt. An thử bấm nút bật quạt, cánh quạt bắt đầu quay, rồi quay tít, một luồng gió mát rượi thổi thẳng vào mặt An khiến An cảm thấy không khí trong phòng mình như nóng lên nếu như tắt quạt đi.
"À, mày có thể nhận luôn chiếc quạt này giùm tao được không?"
"Chiếc quạt này cho ai vậy?"
"Cho Khoa ấy. Hồi nào mày gặp nó thì đưa chiếc quạt này cho nó, OK?"
"Ừ.", An nhận luôn chiếc quạt thứ hai. Chiếc quạt này là dành cho Khoa, khi nào Khoa về tới Đà Lạt thì An sẽ trao chiếc quạt này cho nó, An định bụng vậy.
Mấy đứa học ban Tự nhiên còn lại cũng tới, và đủ hai mươi mốt người, trừ Đức Tuấn và Chế Quỳnh Anh ra, có lẽ do mắc đi học – có một số học sinh nghỉ ôn thi trên trường để học thêm, đi theo con đường ôn thi hướng vào trường đại học mong muốn do chính họ đã vạch sẵn cho mình, và hai đứa vừa được nêu tên đó là hai trường hợp điển hình cho việc làm đó.
Buổi ôn thi cuối cùng với môn Lý, bọn nó phải ôn cho kỳ hết các kiến thức về quang học của lớp 11, bao gồm: lăng kính, thấu kính (hội tụ, dùng cho kính lão, kính lúp và kính hiển vi và phân kì, dùng cho kính cận) và kính thiên văn. Có thể hiểu rằng chương trình quang học của lớp 11 là về đường đi của các tia sáng qua các loại dụng cụ quang học kể trên và hình ảnh xuất hiện khi nhìn một vật qua thấu kính hội tụ hoặc phân kì là ảnh thật hay ảnh ảo và tính khoảng cách từ thấu kính đến vật hay xác định tiêu cự, độ tụ và số bội giác của kính. Ngoài ôn các kiến thức đó ra, tụi nó còn phải làm các bài tập liên quan đến chúng cho hết hai tiết đầu.
Hai tiết tiếp theo là tiết Sinh.
Tiết này, tụi nó tổng hợp lại toàn bộ số tiền tích góp được từ những buổi học hai môn Hóa với Sinh.
Về môn Sinh, cách ôn thi tốt nghiệp và đại học của lớp An được chia thành những "công đoạn" như sau:
Đầutiên, hai mươi ba đứa chia thành bốn nhóm vàchia theo thể thức bốc thăm bằng... chức năng hiển thị số nguyên ngẫu nhiêntrong một tập hợp các số nguyên xác định (chức năng RanInt trên các máy tínhkhoa học CASIO từ đời fx-500 trở lên): bốc ra bốn đứa học giỏi môn này trước vàphân vào bốn nhóm, sau đó đếm những đứa còn lại và gán cho chúng những con số từ 1 đến 19 rồi bấm RanInt(1, 19) vì còn lại mười chín đứa, số hiện lên ngay sau khi bấm sẽ được ghi vào các nhóm, lần lượt từ trái sang phải, nếu trùng với số đã được ghi trên bảng thì bấm tiếp cho đến khi ra được con số khác với các con số trên bảng, và cứ như thế cho đến khi toàn bộ học sinh đều có nhóm của mình.
Tiếp theo, phần ôn thi sẽ được tổ chức như một trò chơi tập thể: có ba phần chơi, phần thứ nhất bọn nó phải hoạt động nhóm với nhau để làm hai mươi câu đầu trong đề, tính theo thang điểm 100, phần thứ hai là phần làm cá nhân, ngồi mỗi người một bàn và làm những câu đã được cho trước (đương nhiên phải là những câu vừa sức với những đứa chỉ có ý định thị tốt nghiệp), đứa nào làm được hơn một nửa số câu sẽ được cộng vào điểm của nhóm, nếu dưới nửa số câu sẽ không cộng vào, phần còn lại dành cho những đứa học giỏi, và số điểm lần này được tính lớn hơn rất nhiều. Tổng kết lại số điểm và xếp vị thứ, nhóm nào cao điểm nhất không phải nộp tiền, và các nhóm thấp điểm hơn sẽ nộp tiền nhiều hơn.
Còn môn Hóa thì không quáphức tạp như môn Sinh: học sinh phải giải đề và tụi nó được gọi theo thứ tự danh sách, bắt đầu từ An giải câu thứ nhất trong đề, sau đó tới Chế Quỳnh Anh là câu 2, cứ theo thứ tự như thế cho đến câu thứ 23 và quay vòng lại, trở lại An phải giải câu 24, nếu đưa ra đáp án sai mà không biết sửa lại thành đúng sẽ tính vào một lần sai để nộp tiền, và một lần sai như thế đáng giá mười ngàn đồng. Tính ra đây là hình phạt còn dễ thở gấp vạn lần việc phải dò bài, bởi lẽ môn Hóa không cần thiết phải dò bài và nó cũng phải động não nhiều như bao nhiêu môn khác.
Tổng kết lại toàn bộ số tiền có được từ đầu năm đến giờ (thực ra quỹ lớp tới cuối năm vẫn chưa xài hết nên vẫn còn dư đó và được góp chung vào số tiền phạt), là một triệu bốn trăm bảy mươi ba ngàn, và còn thiếu một lượng tiền không nhỏ nữa để tụi nó có thể ăn buffet với giá cho mỗi đứa là 99 ngàn. Đương nhiên là để bù vào số tiền thiếu này, An phải trả tiền nợ của mình vào cái đã.
Hai tiết cuối cùng ngày hômnay nó chẳng biết làm gì để giết thời gian. Đám bao gồm Nhã Thi, Nhật, Duy Tuấn và Vy thì đang bàn về vụ dự định thi xong sẽ rủ nhau xuống Nha Trang chơi một chuyến, thằng Duy phải giải đề mà cô đưa cho nó, đúng hơn là chỉ giải những câu khó và cực khó trong tờ đề đó mà thôi; Uyên và Danh ngồi chơi game với nhau; Trần Ngân, Nhi, Long cùng mấy đứa nữa tụm năm tụm bảy nói chuyện,...nói chung là không mang máy tính theo thì An chẳng biết làm gì để cho qua thời gian bây giờ. Mãi cho đến khi chuông báo hết tiết, An mới có thể về nhà, nghỉ ngơi một lát để chuẩn bị cho tiệc buffet tối nay.
Đúng bốn giờ rưỡi, chiếc Dream của An bắt đầu lăn bánh trên đường phố dần đông đúc.
Những cung đường quanh bờ hồ đông không thể tả, xe cộ lưu thông chật kín cả một đoạn đường dài, thế nhưng vẫn còn khá nhiều khoảng trống đủ để cho những chiếc xe máy có thể đi lách qua. An vốn chạy xe máy như xe đạp nên dễ luồn lách qua những kẽ hở kia.
Khi nó đang đi dọc đường Trần Phú thì nó vô tình đi ngang qua cặp đôi Danh và Uyên. Uyên đang ngồi sau xe Danh và đang nghe điện thoại. Nghe những gì Uyên trả lời qua loa điện thoại, An đoán chắc là Uyên đang gọi cho lũ bạn của ba đứa đã tập trung ở trước cửa vào quán buffet ấy rồi.
Chen chúc qua đoàn xe bị kẹt còn kinh khủng hơn cả ở ngoài bờ hồ trong khi đang qua vòng xuyến trước trường Cao đẳng Nghề, ba đứa bắt gặp ngay Trâm Anh, theo sau đó là Thư – con Thư học ban xã hội nhưng nó vẫn đi cùng Trâm Anh tới đó chung vui.
"Con Thư kìa!"
"Nó cũng đi à?", Danh không ngoảnh mặt mà vẫn cứ hướng đôi mắt nhìn thẳng về đống hỗn độn phía trước.
"Ủa, con Thư học xã hội mà ta?", Uyên ngây thơ hỏi. "Mà nó đi chung với con Trâm Anh à?"
"Thì đó."
"Chồng tao kìa!", con Thư ngồi vắt hai chân ra một bên xe Trâm Anh như thể đang mặc váy bó mà chỉ vào An.
"Chồng cái đầu mày ấy chứ chồng!", An lớn tiếng đáp trả. "Tao có Bình rồi nhé, đừng hòng gọi tao như thế!"
"Ô, Bình cuối cùng cũng ngỏ lời yêu mày rồi hả An? Thế là từ nay đẹp đôi rồi hén? Nếu vậy thì chúc mừng nha.", nghe thấy tiếng kêu lớn của An, con Thư đổi giọng ngọt ngào.
Quán buffet nằm ở bên kia đường,mà lúc này đường lại đang đông xe qua lại. Ba chiếc xe máy dừng lại ngay khi thấy một đám người đứng đông đặc ở trên đầu dốc đi lên quán buffet được sử dụng làm bãi đỗ xe máy mà An tin chắc là đám bạn học tự nhiên với tụi nó, dừng lại một hồi để quan sát đường, lựa lúc đang vắng xe mà phóng vọt qua, rồi bay thẳng lên dốc và cuối cùng là dừng lại, gạt chân chống xuống mà đỗ xe trước mặt lũ bạn.
"Tụi tao tới rồi đây.", An tháo mũ bảo hiểm, đặt ở ngay bên dưới cổ xe, cố định ở đó để mũ không bị rớt.
"An, nộp thêm hai chục nữa.", Tâm đòi nợ người bạn mớiđến.
"Được rồi. Tao thì dư sức.", An móc ra tờ hai chục ngàn màu xanh dương ra đưa cho Tâm – đó là toàn bộ món nợ của An sáng nay mà bây giờ An mới trả.
Đám bạn ồn ào lần lữa phải tới một vài phút sau đó mới chịu bước vào cái dãy bàn dài gần cửa ra vào nhất và ngồi vào hai bên.
Đám bạn ồn ào lần lữa phải tới một vài phút sau đó mới chịu bước vào cái dãy bàn dài gần cửa ra vào nhất và ngồi vào hai bên. Bây giờ An mới biết rằng hiện tại chỉ có hai mươi người tham dự tiệc buffet chiều hôm nay, và thiếu vắng mất thằng Duy, Chế Quỳnh Anh với Trân, bù lại còn có cả con Thư từ khối xã hội qua nên chỉ phải trả tiền cho hai mươi mốt người ăn.
Quán buffet rất rộng, có rất nhiều dãy bàn cả ngắn lẫn dài, những dãy dài nhất thì nằm ở ngoài cửa, còn những dãy bàn ngắn hơn thì được xếp ở phía trong và tận trong cùng. Ở phía mé phải của quán nhìn từ ngoài lối vào có hai thanh sắt lớn dính chặt trên nền đất, bề rộng đủ lớn để có thể đặt vừa vặn một chiếc bánh xe ô tô lên đó, như thể trước đó, quán này đã từng là một tiệm sửa và rửa xe dành cho xe bốn bánh. Trên tường lớn bên phải có tấm poster thật to, trên đó vẽ những chiếc xe ô tô có kính trước màu trắng với những đôi mắt xanh hoặc đen hệt như những chiếc xe "sống" trong bộ phim hoạt hình Cars.
Ở cánh gà bên trái nhà bếp và tủ lạnh đựng nước giải khát, có một lối đi vào quán bằng cầu thang, bên trên gắn cố định một chiếc khung xe, và từ lối đi đó chúng ta có thể thấy toàn bộ khu vực trưng bày những đồ ăn được sơ chế như thịt, xúc xích được tẩm ướp, cũng như những đồ ăn đã được nấu sẵn như súp bắp cua, bánh hỏi, bánh cuốn nhân nấm mắt mèo, bánh bèo, xôi vàng và cơm chiên. Nói chung là đủ mọi loạimón rất gần gũi với người Việt mà các bạn có thể nghĩ ra. Thực tế An đã từng ăn ở đâymột lần rồi, và từ lần đó trở đi An cũng chẳng xa lạ gì với quán 99 ngàn này nữa.
An ngồi cạnh Nhã Thi và Đức Tuấn, ngồi ngay chỗ trống giữa hai cái bếp lò đang được thắp lên bằng những viên than đỏ rực. Khi ổn định chỗ ngồi, An, Hiếu và Cường đi trước, tới cái kệbày đầy những chiếc đĩa nhựa, chén sứ, lấy hai chiếc đĩa chồng lên nhau (một cái để làm chỗ để đồ vứt như muội than bám vào nếu như bị nướng cháy hay mấy cọng hành) rồi dùng kẹp gắp những món nướng sở trường vào trong đĩa: đùi ếch, thịt ba chỉ, xúc xích, chân gà, thịt gà,... tất cả chúng đều đã được tẩm ướp sẵn và chỉ cần chờ đem lên vỉ nướng lên mà ăn thôi.
An quay lên với một cái đĩa đầy ắp những đồ ăn được sơ chế sẵn. Lúc này có thêm mấy đứa nữa cùng đi xuống chỗ bày thức ăn nên bây giờ bàn của tụi nó hầu như vắng tanh vắng ngắt, chỉ còn lại mấy đứa đã quay lại và đang đặt từng miếng thịt lên bếp.
An đặt nó lên bếp, và quansát thật kĩ những miếng thịt được đưa lên lò. Lửa từ những hòn than đỏ rực lúcnày đang rất nóng và rất mạnh mẽ, rồi không biết vào lúc nào, những đốm cháy đenđã xuất hiện ở mặt dưới của những miếng thịt ấy. Nhận ra điều ấy, An lật ngay toànbộ thịt trên vỉ.
Hương khói bốc lên nghi ngúttừ những cái lò có vỉ đồ ăn trên đó. Khi những miếng thịt đều chín tới, nó lậptức gắp hết ra và đặt lên cái đĩa nhựa sạch còn lại.
Hương khói bốc lên nghi ngút từ những cái lò có vỉ đồ ăn trên đó. Khi những miếng thịt đều chín tới, nó lập tức gắp hết ra và đặt lên cái đĩa nhựa sạch còn lại, và lúc này Đức Tuấn và Thi đã về tới.
"Tưởng mày không biết nướng đồ ăn để cho nó cháy khét hết chứ?", Thi mỉa mai.
"Tao thừa biết nhiệt lượng trong cái lò này rất lớn, đủ để làm chín cái đống này nhanh thôi mà. Thôi, ngồi vào ăn ngay đi."
An chia một miếng xúc xích và một miếng thịt ba chỉ mới ra lò cho Đức Tuấn.
"Tí nữa tao sẽ lấy nướng tiếp nên cứ ăn thoải mái đê.", cả An, Bảo và Danh đều nói một câu tương tự với Uyên và Tuấn.
"Ê tụi mày...", có tiếng con Trân kêu từ nửa bên kia bàn. "Đứa nào uống nước ngọt không, order tao nè! Có Coca, 7Up với lại Pepsi."
"Cho bên này mấy lon Coca đi!", Nhã Thi kêu lớn đáp lại Trân. "Thêm mấy lon 7Up nữa nha Trân!"
"OK!", rồi Trân đi mất.
"Cho tao một ít súp được không?", Đức Tuấn hỏi nhỏ An.
"Có liền.", biết ý, nó rời ghế, quay lại cái kệ đựng bát đĩa, lấy một tô sứ nhỏ nữa và đi đến một cái tủ bếp lớn, ở đó trưng bày từ bánh mì lát, dưa hấu tráng miệng, thạch đông sương, bánh cuốn, bánh hỏi, bánh bèo, cơm chiên và một nồi cơm điện cỡ lớn được dùng để đựng súp. Súp bắp cua là món ăn khá thân thuộc trong một số nhà hàng tổ chức đám cưới, là một món súp hơi đặc và dính, trong suốt như thủy tinh, trong đó trộn lẫn giữa thịt cua hoặc thịt gà, bắp hột và thậm chí còn có rau nữa nếu như trong nồi có trộn thêm rau xà lách được cắt nhỏ ra thành sợi.
An múc thật đầy cái chén rồi mang về cho Đức Tuấn.
"Cảm ơn."
"Tao cũng phải lấy cho tao nữa chứ nhỉ? Tới đây mà không nếm đủ hết thì phí."
An lại mang tiếp cái đĩa mà trên đó đựng thịt của mình quay lại gian phòng bày đồ ăn, và lần này nó gắp năm cuộn bánh cuốn, bốn cuộn bánh hỏi và vài ba miếng bánh bèo có hành.
Quay trở lại chỗ đám bạn với đĩa ăn thịnh soạn trên tay, Tuấn hỏi ngay:
"Ăn nhiều vậy?"
"Các món bánh ưa thích đấy. Ăn xong súp rồi tao chia cho."
"À, quên mất.", Tuấn lấy một cái chén nhựa đựng đầy một thứ nước chấm đặc sệt màu xanh lá có vài mảnh vỏ ớt xanh lẫn trên bề mặt chén. "Nước chấm ớt xanh nè."
"Quá tốt! Mấy cái này chấm ăn ngon đáo để!", An gõ nắm đấm phải vào tay trái mình, rồi lấy muỗng của mình múc vào chén bánh của mình, ăn ngon lành. Uyên thấy An chơi hẳn mấy muỗng ớt cay mà thản nhiên ăn, giật mình hỏi:
"Cay vậy mà mày cũng ăn được luôn á??"
"Ăn cay được như thế này mới là tao chứ!", An cho Uyên xem cái chén dính đầy nước chấm ớt của mình. "Chỉ có mì cay từ cấp độ năm trở lên mới làm khó tao thôi à."
"Giỏi quá à...", Uyên kéo dàigiọng, tỏ vẻ muốn được ăn cay giống như An. An nghe chất giọng như thế của Uyên,bèn liên tưởng đến cảnh một ngày nào đó Uyên sẽ được Danh chở đi ăn, hai đứahai tô mì cay và thi nhau ăn cho đến hết tô mì "địa ngục" đó, và có thể nó cũngsẽ rủ cô người yêu của mình đi Sài Gòn ăn món gì đó cay tựa món mì này.
"Ai giỏi vậy?", Danh nghe lỏm được câu nói của Uyên giữa không gian ồn ào, náo động của nhà hàng buffet.
"ThằngAn đó. Nó ăn cay giỏi lắm. Nó nói chỉ có mì cay cấp độ năm, sáu, bảy mới làmkhó được nó."
"Bữa nào dẫn mày đi ăn mì cay, chịu không?"
Uyên khẽ gật đầu.
Bữa tiệc ăn tiếp tục kéo dài trong sự huyên náo lạ thường, và tụi nó sém nữa là quên hẳn đi việc các cô dạy Hóa, Sinh của tụi nó không có mặt ở đây. Đám học sinh ấy đã đợi từ nãy đến giờ, và hai cô ấy rốt cục đã không có mặt. Thế nhưng, một nhân vậtkhác không kém phần hay như các cô kia lại có mặt. Guess who?
...
"Cô kìa!", con Thi bất giác chỉ về phía một bóng người thân quen đi từ con đường dốc vào trong quán, đặc biệt là đang đến bên dãy bàn mà tụi nó đang ăn.
"Tụi con chào cô ạ!", đám bạn hùa lên.
"Hai cô kia không tới à?"
"Dạ. Tụi con không có số của ai hết nên chẳng liên lạc được."
Tụi nó mời cô đủ các món màtụi nó khai thác được, thế nhưng cô chẳng ăn cái gì hết, trái lại cô còn đi xungquanh dãy bàn để nói chuyện với tụi nó, để được hòa mình vào những câu chuyện củađám học trò. Vui lắm, náo nhiệt lắm, và bây giờ An cảm thấy khoảng cách tình cảmcủa đám học trò khối tự nhiên của lớp A7 hôm nay gần gũi đến lạ. Chẳng còn hờngiận mà chỉ có niềm hân hoan. Chỉ còn đêm nay và đêm mai nữa thôi, tụi nó sẽ xanhau thôi – An nghĩ thế, và nó còn nghĩ rằng nó đã chuẩn bị tinh thần để khôngcòn gặp tụi bạn thường xuyên nữa, thậm chí không biết sau này đi họp lớp liệu có còn đông đủ như hồi còn đi học nữa hay không.
Không, không ai biết trước được.
Có nhiều người lệ hoen đôimi ngày ra trường, thế nhưng nửa tiếng họp lớp cũng không hề hé môi. Nhưng cũngcó nhiều người chẳng khóc, chẳng nói một câu giã từ, mặt im như phỗng, thếnhưng họ vẫn lặng thầm có mặt trước đám bạn vào mỗi hôm hẹn nhau dưới bóng mátkỉ niệm tuổi học trò, đôi mắt họ như nhìn xa hơn, xa vào quá khứ, xa vào mộtthuở vàng son thời cắp sách đến trường mà ôn lại những ngày tháng thân ái ấy mặccho việc đám bạn xưa kia có đến chung vui với mình hay không... Có thể An sẽ là tuýp người thứ hai, có thể nó sẽ về thăm trường một mình, không hẹn bất cứ ai đi cùng và cũng chẳng hẹn gặp riêng bất kì giáo viên nào cả, nó chỉ tới đó như ghé thăm một căn nhà cũ hay miếng đất và đống đổ nát của căn nhà mà xưa kia mình đã sinh sống, và hồi tưởng lại những mối tình đầu đi qua trong cuộc đời mình và những người bạn đã chung lưng đấu cật với nó đi qua quãng đời học sinh.
Bảy giờ rưỡi, đám bạn đã ăn xong phần của mình từ lâu rồi, và chẳng ai buồn lấy thêm đồ ăn thức uống gì nữa. Tụi nó vừa uống nốt những lon nước còn lại, vừa buôn dưa lê bán dưa hấu với nhau, với cô giáo chủ nhiệm của họ.
"Đi ăn với tụi này có vui không, An?", con Trang bất giác bắt chuyện với An.
"Có.",An vừa nói, vừa gật đầu.
"Tao chỉ mong mày vui thôi, không ngờ hồi giờ mày vẫn vui, phải không?"
"Có thể nói là như vậy.", An đáp. "Trước giờ tao chẳng nổi giận lần nào, tụi mày thấy rồi đấy."
"Giờ mày muốn đi chơi cùng tụi này không?"
"Đi tới mấy giờ mới về?"
"Uhm... khoảng mười giờ về đấy. Tụi tao còn đi vòng vòng rồi xem phim luôn mà."
"Thếthì tao về vậy. Tao không gọi về nhà để xin phép được."
"Ừ, mày cứ về đi. Mai gặp lại."
Cô đã về từ lúc nào. Chỉ còn lại tụi nó ở ngoài bãi đậu xe trên dốc.
An lặng lẽ dắt xe và quay xe xuống cuối dốc, gạt chân chống lên, đề xe chạy thẳng về nhà.
Ngay khi vừa về đến nhà, nó mở cửa phòng nó, thay đồ rồi nằm lăn ra ngay trên nệm giường vì hơi ấm của căn phòng phủ kín người. Đầu nó nghĩ đến chuyện tối hôm nay, rồi nghĩ đến cuốn sách Những điều cần biết về Metaverse dày cộp và vẫn chưa đọc hết. Ngay khi nghĩ về cuốn sách ấy, nó bèn ngồi dậy, đọc tiếp một, hai trang còn lại, rồi dần dần, cuốn sách ấy cuốn hút nó một cách lạ thường, và trong cuốn sách đó có hẳn một chương mục viết về vấn đề:
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như thế giới Metaverse hòa nhập vào thế giới thực?
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro