Phân biệt các kiểu chuyển mức electron

1.2. Phân biệt các kiểu chuyển mức electron

vChuyển mức n à π* có những đặc điểm sau:

1.      Chuyển mức n à π* có hệ số hấp thụ mole nhỏ, thường ít khi vượt quá 103.

2.       Bước sóng cực đại (λmax) của vân n à π*­­ chuyển dịch về phía bước sóng ngắn (chuyển dịch xanh) khi chuyển từ dung môi không phân cực sang các dung môi phân cực mạnh hoặc có khả năng tạo liên kết hydrogen. Thường thì ứng dụng dung môi này vào khoảng 5 – 20 nm. Dung môi phân cực có một khả năng làm giảm λmax (chuyển dịch xanh) đối với chuyển mức n à π* là do đã hạ thấp năng lượng ở trạng thái cơ bản và làm tăng năng lượng ở trạng thái kích thích. Các dung môi tạo liên kết hydrogen với chất tan thường gây ra sự chuyển dịch mạnh vân hấp thụ n à π* về phía sáng ngắn do dung môi đã tạo liên kết hydrogen với chính đôi electron n nhận trách nhiệm hấp thụ bức xạ trong chuyển mức đang xét. Mặt khác ở trạng thái kích thích  chỉ còn một electron n nên liên kết hydrogen bị yếu đi, nó không thể làm giảm năng lượng của trạng thái kích thích như đã làm đối với trạng thái cơ bản. Trường hợp phân tử có nhiều hơn một electron n thì sự tạo liên kết hydrogen đối với đôi electron này sẽ gây hiệu ứng cảm ứng đối với đôi electron kia và do đó cũng dẫn tới chuyển dịch xanh.

3.      Vân n à π* thường bị triệt tiêu trong môi trường acid mạnh. Đó là sự proton hoá hoặc sự tạo thành sản phẩm cộng đã liên kết mất đôi electron n.

4.      Việc gắn các nhóm đẩy electron vào nhóm mang màu chứa electron n cũng thường làm cho vân n à π* chuyển dịch về phía sóng ngắn. Chuyển mức π à π* thường có cường độ lớn, giá trị ε thường từ 103 đến 105. Ngược với chuyển mức n à π*, khi chuyển sang dung môi phân cực mạnh, hoặc khi đưa các nhóm đẩy electron vào phân tử thì vân phổ ứng với chuyển mức π à π* sẽ dịch chuyển về phía sóng dài (chuyển dịch đỏ). Khi phân biệt chuyể mức π à π* với n à π* không nên chỉ dựa vào giá trị ε mà phải kết hợp với hiệu ứng dung môi và ảnh hưởng của nhóm thế. Chuyển mức d - d và chuyển mức kèm theo chuyển dịch điện tích thường xuất hiện ở vùng tử ngoại gần hoặc vùng khả kiến. Chuyển mức d - d đặc trưng bởi hệ số hấp thụ mole rất nhỏ (thường không quá 102) còn chuyển mức kèm chuyển điện tích lại có ε lớn (cỡ 104). Người ta nhận thấy rằng vị trí của vân hấp thụ ứng với chuyển mức kèm chuyển điện tích thay đổi theo khả năng solvate hoá của điện dung : Trong những dung môi solvate hoá tốt cực đại hấp thụ chuyển dịch về phía sóng ngắn.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #nina