Phân tích Mị
Tô Hoài là một trong những ngòi bút kiệt suất của văn học Việt Nam . Trong bước đường văn học của mình ,ông đã cống hiến cho văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm điển hình như Dế Mèn phiêu lưu kí , O chuột , Truyện Tây Bắc ,... trong vô vàng các tác phẩm thì truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ " trích Truyện Tây Bắc đã thể hiện hơi hướng sự thật đời thường trong các sáng tác của Tô Hoài cũng như là sự am tường của ông về văn hóa , phong tục của đồng bào miền núi .Tác phẩm đã mang lại một ấn tượng hết sức sâu sắc trong lòng đọc giả về một cô gái hội đủ những yếu tố để có được cuộc sống hạnh phúc nhưng lại không thể . Cùng với sự vẫy vùng chống lại số phận oan trái của cô đôi khi tưởng lụi tàn nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mảnh liệt .
Nói riêng về Mị , là nhân vật trung tâm của truyện , cô đã được tác giả chú trọng phát họa một cách kĩ lưỡng nhất từ tính cách ,tài năng đến những diễn biến tâm lý nhân vật . Khi cô chưa bị bắt về làm dâu nhà thống lý thì cô là một người con gái trẻ đẹp mang nét hồn nhiên trong sáng đến nỗi " Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị " . Là một cô gái tài năng biết thổi sáo , thổi lá " Ngày trước , Mị thổi sáo giỏi . Mị uốn chiết lá trên môi , thổi lá cũng hay như thổi sáo ." Mị yêu thích lao động , mong muốn được một cuộc sống tự do , lúc nào trong người cô cũng tràn trề nhựa sống " Con nay đã biết cuộc nương làm ngô , con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố . Bố đừng bán con cho nhà giàu ."
Ở Mị đã hội tụ đủ những yếu tố để có được một cuộc sống đáng mơ ước , xứng đáng có được hạnh phúc , mà lẽ ra Mị phải có nó . Nhưng tiếc thay lại không như vậy , bởi do cái món nợ truyền kiếp . Từ thời bố Mị cưới mẹ Mị nhưng không đủ tiền nên phải vay bố của thống lý Pá Tra , món nợ ấy cứ dai dẵn mãi không dứt đến khi hai người già , đến mẹ Mị mất mà vẫn chưa trả hết nợ . Nên đựa đẩy cuộc đời đáng ra phải hạnh phúc của Mị vào kiếp con dâu gạt nợ mở đầu cho những chuổi ngày bất hạnh. Mị là "con dâu" đáng lẽ ra phải là một mối quan hệ gắn bó thân thiết với nhà thống lý nhưng từ "gạt nợ " lại đem những thứ trước đó đạp đổ đi , cô trở thành một con nô lệ không công mang danh là con dâu nhưng thật chất lại là con nợ . Con nợ thông thường còn có hy vọng tự do còn cô thì vĩnh viễn bị giam cầm chịu đựng phận tôi đồi .
Lúc đầu con người yêu thích tự do như bị đã phản kháng quyết liệt .Bởi cái hũ tục cúng trình ma mà khi Mị bắt đến nhà thống lý Pá Tra thì không thể trốn về được nữa bởi con ma đã nhìn mặt Mị rồi . Thế nên đêm nào Mị cũng khóc " Có đến hàng tháng , đêm nào Mị cũng khóc " . Tưởng chừng chỉ có vậy nhưng không Mị lại quyết liệt hơn đi đến bước một sống một còn , Mị trốn về nhà với tròng mắt đỏ hoe , chào bố lần cuối rồi định ăn lá ngón tự tử . Nhưng cũng vì thương bố mà Mị đã phải buôn xuôi vứt bỏ đi cái quyền được làm người .
Kể từ đây Mị chính thức trở thành nô lệ cho nhà thống lý , trở thành " con trâu , con ngựa " làm quần quật ngày đêm . Mị mất hết ý thức về thời gian " đã bao năm rồi , người đàn bà ấy chẳng biết đến mùa xuân , chẳng đi chơi tết " mà chỉ còn lại những mùa lao động "
Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện ,giữa năm thì giặt đay ,xe đay , đến mùa thì đi nương bẻ bắp ,và dù lúc đi hái củi , lúc bung ngô ,lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợ " . Mị bị đày đọa từ thể xác đến tinh thần ,trở thành công cụ lao động cho nhà thống lý . Con người trong Mị đã dần bị giết chết , cô không còn ham thích cuộc sống tự do như trước nữa mà lúc nào cô cũng không nói " lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa ". Căn buồng của Mị dường như không phải là chổ ngủ của cô mà nó như một nơi cầm tù chính con người trẻ trung trong cô " căn buồng Mị ở kín mít chỉ có một chiết cửa sổ , một lỗ vuông bằng bàn tay ". Dường như Mị đã mất hết sự phản kháng , ý thức của cô chỉ còn lại một mớ hỗn độn tuyệt vọng , cô dần vô cảm với mọi thứ xung quanh " ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi " . Qua những hình ảnh trên phần nào ta cũng thấy được sự bốc lột , sự đầy đọa cùng sự tước đoạt đi quyền làm người của bọn thống trị miền núi .
Tưởng chừng như đã tắc lịm nhưng không sức sống của Mị vẫn tìm tàng , Mị vẫn khao khát tự do vẫn muốn được sống hạnh phúc. Người Hmong có tập tục ăn tết khi cỏ tranh vàng ửng . Mị đã uống rượu để giải tỏa nỗi buồn chất chứa trong lòng . Tác nhân thực sự làm thay đổi Mị là men rượu và tiếng sáo lại chính là phương tiện để đánh thức lòng ham sống bấy lâu nay bị vùi lấp . Mị uống ừng ực từng bác rượu . Cơn say đã giúp Mị tạm thời quên đi nỗi đau ở hiện tại để hướng về quá khứ . Quá khứ của Mị thật đẹp thật hạnh phúc còn Mị giờ đây rạo rực sức xuân , muốn được đi chơi, được vui xuân như bao người . Tiếng sao được miêu tả nhiều lần nhầm biểu đạt diễn biến tâm hồn nhân vật . Quá khứ của Mị dường như gắn liền với tiếng khèn tiếng sáo bầu bạn cùng Mị . Mị muốn nổi loạn , sức sống của Mị bị đè nén tưởng tắt lịm nay trào dâng mảnh liệt . Mị đã chịu quá nhiều đau khổ đày đọa , Mị không còn muốn sống ,Mị muốn chấm dứt cuộc sống đau khổ hiện tại . Cô nghĩ " Nếu có nắm lá ngón trong tay thì Mị sẽ chết ngay " . Một lần nữa Mị đựa ra quyết định một sống một còn . Khác với lần trước Mị muốn được giả thoát khỏi kiếp nô lệ thì lần này Mị muốn giải thoát bản thân trước trạng thái vô định hiện tại . Mị nhớ lại quá khứ , nhớ lại hạnh phúc ngắn ngủi của thời tuổi trẻ . Mầm ham sống trong Mị nhen nhóm lại " Mị đến góc nhà , lấy ống mỡ , xắn một miếng bỏ thêm vào đỉa đèn cho sáng . Mị quấn lại tóc , với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách " . Hành động "quấn lại tóc , lấy vấy hoa " là Mị muốn làm đẹp , nhu cầu tưởng như bị lãng quên đối với người đàn bà này từ rất lâu rồi . Mị muốn đi chơi . Chi tiết đắt giá nhất trong đoạn này chính là hành động " bỏ thêm mỡ vào dĩa cho đèn sáng " có thể gọi đây là chi tiết ngàn vàng bởi nó đã lột đã được diễn biến tâm lí trong Mị , Mị muốn thắp lên hy vọng trong chính căn phòng tối này, cô muốn lòng ham sống đang le lói của cô giống như ngọn đèn này có thể bùng cháy lên như khi cô thê mỡ vào . Nhưng A Sử không muốn điều đó , hắn không muốn Mị đi chơi .Hắn đã dùng nước lạnh để dập tắt hi vọng của Mị bằng cách trói Mị vào cột nhà " A Sử bước lại , nắm Mị , lấy thắt lưng trói hai tay Mị . Nó xách cả nó xách cả một thúng đay ra trói đứng Mị vào cột nhà . Tóc Mị xỏa xuống , A Sử quấn luôn lên cột làm cho Mị không cúi , không nghiêng đầu được nữa . Trói xong vợ , A Sử thắt nốt thắc lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn , đi ra , khép cửa lại ".
Chính hình ảnh khép của lại của A Sử dương như khép lại mọi hi vọng của Mị , để căn phòng để trong cô chỉ còn một màu tối đen mụ mị . Tuy nhiên ngọn lửa được thắp lại của cô vẫn tiếp tục cháy . Mị bị trói nhưng vẫn hướng về sức trẻ , tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo đến những cuộc chơi và trong hơi mem say Mị vẫn bước đi trong vô thức . Lại là một hình ảnh khẳng định lòng ham sống ham tự do của Mị đã trở về dù là trong vô thức . Sức sống tiềm tàng của Mị vẫn tồn tại dù là bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng nhất .
Diễn biến trong tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân chỉ là một ngòi nổ để khi đêm đông Mị táo bạo quyết đoán cắt dây cởi trói cho A Phủ . Ban đầu trước cảnh A Phủ bị trói Mị hoàn toàn vô tâm lãnh cảm với tình cảnh đáng thương của A Phủ " Mị vẫn thản nhiên thổi lửa , hơ tay . Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi ". Cảm xúc của Mị đã tắt lịm tê dại mất đi mọi rung cảm trước nỗi đau của người khác bởi lẽ rằng nỗi đau của Mị đã quá lớn rồi thì còn biết đến ai nữa ? Thế rồi " Mị lé mắt trông sang, thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ " Mị đã nhớ lại mình , nhận ra mình và xót xa cho chính mình . A Phủ đấy chính là Mị của những năm về trước , trong đêm tình mùa xuân Mị cũng bị trói như thế . Cảm xúc dâng trào không còn có thể đè nén được nữa , Mị thương mình , thương người . Mị đã "rút con dao nhỏ , cắt nút dây mây , cởi trói cho A phủ ." Hành động này của Mị chính là hành động tự giải thoát mình , tự cứu lấy mình ,Mị như trở về cái đêm mình bị trói để " tự cắt đây cởi trói " cho bản thân . Cứu lấy A Phủ cũng chính là cứu Mị , A Phủ vùng chạy đi . Mị bàng hoàng nhận ra sự tàn ác của nhà thống lý Pá Tra . Cô hoảng sợ , lo lắng cho mình bị trói thay vào cái cột ấy " phải chết trên cái cột ấy " . Chính sự ham sống của Mị lại trổi dậy mạnh mẽ hơn , tiếp thêm sức mạnh cho vùng thoát khỏi , xin A Phủ " ở đây thì chết mất " . Lúc này hành động của Mị chính là hành động tự cứu lấy bản thân , tất cả những hành động cứu A Phủ đến chạy theo anh hoàn toàn chẳng xuất phát từ tình yêu mà tất cả chính là lòng ham sống của cô thôi thúc - lòng ham sống ấy đã tồn tại suốt bấy lâu trong Mị .
Tô Hoài đã rất thành công khi đã xây dựng và miêu tả rất thành công diễn biến tâm lí nhận vật một cách chân thật nhất . Với lối kể tả đầy lôi cuốn, ngôn ngữ tinh tế ông đã tạo một " Vợ chồng A Phủ " in đậm nét trong lòng đọc giả . Vợ chồng A Phủ là một bức tranh đời sống xã hội miền núi Tây Bắc thể hiện sự tàn ác ,hà khắc của bọn cầm quyền đồng thời lại tôn lên sức sống mảnh liệt của người dân nơi đây như hình ảnh Mị dù đen tối mụ mị nhưng vẫn kiên cường vượt qua .
Ngòi bút Tô Hoài đã hết sức nâng niu từng diễn biến tâm lí , từng bước trỗi dậy trong tâm hồn Mị . Nhà văn đã tái hiện chân thật sinh động cuộc hành trình từ đau khổ tăm tối vươn ra hạnh phúc , ánh sáng của thanh niên miền núi . Tô Hoài đã đặt niềm tin vào người lao động , đã đứng về phía những người lao động miền núi - những con người đau khổ để tố cáo chế độ giam hãm , đầy đọa con người về tinh thần , thể chất, để khẳng sức sống của con người , tiêu biểu là nhân vật Mị với ngòi bút thấm đẫm chất hiện thực và nhân đạo .
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro