Không Tên Phần 1

                                        "Đau đớn thay phận đàn bà

                                   Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "

Nguyễn Du đã phải cất  lời xót xa cho cái phận đàn bà trong xái xã hội phong kiến mục nát ấy! Tài hoa và nhân phẩm của họ bị vùi lấp trong ngang trái, bị khinh thường rẻ mạt thậm tệ. Nổi tiếng với giọng thơ độc đáo, tiếng lòng của bà viết lên biết bao tác phẩm than cho" số mình số người", tiếc cho cả cái tài hoa nở sai thời, cũng là lời lẽ chống lại chế độ" trọng nam khinh nữ", người đời biết về Hồ Xuân Hương qua giọng thơ chân thực mà xót xa đến não lòng!.Viết về phụ nữ, viết về cả tâm hồn đa sầu đa cảm của người cũng như của mình, chùm thơ 3 tác phẩm Tự Tình được ra đời. Nhưng có lẽ, tâm trạng của bà được gói gọn trong" Tự Tình 2" 

                                         "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn / Trơ cái hồng nhan với nước non"

Đêm khuya là khoảng thời gian tâm trạng trỗi dậy, cũng là lúc người ta cảm nhận rõ nhất nỗi cô đơn hiu quạnh . Người đời có câu" thu761c đêm mới biết đêm dài" ấy thế mà tiếng  "trống canh" từ xa vọng lại, được bà cảm nhận như"dồn" lại vào nhau, bấy giờ mới tự thức thời: năm canh thức trắng cả năm. Từng bước đi dồn dập của thời gian ám ảnh trong tâm trí bà

                                                  "Trơ cái hồng nhan với nước non"

    Động từ mạnh trơ thể hiện sự trơ trọi, cô đơn, "hồng nhan" đây tức người con gái đẹp, ấy vậy mà cái giá trị đẹp đẽ lại được thể hiện bằng từ "cái" , làm cho nó rẻ rúng tầm thường tới bất ngờ. Giữa đêm khuya, "cái hồng nhan" nhỏ bé như đối trọi lại với nước non rộng lớn, gồng mình thách thức cả càn khôn để chứng tỏ tâm hồn đẹp đẽ, thuần khiết còn nguyên giá trị

                                    "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" 

  Khác với những người phụ nữ kia, bà có thể thưởng rượu ngắm trăng, có thể du ngoạn đó đây, làm bạn cùng trời. Nhưng từng chén rược nào khác từ giọt sầu giọt tủi, rót để vơi, nhưng cũng lại mang nặng vào lòng. Say lại tỉnh, tỉnh lại say, phải chăng tạo hóa đang trêu đùa con người, đẩy họ vào vòng luận hồi không hồi kết . Cho họ hy vọng lúc say, khi tỉnh thì thấy sự thật cay đắng vẫn ở ngay đấy, càng thêm nặng nỗi lòng. Tâm trạng bẽ bàng xót xa này có thấy được ở nàng Kiều ngày nào dấn thân vào chốn thanh lâu

               " Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa"

 Say cùng rượu, trò chuyện cùng trăng là thú vui tao nhã của các thi sĩ, bà tìm đến trăng như người bạn tri kỉ, chia sẻ nỗi lòng dang dở

               "Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn"

    Trăng tròn- biểu tượng đẹp đẽ về sự viên mãn, tràn đầy hạnh phúc, nhưng vầng trăng của Hồ Xuân hương lại là "bóng xế", "khuyết chưa tròn",hạnh phúc với bà quả thật quá đỗi mong manhchưa được chọn vẹn.. Trong khi nhiều người phụ nữ khác đã có con, có chắt bế bồng vui cửa vui nhà, thì ngay cả thiên chức ấy bà cũng chưa một lần được trải qua , cái tủi, cái nhục , cái sầu dồn nén bấy lâu nay bỗng chốc vỡ òa 

                    "Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"

Cái số đã không thể tự mình định đoạt, ngay cả cái duyên, sự mưu cầu hạnh phúc của họ cũng không được chấp nhận. Tương lai bỗng chốc trở nên mù mịt và đáng sợ hơn bao giờ hết .Hai câu thực làm rõ hơn thực cảnh và thực tình của nữ sĩ. Người thi sĩ vò võ một mình trong đêm, đối diện với nỗi cô đơn mà càng thêm xót xa cho duyên phận của mình. Ở đây, ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, trăng với người đồng nhất cùng nhau, trăng đã sắp tàn , mà vẫn khuyết chưa tròn chính là tuổi xuân đã vội qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Cụm từ "say lại tỉnh" gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của tạo hóa.

                 "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn'

    Động từ mạnh" xiên ngang"'"đâm toạc" cùng cách đảo ngữ cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ của sức ống mãnh liệt. Rêu, đá là những vật nhỏ bé, thậm chí là mảnh mai yếu ớt giống như người  phụ nữ. Rêu mềm yếu là thế mà vẫn xiên ngang mặt đất, đá có nhọn gì đâu mà đâm toác cả chân mây? Mới biết nỗi phẫn uất ở đây là mạnh mẽ to lớn: rêu đá như rạch đất trời mà hờn oán cũng như người phụ nữ muốn đạp đổ sự bất công của chế độ nam quyên bấy giờ. Cảnh động, nó cựa quậy, sôi sục , torng thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ chết cứng mà luôn chứa đựng sức sống mãnh liệt. Con người trong hoàn cảnh ấy như muốn phá cũi sổ lồng, vượt ra khỏi cuộc sống đáng buồn chán và đầy cô đơn tước mắt.

              Thế nhưng, những vần thơ cuối lại là một mạch cảm xúc hoàn toàn mới, nêu lên sự thật đắng cay , sự bất lực của tác giả sau bao lần muốn "sổ lồng"

                           "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con"

Từ láy "lại lại" làm tăng vẻ chán ngán đến cực điểm. Xuân đến, nhân gian vui vẻ, đất trời nở rộ, nhưng với bà lại là nỗi ám ảnh bởi sự cô độc trước mong ước đoàn viên chưa một lần thực hiện. Từ tăng tiến làm cho câu thơ cuối thảm thương đến tội nghiệp, đã chỉ có 'mảnh" tình, nhưng lại phải san sẻ thành "tí", rồi lại "con con". Bấy giờ, ta lại nhớ những câu thơ trong cảnh làm lẽ cũng mang một mau phẫn uất như vậy:

                  "Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công"

                (kb) Qua tác phẩm "Tự Tình" của Hồ Xuân Hương, bức tranh đẫm nước mắt về số phận của người phụ nữ được bà khắc họa rọ nét hơn bo giờ hết. Không chỉ nói về người, tác giả còn đang thương cảm cho cính mình, dẫn dắt độc giả vào từng cung bậc cảm xúc: khi thương cảm, khi sục sôi hân hoan, cuối cùng lại cảm động đến trào nước mắt! Dù ở trong thời đại nào, người phụ nữ vẫn giữ những tinh hoa và phẩm chất tốt đẹp cùng tấm lòng son sắt thủy chung:

                         "Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                          Bảy nổi ba chìm với nước non

                           Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn                              

                           Mà em vẫn giữ tấm lòng son "

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: