Cus bàn về Liên Xô (1)

Thưa các đồng chí, một nỗi buồn đang khắc khoải trong lòng tôi mấy ngày nay.

Tôi đã đọc Trại Súc Vật của George Orwell.

Súc vật là chúng tôi, có thể là chúng ta. Họ nói chúng tôi là mấy con bò đỏ, họ nói chúng tôi là lũ ngu độn. Nhưng mà tôi không buồn.

Cái làm tôi buồn không phải là việc chúng tôi đúng là Súc vật hay con bò đỏ, mà là cách người ta biến những gì chúng tôi từng tin trở thành một công cụ cho lòng tham vô tận của họ, mà quên mất rằng họ từng là những kẻ dẫn lối, soi đường cho ước mơ và lý tưởng của chúng tôi, cũng "từng" là ước mơ, lý tưởng của chính họ.

.

Nghe có tò mò không nào? :))

Không à?

Thì kệ mẹ các bạn.

Nếu có cơ hội, cái thứ mà tôi sắp yêu cầu bạn ngay sau đây, hãy đọc hoặc nghe Trại Súc Vật của George Orwell để hiểu tường tận về những gì tôi sắp nói.

Link sách nói, nghe cho đỡ mỏi mắt:

.

Về "Trại Súc Vật" – Animal Farm

Nghe cái tên được dịch thôi đã thấy sặc mùi kick war và đầy miệt thị phải không nào?

Một cái tên gây tò mò và gợi cho người ta những mường tượng kinh khủng về nội dung chắc phải là về cái gì đó giẻ rách lắm. Cái tên này đã thôi thúc cái tò mò của tôi khiến tôi đang bận sml nhưng phải đọc ngay.

Tôi có nhiều phỏng đoán vu vơ thoáng qua đi kèm với nỗi tò mò. Tôi đã nghĩ đây hẳn là câu chuyện về kẻ hiếp dâm nào đó, hay là cả một trại toàn những kẻ giết người man rợ...

Nghe đoạn mở đầu, thật bất ngờ, đây thật sự là câu chuyện của lũ động vật, hay nguyên bản – "Súc Vật".

Nhưng! - Ngay chữ đầu tiên của câu đầu tiên của nhân vật đầu tiên là một con lợn già đã khiến tôi chưng hửng –

"Các đồng chí ạ..."

Tôi kiểu... what the fuck?

Nhưng với tâm lý chắc đây chỉ là cách mà dịch thuật viên dùng từ, tôi đã đọc tiếp.

Và đcm, cái chữ "Đồng chí" ấy không phải là một kiểu chơi chữ. Nó thật sự là "Đồng chí" – Comrade. Tôi nhanh chóng nhận ra, đây đích xác là chuyện kể về bọn Cộng sản chúng tôi, trong hình hài Súc Vật.

Lấy Súc Vật để chỉ Cộng sản, ẩn dụ này có hàm ý gì, chắc tôi không cần phải nói nữa.

Tôi sửng cồ, nhưng tôi đã nén giận dữ :)))) để xem bọn ở chiến tuyến bên kia sắp sủa cái lồn gì về chúng tôi đây. Cách duy nhất để giết chết kẻ thù chính là hiểu rõ kẻ thù đó.

Nhưng cũng với lý thuyết ấy, tôi đã dành cả một đêm ngấu hết Trại Súc Vật, và bần thần nhận ra: "Địt cụ, mình không thể phản bác lại bất cứ thứ gì cả."

"Cách duy nhất để giết chết kẻ thù chính là hiểu rõ kẻ thù đó." Và thằng tác giả này đã tận dụng quy tắc này tối đa.

Nó hiểu quá rõ chúng tôi.

Đây là lịch sử. Và đáng buồn tay, Bò Đỏ không thể thay đổi lịch sử, và không ai, bất kì ai có thể.

Dù tôi là Bò Đỏ, với vốn kiến thức ít ỏi của mình, hay thậm chí tôi có là một Bò Đỏ cao cấp nhất, tôi cũng không thể phản bác Trại Súc Vật. Ngay cả những đầu óc tinh hoa nhất nếu không phải dùng đến ngụy biện, cũng không thể phản bác Trại Súc Vật. Tôi đã không thể bảo vệ Đảng khai sinh Bò Đỏ của mình thoát khỏi sự công kích của Trại Súc Vật, dù tôi có yêu Đảng đến mức nào đi nữa.

Vậy nên, như một tất yếu, Trại Súc Vật đã bị cấm ở Việt Nam :))))

Nhưng có một thực tế là đã nhanh chóng xoa dịu và cho tôi vững tin hơn phần nào, khi đối tượng chỉ trích – châm biếm – mỉa mai của cuốn sách này vốn không phải là chúng ta.

"Chúng ta" ở đây là ai?

Là Việt Nam – Tổ quốc thân yêu của tôi.

Vì đây vốn là câu chuyện để chửi Liên Xô, và con bò đỏ (trong truyện là con lợn Napoleon) bị người ta đay nghiến nhất không ai khác ngoài Joseph Stalin – một bò đỏ độc tài và biến chất.

Tôi không thể giản lược Trại Súc Vật, tôi không thể. Vì bản thân nó đã là một phiên bản giản lược đầy tinh gọn, chắt được mọi tinh hoa, logic cũng như những lí lẽ sắc bén, đanh thép và thiên tài về cả một bối cảnh đồ sộ, phức tạp mang tầng tầng lớp lớp dữ liệu nội tình khổng lồ ép phẳng thành một hình hài dễ hiểu, gần gũi như một câu chuyện ngụ ngôn dành cho con nít, hướng thẳng đến ý nghĩa cốt lõi mà không có lấy một câu diễn giải dư thừa.

Thiên tài nói những thứ phức tạp bằng ngôn ngữ đơn giản.

Và Trại Súc Vật là biểu tượng của điều đó.

Vậy nên ở đây, thứ lỗi cho tôi thưa các quý ngài và quý cô, tôi sẽ viết bài luận này dựa trên mặc định là tất cả độc giả đã đọc Trại Súc Vật. Và tôi xin phép dẫn chứng thẳng như một lẽ hiển nhiên mà không chú thích gì thêm.

Làm rõ về góc nhìn và sứ mệnh – trách nhiệm – đạo đức – phẩm hạnh của chính tôi với tư cách là một người lấy chủ nghĩa Cộng sản và Tư tưởng Marx-Lenin làm kim chỉ nam cho quan điểm sống:

Trại Súc Vật không mang màu sắc công kích, nó chỉ thuật lại, và bản thân những kẻ được nó nhắc tới hay cho rằng mình có liên quan đều sẽ cảm thấy bị công kích. Không ngoại trừ chính tôi.

Nhưng!

Tôi, với tư cách là một kẻ nghiên cứu khoa học chính trị không chuyên, không có tiếng nói, chức năng hay sức ảnh hưởng, tôi ghi nhận tác phẩm này như một góc nhìn phản biện cần thiết cho sự phát triển tư duy của chính mình mà không có mục đích lăng mạ, chỉ trích, chống phá hay phản bội lại tổ chức.

Mục đích nghiên cứu và phân tích là hoàn toàn trong sáng, thuần lương trên cơ sở tôn trọng, cởi mở và cầu thị tri thức với mong muốn hiểu sâu và đa chiều.

Tóm lại, em chỉ muốn các anh các chị cán bộ nào trong phút giải trí vô tình đọc được bài luận này biết rằng: em không phải phản động. Em yêu nước, và em sẽ làm mọi thứ vì đất nước và nhân dân em xin thề trên tư cách của một người Cộng sản thưa các đồng chí!

Bởi vì:

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Mhi mhi.

(Có vẻ cái này còn khiến tôi trông có vẻ đáng nghi hơn, nhưng dù sao thì...)

Đến đây là hết mục biện giải giới thiệu Trại Súc Vật và cảm giác buồn bã của tôi. Nhưng Trại Súc Vật không phải là chủ đề trọng tâm tôi muốn bàn luận. Chủ đề chính vốn đã có sẵn trên nhan đề "Cus bàn về Liên Xô". Xuyên suốt, tôi sẽ dẫn chứng Trại Súc Vật như một liên kết mở rộng cũng như hỗ trợ gợi hình cho các cậu mường tượng được toàn cảnh của một bức tranh phức tạp và đầy day dứt:

Liên Xô – RƠI

TỪ ĐỈNH CAO ĐẾN TÀN LỤI

...

"

Sân bay vũ trụ Baikonur

Cộng hòa XHCN Xô Viết Kazakhstan – Liên Xô

21 giờ 33 phút, ngày 23 tháng 7 năm 1980

Tàu Soyuz 37 cất cánh.

Đưa nhà du hành Phạm Tuân trở thành người Việt Nam và cũng là người châu Á đầu tiên tiến vào vũ trụ.

Khi tên lửa rời mặt đất, thiết bị sinh trắc đo được nhịp tim của Phạm Tuân ở ngưỡng 76 nhịp/ phút.

Không có chỗ cho sợ hãi. Mà thay vào đó, là sự bình tĩnh phi thường.

Đó là bản lĩnh đã được tôi luyện qua cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Đó là niềm tin vào sức mạnh của khoa học kỹ thuật và lòng tận tình của nước bạn Liên Xô.

Đó cũng là bởi hành trang mà ông mang theo có nắm đất quê hương, có di chúc Bác Hồ, và cờ tổ quốc Việt Nam yêu dấu.

Sự kiện người Việt Nam chinh phục không gian diễn ra tròn 5 năm sau khi Việt Nam đánh bại chế độ thực dân mới của Mỹ để giành độc lập, thống nhất đất nước. Và chỉ một năm sau khi Trung Quốc mở cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam.

Ở Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết...

Khi hoàng hôn buông xuống Kaliningrad, thì bình minh ngày mới sẽ ló dạng tại miền viễn đông.

Không chỉ là Quốc gia rộng lớn nhất thế giới, Liên Xô còn là một trong những siêu cường hùng mạnh nhất lịch sử loài người.

Là hạt nhân khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Là trụ cột của hòa bình. Là thành trì của Cách mạng. Là chỗ dựa vững chắc cho những lực lượng đấu tranh giải phóng dân tộc.

Với riêng Việt Nam, Liên Xô có những hỗ trợ và tình cảm đặc biệt.

Mỗi sự kiện quan trọng trên đất nước hình chữ S đều tạo ra những phản ứng rất nhanh trên đất nước Xô Viết.

Chính tổng bí thư Lê Duẩn đã phát biểu trong chuyến thăm Liên Xô của đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam tháng 10 năm 1975 rằng:

"Ngay từ khi cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước, cho đến kỷ nguyên rực rỡ của độc lập - tự do và chủ nghĩa xã hội, Đảng của Lênin và nhân dân Liên Xô luôn luôn là những người đồng chí, những người anh em đáng tin cậy, hết lòng giúp đỡ Cách mạng Việt Nam.

Với nhiều người Việt Nam, Liên Xô - đó là biểu tượng của ước mơ, của khát vọng, của những gì tốt đẹp nhất."

"

Trở thành:

" Nguyên soái Sergei Fyodorovich Akhromeyev – Tổng tham mưu trưởng Quân đội Liên Xô – Thành viên trong Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp

Đã để lại những dòng đầy đau đớn trước khi tự treo cổ:

"

...

Đối với tôi, đây là một mở đầu đầy hấp dẫn.

Một lời vào đề đủ kịch tính để bắt đầu giải đáp cho câu hỏi khiến cả thế giới chấn động mà chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời, dù chỉ là những diễn giải trong phạm vi rất nhỏ:

"Tại sao một siêu cường, một biểu tượng, một thành trì, là cái nôi của một trong những chủ nghĩa oanh tạc nhất thế giới như Liên Xô, lại sụp đổ?

Bằng cách nào?

How the fuck?"

Bắt đầu nào.

.

Hãy nói sơ về Liên Xô.

Ngoài những cái danh đầy phách lối như "Người Anh Cả Đỏ", "siêu cường hùng mạnh nhất"... Rốt cuộc Liên Xô là một đất nước như thế nào?

I. Quá khứ của "Kẻ phản diện" trong mắt các cường quốc

Mốc thời gian của ngữ cảnh bàn luận: Sau Thế chiến I

Vua (Sa hoàng Nikolai II) lãnh đạo Đế quốc Nga đánh thua Thế chiến I. Người dân Nga cay, thế là đã kêu Vua cút, và sự thật là Vua đã cút.

Lãnh đạo phong trào nổi dậy khiến vua phải cút là Đảng Bolshevik do đồng chí Vladimir Ilyich Lenin đầu têu.

Tên phong trào: Cách mạng tháng Hai (1917)

"Theo những người Bolshevik, cách mạng Tháng Hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chứ không phải chế độ Tư bản chủ nghĩa."

- Wiki

=> Cắt nghĩa rốt cuộc là clg? Sao nói gì đéo hiểu gì?

Để tôi giải thích tường tận. Các kiểu cách mạng điển hình trong lịch sử đi theo một quá trình như sau, đại loại là thường con người cách mạng từ cái gì lên cái gì:

Giai đoạn 1: Quân chủ

Là hình thái có mặt gần như là sớm nhất của văn minh nhân loại là loại do Vua đứng đầu. Chắc ai cũng hiểu cái này.

Áp bức của cái kiểu xã hội này cũng khá là kinh điển.

Quân chủ chia ra làm 2 loại: Quân chủ chuyên chế và Quân chủ lập hiến

- Quân chủ chuyên chế: Vua đúng tất. Vua là luật. Đéo có luật gì ngoài vua.

=> Đây chính là phong kiến.

- Quân chủ lập hiến: Loại này xuất hiện khi người ta nhận ra Vua cũng là người, cũng có lúc đầu buồi giẻ rách chứ không hẳn là lúc nào cũng ra dáng thiên tử ba đầu sáu tay. Chỉ một người đưa ra quyết định không còn đủ hợp lý để điều hành cả một đất nước nữa, chưa kể đến các loại vua hung tàn thối nát, nên người ta đã quyết định đưa thêm Nghị viện vào để áp chế quyền lực của Vua – Hoàng đế bằng Hiến pháp.

Ở các nước theo chế độ quân chủ lập hiến (ví dụ như Anh), quyền lực nhà vua mang tính hình thức, nghi lễ; vua với tư cách là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của dân tộc, còn quyền lập pháp được giao cho nghị viện, quyền hành pháp được giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án.

Tóm lại, dù có là cái mẹ gì đi nữa, Vua vẫn là một chủ thể quyền lực hoặc mang tính biểu tượng cho một đất nước, mang tính đứng đầu.

(*Chú giải in đậm đơn giản hóa: Lập pháp: tạo ra luật; Hành pháp: thực thi luật; Tư pháp: giám sát việc chấp hành luật

Tam quyền này phân lập, như một cái kiềng ba chân, vừa nâng đỡ vừa kiềm chế vừa chi phối lẫn nhau)

Giai đoạn 2: Tư sản (Tư bản)

Đây là giai đoạn tiếp theo, khi con người Cách mạng xã hội từ phong kiến thành Tư bản, tên thường gọi là Cách mạng Tư sản.

Ai không hiểu Tư bản (Tư sản) là gì, mời đọc lại phần đầu tiên "Cus nói về Cộng sản".

Xã hội phong kiến với quyền lực tuyệt đối trong tay vua và quý tộc. Các bạn hiểu quyền lực này có thể tuyệt đối và điên rồ đến mức nào, khi vua nói đất này là của bạn, thì nó là của bạn. Còn nếu vua nói đất này là của vua, thì nó là của vua. Vua và quý tộc có quyền ban ơn hay tước bỏ bất cứ thứ gì của bất cứ ai. Đây là nguồn căn nổi dậy của những kẻ "đáng ra phải được sở hữu những gì thuộc về mình, và phải được hưởng trọn mọi thứ đáng ra phải là của mình".

Đây là khi tầng lớp địa chủ và điền chủ đứng lên lật đổ quyền lực tuyệt đối của vua, để dành lại quyền kiểm soát và định đoạt những thứ thuộc về mình mà không phải phục tùng vua chúa.

Điển hình là: Cách mạng Tư sản Hà Lan, Cách mạng Tư sản Pháp, Cách mạng Tư sản Anh, Cách mạng Tư sản Bắc Mỹ, Cách mạng Tư sản Tân Hợi (trunG quốC), Cách mạng Thiên Hoàng Minh Trị (Nhật Bản)...

Và lực lượng cách mạng không chỉ có điền chủ địa chủ, còn có cả quý tộc đam mê kinh doanh làm tiền mà bị cái sự "cao quý" của Hoàng tộc đó giờ cứ khinh thường bảo lăn xả đi buôn bán chỉ có lũ thấp kém, vì đám quý tộc vốn đéo cần làm lụng gì mà vẫn có cái ăn.

Riêng cách Cách mạng Tư sản Bắc Mỹ, đấm một trận xong thì mảnh đất này có tên là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, 54 bang được thống nhất bởi Washington, cũng là tên vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ với công lao hợp nhất 54 vùng lãnh thổ thành một đất nước.

Kiểu... "Hợp chủng quốc" ấy?

Cả đám "quốc" hợp lại =))))

Giai đoạn 3: Cách mạng Giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp

Gạt bỏ Tư bản, sau đó là tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

Theo lý thuyết Cộng sản chủ nghĩa, Chủ nghĩa xã hội là dạng hình thái đỉnh cao nhất của loài người, nơi mà mọi chính quyền và giai cấp biến mất hết tạo nên một thế giới chúng sinh bình đẳng hạnh phúc có kì lân và cầu vồng, nhớ chứ?

Rồi!

Thật ra có nhiều kiểu cách mạng hơn nhiều, nhưng theo Marxism, đó là 3 loại chính trên cơ sở nền tảng. Tôi cũng đã nhấn mạnh trong mô tả, đây là thế giới theo góc nhìn của chủ nghĩa Marx. Nếu đứng từ những chủ nghĩa khác, các bạn sẽ thấy những thứ khác tôi.

Đcm cuối cùng cũng giải thích xong. Có lẽ các bạn đã quên mẹ mất lí do tại sao tôi lại lảm nhảm giông dài về mấy cái cách mạng này làm mẹ gì nhỉ, thì đó là 600 chữ giải thích cho các bạn Cách mạng Tư sản là cái lồn gì, và chúng ta đang bàn về Đế quốc Nga.

Cùng lướt lên để đọc lại nào. Các bạn có 10 giây.

1

10

Ok, đọc tới dòng này thì hẳn các bạn đã review xong. Chào mừng các quý cô quý ngài đã quay trở lại. Chúng ta tiếp tục.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đây.

Vấn đề ở chỗ, Cách mạng tháng Hai đéo phải chỉ đơn giản là Cách mạng Tư sản.

Nó là Cách mạng Tư sản kiểu mới.

=))))

Họ thêm hai chữ, tôi viết thêm một bài lý luận. Đcm.

Rồi, kiểu mới là sao nữa?

Nghĩa là cái đám điền chủ, địa chủ và trung lưu như Lenin đứng lên đấu tranh không chỉ cho mình, mà còn đòi cả công bằng cho những tầng lớp lao động bần cùng, thấp cổ bé họng như nông dân, công nhân và binh lính.

Hiểu đơn giản:

Cách mạng Tư sản đòi quyền cho trung lưu (điền chủ, địa chủ, chủ nô v.v) thoát ra khỏi vua => Hướng đến xã hội Tư bản, tạo ra một xã hội tự do để tập trung vào kiếm tiền làm giàu.

Cách mạng Tư sản kiểu mới đòi quyền cho trung lưu và cả hạ lưu thoát ra khỏi vua => Hướng thẳng lên Xã hội chủ nghĩa, xóa bất bình đẳng giai cấp. Hạ lưu và trung lưu như nhau, đều là đồng chí.

Tuy nhiên, Cuộc cách mạng tháng Hai của đảng Bolshevik do Lenin lãnh đạo lại là một cuộc Cách mạng không triệt để. Nó không hoàn toàn lật đổ được Vua, cũng không giải quyết được các vấn đề cấp bách và các vấn đề nhức nhối còn tồn đọng trong xã hội. Vậy nên hệ quả của nó là tạo nên một cuộc sống lay lắt và khổ cực hơn nữa cho nhân dân vì một nền quân chủ đang thoi thóp chứ chưa chết hẳn, còn đảng Bolshevik thì lại còn quá non nớt và chưa đủ kinh nghiệm để lãnh đạo đất nước. Tàn dư phong kiến và sự yếu kém của đảng cầm quyền đã khiến Đế quốc Nga vừa thua tan tác trong Thế Chiến I còn suy yếu hơn nữa.

Những gì còn lại của Đế quốc Nga lúc bấy giờ chỉ còn là một nền nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp hầu như không còn gì vì sự tàn phá của chiến tranh, chiến phí, nợ nần, lệnh trừng phạt và thậm chí phải cống nạp, bồi thường cho những nước thắng trận.

Đế quốc đã không còn là Đế quốc.

Hoặc mỉa mai hơn, Đế quốc nghèo.

Vậy Cách mạng một lần không thành công, chúng ta phải làm gì đây?

Chúng ta Cách mạng lần 2 =)))

Và chỉ 8 tháng sau, cuộc Cách mạng vĩ đại của nhân loại đã ra đời: Cách mạng tháng 10 Nga.

Đây là dấu mốc viết nên trang sử mới cho Nga, cũng là cho cả Nhân loại khi một hình thái tổ chức xã hội mới toanh chưa từng có tiền lệ lần đầu tiên tham gia vào vũ đài chính trị quốc tế mang theo sức mạnh vĩ đại và ý chí của cả một dân tộc, tạo cảm hứng và tiếp lửa thiêng cho những dân tộc thuộc địa đang bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên tự giải phóng chính mình.

Đối với bản thân Nga, cuộc Cách mạng đã làm được những thứ sau:

Một, kết liễu nền phong kiến như một con gián vẫn còn thoi thóp.

Hai, trao cho những tầng lớp lao động bần cùng địa vị trong xã hội, để họ bình đẳng ngang hàng với các tầng lớp khác.

Đây là tính chất nhân văn vượt trội so với Tư bản chủ nghĩa, là cái mà nhân dân Nga luôn tự hào.

Đảng Bolshevik từ đó bắt đầu củng cố quyền lực thật sự của mình. Nhưng không phải ai cũng thích điều đó. Để công bằng mà nói, dù chính phủ có là bất kì kiểu quần què nào đi nữa, cũng sẽ có đứa muốn đảo chính. Trong trường hợp này, đám chống Bolshevik được gọi là "quân Trắng" – Bạch vệ cho rằng nước Nga lên giống những kẻ để quốc khác, cách mạng phong kiến xong rồi làm Tư bản đi; còn Đảng Bolshevik được coi như là một cái tâm để phang thẳng vào, được gọi là "quân Đỏ" – Hồng quân. Bạch vệ không chỉ có một mình mà còn có sự hậu thuẫn của các gang Tư Bản bên ngoài (Anh, Pháp, Nhật, Mỹ) vì cùng chí hướng, quan điểm.

Lịch sử, nếu lược đi diễn biến chỉ còn đúng một kết quả: Hồng quân đã chiến thắng.

Đến tận ngày nay, trong những cuộc diễu binh trên quảng trường Đỏ, ngay cả khi Liên Xô vĩ đại chỉ còn là một phần của lịch sử, người dân Nga vẫn kiêu hãnh gọi đây là cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Dù cho thế giới biết đến cuộc chiến này với cái tên: Nội Chiến Nga (1917-1923).

Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết (Liên Xô – USSR) được thành lập trước cả khi nội chiến kết thúc, năm 1922.

Đây là Liên bang XHCN đầu tiên trên thế giới, bao gồm 4 nước cộng hòa: Nga (RSFSR), Ukraine, Belarus, và Cộng hòa Ngoại Kavkaz (sau tách thành Georgia, Armenia, và Azerbaijan), lấy Nga làm cầm đầu.

Được rồi.

Lải nhải Sử khô như vậy là đã quá đủ. Hãy đi đến một giai đoạn lịch sử hấp dẫn hơn nhiều, và bắt đầu có liên quan đến Trại Súc Vật:

Liên Xô Thế Chiến II

"Sau chiến thắng trong Nội chiến, chính quyền Bolshevik tiến hành công nghiệp hóa và tập thể hóa nền kinh tế. Đây cũng là thời kỳ mà Joseph Stalin củng cố quyền lực, dẫn đến các cuộc thanh trừng chính trị và các biến động xã hội lớn."

.

nhạc chuyển tèn tén ten~~

.

Chúng ta đã biết về V.I. Lenin. Ông là lãnh đạo đầu tiên của quân Cộng sản, người đầu tiên đưa chủ nghĩa Cộng sản của Marx-Engels trên giấy bút vào đời thực.

(trong Trại Súc Vật, bộ ba K-E-L được gộp chung vào Ông Cả - con lợn già nhất và uyên bác nhất Trại – kẻ xúi giục các con vật của Trại làm cách mạng, e hèm)

Sự thật là Lenin vốn chưa từng gặp Marx và Engels, vì hai cha này mất trước cả khi Lenin biết về cuộc đời chính trị của mình, giống như Hồ Chí Minh chưa bao giờ gặp Lenin, vì Lenin mất trước khi Bác kịp làm gì đó. Nhưng cả hai tiền bối hậu bối trong câu chuyện này đều có mối liên kết với nhau qua sự kế thừa tư tưởng, và người sau đã có công đưa lý thuyết của người trước vào thực tiễn cách mạng.

Kiểu, bạn hâm mộ Micheal Jackson vcđ và bạn quyết định lấy MJ làm kim chỉ nam cho âm nhạc bạn làm. Và dù bạn chưa gặp MJ bao giờ, nhưng không ai có thể mang linh hồn MJ mạnh mẽ bằng bạn, nên bạn đã trở thành lãnh tụ của đảng MJ.

=))))

Thấy chưa, cuộc sống và chính trị thật sự rất gần nhau đấy.

Các công lao sáng lập và mở đường là của V.I.Lenin vĩ đại. Vậy ai sẽ là người kế nhiệm di sản như củ khoai nóng Liên Xô đây?

Dạ vâng thưa quý vị, hãy chào mừng cho đệ nhất bò đỏ ra sân cỏ: Joseph Stalin (con lợn Napoleon)

Dưới thời, cụ Lenin đã làm tư tưởng cho người ta xong rồi. Người ta tôn vinh cụ, và coi lý tưởng Cộng sản là một lý tưởng không gì cao đẹp hơn được nữa. Người ta tin rồi. Và đồng lòng, người ta cùng nhau, tiến bước lên chủ nghĩa xã hội.

Lenin đã tạo một nền tảng tư tưởng tuyệt vời, và bây giờ, tới phần của Stalin.

Khi người ta đã tin, Stalin phải làm gì để tiếp tục cuộc hành trình đầy kiêu hãnh này?

Để tôi nhắc lại lời dẫn ở trên cho cái bài củ l này có tính liên kết.

"Sau chiến thắng trong Nội chiến, chính quyền Bolshevik tiến hành công nghiệp hóa và tập thể hóa nền kinh tế. Đây cũng là thời kỳ mà Joseph Stalin củng cố quyền lực, dẫn đến các cuộc thanh trừng chính trị và các biến động xã hội lớn."

Chính quyền Bolshevik là thời của Ông Cả. Nghĩa là con lợn Napoleon khi đó đã là dân máu mặt trong bộ máy chính quyền và có cho mình một phe cánh rất mạnh rồi. Ông Cả mất, Napoleon đã lên lãnh đạo.

Rồi oh, sau khi đấm lòi l Đức Quốc Xã trong Thế Chiến 2, con lợn Napoleon quay lại với công cuộc phát triển đất nước, cho công nghiệp hóa và tập thể hóa nền kinh tế (tiếp theo).

Chưa bàn đến thanh trừng gì nghe dã man thế, câu trên là cái gì đã mới được.

1- Công nghiệp hóa:

Như tôi đã đề cập ở trên, Nga – bây giờ đã là Liên Xô, là một nước nông nghiệp lạc hậu bần cùng vkl. Không phải vì người dân hay bất kì ai muốn như vậy, mà là do chiến tranh bòn hết con mẹ nó mất.

2- Tập thể hóa

"Các đồng chí ạ, chúng ta hãy cùng chung sức để đạt được những gì mà đồng chí Napoleon đề ra, vì đồng chí ấy biết điều gì sẽ là tốt đẹp. Chỉ có theo đồng chí ấy, thế giới mà chúng ta luôn mơ ước mới sẽ đến thật nhanh, thật gần! Chúng ta thiếu tầm nhìn, nhưng đừng lo! Đồng chí Napoleon có!

Các đồng chí hãy gắng dốc hết sức mình, vì chúng ta một người vì mọi người, mọi người vì một người!

Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Không ai phải đói, phải rét. Chúng ta yêu thương và đùm bọc lẫn nhau."

=> Vậy theo Joseph Stalin, để đứng vững, đứng chắc, nhất định phải làm cho công nghiệp của Liên Xô đỉnh nhất thế giới. Và trên hết, phải chứng minh cho thằng Mẽo và mấy thằng Tư bản thấy, hệ thống của tụi tao hoàn toàn tối ưu và vượt trội hơn hẳn bọn mày. Nên dù tao có biết mày cũng đang làm tên lửa, nhưng bố mày phải bay vào không gian trước!

Đấy, đại loại công nghiệp hóa nó là vậy.

Tất nhiên là công nghiệp nó còn ti tỉ thứ khác, năng lượng hạt nhân, vũ khí quân sự, khoa học không gian, sáng chế v.v. Và tất cả những thứ này, đéo thứ nào được thua Mỹ. Con l đó có cái gì, Liên Xô phải có thứ đó tốt hơn nhiều lần!

Thế là các "đồng chí" trong tập thể hóa lao động ngày đêm làm việc hăng say, mê đắm và miệt mài không nghỉ, vì niềm vui và sự kiêu hãnh khi được bỏ Hoa Kỳ lại phía sau thật là tuyệt vời!

Nông dân bỏ hết việc đồng áng để đi vào nhà máy, theo lời kêu gọi của đồng chí Joseph Stalin. Nhà máy mà có thiếu đất, thì đừng lo, chỉ tay ra ngoài đồng kia là thấy, bao la là đất! Thoải mái đê!

Nhưng mà hình như nhân dân Liên Xô đã quên mất một điều gì quan trọng.

Hình như họ cũng cần ăn nữa.

Tới máy móc cũng cần nhiên liệu, cần bảo dưỡng, huống gì là con người?

Nhưng lo gì, họ không làm thì đã có người khác làm. Việc của họ là "không khóc nhè để mẹ trồng cây trái; ba vào nhà máy, ông bà vui cấy cày! Là lá la la là là lá la la!"

Một người làm nhà máy, tới ba người trồng trọt, lo gì thiếu ăn!

Theo số liệu báo cáo mà mấy ban bộ công bố, sản lượng nông nghiệp lần lượt đạt đến mức cao nhất, cao nhất lần 2, và ngày càng cao cao cao hơn nữa! Liên tiếp được mùa, lúc nào cũng vượt chỉ tiêu đề ra.

Nhưng mà hỡi ôi, sao mà mẹ và ông bà đều trồng trọt và cày cấy, có mỗi bố đi làm nhà máy, mà sao ai cũng thấy đói cồn cào thế nhỉ?

Số liệu tăng, tuyệt quá, Liên Xô của của đang đi lên, mà sao ta vẫn đói thế nhỉ?

Có thật là nhà nào mẹ và ông bà cũng đi cày cấy không, hay tất cả đều vào nhà máy?

Nhưng mà, mấy đồng chí trên kia nói năm nào sản lượng cũng tăng vọt, chắc đói chỉ là ảo giác. Dù bây giờ có đói, vẫn tốt hơn cái khổ nông nô ngày xưa nhiều! Bây giờ làm sao mà khổ bằng ngày đó.

Hãy nhìn vào thành quả, tụi mình ngang với thằng Mẽo tự xưng giàu nhất quả đất kia mà.

Tôi sẽ để các bạn tự suy ngẫm về tính triết lý của câu chuyện này, nhưng Trại Súc Vật có nhắc thế này:

"Bí ẩn sữa bò biến đi đâu nhanh chóng được làm sáng tỏ. Sữa ấy đã được pha vào cám lợn ăn hằng ngày. Táo đầu mùa bắt đầu chín dần trên cây, thảm cỏ vườn quả vương vãi đầy táo rụng. Các con vật phỏng đoán số táo ấy đương nhiên sẽ được chia phần bằng nhau, nhưng một hôm bỗng có lệnh truyền ra, tất cả số táo rụng phải nhặt về mang vào buồng yên cương để phần cho lợn. Nghe đến đó một số con vật khác xôn xao, nhưng chẳng ích gì. Đàn lợn tất thảy đều nhất trí điểm đó, ngay Tuyết Cầu và Napoleon cũng vậy. Mồm Loa được phái đi giải thích cho yên lòng xung quanh.

"Các đồng chí ơi!" nó the thé, "Tôi hy vọng không đồng chí nào lại đi nghĩ là họ lợn chúng tôi làm thế là vì óc tự tư tự lợi xui khiến chứ? Thực lòng mà nói phần lớn chúng tôi còn chẳng ưa sữa và táo nữa. Chính tôi đây cũng không ưa nữa kìa. Mục đích duy nhất của chúng tôi khi làm việc đó là để giữ gìn sức khỏe mà thôi. Sữa và táo (cái này khoa học chứng minh rồi, các đồng chí ạ) chứa những dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho loài lợn. Họ lợn chúng tôi là giống lao động trí óc. Việc quản lý tổ chức nông trại này tất tần tật đè lên vai chúng tôi cả. Suốt ngày suốt đêm chúng tôi coi sóc cho phúc lợi của các đồng chí. Chúng tôi ăn táo uống sữa chẳng vì các đồng chí thì còn vì ai nữa. Các đồng chí nghĩ thử xem, họ lợn chúng tôi mà không làm tròn bổn phận thì sẽ dẫn đến chuyện gì? Jones sẽ quay trở lại! Đúng thế, Jones sẽ quay trở lại! Hẳn nhiên là, các đồng chí," Mồm Loa nhảy loi choi chân này sang chân kia, phất cái đuôi kêu gần như năn nỉ, "hẳn nhiên là các đồng chí không có ai muốn thấy Jones quay lại chứ?"

Nếu có điều gì lũ súc vật đều biết chắc, thì đấy là chúng không muốn thấy Jones quay lại. Khi đặt vấn đề dưới góc độ này, không con nào còn nói gì thêm. Đàn lợn giữ gìn sức khỏe là việc tối quan trọng, cái đó đã rõ. Vậy là tất cả thông qua không tranh cãi thêm rằng sữa và táo rụng (và cả phần lớn táo chín sau này trẩy xuống) sẽ dành riêng cho lợn thôi."

- Chương 3, Trại Súc Vật, George Orwell

Jones là thằng chủ cũ của Trại Súc Vật – kẻ bóc lột. Tuyết Cầu, Napoleon, Mồm Loa đều là lợn. Lợn – con vật đã tạo tiền đề và dẫn dắt các con khác làm cách mạng.

Việt Nam không làm thế này. Tôi luôn tự nhủ. Đây là Liên Xô. Tôi luôn tự nhủ. Chúng ta khác Liên Xô, và đâu phải cầm đầu nào cũng giống lũ lợn, nhỉ? Mong là vậy, thưa các đồng chí. Mong là vậy.

Trong truyện, cái đống tên lửa rồi hạt nhân rồi công cụ này nọ được hình tượng bằng cái Cối xay gió. Cối xay gió là một lời hứa hẹn cho một cuộc sống tân tiến, no đủ, nhàn hạ. Khi "chỉ một năm là mọi thứ xong hết. Tới lúc đó rồi, nó khẳng định, công sức bỏ ra sẽ giảm hẳn, các con vật chỉ còn phải làm việc mỗi tuần ba ngày." mà con Tuyết Cầu – Trotsky Leon đã nói.

"Chủ nghĩa Trotsky (phiên âm : chủ nghĩa Tờ-rốt-kít hay Tờ-rốt-xkít) là lý thuyết cực tả được - một với chủ nghĩa Stalin - phát triển kế thừa từ và Lenin. Trotsky ủng hộ việc thành lập một đảng tiên phong của giai cấp lao động, quốc tế vô sản, và dựa trên sự tự giải phóng và dân chủ quần chúng của tầng lớp lao động. Chủ nghĩa Trotsky phê phán , do họ phản đối tư tưởng có thể xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công trong một quốc gia duy nhất. Chủ nghĩa Trotsky cũng phê phán tính quan liêu đã phát triển ở dưới thời ."

- Wiki

Đọc vào nếu không hiểu cũng không sao. Các bạn có thể hiểu mọi chuyện theo một góc nhìn đỡ phô trương hơn qua Trại Súc vật:

Con Tuyết Cầu (Trotsky) đưa ra ý tưởng xây Cối xay gió, nhưng con Napoleon (Stalin) chẳng thèm đếm xỉa. Dân chúng của Trại chia ra làm 2 luồng ý kiến ủng hộ mỗi bên, mà lại thấy bên nào cũng có phần đúng.

Con Tuyết Cầu hứa hẹn.

Con Napoleon khinh khỉnh: chắc gì? Xây cái cối này là chuyện phí thời gian!

Thế nhưng con Tuyết Cầu vẫn rất tâm huyết với các ý tưởng xây cối xay của mình, nó hoàn thành bản thiết kế.

Nhưng vừa hoàn thành, con Tuyết Cầu bị Napoleon trục xuất. Trên thực tế, cái "thanh trừng" ở trên vốn có ý nghĩa như vậy. Điều này còn tồi tệ hơn khi vốn dĩ Tuyết Cầu (Trotsky) và Napoleon (Stalin) không phải là kẻ thù của nhau. Họ là những người đồng chí, đồng đội và là những kẻ ưu tú nhất đã giác ngộ Ông Cả. Họ đã sát cánh bên nhau qua nhiều cuộc chiến tranh, và đáng lẽ ra nên là những kẻ mà đôi bên tin tưởng nhất.

Và bất ngờ hơn, Napoleon tuyên bố vẫn xây cối xay gió: "sự thật là, người thiết kế ra cối xay vốn chẳng phải Tuyết Cầu, mà là Napoleon. Ý tưởng là của Napoleon, và Tuyết Cầu đã đánh cắp và giả vờ với các đồng chí là hắn mới là kẻ tạo ra Cối xay gió."

Và sau đó, thay vì "Súc Vật muôn năm!" thì đã thay thế bằng "Loài lợn muôn năm!" và "Đồng chí Napoleon luôn đúng!"

Hahahahhahahaha.

Dù các cậu có cảm nghĩ gì khi đọc cái này đi nữa, thì đâu có khi không mà Joseph Stalin bị rủa là bò đỏ độc tài.

.

Tạm kết - Giai đoạn 1: Liên Xô – Rơi từ đỉnh cao đến tàn lụi

Tôi vẫn mong muốn các cậu đọc được Trại Súc Vật và dùng tư tưởng trung lập và khách quan nhất để nhìn nhận. Vì này, critical một chút dù tà tỏ đan xen, nhưng mà hãy tỉnh táo.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng ta đã thừa nhận: "Tất cả những gì đã làm được và chưa làm được cũng chứng tỏ rằng sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm những nhiệm vụ của giai đoạn mới".

Đéo cần ai là Cộng sản, có tin hay không, ý thức hệ không phải là thứ quá to lớn mà các cậu, hay tôi phải sống chết.

Chúng ta tường minh, vì đất nước này, vì nhân dân.

Dù có tin yêu đến mức nào, nhưng tôi luôn tự nhủ bản thân:

"Thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh"

Câu này nằm ở mọi khía cạnh của đời sống, dù cho tôi có chẳng là ai, chỉ là hèn mọn, nhưng tôi phải sống được như thế này, nếu không tôi đéo cho phép mình làm người nữa.

Dù tôi có hoen ố đến đâu, nhưng ít nhất tôi phải tự thân phân biệt được cái gì mới là chính nghĩa.

Mà trong thực tế, muốn biết cái gì mới là chính nghĩa, thì phải học nhiều lắm.

"Học" làm người. Mà người thì đcm đéo bao giờ học hết được người. L què.

Guys, will you with me ạ?

=)))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))



























cont.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro