PHONG TỤC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

TANG THONG TIN THANKS_1992 NGUYENDUYTHANHCAODANGSUPHAMKIENGIANG

Phong tục làm cho sắc thái văn hoá trở nên đa dạng, phong tục giúp cho ta phân biệt được cộng đồng này, dân tộc này với cộng đồng kia, dân tộc kia. Sống đúng với phong tục, mới là sống với truyền thống. Một khi xa lạ với những phong tục của cộng đồng, thì sẽ không được cộng đồng chấp nhận, sẽ bị xem là trái với văn hoá truyền thống của cộng đồng.

CANON - HÀNG CHÍNH HÃNG - BẢO HÀNH CHÍNH HÃNG

Phong tục của các dân tộc thiểu số Việt Nam là cả một đề tài vô tận. Cả 54 dân tộc có biết bao nhiêu là hiện tượng, sự kiện văn hoá rất đáng quan tâm. Những vẻ đẹp trong những bộ y phục, trong đồ uống, thức ăn, những cách thức thờ cúng, cách tổ chức ngày sinh nhật, những nề nếp độc đáo trong các cuộc tang ma, cưới hỏi... là những hiện tượng mang đậm ý nghĩa văn hoá truyền thống. Vì thế mà có người đã cho rằng, muồn hiểu biết về văn hoá truyền thống của các cộng đồng phải tìm hiểu qua các phong tục.

1. Sự tích rượu cần (nhiều dân tộc)

Các dân tộc thiểu số, hầu như nơi nào cũng uống rượu cần. Hiện nay, chúng ta chưa sưu tầm được hết sự tích rượu cần của các dân tộc, chỉ mới biết người Mường, người Thái giải thích lý do ra đời của rượu cần như sau:

Một ông cụ có hai người con dâu. Cụ muốn thử xem ai là người thông minh, đức hạnh. Cụ bảo:

- Bố đi ăn uống đã nhiều, nhưng chưa được ăn con vật gì mà thịt lại nằm trong xương, cũng chưa được uống loại nước gì chảy ngược cho ngọt ngào, ý vị. Các con cố tìm cho bố. Được ăn uống những thứ đó, bố mới khoẻ ra được.

Cô dâu cả nghĩ mãi, không hiểu là thức ăn thức uống gì. Cô dâu thứ hai cũng bí, hỏi chỗ này chỗ khác cũng không ai biết thức ăn ấy ra sao. Chị buồn rầu ra suối ngồi nghĩ. Bỗng chị nhìn thấy con ốc bên bờ suối. Thôi phải rồi! Con ốc, ruột trong mềm, vỏ ngoài cứng, thế chẳng phải thịt nằm trong xương hay sao? Bên bờ suối, lại có ai đã cắm một cái vòi chuyền cho nước chảy ngược lên máng. Muốn nước chảy ngược cũng phải làm như vậy. Chị liền bắt một mớ ốc về nấu canh, múc một bầu nước, vót cái cần cắm vào bầu. Cứ để nước lã như thế thì sẽ chẳng có mùi vị gì, chị bỏ vào bầu vài nắm lá thuốc trong rừng. Đưa về nhà thì ông cụ đang đi vắng. Chị dấu kín các thức đã chuẩn bị, chờ bố về đưa nộp.

Người dâu cả đang nghĩ chưa ra cách, thấy em thu dấu thì bực, liền lén bỏ vào bình một nắm bã trấu và tấm vụn. Không ngờ như thế lại làm cho bình nước thêm chất - Lá, trấu, tấm quện lại, lên men, hoá thành một thứ rượu ngọt. Ông bố ăn canh ốc rối cầm cần hút. Đúng là nước thân nước thương chảy ngược và canh thịt nằm trong xương. Ông cụ khen nức khen nở, giao cả cơ nghiệp cho cô em. Và lịch sử xa xôi của bình rượu cần có từ đó.

2 . Trao vòng cầu hôn (Dân tộc Ê Đê)

Trai gái Ê Đê đã yêu nhau, họ báo cho gia đình biết để sắp xếp lễ đính hôn. Gia đình bên gái nhờ ông đăm đai (ông cậu) sang nhà trai đặt vấn đề xin cưới, hẹn ngày gặp và chuẩn bị trao vòng (trôk kôông). Đến ngày hẹn, họ hàng nhà gái đến nhà trai làm lễ. Hai già làng có uy tín đại diện hai bên bàn bạc. Mỗi bên đại diện đặt trên chiếu một cái vòng bạc. Khi hoàn toàn đồng ý, họ cầm vòng lên trao cho đôi nam nữ. Chàng trai và cô gái yêu nhau mỗi người đeo một cái vòng ấy. Và sau là đến việc tổ chức lễ cưới.

Trường hợp chàng trai bội ước, không làm lễ cưới, thì anh ta phải trả cho cô gái một khoản phạt bằng hiện vật, và làm cho cô gái một lễ hiến sinh (một con lợn).

3 . Chiếc khăn piêu (Phụ nữ Thái)

Khăn đội đầu của phụ nữ Thái gọi là khăn piêu, có thể xem là một đặc trưng văn hoá. Nhìn khăn đội đầu, người ta có thể phân biệt được người đó thuộc dân tộc nào, thậm chí có thể phân biệt được các ngành khác nhau trong cùng một dân tộc.

Khăn piêu của phụ nữ Thái đen dệt bằng sợi bông nhuộm màu chàm tím sẫm, có độ dài chừng một sải tay. Mặt khăn piêu gọi là Nả piêu, được thêu bằng những đường chỉ ngũ sắc, tạo ra những đường dây hoa văn, gọi là dây Sài peng (dây tình). Các sợi dây tình này, đan xen vào nhau, tạo thành các hình vuông, hình ngôi sao xéo tám cánh, đối nhau từng đôi một. Hai đầu khăn piêu là vải ngũ sắc, các góc tết thành sừng, gọi là cút piêu. Cút piêu là những hình tròn như đồng xu quấn chỉ dày, đậm. Khi đã tìm hiểu nhau rồi, đi đến đính ước, thì khăn piêu trở thành vật tin. Piêu là quà biếu khi về nhà chồng, là sợi dây tình. Và cũng có thể là vật dâng cúng trong ngày lễ.

4. Mừng ngày sinh nhật

(Dân tộc Dao)

Một số dân tộc vùng núi xa xôi vẫn có tục tổ chức ngày sinh nhật để mừng... chủ yếu là mừng người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Chẳng hạn như người Dao. Tiếng Dao gọi là Sèng nhật. Người ta trước hết mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ hoặc người cao tuổi nhất trong nhà, chứ không mừng tràn lan cho tất cả mọi người. Năm đầu tiên, mời đông khách nhất, gồm họ hàng thân thích, hàng xóm láng giềng. Trước đó, gia đình chuẩn bị các đồ ăn thức uống. Phải dọn một mâm lên bàn thờ, mời thầy cúng khấn báo với tổ tiên là ngày này mừng sinh nhật ai, mời tổ tiên cùng về ăn cỗ. Khách đến dự lần lượt đến chào người được mừng sinh nhật, tặng quà và chúc những lời tốt đẹp. Những năm tiếp theo, nếu không có điều kiện thì không mời khách, nhưng vẫn làm cỗ trong gia đình để các cụ được vui.

5. Bát canh rêu đá (Dân tộc Thái)

Trong các ngày lễ lạt, người Thái cũng dùng các món ăn: thịt, cá, nộm và canh xương hầm măng, hầm đu đủ, nhưng giá trị nhất phải là bát canh rêu đá, tiếng Thái gọi là Kênh tau.

Người ta cho rằng thơm và ngon nhất là rêu đá ở Mường Lò (Văn Chấn) lại cho rằng không nơi nào có rêu đá ngon bằng ở suối núi (Nậm Thia), vì nơi đây có câu chuyện tình đau thương và cảm động. Truyền thuyết kể rằng có đôi trai gái yêu nhau, song bị bố mẹ ngăn cản. Nàng khóc, nước mắt chảy xuống ướt chín quả đồi, ướt mười ngọn núi, thành một dòng nước chảy xuyên rừng. Chàng trai nhớ thương bạn, đã lao đầu xuống dòng nước ấy. Thân thể chàng bị tan ra thành nhiều mảnh đá. Tóc xanh của người con gái bám vào những mảnh đá ấy, biến thành rêu xanh. Rêu đá suối Thia là kết quả của thiên tình sử bi thương. Ăn canh rêu đá ấy thì sẽ đậm đà tình thương nỗi nhớ.

Những tập tục kỳ lạ của các dân tộc thiểu số

Những tập tục kỳ lạ của các dân tộc thiểu số

Dân tộc Gia Rai sống lâu đời ở Gia Lai, chiếm tỷ lệ khá lớn. Con trai, con gái có lệ vào các buổi tối trăng thanh lại tụ tập quanh bếp lửa hồng trò chuyện, uống rượu, ca hát rồi ôm nhau ngủ suốt đêm. Qua những đêm ấy, có những đôi mắt đã tìm đến nhau. Trời phú cho con trai Gia Rai đàn giỏi, con gái hát hay. Đàn hát mệt thì cùng nằm quanh bếp lửa ngủ. Ngủ như vậy nhưng giữa họ luôn giữ đúng giới hạn. Vượt qua giới hạn đó kể như phạm luật làng, bị phạt nặng, có khi bị đuổi khỏi làng. Cũng chính bởi tục ngủ chung này mà người Gia Rai quan niệm vợ chồng cưới xong phải một nǎm sau mới được động phòng, tránh việc người phụ nữ mang thai trước.

Vỗ mông kén chồng

Ở Hà Giang, người Mông cư trú khá đông. Họ thích sống trên núi cao và ở nhà đất. Những phiên chợ vùng cao ngày cuối năm bao giờ cũng là điểm hẹn lý tưởng cho trai gái tìm đến nhau. Ngoài tập tục chặn đường cướp cô dâu, ở đây còn có tập tục vỗ mông để chọn bạn đời. Sáng đầu năm, nam thanh nữ tú nhất loại về tụ tập ở khoảng sân diễn tục chơi "ú tim". Sau những chén rượu chúc tụng cho một nǎm mới tốt lành, họ đưa mắt tìm bạn đời. Khi đã có đối tượng, dùng ánh mắt làm hiệu đưa tình và nếu cô gái có ý chấp thuận thì cô bỏ chạy. Chỉ chờ có thế, chàng trai rượt đuổi theo ngay. Ai cũng gắng chạy hết khả nǎng. Khi chàng trai đuổi kịp cô gái và đưa bàn tay vỗ vào mông cô một cái, cô gái phải chịu khuất phục ngay. Họ chỉ chờ đến ngày cưới hỏi, để nên duyên vợ chồng.

Lễ hội "long tong" (Hội xuống đồng)

Một số địa phương vùng Bắc Việt, các dân tộc Tày, Nùng, H'mông... thường mở hội "long tong". Vào ngày hội, dân bản làng tụ tập ở mảnh đất rộng cạnh thửa ruộng chưa cày. Chủ tế là một lão nông cao tuổi, phúc hậu, khoẻ mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong nghề nông. Sau nghi thức cúng vái trời đất cho mưa thuận gió hoà, trong tiếng cồng chiêng vang rền, người ta dắt con trâu đực ra đi những luống cày đầu tiên. Nếu đường cày thẳng như kẻ chỉ thì năm ấy sẽ gặp được nhiều may mắn.

Khi nghi lễ này kết thúc thì có trò chơi tung còn. Người con gái tung quả còn cho người con trai mình thích. Chàng trai cố bắt được và ném trả lại cô gái. Đôi khi, quả còn đã xe duyên cho họ nên vợ nên chồng.

Tục cưới hai lần của người Pacô

Ở miền núi tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên có dân tộc Pacô, xưa kia có tục cưới hai lần. Trai gái đến tuổi trưởng thành phải làm xong nhiệm vụ cà sáu chiếc răng cửa theo quy định thì mới được xem là đã trưởng thành và có thể xây dựng hạnh phúc gia đình. Lễ cưới lần thứ nhất, nhà trai đi các lễ vật quý như trâu bò, chóe, nếp rượu, nồi đồng... Khi về nhà chồng, thì đôi vợ chồng trẻ phải tổ chức lễ "đạp bếp", đưa nhau trở lại nhà gái, trình diện gia đình. Cũng từ đó, cô gái chính thức đoạn tuyệt hẳn với nhà cha mẹ đẻ, và gia nhập họ nhà trai. Thời gian sau ngày cưới, đôi vợ chồng lo làm lụng, vừa để trả nợ "thách cưới", vừa lo chạy vạy để làm lễ Pẩy Ploh (nghĩa là kết thúc trọn vẹn) hay còn gọi là lễ "mua cái đầu".

Tục "giỗ sống" của người Nguồn

Người Nguồn ở Quảng Bình là một dân tộc có khoảng 3,5 vạn người, hiện cư trú ở khắp các xã Minh Hoá, Tuyên Hoá. Con cái đã lập gia đình riêng thì mỗi lần Tết đến đều phải làm một mâm cỗ có đủ các thức ăn của ngày Tết, đem đến nhà cha mẹ mình (cả nội lẫn ngoại) và mời cha mẹ ăn Tết trước vào cuối tháng 11 (âm lịch), không quá ngày 25 tháng Chạp. Con cái trong gia đình phải thống nhất một cái lịch "giỗ sống" cho hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo lên nhau.

sưu tầm

Trăm năm trước thì chưa gặp

Trăm năm sau biết gặp hay chăng?

Cuộc đời sắc sắc không không

Thôi thì hãy sống cho vừa lòng nhau!

Nếp nghĩ và lối sống cổ truyền của người hai miền: Nam - Bắc

NẾP NGHĨ VÀ LỐI SỐNG CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN HAI MIỀN NAM - BẮC

Châu thổ sông Hồng và đồng bằng Nam Bộ là hai vùng văn hóa tiêu biểu của văn hóa Việt Nam.

- Châu thổ sông Hồng là đồng bằng lớn nhất, nơi tập trung dân cư mà chủ yếu là người Việt, trình độ phát triển kinh tế, xã hội cao so với các vùng khác của Việt Nam. Nơi đây được coi là đất gốc, quê hương của dân tộc Việt, văn hóa Việt.

- Đồng bằng Nam Bộ được coi là đất mới, nơi vươn xa của cộng đồng người Việt trong quá trình phát triển.

Nhiều nhân tố để tác động và tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

1. Về môi trường tự nhiên:

- Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Châu thổ đã được khai thác từ lâu đời, mật độ dân cư cao, vừa "xa rừng" vừa "nhạt biển".

- Nam Bộ là đồng bằng "trẻ", mới được khai thác, khí hậu nhiệt đới với hai mùa: Mưa và nắng nóng, mật độ dân cư thấp, chịu nhiều ảnh hưởng của biển và thuỷ triều.

2. Về yếu tố lịch sử:

- Bắc Bộ là đất gốc, có lịch sử lâu đời gắn với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt, của nhà nước Việt Nam, ý thức lịch sử của cư dân rất sâu đậm.

- Nam Bộ là vùng đất mới khai thác của người Việt (từ thế kỉ XVI) trong quá trình "Nam tiến".

3. Về cư dân:

- Châu thổ Bắc Bộ là vùng đất sinh tụ chủ yếu của người Việt, chỉ nơi trung du hay bán sơn địa mới pha tạp một phần nhỏ cư dân dân tộc Mường, do vậy yếu tố tộc người khá thuần nhất. Là nơi có mật độ cư dân cao nhất của Việt Nam.

- Nam Bộ là nơi chung sống giữa người Việt (là chủ yếu) với người Hoa, Khơ me và Chăm. Do vậy, quá trình giao lưu, hòa hợp về nhân chủng và văn hóa diễn ra phức tạp hơn. Mật độ cư dân nhiều nơi ở Nam Bộ còn thấp, đất rộng, trù phú.

4. Về giao lưu với bên ngoài:

- Châu thổ Bắc Bộ là nơi sớm có giao lưu đặc biệt sâu đậm với Đông Á, mà tiêu biểu là Trung Quốc. Sau này là Pháp, Nga là rất đáng kể.

- Nam Bộ là ngã ba của các luồng giao lưu với các nền văn hóa cổ ở vùng hải đảo Đông Nam Á. Ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ, các giao lưu với Căm Pu Chia, Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia.

Đồng thời ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ.

Những sắc thái thích ứng với môi trường của cư dân hai miền:

=> Cư dân hai miền về cơ bản là cư dân canh tác nông nghiệp, trồng lúa, hoa màu, nhưng:

- Cư dân châu thổ Bắc Bộ canh tác lâu đời trên mảnh đất cổ, do sức ép dân số, thiếu lương thực, nên họ sớm đi vào thâm canh, đắp đê ngăn lũ, lấn biển và Nam tiến để mở rộng diện tích.

Sau lưng họ là "rừng thiêng nước độc", phía trước mặt là "biển cả bao la", dù họ là cư dân miền núi tiến xuống, nhưng chất "thuần nông", "xa rừng, nhạt biển" được biểu hiện rõ nét.

- Cư dân Nam Bộ sống trong điều kiện đất rộng người thưa, tài nguyên phong phú, quảng canh là chính, nên họ làm ruộng theo kiểu "cầu may", bởi họ còn nhiều nguồn lợi khác về tôm, cá, chim chóc, thú rừng... nên có câu "làm chơi ăn thật".

Sông nước là môi trường chung cho cả hai miền, nhưng sông nước, kênh rạch Nam Bộ điển hình hơn. Do ảnh hưởng của mùa nước, nên quy định luôn nhịp điệu làm ăn của cư dân Nam Bộ cùng với phương tiện đi lại bằng thuyền, ghe. Rừng tràm, rừng ngập mặn, đầm lầy có mặt hầu hết mọi nơi, nên chất rừng, chất biển của cư dân Nam Bộ là điển hình.

=> Tâm lý sản xuất của cư dân Bắc Bộ có xu hướng "hướng nội" nhiều hơn:

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn

-----> Đa số là tự cung, tự cấp. Lúa mùa này giữ lại đến mùa sau, thừa mới đem bán để chi tiêu.

=> Trái lại, cư dân Nam Bộ có xu hướng "hướng ngoại", họ không "co cụm" trong cái vỏ làng xã, gia đình như Bắc Bộ. Họ chỉ giữ lại thóc gạo đủ ăn, còn đem bán kiếm lãi, nếu thiếu gạo thì mua, theo kiểu "gạo chợ nước sông".

-----> Họ năng động, cởi mở, nhạy bén với thị trường, có thể thay đổi hướng, đối tượng kinh doanh, miễn sao đáp ứng nhu cầu thị trường và có thu lợi.

Tây Bắc những điều lạ

Tây Bắc những điều lạ

Nói tới Tây Bắc, người ta hay dùng đến hai chữ "khám phá". Những câu chuyện kỳ thú về cách ăn nếp ở của những con người trên những vùng cao nguyên cực Bắc tổ quốc, nơi cư ngụ của rất nhiều dân tộc anh em, như vẫn còn chờ các vị khách miền xuôi khám phá. Một vài câu chuyện cóp nhặt trên đường...

Ăn phức tạp

Người dân tộc Thái chừng như mê món nướng: cá nướng, gà nướng, thịt heo xiên nướng, thịt băm nướng. Tiếp đến là món luộc, như cải luộc, trâu luộc nậm pịa (chất trong phèo trâu)... Tưởng chừng họ ăn uống đơn giản, nhưng không, chỉ với món canh da trâu gác bếp "đơn giản", họ đã cho vào ấy hơn 30 loại gia vị! Món thắng cố người Tày nghe qua tưởng rất "ghê" hóa ra cũng nồng đượm thịt ngựa, lòng ngựa cùng khoảng tám món gia vị.

Món ăn người Mông (H"Mông) mang đậm chất du canh du cư. Món cơm mèn mén bằng bắp ngô là món mà một người Mông có thể mang đi "khắp thế giới Việt Nam", để dành ăn hàng tháng mà không hư thiu. Cá chua, thịt chua, thịt hun khói của họ cũng vậy. Nhưng không phải vì là món "tích cốc phòng cơ" mà chúng thành ra dở, như món thịt chua ăn với cơm thì ăn đến "không biết no là gì".

Rượu ngô cán ngèo của họ sau khi đuợc ủ, được cho hạ thổ ba tháng cho nên "tương truyền" là khi say người uống chỉ cần "hạ thổ" nằm đường là hết say ngay.Không hiểu là "tập tục" tây xâm nhập những vùng miền này từ bao giờ, mà hễ cứ mỗi khi mời nhau uống chén rượu người ta lại bắt tay nhau. Lại nữa, nam nữ "có ý" với nhau trong bàn tiệc, mời nhau uống "khát vọng" bằng cách bắt chéo tay...

Mặc cầu kỳ

Phải nói là hơi "choáng" khi nghe một bộ trang phục dân tộc mà có giá đến 15 - 20 triệu đồng! Đa phần trang phục của các dân tộc ở Tây Bắc đều đẹp, cầu kỳ, nhưng "nhất hạng" phải kể đến người Lô Lô. Một bộ trang phục "cao cấp" bằng những loại vải cổ của họ có giá như đã nêu. Những bộ ở mức bình thường, phổ biến, giá cũng đã khoảng dăm ba triệu.

Cô gái người Lô Lô tên Lò Thị Keng, con của một thầy mo trưởng một bản thuộc Mèo Vạc, Hà Giang, giọng tự hào: "Trang phục người Lô Lô là đẹp nhất, cầu kỳ nhất". Chỉ riêng dải thắt lưng thôi người ta cũng phải mất đến ba tháng để làm, còn hoàn thành trọn bộ quần áo thì mất sơ sơ chỉ 3 - 5 năm. Công phu là ở chỗ chọn lựa và ghép những mảnh vải màu với nhau sao cho chúng có thể phối màu hài hòa cho cả bộ. Và đó cũng là những sáng tạo riêng của mỗi người, khiến cho những bộ trang phục không có bộ nào giống bộ nào.

Những ngày lễ tết hẳn thôn bản Lô Lô rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống. Chỉ có một điều đáng ngại là đến thế hệ như thế hệ cô gái, hầu như chẳng có mấy người còn chịu khó học nghề thế hệ trước để tự làm lấy cho mình bộ trang phục đẹp đẽ này.

Yêu "khổ ải"

Trai gái người Mông thường tìm bạn đời ở các chợ phiên. Khi chàng trai cô gái "lòng trong như đã, mặt ngoài còn e", thì chàng liền tiến đến gần nàng, dùng tay vỗ lên... mông nàng và nói: "Tâu sư". Nếu nàng không có dấu hiệu phản ứng, chàng liền dắt tay nàng về nhà mình và "nhốt" kín vào trong buồng.

Trong tập tục "bắt vợ" nổi tiếng của dân tộc này, dường như chẳng có dấu hiệu "bạo lực" như nhiều người vẫn nghĩ. Chàng trai không hề bén mảng đến căn buồng nơi "nhốt" nàng, mà chỉ là mẹ hoặc em gái của chàng. Vài ngày sau, khi bên đàng gái phát hiện ra sự việc, kéo nhau đến nhà trai "cự cãi" chiếu lệ để rồi quay về nhận quà cưới của bên đàng trai.

Phần "khổ ải" trong yêu đương cưới gả của người Thái lại thuộc về chàng trai. Người Thái có tục "chọc sàn", chàng trai một khi đã phải lòng một cô gái đêm đêm phải đến nhà sàn của nàng dùng cây chọc vào phần nhà sàn nơi nàng ngủ theo những ám hiệu mà nàng đã cho biết (khéo chứ nhằm vào chỗ... bố vợ tương lai thì đến khổ).

Khi đã ưng, nàng chui ra ngoài cùng chàng thâu đêm tâm sự. Một lễ cưới linh đình kéo dài tận ba ngày khoản đãi mọi người của dòng họ đàng gái. Sau đó lại là ba năm ở rể nhọc nhằn trước khi "đôi trẻ" muốn ra riêng. Nhiều chàng trai còn bị buộc làm "rể hờ" vất vả làm lụng không công cho nhà người yêu vài ba năm để được "thử thách" mọi mặt về đạo đức...

Văn Hoá Quảng Nam Xưa Và Nay

1 CHỮ TRE PHỐ CỔ

Thể hiện thư pháp trên giấy đã khó, trên tre lại càng khó. Thường thì chữ được viết trên giấy dó, sau đó mới được can vào tre để đục, khắc. Dưới con mắt nhà nghề, các nghệ nhân mới "cho chữ" phù hợp với những loại cốt tre. Người sáng tạo ra những tác phẩm chữ trên tre rất mộc mạc mà lại sang trọng là nghệ nhân Lê Phước Tiến, người làng Kim Bồng, Hội An - nơi có nghề mộc vang danh một thời.

Anh Phước Tiến sáng tác ra chữ khắc tre từ sự ham thích thư pháp, rồi mày mò khắc những chữ yêu thích trên tre. Thấy đẹp, anh tiếp tục làm nhiều hơn và bán cho khách du lịch. Các chữ khắc trên tre tùy theo độ dài ngắn của lóng tre, có thể chỉ là một trong những chữ được người Á Đông ưa chuộng và ngưỡng mộ như Nhân, Tâm, Phúc, Lộc, Thọ - đó là những tâm nguyện, những ước mong tốt lành cho bản thân và gia đình. Có khi lựa được những lóng tre dài và đẹp, các nghệ nhân còn khắc lên những câu đối, những áng thơ tuyệt tác.

Để làm được những tác phẩm tre khắc chữ độc đáo đó phải qua rất nhiều công đoạn công phu. Bắt đầu từ giai đoạn chọn tre, từng lóng, từng khúc tre già bóng mượt, rồi cạo lớp sần sùi bên ngoài, cho đến khi được vân bóng như sừng, sau đó phải ngâm, tẩm, nhằm tạo ra những khúc tre với cốt chữ bền hàng trăm năm.

Chọn chữ hay ý đẹp đã đành, còn thể hiện trên tre sao cho có hồn, có thần, biến tre trúc vô tri thành vật có đời sống văn hóa với ngôn ngữ biểu cảm riêng biệt, thay mặt chủ nhân nói lên tính cách, ý muốn và nỗi niềm... Điều đó đòi hỏi nghệ nhân phải là người hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật thư pháp.

Nghệ nhân Lê Phước Tiến mới 30 tuổi, nhưng anh đang làm chủ một xưởng gồm 20 nghệ nhân và thợ thủ công.

Mỗi ngày xưởng của anh làm ra hàng chục chữ tre phục vụ cho khách du lịch. Từ một xưởng sản xuất và 3 cửa hàng bán chữ tre đầu tiên của anh, đến nay, Hội An đã có nhiều gia đình làm chữ tre với nhiều cửa hiệu bán chữ tre được mở ra trên phố Trần Phú, Phan Bội Châu, Lê Lợi.

Sản phẩm chữ tre của anh đưa ra thị trường đã được nhiều khách du lịch yêu thích và theo chân họ đến nhiều nước trên thế giới. Nhiều khách du lịch không khỏi ngỡ ngàng và thích thú khi xem những hàng chữ tre san sát ở cửa hiệu của anh và họ đã gọi những tác phẩm khắc chữ tre là "chữ tre phố cổ".

2 VĂN HÓA MỘ CHUM SA HUỲNH

Đoàn khảo cổ học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng Bảo tàng viện tỉnh Quảng Nam, hợp tác với Viện Khảo cổ Quốc gia Đức quốc, đã tiến hành khai quật và phát hiện 11 ngôi mộ chum ở khu khảo sát đầu tiên tại thôn Lai Nghi, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Những mộ chum hình trụ này có niên đại cách đây 2000 năm còn khá nguyên vẹn, có mộ chum còn nguyên nắp đậy. Trong quá trình khai quật bước đầu, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một số tùy táng trong mộ chum như hạt cườm, hạt chuỗi bằng vàng, thủy tinh, mã não và đá achat, mảnh của những chiếc rìu bằng đá, các mẩu xương... Theo tiến sĩ Khảo cổ học Andreas Reinecke, người Đức, đây là lần khai quật thứ hai của đoàn tại di tích này. Cuộc khai quật lần trước vào tháng 10 năm 2002, với một hố khảo sát rộng 20m2 cũng đã tìm thấy 9 mộ chum và nhiều hiện vật quý giá nhưng do trời mưa, đoàn phải tạm dừng công việc lại. Hiện tại, sau những phát hiện ở hố khảo sát thứ nhất, hố khảo sát thứ hai đang được mở về phía bắc và cũng đã phát hiện những hiện vật đầu tiên. Theo dự định, đoàn sẽ tiếp tục công việc khai quật trong hai tuần nữa tại khu di tích này.

Trích Đặc San Quảng Đà 2004

Trăm năm trước thì chưa gặp

Trăm năm sau biết gặp hay chăng?

Cuộc đời sắc sắc không không

Thôi thì hãy sống cho vừa lòng nhau!

____________

Phần I: Dân tộc Mông

Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng. Các phong tục tập quán này tạo thành bản sắc văn hoá, tâm lý, ứng sử của từng dân tộc. Xin giới thiệu một số nét phong tục, tập quán của một số dân tộc trên địa bàn huyện Bát Xát. Ban Dân vận - Dân tộc Huyện uỷ Bát Xát xin giới thiệu một số nét phong tục, tập quán của một số dân tộc trên địa bàn huyện.

I. DÂN TỘC MÔNG.

Người Mông ở Bát Xát có ba nhóm khác nhau: Mông Lênhx (Mông hoa), Môngz đơưz ( Mông trắng), Mông đuz ( Mông đen).

Dân số: Dân tộc Mông có 3.376 hộ 19.140 khẩu. Toàn Huyện có 67/ 234 thôn có người Mông sinh sống ở 11 xã. Có 17 dòng họ gồm: Họ Lý, Sùng, Tráng, Phàng, Lù, Lầu, Lừu, Vù, Vừ, Thào, Hầu, Hạng, Giàng, Cứ, Châu, Chang, Má; trong đó có 5 xã và 37 thôn bản 100% là dân tộc Mông; có 6 xã và 30 thôn bản sống cùng với các dân tộc khác. Dân tộc Mông cư trú tương đối tập trung, dù ở bất cứ đâu nhưng dân tộc Mông vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của mình.

Về ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.

Về đời sống: Cuộc sống chủ yếu là làm nương, phát rẫy trồng ngô, trồng lúa trên các triền núi cao người Mông có kinh nghiệm làm ruộng bậc thang, thuỷ lợi để cấy lúa nước một vụ ngoài trồng ngô lúa người Mông còn trồng cây dược liệu như xuyên khung, thảo quả, chè... và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Trước đây đời sống kinh tế khó khăn người Mông thường trồng cây lanh để lấy sợi dệt vải, y phục của người Mông là tự dệt, thêu, tự may, cầu kỳ nhất là trang phục của người phụ nữ gồm có: Váy, yếm, áo, sà cạp quấn chân, khăn quấn đầu... được trang trí nhiều màu sắc, váy được trang trí và vẽ bằng sáp ong làm rất công phu, váy mở, váy xếp nếp xoè rộng.

Về văn hoá: Dân tộc Mông có bản sắc văn hoá riêng, được bảo tồn và lưu truyền từ đời này sang đời khác trong suốt quá trình tồn tại và phát triển như: Tiếng nói, chữ viết, văn hoá trên trang phục dân tộc, phong tục tập quán của dân tộc Mông mang tính cộng đồng có sự đồng cảm gắn bó chặt chẽ, mật thiết giữa những người cùng dòng họ, cùng dân tộc; văn hoá của người Mông được biểu hiện ở tâm lý tư tưởng, tình cảm hành động ở các lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc.

Các tập tục của người Mông liên quan đến đời sống tâm linh, có kiêng kỵ như: Cắm lá xanh trước cửa nhà; khi có việc vui, buồn, sinh đẻ ốm đau... Người Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà của nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan.

Nhà ở: Nhà có những đặc trưng riêng. Nhà người Mông thường là nhà trình tường ba gian không có chái. Bộ khung bằng gỗ, vì kèo kết cầu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang kép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới. Nhà ba gian: gian chính giữa giáp vách hậu bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Gian này còn là nơi dành cho ăn uống hằng ngày. Một gian đầu hồi dành cho sinh hoạt của các thành viên nam và khách nam ở đây thường có bếp phụ. Còn gian đầu hồi bên kia dành cho sinh hoạt của nữ, đồng thời cũng là nơi đặt bếp chính. Bếp của người Mông thuộc loại bếp kín - bếp lò - một sản phẩm của phương Bắc.

Hôn nhân: Của người Mông theo tập quán tự do kén chọn. Những người cùng dòng họ thì không được lấy nhau. Có tục cướp vợ, kéo vợ khi người con trai yêu người con gái thì người con trai kéo người con gái về nhà và cho người báo tin cho bố mẹ nhà gái biết sau 2 - 3 ngày người con gái không bỏ trốn thì tiến hành tổ chức ăn hỏi. Khi sinh con được 3 ngày thì tổ chức đặt tên cho con và gọi hồn vía về cho con.

Đám tang: Trước đây người chết được đặt vào một cái ky và treo lên vách bàn thờ đối diện với cửa chính ra vào, khi người chết bắt đầu tắt thở thường bắn ba phát súng kíp để báo hiệu cho dân trong làng biết, người chết thường được để lâu trong nhà, thời xưa những nhà giàu có, có thể để trong nhà từ 5-6 ngày, người già có công lớn và nhiều con cháu giàu có, thì chia ra mỗi người làm ma một ngày, ai được chia nhiều ruộng đất thì làm ma to hơn, khi đi chôn thì người ta đã ghép tấm ván để sẵn trong huyệt và thả người xuống. Ngày nay khi trong nhà có người mất dân tộc Mông đã bỏ tục bắn súng kíp thay vào đó là trưởng thôn đi loan tin báo cho anh em mọi người trong bản đến phúng viếng chia buồn cùng gia đình có người mất. Ngày nay hủ tục này đã được xoá bỏ việc tổ chức đám tang như các dân tộc khác (Xem bài Bát Xát làm tốt việc cải tạo hủ tục lạc hậu trong việc tang ở đồng bào dân tộc Mông).

Tết: Tết cổ truyền của người Mông ngày xưa thường được tổ chức vào tháng 12 dương lịch. Ngày tết giã bánh dày( không gói bánh trưng) ngày nay dân tộc Mông ăn tết âm lịch cùng một số dân tộc khác, 30 tết không bắt buộc phải là đêm 30 âm lịch mà tuỳ vào từng gia đình có thể chọn một ngày đẹp trước và sau ngày 30 tết để thờ cúng và thắp hương, sáng mùng 1 tết nhóm bếp tuyệt đối không đựơc thổi bếp và ăn cơm không được chan canh với phong tục cho là kiêng bão, kiêng gió để tránh trong năm không bị gió bão tốc nhà, đổ nhà, phá hoại hoa màu. Sáng mùng 1 tết tất cả mọi công việc trong gia đình đều do nam giới đảm nhiệm từ nấu cơm, rửa bát vv... trong ngày mùng 1 tết kiêng không được giặt quần áo, bước sang năm mới thường được cắm lá xanh cho đến 3 ngày, sáng mồng một tuyệt đối không được gọi nhau dậy sớm ai thích dậy lúc mấy giờ thì tuỳ. Sau 3 ngày nam nữ thanh niên đi chơi xuân, thường mặc quần áo đẹp, đi đánh cầu lông gà, đến hội thường thổi sáo, thổi khèn và hát đối giữa nam và nữ.

___________________

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: