Phỏng vấn bạo lực học đường P2

[bổ sung thêm 1 vài ý kiến của mình cho kịch bản của bạn ruồi :D

+ định nghĩa rõ bạo lực học đường không chỉ ở hs vs hs, mà còn ở giáo viên vs hs, thậm chí là có thể xảy ra giữa giáo viên vs giáo viên trong trường và giữa phụ huynh hs vs các gvien (là hành động trả đũa của các vị phụ huynh khi thấy con mình bị kỉ luật vì vi phạm nội quy nhà trường)

(định nghĩa đầy đủ, có thể tham khảo và bổ sung:

Xét từ góc độ văn hoá thì bạo lực học đường là một hiện tượng phản văn hoá, thể hiện lối ứng xử theo kiểu luật rừng, coi thường luật pháp, bỏ qua nội quy trường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp trong xã hội, trong nhà trường.

Xét từ góc độ giáo dục thì bạo lực học đường là sự phản ánh kết quả giáo dục không được như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng ngược chiều với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn hoá.

+ phần đầu khi giới thiệu 2 giáo sư thì cả hai nên cùng chào khán giả, và tự giới thiệu chẳng hạn =|

(mà làm quái có cái máy quay nào đâu mà bạn ruồi cứ bảo nhìn vào TT)

+ *bổ sung lời thoại* BLHĐ xảy ra ở các trường THPT, đại học trên thế giới nói chung và tại VN nói riêng

+ phần biểu hiện thế nào tú c~ bắt nêu số liệu cụ thể nên có khi 2GS sẽ dẫn số liệu thu thập thực tế ra, VD như:

"Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV (ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên.

Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học."

"Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như        không ưa thì đánh (24%);  bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%). Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh.

Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2 số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá.

Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%), thậm chí là dao lam, ống tuyp nước (0,7%). Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường."

Hơn 25% giáo viên ở Anh quốc cho biết họ phải đương đầu với những hành vi của các học sinh tại các trường phổ thông và đại học, theo một cuộc điều tra do Hiệp hội giáo viên Anh quốc (ATL) tiến hành.  

Kết quả nghiên cứu cho thấy những hành vi bạo lực giữa các học sinh đang ngày càng phổ biến tại các trường Tiều học và các cấp học khác. Để giải quyết những hành vi bạo lực này, các giáo viên cũng gặp nhất nhiều nguy hiểm, như bị đánh, cắn, cào khi cố gắng can ngăn học sinh đánh nhau.

Thậm chí trong một số trường hợp, giáo viên cho biết bố mẹ học sinh có những phản ứng thái quá như lăng mạ, đe đọa sau khi con cái của họ bị giáo viên phạt vì những hành vi sai quy đinh của nhà trường.

(về phần nêu các con số, 2GS có thể chọn 1 tr các thông tin trên, tự tùy chỉnh sao cho tự nhiên và tóm tắt 1 cách ngắn gọn nhất)

******[[[[ GS1/2 nêu dẫn chứng cụ thế : "HS bây giờ manh động lắm. Chỉ khúc mắc một chút xíu thôi là các em đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn. Có lần hai nhóm học sinh nữ đánh nhau, các đòn đánh cũng chuyên nghiệp như tuyển thủ karatedo, vừa đánh vừa chửi bậy thầy nghe mà cũng nóng cả mặt. Tôi thổi còi cảnh báo, 2 nhóm nữ sinh kia vẫn không chịu dừng, đến khi phải nhảy vào tách mấy em ra mới được. Ấy thế nhưng nếu không giải quyết khéo các em lại hẹn nhau ra… nói chuyện tiếp”. ]]]]]]

+ Trong khi đó MC c~ có thể nêu 1 số quan điểm, ý kiến (đúng đắn) của mình về vấn đề, để bớt lời thoại cho 2GS, và chương trình thêm tự nhiên, k bị thụ động bởi 1 bên chỉ hỏi, và 1 bên chỉ trả lời=)

.

.

.

MC: Vâng, quả thật có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Vậy 2GS nghĩ gì về tác hại của vấn nạn này và hậu quả nó để lại sau này sẽ ra sao ?

GS1/2:  Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác. Hậu quả ngay trước mắt mà ai trong số chúng ta cũng có thể thấy đc là nó để lại thương tích trên cơ thể nạn nhân, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.

GS1/2: Tôi đồng ý với ý kiến của GS .... và tôi nghĩ là BLHĐ để lại một hậu quả khôn lường sau này. Nó không chỉ gây tâm lí bức xúc hoang mang cho các vị phụ huynh mà còn làm hoen ố môi trường giáo dục sư phạm trên thế giới nói chung và ở VN nói riêng. Hiện tượng BLHĐ hiện nay còn phản ánh sự xuống cấp về đạo đức, mức độ vi phạm pháp luật của một bộ phận giáo viên và học sinh hiện nay.

MC:  Vâng, có phải là những hành vi bạo lực của một bộ phận giới trẻ hiện nay cũng chính là căn nguyên của tội phạm sau này nếu chúng không đc uốn nắn kịp thời?

GS1/2: Chính xác là như thế đấy !

MC: Thế chúng ta cần phải đưa ra những biện pháp nào để hạn chế cũng như giảm thiểu tối đa và ngăn chặn vấn nạn này ạ ?

GS1/2: Về việc này, tôi cho rằng biện pháp tốt nhất là tác động vào gia đình hơn là đứa trẻ. Khi phát hiện hành vi xấu ở đứa trẻ thì nhân viên công tác xã hội phải nghiên cứu gia đình đứa trẻ và môi trường sống xung quanh nó mới có được biện pháp giải quyết vấn đề. Từ đó giảm dần hành vi xấu của trẻ vị thành niên trong cộng đồng. Nhưng thực tế tại Việt Nam của chúng ta hiện nay thì không có một cơ quan hay tổ chức nào đảm trách phần việc này.

GS1/2: Theo quan điểm của tôi thì như chúng ta đã nói ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực học đường là giới trẻ bây h tiếp xúc với quá nhiều phim ảnh và các trò chơi bạo lực, vì thế tôi nghĩ game ẩu đả phải cần đc hạn chế tối đa, nếu nghiêm cấm đc thì càng tốt !

MC: Tôi đã từng đọc trên mạng xã hội, một nhà chuyên gia tâm lí có nói về vai trò của tư vấn học đường cũng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng BLHĐ bằng cách giáo dục kể cả hiệu trưởng, giáo viên lẫn phụ huynh và các em HS về tác hại của bạo lực học đường. Cung cấp kiến thức chống bạo lực học đường cho tất cả những chủ thể trên thì may ra mới có hiệu quả. Và ở trong trường học, nên tổ chức những khóa hội thảo cho những em dậy thì, vị thành niên để các em rút ra những kỹ năng giải quyết bạo lực học đường.

*2GS gật đầu tỏ vẻ đồng ý*

Vậy xin hỏi giáo sư câu cuối cùng này "Khi đã xảy ra tình trạng bạo lực học đường, làm thế nào để HS bắt nạt và HS bị bắt nạt có thể "chung sống" hòa bình trong lớp, trong trường?"

GS1/2: Theo tôi, nên có biện pháp tách 2 HS ra 2 lớp khác nhau. Không thể để 2 đứa trẻ tự giải quyết với nhau mà nhà trường phải có trách nhiệm, có quy định ngăn chặn bạo lực học đường. Cần có một chiến dịch rộng khắp trong trường để tránh tình trạng em này áp chế em kia. Bạo lực cần được ngăn chặn ngay từ đầu chứ không thể đợi đến khi đã xảy ra.

MC: Vâng, xin cảm ơn 2GS về buổi trò chuyện hôm nay.

*Quay về phía khán đài* Thưa quý vị và các bạn, buổi trò chuyện hôm nay cùng giáo sư ... và nhà tâm lí học nổi tiếng ... đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn BLHĐ - một hiện tượng, một vấn đề thời sự nóng bỏng về giới học sinh, sinh viên hiện nay đang đc xã hội ngày càng quan tâm. Từ đó, chúng ta cũng biết rõ những việc nên và không nên làm đối với con trẻ cũng như biện pháp để ngăn chặn vấn nạn này, đẩy lùi nó khỏi xã hội của cta ! Một lần nữa, chương trình xin chân thành cảm ơn sự góp mặt của 2 vị giáo sư ... và nhà tâm lí học ...

*đứng lên bắt tay, và cười tươi*

[Còn về lời của bạn thảo què thì mình vẫn chưa biết nên viết thế nào, và cho vào đoạn nào :-s chả nhẽ lại nhảy vào mồm các GS =|

 *

*người nhũn*

*tay cóng*

 TT~

Hwaiting Chuối ~~~~~~~~~ =)

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: