quan tri kinh doanh

Câu 1: Khái niệm về DN và kinh doanh

-DN là 1 tổ chức k tế được thành lập để thực hiện các hđ kd. Thực hiện các chức năng sx, mua bán hh hoặc làm dvụ, nhằm thoả mãn nhu cầu của con ng và xh. Đồng thời thông qua đó để kiếm LN.

-Kinh doanh là các hđ ktế nhằm mục tiêu sinh lời. Kinh doanh được phân biệt với các hđ khác bởi các đặc điểm chủ yếu sau:+KD phải do 1 chủ thể thực hiện. +KD phải gắn với thị trường.+ KD phải gắn vs sự vận động của đồng vốn.+Mục đích chủ yếu của kd là sinh lợi nhuận.

Câu 2. Thực chất và bản chất của quản trị kinh doanh.

-KN: quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.+ Thực chất của quản trị là tác động lên con người, quản trị con người trong DN thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của DN để thực hiện các mục tiêu đã định.+Bản chất của QTKD gắn liền với chế độ sở hữu về tư liệu sx. Nó tuỳ thuộc vào chủ sở hữu của DN.

Câu 3. KN quản trị nhân lực, lao động, tổ chức lđ, phân chia công việc, bố trí lđ.

-QT nhân lực là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các công cụ, phương tiện, phương pháp và giải pháp khai thác hợp lý và có hiệu có nhất năng lực, sở trường của người lđ nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu của DN và từng người lđ trong DN.

-Lao động là hđ có mục đích để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho XH

-Tổ chức lđ là tổng thể những biện pháp những cách thức tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng hợp lý về thời gian, sức lực, trình độ chuyên môn hoá của ng lđ.

-Phân chia công việc là đem chia quá trình lđ thành nhiều loại công việc khác nhau căn cứ vào những tiêu thức nhất định.

-Bố trí lđ là căn cứ vào sự phân chia lđ và nhu cầu của sx vào đk thực tế của lđ để sắp xếp công nhân theo số lượng và cấp bậc thích hợp.

Câu 4: KN, ý nghĩa tiền lương. Các nguyên tắc trả lương.

-KN tiền lương: là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xh dùng để bù đắp cho lđ cần thiết đã hao phí mà nhà nước và DN đã trả cho ng lđ căn cứ vào số lượng và chất lượng lđ của mỗi người.

-Ý nghĩa: + Tiền lương được coi là đòn bẩy kinh tế, nó khuyến khích ng lđ tích cực sx ra nhiều sp, ko ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy sáng kiến kỹ thuật, tăng NSLĐ, hạ giá thành sp.+Tiền lương là 1 trong những công cụ quản lý ktế, nó có tác động trong việc sắp xếp, phân công lđ xhội 1 cách có kế hoạch, khoa học và cân đối.

+Tiền lương là thu nhập chủ yếu của ng lđ, nó ko những ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của ng lđ mà còn ảnh hg đến sự ổn định của nền ktế.

-Các nguyên tắc trả lương:+ Phân phối theo lđ.+Đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa tăng NSLĐ và tăng tiền lương.+Phải phân biệt tiền lương trong những đk làm việc khác nhau. +Chế độ tiền lương phải phù hợp với đk kinh tế.

Câu 5: KN về thương mại, hoạt động thương mại.

-Thương mại là việc trao đổi lưu thông hh, dvụ thông qua trao đổi, mua bán bằng tiền trên thị trường.

-Hoạt động thương mại, dịch vụ gắn liền với lĩnh vực lưu thông, phân phối hàng hoá, dvụ làm đối tượng mua bán.

Câu 6. KN thị trường, đặc điểm của các loại thị trường

-Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sp và tiền tệ nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của cả 2 bên từ đó tạo ra số lượng và giá cả tương ứng của sp.

-Thị trường là cơ chế để thương mại hđ và tiền tệ là phương tiện trao đổi của hđ thương mại.

-Các loại thị trường: có 4 loại thị trường

+Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: có vô số người bán, số lượng sp là tương đối nhỏ so với cả thị trường Ko có khả năng kiểm soát giá(DN chấp nhận giá thị trường). SP là đồng nhất người mua ko quan tâm đến việc họ mua của ai. Việc ra nhập và rút lui khỏi thị trường là tự do. Giải pháp của DN: quan tâm đến các công nghệ đặc thù tìm cách biến đổi cục diện của thị trường, quyết định về sản lượng của DN.

+Thị trường độc quyền: có 1 người bán duy nhất, DN sx 1 sp độc quyền có sức mạnh thị trường, có thể kiểm soát được giá cả. Việc xâm nhập thị trường rất khó khăn.

+Cạnh tranh độc quyền: có nhiều người bán,nhiều loại sp khả năng chi phối giá ko đáng kể. Việc thâm nhập thị trường ít khó khăn.Dn phải sử dụng các hình thức tuyên truyền quảng cáo nhằm phân biệt sp của họ để lôi cuốn sự chú ý của kh. Các DN song song tồn tại vs công nghệ ít khác nhau

+Thiểu quyền: có 1 vài người bán, các sp khác nhau đôi chút có khả năng kiểm soát giá nhưng không đáng kể. Có rất nhiều khó khăn thâm nhập thị trường. Phải sử dụng nhiều quảng cáo vừa phân biệt rõ sp của dn cho kh rõ vừa đề cao sp của mình. Các DN có trình độ công nghệ và lượng vốn như nhau.

Câu 7: KN tiêu thụ sp, quản trị hoạt động tiêu thụ sp.

-Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sp đồng nghĩa với bán hàng. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sp bao gồm mọi hđ liên quan đến việc bán hàng và là 1 trong 6 chức năng hđ cơ bản của dn: tiêu thụ, sx, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế hoạch và quản trị dn.

-Quản trị hđ tiêu thụ sp là tổng hợp các hđ xây dựng kế hoạch,

các chính sách và các giải pháp tiêu thụ sp và tổ chức thực hiện các kế hoạch chính sách và giải pháp ấy nhằm đảm bảo luôn luôn tiêu thụ hết các sp, dịch vụ với doanh thu cao nhất và chi phí kinh doanh tiêu thụ thấp nhất.

Câu 8: Chính sách tiêu thụ sp.

1.Chính sách sản phẩm:

*Cs đưa 1 sp mới vào thị trg hoặc loại bỏ một sp cũ ra khỏi thị trường gần với chu kỳ sống của sp.

-GĐ thâm nhập thị trg là giai đoạn có các đặc trưng nổi bật là sp mới thâm nhập thị trg, DT thấp, CP kinh doanh và giá thành dvị sp cao. DN quan tâm đến cs Marketing

-GĐ tăng trg đặc trưng nổi bật nhất là DT và LN lớn, thị trường xuất hiện cạnh tranh và cường độ cạnh tranh tăng dần. DN quan tâm đến cs cải tiến và khác biệt hoá sp

-GĐ chín muồi, sp đã trở thành quen thuộc trên thị trg, sp ổn đinh, ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh. DN quan tâm cs chú ý đến các đòi hỏi mới của kh. (cs bao gói)

-GĐ bão hoà và tàn lụi, slg tiêu thụ bắt đầu chững lại và giảm, cạnh tranh quyết liệt hơn. DN có cs tìm thời điểm thích hợp chấm dứt sp trên thị trg.

2. CS Marketing: là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hđ marketing nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã định.

-CS giá cả.-CS phân phối.-CS thanh toán.-CS phục vụ khách hàng

3. CS bán chịu: Bán chịu là quan hệ tín dụng giữa các công ty được biểu hiện dưới các hình thức, mua hàng hoá trước- thanh toán sau

Câu 9. Các điều khoản bán chịu

-Thay đổi thời hạn bán chịu:Thời hạn bán chịu là khoản thời gian mà người mua phải thanh toán cho dn. Thay đổi thời hạn bán chịu sẽ làm cho kỳ thu tiền bình quân của DN tăng lên nhưng đổi lại DN có khả năng tăng DT, DN vẫn lựa chọn tăng thời hạn bán chịu nếu DN có lợi

-Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của DT hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu. Tăng tỷ lệ CK sẽ kích thích người mua trả tiền sớm hơn để được hg Ck. Do đó giảm được kỳ thu tiền bq--> giảm chi phí đầu tư đối với khoản phải thu.Nhưng tăng tỷ lệ ck sẽ làm giảm dt, giảm ln. Do vậy phải tăng tỷ lệ ck 1 cách phù hợp.

-Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu: Chính sách bán chịu ko chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm các khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu hồi các khoản phải thu. Vậy khi DN đánh giá chính sách bán chịu cần có những phương án dự phòng cho những khoản nợ khó đòi.

Câu 10: Đánh giá chính sách bán chịu.

-Đánh giá cs bán chịu là đánh giá tác động của cs bán chịu đối với LN của DN.

-Nội dung: Đánh giá tiêu thụ sp. Đg chi phí sx hàng hoá bán ra. Đg cp quản lý thu hồi nợ và khó đòi. Đg chiết khấu chấp nhận. đg thời hạn trung bình thu hồi nợ. đg tổng số nợ phải thu. Đg cp tài chính và các khoản nợ phải thu. Đg hiệu quả của các chính sách bán chịu.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: