noi dung phuong phap

   1.Nghiên cứu các yêú tố tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên

          Trong nội dung nghiên cứu của phần này yêu cầu phải thực hiện được các nội dung chủ yếu sau :

        1.1.Vị trí địa lý kinh tế của vùng ,tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương

              - Phân tích đánh giá vị trí,vai trò của vùng, tỉnh của từng ngành có trong các vùng trong mối quan hệ với các vùng khác và cả nước về KTXH, an ninh quốc phòng trong những năm đã qua, qua đó dự báo vai trò, vị trí của vùng,tỉnh và từng ngành trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước trong thời gian 10 năm tới.

              - Đánh giá lợi thế và hạn chế địa lý cảu vùng, tỉnh, thành phố và các ngành trong mối quan hệ với các vùng, tỉnh khác về giao thông, kinh tế và văn hoá. Trong những năm đã qua, vai trò vị trí địa lý của vìng, tỉnh và các ngành đã thể hiện được những đóng góp gì ? đối với sự phát triển KTXH cho vùng, tỉnh và ngành. Dự báo khả năng phát huy lợi thế vị trí địa lý vào mục tiêu phát triển KTXH của vùng, tỉnh, thành phố và các ngành trong tương lai 10-15 năm sắp tới.

        1.2.Phân tích, đánh giá các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

                Phân tích, đánh giá làm rõ tính hình khai thác và sử dụng từng loại tiềm năng trong các thời kì đã qua và dự báo khả năng có thể khai thác sử dụng  trong thời kì quy hoạch và những khó khăn thách thức đặt ra khi khai thác các tiềm năng đó. Tập trung phân tích đánh giá các yếu tố tiềm năng sau :

             - Các yếu tố tự nhiên ( khí hậu, thời tiết, môi trường ) và tiềm năng thiên nhiên ( nước, đất đai, rừng ), phục vụ sản xuất Nông Lâm Ngư nghiệp và các ngành khác. Các yếu tố này có tác động như thế nào đến tình hình phát triển của ngành, đặc biệt là các ngành như Nông, Lâm, Thủy sản.

             - Các tài nguyên khoáng sản, cảnh quan và tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó chú trọng nhất là các ngành Công nghiệp và Dịch vụ. 

   2.Phân tích đánh giá đặc điểm về dân số, dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.

        1./  Phân tích, đánh giá quá trình biến đổi dân số trong vùng về số lượng, chất lượng trong thời kì đã qua, những yếu tố tác động đến biến đổi dân số.

          2./ Đặc điểm dân cư và các yếu tố văn hóa, nhân văn … có ảnh tưởng tới phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua.

          3./ Quá trình biến đổi về lượng và chất nguồn nhân lực. Tình hình khai thác, sử dụng nguồn nhân lực, những tác động biến đổi nguồn nhân lực tới sự phát triển KTXH của vùng, tỉnh.

          4./ Phân tích những lợi thế và hạn chế về dân số, dân cư và nguồn nhân lực của vùng trong thị trường và khoa học công nghệ.

   Tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển KTXH

3.1. Đánh giá, phân tích quá trình phát triển kinh tế

          - Những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển ( 10 năm gần nhất ) so sánh với các mục tiêu được đặt ra trong thời kỳ quy hoạch, các mục tiêu của các kế hoạch 5 năm, bước đi trong thời kỳ quy hoạch như: tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trong đó có tốc độ tăng của từng khu vực ( Khu vực I, II, III ), của từng tiểu vùng.

          - Phân tích điểm xuất phát kinh tế của vùng tại thời điểm nghiên cứu bằng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như:

         + Tổng sản phẩm nội vùng ( GDP )

         + GDP bình quân đầu người

         + Tích lũy GDP và tích lũy đầu tư

         + Giá trị và nhịp độ tăng của các ngành xuất khẩu

         + Mức độ giải quyết việc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư

         + Tình hình văn hóa xã hội những vấn đề đã làm tốt, chưa tốt, những vấn đề tồn tại

          - Phân tích tình trạng phân hóa, tính hài hòa cần thiết ở từng lãnh thổ, chênh lệch theo lãnh thổ về trình độ phát triển và đời sống dân cư ( mức độ phân dị thành các tiểu vùng và những khác biệt cơ bản, mức độ tập trung tiềm lực kinh tế gắn với phát triển hệ thống đô thị; khu, cụm công nghiệp và các hành lang kinh tế )

3.2. Đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

          Tập trung phân tích, đánh giá những thành công và những cản hại còn tồn tại trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, tỉnh. Trong phân tích phải thể hiện đầy đủ và toàn diện cả về chất cũng như lượng và mối quan hệ giữa các thành phần trong cơ cấu KTXH ( Khu vực I, II, III ), cơ cấu của từng khu vực, của từng ngành trong từng khu vực, cơ cấu các thành phần kinh tế, khu vực Thành thị với Nông thôn.

3.3. Tổng kết, đánh giá cơ sở Vật chất – Kỹ thuật và trình độ Công nghệ

           - Đánh giá tình hình cơ sở Vật chất - Kỹ thuật và trình độ Công Nghệ hiện đang trong tình trạng, mức độ nào ở từng khu vực I, II, III và cho từng thành phần kinh tế hoạt động trong từng khu vực.

          - Phân tích, đánh giá những nhu cầu, đòi hỏi đổi mới công nghệ ở từng khu vực, ngành, thành phần khinh tế.

3.4. Hiện trạng phát triển kinh tế và phân bố các ngành, lĩnh vực

           Tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của các ngành, các lĩnh vục, các tiểu vùng.

1. Ngành công nghiệp:

          - Tổng kết, đánh giá về cơ cấu của ngành vá những sản phẩm mũi nhọn

          - Tổng kết, đánh giá về hiện trạng phân bố không gian các khu vực công ngiệp, các cụm công nghiệp ( có bao nhiêu khu công nghiệp đã được hình thành, tương lai các khu công nghiệp mới sẽ được hình thành? )

          - Tổng kết, đánh giá hiện trạng phát triển Công nghiệp nông thôn 

        - Tổng kết, đánh giá về các chương trình và các dự án đã đc ưu tiên đầu tư.

        - Tổng kết, đánh giá về các giải pháp và chính sách đã được thực hiện có tác động tới đầu tư cho sự phát triển KT-XH.

        - Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho ngành công nghiệp phát triển trong giai đoạn quy hoạch mới.

     ii.Ngành nông, lâm nghiệp

        - Tổng kết, đánh giá về công cuộc chuyển đổi cơ cấu trong nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn, các sản phẩm mũi nhọn của ngành, của vùng, tỉnh.

          - Tổng kết, đánh giá quá trình bố trí sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hiện trạng về giống cây trồng, vật nuôi, khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và bảo quản, chế biến, thị trường nội địa và xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm sản. So sánh với mục tiêu đã đặt ra, để xác định những thành công đạt đuợc và những tồn tại, cản ngại trong quá trình phát triển cho tương lai.

     iii.Các ngành trong khu vực dịch vụ

         Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của các ngành Thương mại, Du lịch, Kỹ thuật, Tài chính, Ngân hàng… rút ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm có ý nghĩa khoa học là cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để luận chứng phương hướng, mục tiêu phát triển của các ngành này trong quy hoạch.

     iv. Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng

         Tổng kết, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật kết cấu hạ tầng các ngành thông tin liên lạc, điện, nước, mạng lưới giao thông, các cơ sở vật chất kỹ thuật ngành văn hóa xã hội, giáo dục, khoa học, y tế, thể dục thể thao…

     v.Hiện trạng phát triển và phân bố các ngành văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình…

          Tổng kết, đánh giá hiện trạng tình hình phát triển dân số, chất lượng nguồn nhân lực, đời sống văn hóa -  xã hội giữa Thành thị và Nông thôn, vấn đề việc làm và giáo dục - đào tạo nghề nghiệp, những vấn đề về xã hội khác như : tôn giáo, dân tộc … vùng sâu, vùng xa.

   4.Phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển KTXH

       4.1.Bối cảnh quốc tế và khu vực có tác động đến sự phát triển KT-XH.

             - Phân tích tình hình chính trị, và xu thế phát triển kinh tế của Thế giới, khu vực có thể ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và xã hội trong tương lai.

                - Phân tích khả năng hợp tác kinh tế với vùng, tỉnh, ngành, lĩnh vực với quốc tế.

                - Dự báo triển vọng thị trường và khả năng hợp tác, đầu tư nước ngoài.

                - Phân tích tình hình thị trường thế giới, xu thế chuyển giao công nghệ của các nước đổi với Việt Nam có ảnh hưởng tới từng vùng, tỉnh, ngành, lĩnh vực.

                - Dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ,cạnh tranh của các mặt hàng chủ yếu của vùng, ngành trên thị trường thế giới.

   4.2 Tác động của chiến lược phát triển kinh tế xã hội và thị trường của cả nước đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, các ngành.

- phân tích vị trí, vai trò của vùng,  ngành trong chiến lược phát triển KT-XH chung của cả nước trong thời kỳ quy hoạch

- các mục tiêu chiến lược của cả nước đặt ra với sự phát triển KT-XH của vùng, tỉnh, ngành

- Dự báo triển vọng thị trường trong nước và mối liên hệ liên vùng, liên tỉnh, liên ngành. Phân tich tình hình và dự báo triển vọng thị trường trong nước, xác định xu thế ảnh hưởng đối với vùng, tỉnh ,ngành

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: