Rèn luyện kỹ năng tự học - Kế hoạch học tập

Rèn luyện kỹ năng tự học - Kế hoạch học tập

Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở ĐH khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở ĐH là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức.

1. Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết

Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.

2. Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian

Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày (ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác xã hội, thể thao...) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy.

3. Học ở đâu

Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn.

4. Khi nào nên học tập

Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn và trước khi đi ngủ, không học ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp.

5. Học cho giờ lý thuyết

Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.

6. Học cho giờ cần phát biểu, trả bài

Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập kỹ năng phát biểu với các học viên khác (nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng phát biểu.

7. Sửa đổi kế hoạch học tập

Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp cho bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kỹ năng học tập có hiệu quả.

Những bí quyết chung cho học tập

Có những kinh nghiệm, phương pháp giúp các bạn tiếp thu tốt kiến thức, giải quyết các khó khăn trong học tập. Nếu áp dụng, việc học sẽ nhẹ nhàng hơn, kết quả lại cao. Sau đây là một vài bí quyết chính yếu :

1. Vạch kế hoạch

Học tập và làm việc có phương pháp, có hệ thống nghiên cứu : điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó. Đây là bí quyết rất quan trọng, nhưng rất ít bạn chịu áp dụng vì không nắm bắt được hiệu quả của nó.

2. Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học

Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vấn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm. Riêng môn toán, ngoài sự chuyên cần nên suy nghĩ sáng tạo theo lối phân tích để tìm ra phương pháp giãi quyết bài toán.

3. Hiểu rõ các ghi chép

Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

4. Học một cách chủ động chứ không thụ động

Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

+ Sử dụng âm thanh : Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

+ Sử dụng sự liên tưởng : Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5. Ghi chú cẩn thận

Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tắt cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

6. Học nhóm

Trao đổi với bạn bè theo cách học với nhóm sau khi được thầy cô khơi gợi, hướng dẫn. Bạn hãy luôn tạo sự thoải mái cho nhau trong học tập, những kinh nghiệm và kiến thức mà các thành viên trong nhóm có, sẽ được mọi người cùng nhau chia sẻ...

7. Tìm và chuẩn bị nơi học tập

Lang thang khắp nơi cố tìm một nơi học lý tưởng là một việc làm rất mất thời gian nhưng rất cần thiết. Nằm dài trên giường để học sẽ ngủ quên lúc nào không biết.... Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng. Cố gắng tối ưu hóa môi trường học tập của bạn theo cách tốt nhất có thể có được.

Tóm lại, theo Tài liệu do Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia, địa học Maine - Mỹ công bố, cho ta thấy :

- Học mà chỉ nghe giảng : chỉ nhớ 5% những gì đã nghe.

- Đọc bài : nhớ được 10%.

- Nghe và nhìn cùng lúc : nhớ được 20%.

- Được xem làm thí nghiệm trước mắt sinh viên : nhớ được 30%.

- Thảo luận nhóm : nhớ được 50%.

- Thực hành bằng cách làm bài, ghi lại, viết lại : nhớ được tới 75%.

- Và nhớ được, nắm vững nhất là giảng giải lại cho người khác, ứng dụng những gì được học ngay sau khi học là 90%

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: