6 Lời Khuyên Hữu Ích Của Tỷ Phú Warren Buffett

6 Lời Khuyên Hữu Ích Của Tỷ Phú Warren Buffett

VỀ KIẾM TIỀN: đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.

VỀ TIÊU TIỀN: nếu như bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần.

VỀ TIẾT KIỆM TIỀN: không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.

VỀ MẠO HIỂM: đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.

VỀ ĐẦU TƯ: đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.

VỀ SỰ KÌ VỌNG: Trung thực là mộtmón quà vô cùng đắt giá và đừng mong chờ chúng từ những kẻ rẻ tiền.

NTTworks
.::Moving People, Connecting The World::.

Add

Tiền và ‘Những điều quý giá hơn’
Jan 02, 2018 personRubi folder_open Nhận Thức

Xét về mặt tiềm thức, Freud nhận ra sự tương đồng giữa rắc rối về tiền và về tính dục.

Từ phòng khám riêng tại số 19 phố Berggasse, trung tâm thành Viên, Sigmund Freud đã đi đến một nhận định quan trọng về tiền bạc. Phần lớn khách hàng của ông thuộc giới tiểu tư sản Áo: họ là công chức, là kỹ sư, thương nhân hoặc giảng viên đại học. Một cách rõ ràng, tiền không phải là vấn đề đối với họ. Song khi đụng đến chuyện công xá sau buổi trị liệu dài cả tiếng cùng ông, họ đều ngần ngừ, trăm người như một: tôi quên ví rồi, tôi quên túi xách rồi, ồ tiếc quá tôi không mang đủ tiền (Freud chỉ nhận tiền mặt) và hứa hẹn sẽ trả vào ngày nào đó sau – một lịch hoãn vô thời hạn. Và hơn cả những lời kỳ kèo quen thuộc đó, Freud nhận ra một vấn đề lớn hơn và mang tính bẩm sinh hơn nhiều: đối với các vị khách của ông, việc phải trả tiền cho điều gì đó riêng tư như thời gian họ dành ra để nói về cảm xúc, nỗi khát khao và những khuyết điểm của họ dường như là một điều không hợp lý.

 

Freud bị cuốn hút bởi phát hiện về sự miễn cưỡng này. Ông nhận ra rằng, đây là triệu chứng của đám đông trong một xã hội điên cuồng chạy theo đồng tiền. Khi lần theo nguồn gốc của vấn đề, ông đã chỉ ra rằng chúng ta đều tới thế giới này với ý niệm đây là nơi chúng ta – ban đầu – không phải trả tiền để được chăm sóc. Ngày thơ bé, chúng ta đều được nhận, một cách vô điều kiện, thức ăn, chốn ở, giáo dục cùng mọi cung bậc tình yêu bảo bọc dịu dàng nhất. Chỉ đến khi lớn lên, ta mới dần hiểu ra một khái niệm phức tạp, rằng có rất nhiều thứ ta cần trên đời nhất định phải mua bằng tiền. Trong một vài trường hợp, ta không gặp khó khăn để chấp nhận điều đó: chúng ta không bực bội với anh thợ làm bánh vì phải trả tiền cho chiếc bánh vừa mua, hoặc với cậu sửa ống nước vì đã đưa ta hóa đơn thanh toán cái ốc vít. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nuôi sẵn kỳ vọng rằng một vài thứ trên đời không bị thương mại hóa – đặc biệt là những thứ gắn với nhu cầu lớn nhất, ý nghĩa nhất của mỗi cá nhân: nhu cầu được yêu, được thoải mái, được an ủi, thấu hiểu, dìu dắt và được có những người bạn. Nghệ thuật, mái nhà chung của mọi lẽ cao quý, là tâm điểm của sự ngờ vực: đến nỗi việc đánh giá thấp một nghệ sĩ chỉ vì anh này đã xanh rờn ra giá hoặc một nhà tư tưởng nghiêm cẩn lại bán sách đắt như tôm tươi là chuyện quá bình thường. Có vẻ như, chúng ta thường bài xích ý tưởng rằng những thứ thiêng liêng và giàu ý nghĩa cũng có thể đem định giá và bán lấy lời.

Freud đồng thời phỏng đoán, suy nghĩ đối địch này đã gia tăng kể từ thời kỳ Cách mạng Công nghiệp và sự ra đời của xã hội tiêu dùng. Động cơ tài chính càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, những người bảo vệ cho khía cạnh tín ngưỡng của sự tồn tại càng lui vào thế phòng thủ. Họ hi vọng bản thân mình – cũng như nhận sự kỳ vọng từ người khác – có thể tránh xa khỏi đấu trường thương mại để bảo toàn “sự trong sạch” của họ. Huyền thoại về những nghệ sĩ vĩ đại sống trong cảnh bần hàn trở thành ngọn cờ của thời đại mới – hoàn toàn đối lập với những chân dung lớn trong lịch sử, như Leonardo da Vinci với những đòi hỏi quyết liệt về thù lao, hay Titian với khối tài sản không thua kém bất cứ thương gia phát đạt nào tại Venice thời ấy.

Freud liếc đôi mắt ngờ vực làm nên thương hiệu của ông lên những cấm kỵ về kinh tài của chúng ta, nhận xét rằng, ‘Người có học đối xử với tiền bạc y như cách họ xử sự với đề tài tính dục, đều e thẹn, giả tạo và bất đồng.’ Là một người Do Thái, ông khắc cốt ghi tâm nỗi hằn học mà các tín đồ Công giáo dành cho những người theo tôn giáo của ông, gán cho họ mác hám tiền, gán những ham muốn phiền toái lên những kẻ đã quá quen cảnh đứng mũi chịu sào.

Freud do đó theo đuổi công cuộc cải cách thái độ đối với tiền bạc. Trên thực tế, ông mong rằng nghề nghiệp mới mẻ của mình – nhà phân tâm học – được người đời trân trọng nhờ tác dụng chữa lành của nó, đồng thời được hậu đãi để nó có thể trở thành một phương thức cải biến xã hội một cách sâu rộng. Không muốn phân tâm học chỉ mãi là thú vui cho giới tài tử, Freud tìm cách nâng nó lên tầm ngành nghề quan trọng của thế kỷ XX (ông vô cùng ngưỡng mộ tinh thần doanh nhân của Henry Ford). Freud do đó luôn thẳng thắn đề nghị tiền thù lao từ khách hàng, ngang bằng mức tiền công thông thường cho luật sư hoặc chủ khách sạn – đến mức mà, ngay cả khi khách hàng có hẹn mà không đến, ông vẫn đòi tiền không nhân nhượng: ‘Mỗi giờ trong ngày làm việc của tôi đều dành cho một bệnh nhân nhất định; nó là của người đấy, và người đấy phải có bổn phận với nó, ngay cả khi họ không dùng đến.’

Xét về mặt tiềm thức, Freud nhận ra sự tương đồng giữa rắc rối về tiền và về tính dục. Theo ông, nếu một người rối loạn tâm lý tình dục là người không thể thừa nhận rằng những khao khát của chính họ là hợp lẽ, hiển nhiên, do đó luôn cố tìm cách chối bỏ hoặc đè nén chúng, trả cái giá quá cao về mặt tinh thần; thì người rối loạn tâm lý tiền bạc cảm thấy thôi thúc phải nhục mạ đồng tiền khi tôn thờ địa hạt phi thương mại, do đó phủ nhận sức mạnh và khả năng của nó. Trong cả hai trường hợp, người khỏe mạnh lại có thể nhìn nhận sự hòa hợp và tính không mâu thuẫn: một sự thừa nhận chắc chắn rằng ta có thể là người vừa có học thức vừa có nhu cầu sinh lý cao, hoặc một thứ gì đó có thể vừa mang tính sinh lợi vừa tinh thuần về tâm hồn. Một người trưởng thành sẽ không khăng khăng đòi người cung cấp dịch vụ liên quan tới những nhu cầu thiêng liêng của họ phải làm điều đó với sự xem nhẹ hoàn toàn của cải vật chất – như cha mẹ họ đã từng (qua đôi mắt thơ ngây) trong những năm tháng đầu đời của họ. Một người nhận thức cao về tài chính luôn sẵn lòng chấp nhận rằng nhà tâm lý học có thể kết hợp năng lực chăm sóc người khác và sự quan tâm thích đáng đến quyền lợi của cá nhân họ. Chứng lưỡng phân trinh-điếm (madonna-whore dichotomy) đã xuất hiện trong trường hợp này, khi ta bị hạ gục quanh vấn đề tiền hay vấn đề tình dục. Và ta cần hiểu rằng, giao thương không khiến những điều quý giá trở nên bần tiện hay xấu xa.

 

Freud đã không thành công. Phân tâm học luôn là một nghề có doanh thu bèo bọt. Hầu hết những người trong nghề và khách hàng của họ vẫn đều cảm thấy lúng túng với khía cạnh thương mại của công việc này. Tại Mỹ, nghề làm móng mỗi năm lãi gấp năm chụp lần nghề phân tâm. Nhưng chúng ta vẫn cần gửi lời cảm ơn tới Freud, bởi ông đã tìm ra và lý giải được nỗi ám ảnh kinh niên tuy không cần thiết lại gây hại lớn bởi, trên quy mô toàn xã hội, nó gặm nhấm mong muốn thương mại hóa ngành nghề, bằng cách làm giảm tính thực dụng và năng lực của những người góp phần phát triển lĩnh vực tâm lý học. Freud đã hiểu thấu, tình trạng của xã hội hay của mỗi cá nhân đều phụ thuôc vào đức tin tốt đẹp rằng những điều có ý nghĩa nhất về mặt tinh thần đối với chúng ta cũng có thể là đối tượng nghiên cứu của một lĩnh vực và mang vật tính (animal spirit) từ giới kinh doanh.

——————-

Từ: The Book of Life

Link nguồn: http://www.thebookoflife.org/money-and-higher-things/

https://demaktub.wordpress.com/page/2/

Phân tâm học School of life











Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro