Muốn Ăn Nói Cư Xử Khéo Léo Và Thông Minh, Phải Thuộc Nằm Lòng 25 Quy Tắc Này!

Muốn Ăn Nói Cư Xử Khéo Léo Và Thông Minh, Phải Thuộc Nằm Lòng 25 Quy Tắc Này!

01. Sửa tật nói năng bạt mạng. Nên ăn nói từ tốn, nhã nhặn.

02. Người ta nhắn tin nhất định phải trả lời, dù không muốn nói chuyện hay không biết nói gì cũng nên dùng biểu tượng hay dấu câu để diễn đạt khéo léo. Không trả lời tin nhắn không phải là cao giá lạnh lùng, mà là thiếu văn hóa.

03. Đừng vội vàng “trông mặt mà bắt hình dong”.

04. Dùng ‘cảm ơn bạn’ thay cho ‘cảm ơn’. Chỉ khác 1 chữ nhưng thành khẩn hơn rất rất nhiều.
05. Đừng nói bí mật cho gió, gió sẽ thổi nó đi khắp cánh rừng.

06. Những lời không nói được trước mặt người ta, thì cũng đừng nói sau lưng họ.

07. Một cô gái luôn cười tươi vui vẻ lúc nào cũng đáng yêu hơn một cô gái mặt như đưa đám cả ngày.

08. Chưa được họ cho phép thì đừng tự ý xem điện thoại của họ.

09. Một cô gái được các chàng trai yêu thích cũng chẳng nói lên được điều gì, nhưng một cô gái được rất nhiều bạn gái khen ngợi thì thật sự lợi hại.

10. Khi người khác ngủ thì biết im lặng.

11. Có chuyện gì thì phải nói ra, đừng chờ người ta tự hiểu, vì người ta không phải là bạn, không biết bạn nghĩ gì. Càng chờ sẽ càng thất vọng, đau lòng mà thôi, nhất là trong chuyện tình cảm.

12. Quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đẳng, đừng nghĩ đến chuyện dựa dẫm hay lợi dụng bất cứ kẻ nào.

13. Khi người ta hỏi bạn “làm sao thế” thì đại đa số chỉ vì thỏa mãn sự hiếu kỳ, không phải muốn giúp đỡ bạn đâu.

14. Khi người khác nói họ thích gì đó, hy vọng bạn đừng phản bác, vì chúng tôi đều thật lòng thích điều chúng tôi nói đến, nhưng bạn lại nói điều đó không tốt thế nào, xấu xí thế nào… sự thẳng thắn đó của bạn, là sự ích kỷ.

15. Đừng nói đùa quá đà với người không quen, mà kể cả quen thân cũng không nên.

16. Trước mặt người bạn ghét, đừng tỏ ra mình ghét họ, cũng đừng nói xấu họ với những người quen của họ.

17. Nói thế nào nhỉ, phá vỡ sự hào hứng, vui vẻ của người khác là hành động rất mất lịch sự.

18. Không phải ai cũng thích đùa.

19. Có nhiều người thích giả ngu, nhưng đừng vì thế mà nghĩ họ ngu thật.

20. Từ chối cũng phải kiên quyết. Chuyện gì cũng cần bày tỏ rõ ràng quan điểm.

21. Hãy cư xử lịch sự với các nhân viên ngành dịch vụ.

22. Người ta có thể tự giễu bản thân nhưng bạn tuyệt đối đừng phụ họa.

23. Nghe nhiều nói ít.

24. Dù là bạn bè thân thiết, cũng đừng luôn trêu chọc sự béo phì hay xấu xí của người khác.

25. Đừng có gặp ai cũng kể khổ, trên đời này có rất ít người biết thông cảm cho người khác, đa phần chỉ nghe như chuyện cười rồi lan truyền khắp nơi, đa phần chỉ nghe một chút là chán ốm rồi.

Từ Weibo/ Mẹ Cherry

Add

CÁCH TƯ DUY CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG VÀ MÔ HÌNH TẬN DỤNG TRIỆT ĐỂ BỘ NÃO CỦA HỌ

Đó là phương pháp học tập do Lorin Anderson điều chỉnh lại dựa trên tiền đề của thầy mình là Benjamin Bloom, nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy ở mức độ cao.

Bạn có thể sử dụng mô hình tư duy này nếu muốn tận dụng triệt để não bộ khi học hỏi bất kỳ điều gì.

Đây là mô hình tháp phân loại tư duy theo cấp độ từ thấp đến cao gồm
- Remembering (Nhớ)
- Understanding (Hiểu)
- Applying (Vận dụng)
- Analyzing (Phân tích)
- Evaluating (Đánh giá)
- Creating (Sáng tạo)

Remembering (Nhớ), cấp độ tư duy thấp nhất, là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin. Sau đó là Understanding (Hiểu), không đơn thuần là nhắc lại như ở cấp độ đầu, mà phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý mình, để rồi có thế Vận dụng những gì đã học vào đời sống. Đây là 3 cấp độ cơ bản nhất (kỹ năng tư duy bậc thấp) của quá trình tư duy: Nhớ, Hiểu và Áp dụng.

Bắt đầu từ cấp độ Analyzing (Phân tích) là KỸ NĂNG TƯ DUY BẬC CAO mà bạn phải rèn luyện để có được. Trong đó thì:

TƯ DUY LOGIC nằm ở 2 cấp độ tiếp theo, Phân tích và Đánh giá, là khả năng liên kết các mắt xích tưởng như chẳng có gì liên quan lại với nhau để sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp, giải thích và dùng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm bản thân.

TƯ DUY PHẢN BIỆN nằm ở đỉnh cao là sự sáng tạo, nó là chất xúc tác quan trọng cho sáng tạo. Người có tư duy phản biện chắc chắn phải lĩnh hội đủ các cấp tư duy bên dưới đồng thời phải có các khả năng sau:

- Khả năng quan sát: quan sát ở đây không phải chỉ là nhìn mà phải là hiểu, hiểu được bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Luôn tò mò và tìm kiếm câu trả lời: Sau khi hiểu được bản chất ta bắt đầu nhìn nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Lúc này các câu hỏi sẽ rất có ích đặc biệt là câu hỏi Tại sao? Làm thế nào?
- Luôn nghi ngờ: đặc biệt là sự vật hiện tượng đó bạn mới gặp lần đầu. Một phát ngôn từ người mà bạn thiếu tin tưởng đương nhiên sẽ phải được soi xét kỹ hơn so với một người mà bạn đã hoàn toàn tin tưởng.

Tư duy logic và tư duy phản biện không phải là một mà là bổ trợ cho nhau. Không có tư duy logic thì bạn cùng lắm chỉ đặt ra được câu hỏi chứ khó tự tìm ra câu trả lời. Ngược lại việc sở hữu tư duy phản biện khó hơn nhiều so với tư duy logic.

Tư duy logic và tư duy phản biện là những kỹ năng có thể học tập và rèn luyện được. Trong xã hội hiện đại, người có khả năng tư duy tốt sẽ vượt trội và dễ dàng thành công hơn trong học tập và công việc.

➡ Vì vậy, hãy học cách TỐI ƯU HÓA NÃO BỘ bằng tư duy logic và phản biện. Tại đây: https://goo.gl/vnWIIy

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro