Chap 1
Năm 1953, dưới sự chèn ép của thực dân Mỹ ngoài khu vực phía Bắc, các gia đình thương gia gốc Bắc bắt đầu chuẩn bị cho cuộc di tản vào Nam. Hồi ấy ở Hải Phòng có ông bà Phạm, vốn dĩ là dân buôn trên cửa khẩu giáp với phương Bắc, tích được vô số vàng bạc trong nhà. Nhà ấy chuyển về Hà Nội sống đã ngót nghét gần chục năm, từ thời cô cả nhà ấy mới có đâu đấy 15 tuổi. Nhà ông bà Phạm giàu có, lại có hai cô con gái tài năng hơn người, làm ông Phạm cũng không lo về cơ nghiệp sau này. Cả nhà có một tiệm vàng ở khu phố cổ Hà Thành đắt đỏ, song vì áp bức của thực dân mà việc kinh doanh dần trắc trở. Gia đình ông Phạm cũng vốn là người từng làm ăn trên vùng Tây Bắc, trước cũng có quen biết nhiều thương lái, thầy bói có tiếng tăm trên mạn ngược. Hồi lên lấy hàng năm trước ông cũng không tin lắm mà theo đoàn buôn tới gặp một ông thầy mù nghe đồn là linh lắm. Ông cụ khi tới lân bói cho ông Phạm thì không gieo quẻ xin âm dương như người khác mà nói ngay :
"Anh Phạm, anh là người có tài, gia đình hiện đang bề thế, nhưng ở đất Bắc này không giàu lâu được. Cả nhà anh hãy thu xếp vào trong Nam, tìm một thầy địa lý thật giỏi rồi cho cất căn nhà ở trung tâm, sao cho nằm trên long mạch chính. Làm được như tôi nói, không cần đợi tới đời cháu nhà anh đã đủ tiền tiêu cho tới 4 đời."
Nghe lời thầy phán, vì cũng không phải người mê tín nên ông Phạm cũng ậm ừ ghi nhận, vì là người miền Bắc đổi cách sống vào Nam đâu phải là dễ gì. Thế nhưng sau có đúng 4 năm, dưới sự áp bức của thực dân, lời ông bói kia đã linh nhiệm. Ngay trong một đêm tháng 5 năm 1958, cả nhà Phạm gia lên chuyến xe xuôi thẳng vào Nam cùng toàn bộ số vàng bạc và ngân phiếu chế độ...
Sài thành những năm 1958-1960 mang đậm hơi hưởng của phong trào Âu hoá. Đi qua những con phố chính của thành phố luôn thấy rõ được những công trình kiểu châu Âu hay những chiếc xe hơi đầy sang trọng của giới nhà giàu lục tỉnh. Nhà ông Phạm đã vào Sài Gòn được một năm, theo đúng lời ông bói thì đã cho mời một ông thầy phong thuỷ quen từ trước trong Nam chọn đúng điểm long mạch mà xây. Vậy là sau gần một năm, một căn biệt phủ kiểu Bắc mọc lên giữa hai dãy nhà Âu san sát nhau trên đường Bonnard. Dân tình nghe tin thấy có ông lái buôn giàu có người Bắc vào đây cũng lấy làm lạ lắm, vì căn phủ không cao như lớp lớp nhà cao tầng của khu trung tâm đô thị lớn bậc nhất Sài thành. Nhưng người ta thường không nhớ tới ông thương nhân ấy bằng căn nhà kiến trúc bề thế mà lại nhớ tới bởi tiệm vàng nhà ấy. Ông Phạm mang theo vàng bạc từ Bắc vào, do giá kim loại hiếm tăng cao do nhu cầu của Pháp, phần vì cũng là những nhu cầu làm đẹp của giới nhà giàu lục tỉnh nên tiệm vàng nhà ông mở trên đường Catinat chưa bao giờ ngớt khách, làm nhà ấy giàu lại càng giàu thêm. Người ta thấy nhà ông giàu lên nhanh chóng thì cũng lời qua tiếng lại, thậm chí là giới nhà giàu lúc bấy giờ còn nhiều kẻ ác mồm phán rằng ông là người Bắc, lại là dân buôn nên hẳn luyện thứ bùa ma gì đó mà làm ăn phát đạt nên không có con nối dõi tông đường. Ông Phạm chẳng quan tâm tới việc đấy, vì nói trắng ra ở Sài thành này có mấy ai bằng được hai cô con gái nhà ông. Cô cả là Phạm Phương, hiện đã học xong tú tài, thông thạo tiếng Anh và Pháp, được ông Phạm đôn đi cho làm kinh doanh từ khi còn trên ghế nhà trường. Cô hai nhà ấy là Phạm Linh thì tính hướng lại khác, tuy kém chị mình có một năm nhưng nhìn rộng trông xa chẳng kém gì. Cả nhà ông bà Phạm đã định bụng để hai cô kế nghiệp tiệm vàng của gia đình, song cô hai lại rẽ qua mảng buôn bán bất động sản. Thời những năm 1960-1961 đất trong Sài thành còn nhiều khu chưa quy hoạch, giá đất rẻ như cho. Cô hai xin vốn từ gia đình đầu tư vào đấy mà sau có một năm miếng đất lúc mua chỉ có 2 nén vàng giờ giá ngang ngửa căn nhà Phạm gia ở. Những gì hai cô đạt được cũng khiến cho những gã con quan người Pháp gốc cũng ghen tức tới phát bực. Nhiều nhà cũng tính làm việc trái đức với nhà ông Phạm, xong khi biết mối liên quan của nhà ấy với giới quý tộc cũ miền Bắc thì ai cũng lắc đầu lè lưỡi, chết cũng không dám đụng tay.
Chúa Nguyễn thời trước nhiều con nhiều cháu, xong khi Pháp chiếm tới sâu thì gia quyến cũng qua Bắc là nhiều, chỉ lác đác đôi ba nhà ở lại. Hậu duệ nhà Nguyễn có ông Nguyễn từng là họ hàng xa của vua Bảo Đại, song khi gia quyến cuốn gói qua Pháp thì ông ở lại đất Bắc làm ăn. Gia đình ông Nguyễn ban đầu khó khăn, xong được ông Phạm giúp đỡ mà phất lên trở thành thương buôn giàu có bậc nhất miền Bắc. Nhà ấy ban đầu buôn muối và rượu từ phương Bắc sang, dựa vào thuế độc quyền của Pháp mà thu lớn. Nhưng Nguyễn gia không chủ động rút sớm vào Nam như ông Phạm bà Phạm. Năm 1955, Pháp điều người tới bắt cả gia đình nhà Nguyễn vì dính tới vụ buôn muối buôn rượu năm xưa. Nhà ấy chậm một bước, trốn không kịp nên bị Pháp lôi cả nhà đi hết. Duy chỉ trừ có cậu con trai độc tôn nhà ông bà là cậu Minh, bám theo một đoàn người di tản mà trốn được vào Nam. Ngoài Bắc may là khi truy tố đã có người làm giấy báo tử của cậu sẵn, trình lên là mới mất do tai nạn xe. Phán quan cũng không truy vấn gì thêm, chỉ xử vụ nhà ông Nguyễn mà không hay biết cậu quý tử nhà ấy hiện đã vào tới Sài Gòn. Cậu Minh vào Sài gòn với chỉ đôi đồng bạc lẻ. Theo lời cha dặn, cậu tìm tới Phạm gia. Ông bà Phạm cũng đã biết chuyện nhà ấy cũng lấy làm thương cảm cho gia đình bạn hữu, nhận cậu Minh làm con nuôi trong nhà. Cậu Nguyễn đi theo cô Linh làm ăn, xong tự dành dụm được vốn liếng để buôn bán. Nhờ có mối cũ trên mạn ngược mà cậu Minh có nhờ chuyển hàng từ ấy qua đường thuỷ vào Nam được. Minh bắt đầu buôn vải và lụa - thứ hàng hiếm khi các nhà may trong này đa phần có nguồn vải không tốt từ các nước lân cận khu vực Nam Bộ. Đúng theo đà các hàng may âu phục mọc lên nhan nhản, việc kinh doanh của cậu Minh phất lên nhanh chóng. Nhưng tuy là buôn vải, nhưng cậu quý tử nhà họ Nguyễn vẫn không lấy gì làm hài lòng mỗi khi tìm một tiệm may hợp ý để may phục trang trong này. Và sự khó tính của cậu phú hào Hà Thành chỉ thực sự được thoả ý khi một tiệm may của một người gốc Hà thành lập lên...
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro