So sánh "Chữ người tử tù" và "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"
1. Quan điểm nghệ thuật giữa hai tác phẩm: CNTT và Vĩnh biệt CTĐ
- Khái quát hai tác giả và hai tác phẩm.
1. Quan điểm nghệ thuật trong CNTT:
a. Cái đẹp gắn liền với cái thiện: Phân tích ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao với quản ngục: thoát khỏi cái nghề này... Cái đẹp gắn liền với cái Thiện. Cảnh cho chữ có thể nảy sinh từ môi trường cái xấu, cái ác nhưng ko bao giờ gắn liền với cái xấu, cái ác, phải gắn liền với cái Thiện. Huấn Cao ko chấp nhận một người vừa biết yêu cái Đẹp vừa làm điều ác, yêu cái Đẹp phải biết vun đắp cái Đẹp.
b. Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá, cái đẹp chiến thắng, cái đẹp là bất tử. Cái đẹp trong cuộc đời và cũng là trong nghệ thuật: Hành động bái lĩnh, nước mắt. Quản ngục đã bị cảm hoá, cảm hoá bởi nét chữ đẹp của Huấn Cao, bởi tư tưởng đẹp của Huấn Cao.
- Cái đẹp luôn chiến thắng: Nơi ngục tù tăm tối, tưởng chỉ có cái xấu cái ác ngự trị, lại là nơi cái đẹp khai sinh, cái đẹp thăng hoa.
- Cái đẹp bất tử: Huấn Cao mất là về thân xác nhưng nét chữ đẹp, tư tưởng đẹp vẫn còn mãi. Bản thân Huấn Cao là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, vẻ đẹp tài năng, thiên lương, khí phách. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao vẫn còn lại mãi với đời. Cái đẹp là bất tử.
2. Quan điểm nghệ thuật trong Vĩnh biệt CTĐ:
a. Sự trân trọng những người nghệ sĩ có tài năng, có hoài bão nhưng lâm vào bi kịch: mâu thuẫn giữa lí tưởng và thực tế.
- VNT là người nghệ sĩ có tài năng, hoài bão lớn: VNT là một tài năng ngàn năm chưa dễ có 1.
+ Hoài bão: muốn xây dựng một công trình bền vững với trăng sao, nghìn thu còn hãnh diện.
+ Lâm vào bi kịch lớn, đó là sự mâu thuẫn giữa lí tưởng và thực tế (biểu hiện: sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thể hiện khát vọng nghệ thuật, khát vọng cao đẹp nhưng để thực hiện được phải dựa vào quyền lực của nhà vua. Trên thực tế, khi CTĐ được xây dựng, chưa thấy làm nhân dân hãnh diện mà là để phục vụ cho thú chơi xa hoa của dân chúng, làm đổ bao nhiêu mồ hôi xương máu của dân chúng: trừng phạt những kẻ bỏ trốn, bắt thợ giỏi).
-> Kết luận: VNT chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ để thực hiện hoài bão nghệ thuật, ko đứng trên lập trường nhân dân -> VNT đối lập với nhân dân.
=> VNT phải trả giá đắt: đam mê cái đẹp, hi sinh vì cái đẹp nhưng phải trả giá bằng sinh mệnh của mình, và cả công trình NT của mình.
b. Quan điểm thẩm mĩ của tác giả:
- Cái đẹp phải gắn liền với cái thiện (tương đồng với CNTT)
- Tác phẩm nghệ thuật ko mang cái đẹp thuần tuý mà phải có mục đích phục vụ nhân dân: "văn chương có loại đáng thờ và...", "nghệ thuật vị nhân sinh". Người nghệ sĩ có hoài bão khát vọng nhưng phải được xử lí đúng đắn hợp lí.
- Khi không đạt tới cái Thiện thì cái Đẹp ko có lí do để tồn tại (chứng minh: CTĐ bị đốt) : CTĐ xây trên mồ hôi xương máu của dân -> ko xây dựng trên cái Thiện, ko tồn tại. (tương đồng với CNTT: những người biết hướng đến cái Đẹp phải biết vun đắp cái thiện). Chân lí thuộc về VNT một nửa, còn một nửa thuộc về nhân dân.
c. Xã hội cần quan tâm tạo điều kiện cho các tài năng, cần biết nâng niu những công trình nghệ thuật đích thực, chân chính.
- Việc sát hại VNT, thiêu đốt CTĐ dù sao cũng là hành động bột phát của lòng căm hờn ko trúng đích. Đích là bọn hôn quân bạo chúa - nguyên nhân sâu xa, còn đây là hướng tới VNT và CTĐ.
- Để người nghệ sĩ phát huy tài năng của họ thì cần tạo điều kiện cho họ, đừng để công trình NT của họ phải xây dựng trên cái xấu, cái ác.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro