sociology of management- y nghia cua hoat dong quan li
Quản lí xã hội và xã hội học quản lí
1. khái niệm
2. các loại hình: quản lí giới vô sinh quản lí giới sinh vật quản lí khoa học công nghệ quản lí xã hội
3. quản lí xã hội
4. ý nghĩa của hoạt động quản lí:
Hoạt động quản lí phản ánh 1 cách kq của hình thái kinh té xã hội:
Khách quan là cái bên ngoài (thực tiễn đời sống xã hội) trong đó có cá nhân con người hoạt động. nó là động cơ tiềm tang gợi ra khả năng hoạt động. còn chủ quan là cái bên trong là tư duy, suy nghĩ của con người. nó biểu hiện ở chỗ tự do lựa chọn của cá nhân.
Hình thái kinh tế xã hội: là phạm trú của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dung để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định với quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất và với kiến trúc thượng tầng gồm tư tưởng, chính trị , pháp quyền, tôn giáo và các yếu tố khác dựa trên cơ sở hạ tầng gồm các quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế xã hội.
Phương thức sản xuất là khái niệm dung để chỉ sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Phuong thức sản xuất quy định cách thức tiến hành sản xuất ra của cải vật chất trong 1 giai đoạn phát triển lịch sử nhất địnhcủa lịch sử xã hội
Lực lượng sản xuất gồm tư liệu sản xuất( gồm công cụ, phương tiện lao động và đối tượng lao động) và người lao động. quan hệ sản xuât gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lí và quan hệ phân phối.
Lịch sử phát triển nhân loại theo quy luật khách quan, sao cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.. lịch sủ phát triển nhân loại đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội. hình thái kinh tế xã hội chi phối mọi quan hệ xã hội trong đó có hoạt động quản lí xã hội. trong xã hội tư bản chủ nghĩa vấn đề quản lí xã hội phụ thuộc vào lợi ích kinh tế và địa vị thống trị của giới chủ hay nhà tư bản.
Ví dụ như thuyết quản lí hành chính của weber, với việc tổ chức bộ máy quan lieu . weber dựa vào quan điểm của mối quan hệ giữa vị thế, vai trò, quyền lực để phân tích hệ thống quyền lực trong 1 tổ chức xã hội: Weber đã nêu lên 6 d trưng của cn bàn giấy:
- Chuyên môn hóa. Tổ chức hợp lí của xh hiện đại đã tách xh loài người thành nhiệm vụ và trách nhiệm chuyên môn khác nhau, tương ứng với các chức vụ khác nhau được chính thức công nhận. ví như trường đại học có các chức vụ hiệu trưởng , trưởng khoa, v.v mỗi viên chức đều đảm nhận cv chuyên môn theo từng cách suy nghĩ cân nhắc riêng.
- Thứ bậc vp và phân cấp quyền lực. trong các tổ chức cụ thể, viên chức đều được các quan chức cấp cao hơn giám sát và kiểm soát. Hệ thống thứ bậc quan lieu giống như hình kim tự tháp, càng lên cao thì mức độ trách nhiệm càng lớn. nhân viên cấp dưới báo cáo cho cấp trên tiến độ thực hiện cv.
- Quy luật và quy định. Đối với các tín đồ, kỉ luật bắt đầu từ đức tin tôn giáo, trong xh hiện đại kl được k khích bằng các quy luật và quy định mở rộng. kl cho phép tổ chức h động theo mẫu có thể dự đoán, với m đích mang tính hiệu quả. Phát huy đầy đủ công suất của thời gian quy định ( mang tính thường trực)
- Năng lực kĩ thuật: các tổ chức xh hiện đại thường tuyển dụng những người có khả năng kt và qua trường lớp.
- Bộ máy nhiệm sở là một trật tự được hợp pháp hóa chính thức. tình cảm k phải là sự biểu hiện tính hợp lí, sự hợp lí biểu hiện bằng mệnh lệnh, các quy tắc tổ chức mọi thành viên phải thực hiện thật vô tư.
- Truyền đạt chính thức bằng vb k mang tính tự phát và cá nhân. các vb như thế đảm bảo cho tổ chức tồn tại dai dẳng theo mẫu dự đoán cho dù có thay đổi nhân sự
Trong xã hội chủ nghĩa vấn đề quản lí xã hội theo 1 chương trình cụ thể đã được kế hoạch hóa phục vụ lợi ich tập thể toàn dân nên có dự công bằng tương đối giũa người quản lí cà nhân dân họ chị khác nhau ở trách nhiệm và nghĩa vụ.
Hoạt động quản lí phản ánh 1 cách sinh động tính tổ chức xã hội:
Hoạt động của con người luôn gắn với các tổ chức xã hội nhất định: đã là con người sống trong môi trường xã hội thì mỗi người đều thuộc 1 hay nhiều nhóm xã hội khác nhau. Vì dụ như gia đình , nhóm bạn bè và cả những nhóm chính thức như cơ quan làm việc hay nhà trường, v.v ngoài ra, xã hội còn được cấu trúc nên từ các thiết chế xạ hội như gia đình, nhà nước, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, v.v nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và kiểm soát xã hội, con ngời sống trong xã hội để thỏa mãn nhi cầu của mình con người cũng bị chi phối bởi các thiết chế xã hội này.
Tổ chức xã hội để đảm bảo tổn tại, phát triển. loại hình xã hội đầu tiên trong lịch sử là xã hội săn bắn và hái lượm, ngay từ thời kí này để đảm bảo sự tồn tại, chỉ với công cụ thô sơ con người đã tập hơp thành những gia đình phân phối lương thực và ph6n chia nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn, trong đó người trưởng thành giữ những trọng trách tìm nguồn lương thực chính. Trải qua giai đoạn trồng trọt- chăn nuôi, nông nghiệp và đến nay là giai đoạn công nghiệp mà thậm chí ở một số nước còn được cho là hậu công nghiệp với sự phát triển cao của khoa học kĩ thuật thì trình dộ tổ chức xã hội ngày cảng cao hơn. Con người tham gia hoat động sản xuất với mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao.tổ chức này mất đi sẽ có các tổ chức khác xuất hiện
Tổ chức xã hội mang tính đặc thù trong hoạt động của con người. xã hội càng cao tính tổ chức càng hoàn thiện. tổ chức là việc sắp xếp một trật tự các vị trí xã hội theo chức năng nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Để sự hoàn thiện đò ngày càng phát triển càng biến đổi – các tổ chức xã hội luôn gắn với khoa học quản lí. con người có nhu cầu khách quan về việc hợp tác với những người khác trong xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu nào đó , chỉ có trong lao động cùng nhau con người mới phát huy được sức mạnh của mình. Đồng thời có được sức mạnh mới mà mình chúng ta không thể có. Trong quá trình lao động hợp tác đòi hỏi phải có sự quản li nếu không con người sẻ không có sự liên kết trong mọi hoạt động chung. Vì thế trong hoạt động chung của con người cần phải có 1 cơ quan quản lí điều hành. Một nhóm xã hội hay một tập thể cần phải đảm bảo những nguyên tắc có tính tổ chức và tính thiết chế.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro