Công - Tội của Nguyễn Ánh

Để chốt hạ tranh cãi về công tội của Nguyễn Ánh thì mình xin tập hợp lại một số lại như sau:


Đầu tiên là về công, thì có hai công lao rõ ràng nhất:

1. Gia Long có công thống nhất Việt Nam lại về mặt Địa lý.

2. Có công thống nhất về Chính trị.

Vì từ hồi họ Mạc đến qua thời Lê thì đất nước dùng cùng quốc hiệu Đạt Việt, nhất là hai tập đoàn cát cứ Nguyễn- Trịnh về lý đều tự nhận là thần tử vua Lê. Hay nói cách khác là về lý thuyết cả thiên hạ vẫn là của vua Lê, nhưng về chính trị thực tế là do các thế lực cát cứ cai quản. Chỉ từ khi Thái Đức tự xưng Hoàng Đế thì nước mới có hai vua.

Như trong “tác phẩm văn học” Hoàng Lê Nhất Thống Chí là khi vua Tây Sơn ra bắc gặp vua Lê còn không ai cúi chào ai, Nhạc còn bảo em trẫm vua Tây Sơn lấy con gái vua Nam (đoạn này tác phẩm văn học nhưng cũng phản ảnh phần nào thế giới quan người đương thời). Tới khi Quang Trung diệt vua Lê, về địa lý vẫn là nước Đại Việt, nhưng chính trị là 3 anh em Nhạc, Huệ, Lữ cát cứ… Về sau Ánh diệt Lữ, rồi bắc phạt đánh bại và bắt sống Quang Toản. Lúc này về mặt tư tưởng, chính trị mới có sự thống nhất từ Bắc chí Nam.

3. Khẳng định lại chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Lưu ý chủ quyền hai quần đảo đã được ghi nhận trong ĐVSKTT là từ thời Lê Thánh Tông và được các Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền, chủ quyền được duy trì liên tục từ đời các Chúa Nguyễn đến Tây Sơn và sau này là nhà Nguyễn.

Mình không lục thêm được cái công lao gì khác, nên nếu thiếu cứ bổ sung.

Còn về tội, từ nhẹ tới nặng, có thể nêu ra như sau:

1- Giết hại công thần.

Nếu Lê Thái Tổ chỉ vì vụ án của Phạm Văn Xảo, và vụ Trần Nguyên Hãn tự tử trước khi về triều định tội mà bị ghép vô cái khuôn sát hại công thần thì chúng ta cũng nên biết rằng, Nguyễn Ánh trong cuộc đời mình cũng đã giết hại 3 công thần.

– Người thứ nhất, Nguyễn Văn Thành tổng trấn Bắc Thành, là người đã theo Nguyễn Ánh từ rất sớm, lập nhiều công lao, khi Nguyễn Ánh đại bại ở Rạch Gầm Xoài Mút tàn quân chỉ còn lèo tèo mấy mống, Nguyễn Văn Thành là người đã cõng Nguyễn Ánh đi chạy nạn, bỏ qua thân phận đi cướp đồ ăn của dân về nuôi chúa, suýt bị dân tang chết, kết cục: chết cả cha lẫn con. (Nguồn: Đại nam thực lục hoặc google để biết chi tiết)

– Người thứ hai, Đỗ Thanh Nhơn. Nếu nói giết Nguyễn Văn Thành chỉ là sự bạc bẽo, thì lần giết Đỗ Thành Nhơn còn thể hiện sự ngu dại của Nguyễn Ánh. Khi dòng chính các chúa Nguyễn bị Tây Sơn giết, Nguyễn Ánh từ một đứa cháu họ xa được các thuộc tướng trong đó có Đỗ Thành Nhơn tôn lên làm Chúa thượng, địa vị thay đổi một phát lên trời. Đỗ Thanh NHơn lúc đó là tướng của quân Đông Sơn được Nguyễn Nhạc đánh giá là đối thủ đáng gờm nhất phe Gia Định. Nguyễn Ánh sau này khép Đỗ Thanh Nhơn vào tội mưu phản, ngầm giấu đao phủ gọi Đỗ Thanh Nhơn tới nhà rồi giết.

Việc này khiến quân Đông Sơn nổi giận tạo phản, Nguyễn Nhạc hay tin Thanh Nhơn đã chết thì mừng như bắt được vàng dẫn quân Nam hạ, rồi sau đó tới Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh đại bại phải “tẩu quốc” ôm theo cây vàng cây bạc chạy qua Xiêm xin thần phục để cầu cứu.

– Người thứ 3: Đặng Trần Thường, không thích người này cho lắm, nên chỉ liệt ra cho đầy đủ.

2- Cắt Trấn Ninh cho Lào:

Cái này được ghi nhận trong Đại Nam thực lục phần cương thổ về Trấn Ninh như sau:

“Tính ra trong vòng hơn 300 năm Trấn Ninh vẫn theo chức cống, đất rộng dân đông, đứng đầu các Man, TRình Quang là đô ấp. Cuối đời Vĩnh Hựu tôn thất nhà Lê là Duy Mật chiếm cứ hơn 30 năm, đến năm Cảnh Hưng thứ 31 mới dẹp được, rồi cho thị tộc Cầm nối đời làm xà chánh xà phó …. Bản triều đầu đời Gia Long, Thiệu Ấn nước Vạn Tượng có công đánh giặc (Tây Sơn), do đó đem đất này cho Vạn Tượng”

Trấn Ninh hay xứ Bồn Man vốn là đất nội thuộc Đại Việt từ đời Lê Thái Tổ, Thái Tông, đời Thánh Tông, xứ này tạo phản, Thánh Tông thân chinh dẫn quân Tây chinh đánh cả Ai Lao, Lang Xang, Lão qua lấy lại được vùng này, đây là khu vực theo nhận xét của Minh Mạng là “có vị trí chiến lược”, là lá chắn vùng đệm của nước ta với các nước phía Tây như Xiêm, Miến, Ai Lao, cũng như có tác dụng nối lại vùng đất miền Trung vốn dài và hẹp dễ bị chia cắt của nước ta, Lê Duy Mật từng dựa thế khu này mà chống lại nhà Trịnh hơn 30 năm.

Gia Long nhờ Lào góp công lớn trong việc đánh Tây Sơn nên nhẹ như lông hồng, cắt trả công cho Lào.

Ở đây một lần nữa chúng ta thấy được tác hại của việc mời quân nước ngoài vào đánh trong nước. Chả ai đương không rảnh rỗi sẽ hao tốn sinh mạng binh sĩ, quân lương, chiến phí cho mấy vạn quân để khơi khơi giúp không công người ta cả, ngay cả nhà Thanh sau khi bị Tây Sơn đánh bại rút về, Càn Long còn gửi yêu sách đòi lấy lại đất cách 40 dặm sông Đổ Chú (Theo Việt Thanh chiến dịch) rồi mới cho Tây Sơn đầu hàng (Nguyễn Huệ từ chối), Lào chỉ là một đồng minh thuộc dạng yếu trong khu vực lúc đó, ai cũng bắt nạt được, nhưng nhờ có công đánh Tây Sơn mà phải cắt trả Trấn Ninh, thì cứ thử tưởng tượng Xiêm La với vị thế là thiên triều của Nguyễn Ánh lúc đó thành công đánh lại Gia Định thì nước ta cần trả giá cái gì ?

Tiếc Trấn Ninh quá nếu không nước mình giờ rộng thêm 40.000km vuông ấy chứ…

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro