Công - Tội của Nguyễn Ánh (2)
3- Kéo quân Xiêm về giết dân:
Sau đợt giết Đỗ Thanh Nhơn và bị Tây Sơn đánh phải bỏ nhà đi phượt, Nguyễn Ánh cầm theo cây vàng cây bạc biểu tượng của việc thần phục dâng lên Xiêm, chấp nhận từ bỏ chính sách đối ngoại để xin Xiêm giúp đỡ, có thể nói Gia Long đã mở ra tiền lệ chưa từng có trong lịch sử của nước ta là lần đầu tiên nước ta được vinh hạnh làm thần tử của thiên triều Xiêm La. (Nguồn: Quan hệ Việt Xiêm Nguyễn Duy Chính)
Xiêm La sau đó phái 2 (hoặc 4 vạn quân tùy theo số liệu từng nguồn) vào giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, tuy nhiên Tây Sơn chưa đánh được mấy thì dân Nam Bộ lãnh đủ đầu tiên khi quân Xiêm đi đến đâu cướp hiếp đốt phá dân chúng tan nát đến đấy, Nguyễn Ánh bất lực hoặc có cản hay không thì cũng chỉ có trời mới biết, chỉ biết trong sử nhà Nguyễn có viết Nguyễn Ánh từng than rằng: “quân Xiêm ác quá thà hãy lui binh chứ đừng làm khổ dân”
Tuy vậy, ngay mấy dòng sau, không thấy quân Nguyễn Ánh lui binh mà hợp binh của Nguyễn Ánh và quân Xiêm bị Nguyễn Huệ dần cho một trận tơi tả ở trận Rạch Gầm, tàn binh chỉ còn sót mấy mống, ôm Nguyễn Ánh trốn chạy tiếp.
Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Ánh vẫn tiếp tục mời quân Xiêm vào tiếp lần nữa, tuy nhiên các tướng Xiêm sợ nên tên này đùn tên kia không chịu đi, nên mới có cái câu: “Bọn chúng sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp”, câu này vốn chẳng phải được dùng để khen Nguyễn Huệ mà chỉ là câu bực bội của Nguyễn Ánh chửi tướng Xiêm nhát gan khi mời Xiêm không được mà thôi.
Tính ra thì cái câu nói, thương cho dân, nó cũng chỉ là một câu nói mà thôi.
4- Góp gạo cho quân Thanh:
Đại Nam thực lục ghi nhận: “Nguyễn Ánh Sai Cai cơ Nguyễn Đình Đắc đi dò tình hình Bắc Hà. Mùa hạ năm Kỷ dậu [1789], vua nghe tin người Thanh đem quân Lưỡng Quảng vì nhà Lê mà đánh giặc Tây Sơn, bèn sai sứ thần là bọn Phan Văn Trọng và Lâm Đề mang thư sang Thanh và đem 50 vạn cân gạo giúp lương cho quân. Gặp bão đắm cả ở biển lâu không nghe tin tức. Đến đây nghe tin quân Thanh bị giặc đánh bại, đã không đánh lại mà còn phong cho [giặc]. Vì vậy mới sai Đình Đắc đi dò tin tức vua Lê, nhân tiện chiêu dụ những hào kiệt Bắc Hà.”
Đây cũng là thời điểm mà chính sử nhà Nguyễn than thở về việc dân chúng Gia Định đói khổ do bị quân Tây Sơn cướp phá, nhưng chính ở thời điểm dân đói khổ như thế, Nguyễn Ánh vẫn không hề tiếc rẻ 50 vạn cân gạo để nhân cơ hội tạo mối quan hệ tốt đẹp với thiên triều thứ hai là nhà Thanh. Đấy quả là tài năng ngoại giao không hề nhỏ chút nào nhỉ ?!
5- Hiệp ước Versailles
Hiệp ước này gồm 10 khoản, nội dung chính là về việc Hoàng đế Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.
Hiệp ước này được ký khi Nguyễn Ánh giao hoàng tử Cảnh làm con tin cho Đa Bá Lộc đại diện đem qua Pháp trong tình thế tuyệt vọng khi phải đi tẩu quốc, và quân thiên triều Xiêm La cũng đã bị đánh bại, hiệp ước này sau đó không được Pháp thực thi do dính Cách Mạng Pháp năm 1789, sau này Pháp dùng để làm cớ nổ súng vào nước ta.
———————-
Nguồn: Chủ yếu trong Đại Nam thực lục, biên khảo của Nguyễn Duy Chính.
Đương nhiên nhiêu đây chỉ là những điều nổi bật nhất về Nguyễn Ánh mà mình nghĩ là rất dễ tìm thấy trong các tài liệu lịch sử, thậm chí ngay trên mạng. Còn rất nhiều tội danh khác, nhưng mình nghĩ nhiêu đây là đã quá dài rồi, nếu có thắc mắc, hoặc bổ sung, tranh luận, mình rất sẵn sàng trao đổi dưới cmt.
Nguồn: baotinhhoa.com
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro