noi doi
Cách nhận biết một người nói dối
Những kỹ thuật sau thường được cảnh sát và các chuyên gia an ninh sử dụng để phát hiện người đang nói dối. Kiến thức này có thể rất hữu ích cho các quản lý, nhà tuyển dụng hay bất cứ ai trong đời sống bình thường, để tránh cho bạn khỏi phải trở thành nạn nhân của những kẻ lừa gạt, bất lương hay các trò mánh khóe khác.
Các cử chỉ biểu lộ cảm xúc
o Các cử chỉ biểu lộ cảm xúc chậm hơn, mất nhiều thời gian hơn. Cảm xúc bị trì hoãn, ngập ngừng hơn bình thường, và kết thúc một cách đột ngột.
o Có khoảng cách giữa cử chỉ biểu lộ cảm xúc và lời nói. Ví dụ: ai đó nói rằng “Tôi rất thích món quà”, sau đó mới mỉm cười, chứ họ không vừa nói vừa mỉm cười.
o Cử chỉ không phù hợp lời nói, như cau mày khi nói “Anh yêu em”.
o Khi ai đó đang làm giả cảm xúc của họ, sự biểu cảm chỉ hạn chế ở các chuyển động của miệng (như hạnh phúc, ngạc nhiên, buồn bã, sợ hãi) thay vì cả khuôn mặt. Ví dụ: Khi một người cười tự nhiên, cả khuôn mặt của họ đều thay đổi theo, cơ gò má chuyển động, hai má được nâng lên, tạo nếp gấp mắt và làm cho lông mày hơi hạ xuống.
Cách giao tiếp:
o Người thấy có lỗi thường nói chuyện đầy phòng thủ, còn người vô tội thường tiếp tục đi sâu vào vấn đề.
o Một người đang nói dối khi đối mặt với người truy hỏi hay buộc tội thường xoay mặt hay thân thể sang hướng khác.
o Một người đang nói dối có thể đặt một vật nào đó (sách, một tách cà phê v.v) một cách vô thức giữa họ và bạn.
o Cách sử dụng từ ngữ :
o Người nói dối sẽ dùng chính từ ngữ của bạn để trả lời câu hỏi. Khi được hỏi: “Bạn đã ăn cái bánh cuối cùng phải không?” Người nói dối sẽ trả lời: “Không, tôi đã không ăn cái bánh cuối cùng.”
o Một phát biểu rút gọn có vẻ đáng tin hơn, ví dụ: “Không hề” thay vì “Tôi đã không làm điều đó”
o Người nói dối thường tránh né phải “dối trá” bằng việc không phát biểu thẳng thắn. Họ ngụ ý câu trả lời thay vì từ chối thắng thừng.
o Người thấy có tội thường nói nhiều hơn bình thường, thêm thắt vào các chi tiết không cần thiết để thuyết phục bạn…họ cảm thấy không thoải mái với các khoảng tạm ngừng hay im lặng của cuộc đối thoại.
o Người nói dối thường bỏ đi các từ nhân xưng và nói giọng đều đều. Một phát biểu thật sẽ nhấn mạnh từ nhân xưng hơn các từ khác trong câu.
o Từ ngữ bị cắt xén, giọng nói nhỏ nhẹ, câu nói thiếu cấu trúc và ngữ pháp. Nói theo một cách khác, lời nói thường lộn xộn hơn là nhấn mạnh.
Những dấu hiệu khác :
o Nếu bạn cho rằng ai đó đang nói dối, hãy thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện thật nhanh, nếu đó là một kẻ nói dối, anh ta sẽ lập tức đổi theo chủ đề đó và trở nên thư giãn hơn. Kẻ có tội luôn thích thay đổi chủ đề, còn người vô tội sẽ cảm thấy bối rối và sẽ muốn trở lại chủ đề trước.
o Sử dụng sự hài hước hay châm biếm để tránh né chủ đề.
Ghi chú cuối bài:
Rõ ràng rằng, chỉ qua một vài biểu hiện ở trên không thể lập tức kết tội một người là kẻ nói dối, cần phải so sánh trên cơ sở các hành vi thường ngày của người đó.
Phần lớn các chuyên gia phát hiện nói dối đều đồng ý rằng sự kết hợp của ngôn ngữ cơ thể và các dấu hiệu khác nên được dùng để phán đoán ra lời nói dối.
Bạn không chắc chắn người bạn tiếp xúc có thực sự đáng tin cậy hay không? Bạn có thể nhận ra một người đangnói dối khi họ có những biểu hiện sau:
Mất quá nhiều thời gian cho câu trả lời.
Đồng tử mắt nở rộng hơn bình thường.
Câu chuyện không có ý nghĩa, quá nhiều chi tiết vụn vặt nhưng không đồng nhất và rõ ràng.
Mắt liên tục nhìn về phía bên trái.
Biểu hiện vẻ mặt kì lạ hoặc cười gượng
Thái độ căng thẳng, khó chịu hoặc giận dữ.
Theo một khảo sát, khoảng 60% đàn ông sẵn sàng lừa dối vợ mình. Bạn có thể bị sốc khi biết sự thật này, song nếu nhìn sâu xa bạn sẽ thấy rằng cứ 10 người thì có 6 người nói dối và vẫn còn 4 người thật thà, hẳn điều đó không tệ chút nào đúng không?
Nếu bạn trên 20 tuổi và đã tự lập thì hẳn sẽ không ngạc nhiên lắm khi nghe nói về những người đàn ông nói dối. Cho dù đó là tổng thống, một vận động viên đánh gôn hàng đầu thế giới hay nhạc sĩ đẳng cấp thế giới... thì khi đề cập đến việc lừa dối người yêu (hoặc vợ) tất cả họ đều na ná như nhau thôi.
Trên thực tế có những "lời nói dối chân thật" để làm vui lòng người khác thì vô hại và không đáng trách. Tuy nhiên nếu bạn yêu một anh chàng thường xuyên nói dối và sẵn sàng lừa gạt bạn thì lời khuyên là nên tránh càng xa càng tốt. Cho dù chàng ta trông rất đẹp trai, nồng nhiệt chốn phòng the hoặc có những điểm tốt khiến bạn nghĩ rằng anh sẽ thay đổi thói quen nói dối khi ở bên cạnh bạn, song theo các chuyên gia tâm lý, đó là chuyện hoang đường. Bởi lẽ như ông bà ta vẫn nói “Cái nết đánh chết không chừa”.
Vì thế khi còn yêu nhau, tốt nhất bạn nên tìm hiểu thật kỹ, tránh xa những anh chàng giả dối dựa vào những "đặc điểm nhận dạng" sau:
1. Anh ta là người bí ẩn
Những anh chàng đểu thường có cuộc sống hai mặt, và để làm được như thế họ phải che giấu những gì đã làm. Khi yêu, anh ta luôn bí ẩn và không tiết lộ nhiều về bản thân hoặc cuộc sống riêng. Đó là một dấu hiệu đứng đầu trong quyển sách về "nhận dạng những kẻ lừa dối”.
Thông tin truyền đạt và thiện ý cởi mở là hai điều quan trọng bậc nhất quyết định hạnh phúc và thành công trong bất kỳ mối quan hệ nào. Vì thế, bạn hãy nghiêm túc xem xét, nếu đang yêu một anh chàng luôn khư khư giữ những bí mật thì bạn nên xem xét lại, bởi vì bạn có thể bị xỏ mũi trong tương lai.
2. Anh ta ích kỷ và bê tha
Những người đàn ông đểu giả thường ích kỷ và bê tha bởi vì họ chỉ tập trung vào một điều: đó chính là bản thân họ.
Nếu bạn muốn biết phẩm chất và sự liêm chính của người đàn ông mà bạn đang hẹn hò, bạn hãy nhìn vào đời sống của anh và cách anh ta đối xử với những người khác. Nếu anh ta chỉ tập trung cho bản thân mà không quan tâm đến người bên cạnh, thậm chí anh ta chỉ mong nhận những gì từ bạn bè, người yêu mà không làm gì mưu ích cho người khác. Lời khuyên cho bạn trong tình huống này là nên bỏ chàng ta càng sớm càng tốt.
3. Anh ta đột ngột thay đổi hành vi
Một dấu hiệu nữa về người đàn ông gian trá là khi họ hay đột ngột thay đổi hành vi. Điều này được thấy trong nhiều hoàn cảnh: Anh ta đột ngột thay đổi diện mạo hoặc thói quen chải chuốt, lịch trình làm việc... Đối với những cặp đôi đã sống chung với nhau, dấu hiện cơ bản dễ nhận thấy nhất là trong đời sống tình dục, sau một thời gian vui vẻ, anh ta bắt đầu xao nhãng việc quan tâm đến bạn trong phòng ngủ.
1. Khi được hỏi, người nói dối thường muốn nói càng ít càng tốt. Ban đầu, Geiselman nghĩ rằng, những người nói dối sẽ trau chuốt để xây dựng nên một câu chuyện, nhưng phần lớn họ chỉ cung cấp bộ khung của câu chuyện. Nghiên cứu với các sinh viên Đại học, cũng như với các tù nhân, cũng cho thấy điều này. Các kỹ thuật điều tra, phỏng vấn của Geiselman được thiết kế để nhằm buộc mọi người phải nói chuyện.
2. Mặc dù người lừa dối không thích nói nhiều, họ có xu hướng tự đưa ra một ít thông tin nhằm biện minh cho những gì họ đang nói, để tránh không bị nhắc nhở, vặn vẹo.
3. Người nói dối có xu hướng lặp lại câu hỏi trước khi họ trả lời, có lẽ họ muốn dành thời gian để pha trộn lại một câu trả lời.
4. Người nói dối thường theo dõi phản ứng của người nghe với những gì họ đang nói. "Họ cố gắng tìm hiểu bạn để xem liệu bạn có tin vào câu chuyện của họ," Geiselman nói.
5. Người nói dối thường nói chuyện chậm rãi ở giai đầu bài phát biểu của họ, bởi vì họ cần thời gian để tạo ra câu chuyện của mình và quan sát phản ứng của bạn, và khi họ đã có được câu chuyện xạo của mình, thì họ "sẽ phun ra nhanh hơn," Geiselman nói. Người trung thực sẽ không cảm thấy khó chịu khi họ nói chậm, nhưng mọi kẻ dối trá thường nghĩ rằng: đọc bài diễn văn của mình chậm lại, sẽ làm cho người ta nghi ngờ… "Người trung thực sẽ không thay đổi đáng kể tốc độ phát biểu của họ trong một câu duy nhất," ông nói.
6. Người nói dối có xu hướng sử dụng lại những đoạn câu thường xuyên hơn so với những người trung thực, thường xuyên, họ sẽ bắt đầu một câu trả lời bằng việc: Sao lưu và không hoàn thành câu.
7. Họ thường bậm đôi môi của mình khi được hỏi một câu hỏi nhạy cảm và có nhiều khả năng vuốt mái tóc của mình hoặc tham gia vào các hành vi "chải chuốt". Họ thường chỉ ngón tay vào mình để thể hiện cái tôi, đây cũng là một dấu hiệu của sự lừa dối; trong khi nhìn bề ngoài thì họ rất là bình tĩnh.
8. Người trung thực, nếu bị thách thức, vặn vẹo về chi tiết câu chuyện, họ thường phủ nhận rằng họ đang nói dối và giải thích nhiều hơn, trong khi những kẻ lừa dối nói chung sẽ không cung cấp chi tiết cụ thể hơn.
9. Khi được hỏi một câu hỏi khó, những người trung thực thường sẽ xem đi, xem lại, bởi vì câu hỏi loại này đòi hỏi phải tập trung cao độ, trong khi những người không trung thực sẽ tìm ra câu trả lời chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Nếu những người không trung thực cố gắng dùng mặt nạ như những phản ứng bình thường để nói dối, họ sẽ nói chuyện được rõ ràng hơn, Geiselman nói. Trong số những kỹ thuật mà Giáo sư tâm lý học Edward R. Geiselman giảng dạy, để cho phép các thám tử moi ra sự thật từ những kẻ nói dối là:
- Có người kể câu chuyện của họ một cách ngược đời, bắt đầu từ phần cuối câu chuyện trở về đầu, theo một hệ thống hẳn hoi. Nhà điều tra nên hướng dẫn họ theo mạch câu chuyện một cách đầy đủ và chi tiết nhất có thể. Kỹ thuật này, là một phần của một "cuộc phỏng vấn liên quan đến nhận thức" được phát triển bởi Giáo sư Geiselman và Ronald Fisher, thời gian trước đây nguyên là một nhà tâm lý học làm việc tại UCLA, còn hiện nay đang làm việc tại Đại học Quốc tế Florida, Hoa Kỳ "tăng áp lực nhận thức để buộc kẻ nói dối lộ diện." Một người lừa đảo, thậm chí là một "kẻ nói dối chuyên nghiệp," là "luôn bị áp lực về sự nhận thức" chẳng hạn như khi kẻ dối gạt trong khi đang cố gắng để câu chuyện của mình trở nên hợp lý, trong khi đó lại phải theo dõi phản ứng của bạn.
- Hãy hỏi câu hỏi mở để có được họ cung cấp càng nhiều chi tiết và đầy đủ thông tin nhiều nhất có thể ("Bạn có thể cho tôi biết thêm về ...?" "Nói cho tôi biết chính xác ..."). Đầu tiên đặt câu hỏi chung, và tiếp sau đó là đặt các câu hỏi cụ thể hơn.
- Bạn đừng có ngắt lời, hãy để cho họ nói chuyện và sử dụng kỹ thuật im lặng, dừng lại khi đang nói chuyện, để khuyến khích họ nói chuyện. Nếu một người nào đó đang ở một nơi công cộng khác, đang có hành vi đáng ngờ và khi bạn tiếp cận đối tượng, bạn chỉ cần đề nghị đối tượng trả lời một số câu hỏi: nhằm mục đích đánh giá liệu đối tượng là người đáng tin cậy hay là một kẻ nói dối. Nếu đối tượng chỉ thể hiện 1 hoặc 2 chi tiết cờ đỏ, bạn có thể cho họ đi.
Giáo sư Geiselman đã thử nghiệm kỹ thuật moi ra sự thật từ những lời dối trái với hàng trăm sinh viên đại học UCLA, Hoa Kỳ và trong các nghiên cứu này, ông và các đồng tác giả đã phân tích các dữ liệu liên quan đến hàng ngàn người.
Phát hiện lừa dối là một việc làm khó khăn, Geiselman nói, tuy nhiên, chương trình đào tạo kỹ năng phát hiện lời nói dối mang lại những lợi ích rất to lớn. Chương trình cần phải được mở rộng: giai đoạn tiếp theo nên cho các học viên xem các tình huống qua các đoạn video, và giai đoạn kế tiếp: có thể vừa huấn luyện thông qua các đoạn video ngắn vừa mô phỏng các cuộc phỏng vấn, điều tra có thực. Việc đào tạo nên được tiến hành trong nhiều ngày với mỗi giai đoạn diễn ra trong 1 hoặc 2 tuần.
"Mọi người có thể được học hỏi các kỹ thuật tốt hơn để phát hiện ra kẻ nói dối," Geiselman nói. "Tuy nhiên, sở cảnh sát thường không cung cấp nhiều hơn một ngày đào tạo cho các thám tử của họ, nếu có, và nghiên cứu này cho thấy rằng, bạn thật sự không thể học hỏi được nhiều kỹ thuật chỉ trong một ngày."
Khi Geiselman tiến hành đào tạo với các nhân viên điều tra hàng hải, ông thấy rằng họ thật sự có năng khiếu, ấn tượng chính xác trong việc phát hiện kẻ nói dối, ngay cả trước khi việc đào tạo bắt đầu. Ngược lại, ở các sinh viên đại học trung bình tỉ lệ này chỉ có 53 % và với việc đào tạo rút ngắn, "chúng ta thường làm cho tình hình tệ hơn," ông nói.
"Nếu không qua đào tạo, nhiều người nghĩ rằng họ có thể phát hiện sự lừa dối, nhưng nhận thức của họ thường không liên quan đến khả năng thực tế của họ. Khóa đào tạo không đầy đủ thường dẫn tới việc phân tích sai tình huống và dẫn đến hiệu quả ngược trong công việc."
Giáo sư Geiselman hiện đang phát triển một chương trình đào tạo mà ông hy vọng sẽ mang hiệu quả cao học tập và do đó sẽ nhân rộng mô hình giảng dạy này.
Các cuộc phỏng vấn liên quan tới nhận thức được Geiselman và Fisher phát triển, hoạt động tốt đối với cả: các nghi phạm hình sự và các nhân chứng. Giáo sư Geiselman nghĩ rằng những kỹ thuật này có hiệu quả tốt trong: các tình huống nghi phạm không phạm tội, nhưng cho biết nghiên cứu bổ sung nên được thực hiện trong lĩnh vực này.
Trong năm 2012, Giáo sư Geiselman lên kế hoạch giảng dạy cho các thám tử cảnh sát thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ: các kỹ thuật điều tra, phỏng vấn và nhận dạng lời nói dối.
Cuối tháng này, Geiselman sẽ tới Hong Kong để tham gia chương trình đào tạo về điều tra, phỏng vấn cho Ủy ban Độc lập chống tham nhũng.
Một khóa học giảng dạy về điều tra, phỏng vấn cho binh lính trước khi tham gia cuộc chiến Iraq, nhờ vào các kỹ thuật phỏng vấn liên quan đến nhận thức đã được sử dụng, giúp ngăn chặn một số hoạt động nổi dậy ở Iraq, nhằm cứu sống nhiều người, Geiselman thông báo.
Geiselman cũng đã làm việc với cảnh sát ở Los Angeles về kỹ thuật hiệu quả cho việc phỏng vấn trẻ em, khi mà các em này có thể đã bị lạm dụng tình dục và đã giúp phỏng vấn các nạn nhân, tội phạm cho các sở cảnh sát trên khắp đất nước trong các trường hợp xảy ra các vụ án mạng nghiêm trọng. Nghiên cứu của ông đã được tài trợ bởi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ.
Khi nói dối, người ấy sẽ không bao giờ dám nhìn trực diện với bạn. Có thể người ấy sẽ giấu ánh mắt của mình, lảng ánh mắt đi chỗ khác nếu như bạn cố gắng “soi” vào đôi mắt ấy. Đôi mắt là nơi rất khó che giấu tình cảm, đặc biệt khi nói dối, bởi vì mắt gần não nhất nên mắt sẽ nhấp nháy liên hồi. Muốn biết con trai đang nói dối bạn hay không, chỉ cần quan sát tỉ mỉ ánh mắt, hành động bất thường của người ấy, bạn sẽ phát hiện ra ngay. Vì thế nếu tinh ý, bạn có thể biết người ta đang nói dối mình bằng cách "thăm dò" qua đôi mắt đấy!
Người ấy lưỡng lự trước mỗi câu trả lời
Dĩ nhiên là khi nói dối, người ta sẽ tìm mọi lí do cho hành động mình muốn giấu, kèm theo đó là sự lưỡng lự trước mỗi câu trả lời của bạn. Vì người ta đang tìm hàng tá li do để che giấu, nên cũng sẽ thường có những hành động khác thường như sờ đầu, gãi tai, lời nói không rõ ràng, lo lắng, bối rối khi đứng trước mặt bạn. Bạn chỉ cần tinh ý một chút để biết rằng người ta đang dối bạn đấy!
Người ấy phản ứng quyết liệt khi bạn dò hỏi
Nếu bạn biết người ấy nói dối và dò hỏi, người đó sẽ quả quyết rằng mình vô tội và bạn thì sai, thậm chí phản ứng cực kì gay gắt như: “Cậu không tin tớ à?”, “Tại sao cậu lại nghĩ rằng tớ như thế?”… Nếu người ta không nói dối, người ta sẽ chứng tỏ cho bạn bằng hành động cụ thể chứ không phải là những lời nói “đao to búa lớn” làm bạn phải “sợ” như thế đâu. Cho nên bạn chú ý nhé, có thể sau nhữn phản ứng dữ dội như thế là một lời nói dối mà người ta muốn giấu bạn đấy!
Điện thoại thường xuyên ngoài vùng phủ sóng
Khi người ta muốn giấu bạn điều gì, họ sẽ tránh liên lạc với bạn, kết quả là nhiều cuộc gọi nhỡ, nhiều cuộc gọi ngoài vòng phủ sóng, hoặc người ta thường lấy hết lý do này lý do nọ để ngưng cuộc gọi: “Sóng kém quá, không nghe rõ” hay “Mình đang ở ngoài, mất sóng quá, lát nữa mình gọi lại nha”… Người ta đang cố tình “không liên lạc” được với bạn, hoặc là đang làm một việc gì đó không muốn bạn biết mà thôi. Nhất là khi ở trước mặt bạn mà có điện thoại gọi đến, nếu chàng cố tình lảng tránh hoặc ngập ngừng nói là cuộc gọi quan trọng để ra chỗ khác nghe... thì đáng nghi ngờ lắm đấy. Nếu điều đó xảy ra nhiều thì chỉ có thể lí giải rằng chàng đang che giấu bạn điều gì đó, dối bạn và có thể là mức độ khá nghiêm trọng đó.
Tính cách thay đổi bất thường
Một ngày rất bình thường, chàng đột ngột... lãng mạn, tặng bạn món quà mà bạn thích, đưa bạn đi xem phim, hay tặng hoa cho bạn… Ngọt ngào khác thường cũng có thể là "dấu hiệu khả nghi" (nhưng đừng đa nghi quá bạn nhé, biết đâu là do chàng nổi hứng "lãng mạn" bất ngờ thôi). Hoặc là chàng ta đột nhiên biến mất một cách cực kì bí ẩn, gọi điện không nghe, nhắn tin không trả lời vừa đưa ra những lý do “cực kì hợp lý”: làm thêm, học thêm, bận làm sự kiện cho trường… Những việc này phát sinh một, hai lần thì không sao, nhưng nếu với tần suất liên tục thì bạn nên cảnh giác. Rất có thể chàng đã và đang làm điều gì đó có lỗi với bạn đấy nhé. Con trai vốn là người không thích thay đổi, vì thế mà nếu bạn tinh ý, bạn có thể nhận ra sự khác thường đó ngay ấy mà. Cần khéo léo và tinh tế một chút để nhận ra con trai đang nói dối đấy, con gái ạ!
Trong cuộc sống, không ai muốn mình là kẻ bị lừa dối và cũng chẳng ai muốn bị coi là không đáng tin. Các kỹ năng phát hiện nói dối là rất quan trọng và được sử dụng phổ biến. Các giám khảo sẽ phải có kỹ năng để lựa chọn, cảnh sát sẽ phải dùng để thẩm vấn tội phạm … Bạn có muốn thành tạo trong việc nhận biết lời nói dối thông qua các cử chỉ trên khuôn mặt lời nói hoặc biết cách thể hiện sự đáng tin của mình với một người lạ ? Hãy thử trang bị một vài kĩ năng cho chính mình, tìm hiểu cách xác định lời nói dối theo các biểu hiện nhỏ trên khuôn mặt, cơ thể. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số, có thể sẽ mất thời gian để luyện tập nhưng bạn sẽ thấy rằng chúng thực sự tuyệt vời.
Mắt và khuôn mặt
Chú ý đến những biểu hiện nhỏ : thường thì chính những biểu hiện nhỏ, diễn ra nhanh lại thể hiện cảm xúc thực của một người. Đối với con người nếu không đến mức nói dối lão luyện quá thì họ sẽ có phản ứng thái độ một cách bản năng. Nên hãy chăm chú và chú ý thật kĩ đến những biểu hiện nhỏ nhất. Thông thường thì một người đang nói dối biểu hiện trong tích tắc đó sẽ là sự day dứt, đặc trưng bởi lông mày hơi nhăn về phía trán, có thể sẽ tạo ra nếp nhăn đầu lông mày.
Mũi và mồm : Mọi người có xu hướng chạm vào mũi khi nói dối, họ cũng hay che miệng đi như một bản năng. Nếu miệng thể hiện dấu hiện căng thẳng như môi mím lại thì nó chỉ ra sự không vui trong lời nói (nhưng đặc điểm này là nói về cảm xúc chung chung, k phải đặc trưng nói dối)
Chuyển động con ngươi : Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên ánh mắt cũng là nơi thể hiện ra nhiều cảm xúc của con người. Khi phải nghĩ đến gì đó chi tiết, con người thường hay di chuyển sang phải. Khi phải dựng lên điều gì đó, con ngươi thường di chuyển sang trái. Xu hướng nháy mắt nhanh hơn (mắt chập chờn) cũng thường có khi nói dối. Phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới là hành động dụi mắt khi nói dối.
Mí mắt : người ta thường nhắm mắt lâu hơn khi chớp mắt khi họ nghe thấy điều gì đó không được hài lòng. Tất nhiên điều này là khó nhận ra bởi thời gian là rất rất ngắn. Nếu tay và ngón tay có xu hướng đưa lên mắt thì theo nghiên cứu đây cũng là một biểu hiện “ngăn chặn” sự thật.
Có một niềm tin phổ biến rằng những kẻ nói dối luôn tránh sự giao tiếp bằng mắt. Kiểu như trong phim thách đố nhìn thẳng vào mắt nhau để xác minh sự thật vậy. Kẻ nói dối luôn cố gắng làm cho ánh mắt có vẻ chân thành hơn, như một cách để chứng minh rằng điều họ nói ra chính là sự thật. Một số kẻ nói dối tinh vi thậm chí có xu hướng giao tiếp bằng mắt nhiều hơn bình thường để làm tăng sự tin tưởng từ mọi người và qua mắt các nhà điều tra thường coi cách giao tiếp qua ánh mắt như câu trả lời. Nói chung mọi biểu hiện chỉ mang tính tương đối nên nếu chú ý tinh tế và kết hợp các biểu hiện với nhau mới có thể có câu trả lời chính xác nhất.
Ngôn ngữ cơ thể
Hãy thử xem cách gật đầu : Nếu người nói gật hoặc lắc đầu trái ngược với những gì họ nói thì đó có thể là một dấu hiệu. Ví dụ như có người nói rằng : “Tôi vui” mà lại lắc đầu thì hẳn là có sự mâu thuẫn lớn ở đây rồi. Với ngôn ngữ cơ thể thì những phản ứng vô thức sẽ tố cáo lời nói dối. Trừ phi là đối tượng đã luyện tập quá thành thạo hoặc được đào tạo tương tự như gián điệp thì việc nhận biết sẽ không khó lắm. Một người khi nói dối sẽ ngần ngại phải nói lại điều đó một lần nữa hoặc phải thể hiện những cử chỉ chứng minh điều đó là thật. Còn khi nói thật thì con người sẽ dễ dàng kết hợp với biểu hiện của cơ thể để thế hiện điều mình nói hơn.
Hành vi đối với những người cùng tương tác, đó là cách thiết lập mối quan hệ và sự quan tâm. Kẻ nói dối sẽ phải dành ra nhiều nỗ lực để tạo ra một thực tế khác cho người nghe.
Một người nói sự thật hoặc chẳng có gì để che giấu thì người đó sẽ có xu hướng nghiêng về phía người nghe. Người nói dối thì có xu hướng dựa về phía đằng sau, thể hiện sự không mong muốn trong việc truyền đạt nhiều thông tin hơn.
Một người nói sự thật sẽ không miễn cưỡng khi sử dụng cử chỉ, lời nói nhiều hơn bình thường nhằm làm rõ vấn đề cho người nghe. Người nói dối sẽ trốn tránh và muốn cho qua vấn đề càng nhanh càng tốt – vì đơn giản nó không có thật và càng nói nhiều thì sẽ càng dễ lộ ra sơ hở.
Khi nói dối, mọi người cũng có xu hướng nuốt nước bọt nhiều hơn thứ nhất là để bôi trơn cổ họng và thứ hai đó là cách để giảm sự căng thẳng, sợ hãi. Hơi thở khi nói dối cũng sẽ nhanh và dồn dập hơn (kiểu như thở ngắn liên tiếp và sau đó là một hơi thở sâu).
Nếu không bị căng thẳng, con người sẽ được thoải mái hơn trong các cử động chân, tay. Với người nói dối thì sự căng thẳng sẽ làm họ lung túng nhiều hơn, tay có thể chạm đến vùng cổ, tai hoặc khuôn mặt. Chân và tay cử động nhìn không tự nhiên lắm, thiếu linh hoạt
Hãy cẩn thận! Kẻ nói dối có thể cố tình ra vẻ vụng về để cho cảm giác " thoải mái ", ngáp có thể là một dấu hiệu của sự cố gắng để che đậy sự lừa dối. Hành vi chải chuốt rất phổ biến trong những kẻ nói dối , chẳng hạn nghịch mái tóc (xem xét trong hoàn cảnh vì hành động này cũng thể hiện trong một vài những trường hợp khác như sự tán tỉnh ..)
Hãy ghi nhớ rằng những tín hiệu này có thể là một dấu hiệu của sự lo lắng đơn thuần chứ không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối. Kẻ lừa dối chuyên nghiệp thường cũng chẳng lo lắng mấy khi đang nói dối.
Một số dấu hiệu khác
Giọng nói, cách nói : Anh ta hoặc cô ta có thể đột nhiên bắt đầu nói chuyện nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường, hoặc sự căng thẳng có thể dẫn đến một giọng nói cao vút. Đôi khi họ cũng có xu hướng phóng đại một số chi tiết trong câu chuyện để làm tăng độ thực.
Phản ứng khi trả lời câu hỏi : lúc trả lời các vấn đề liên quan đến câu chuyện được bịa ra để lừa bịp người khác chính là lúc đối tượng dễ lung túng nhất. Họ sẽ có phản ứng phòng thủ, chúng ta cũng cần nhìn nhận kĩ vì đây hoàn toàn có thể là phản ứng của những người nhút nhát nữa. Và vì phải nghĩ ra những chi tiết không có thực trong câu chuyện của mình nên người nói dối sẽ không phản ứng nhanh được như người bình thường, đôi khi trong câu trả lời sẽ có sự mâu thuẫn nhất định. Họ thường cố gắng lảng tránh và thay đổi chủ đề đề không bị xoáy sâu nữa.
Lưu ý :
Tất cả những đặc điểm này cần một sự tinh tế và quan sát kỹ lưỡng. Một vài trong số chúng là biểu hiện bình thường của những người nhút nhát hoặc trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Hãy nhận diện về đạo đức và tính cách đối tượng trước khi tiếp xúc. Hãy xem xét cả yếu tố văn hóa, khu vực, môi trường. Ví dụ như một số người bị khuyết tật như tự kỷ , hội chứng Asperger rất khó khăn trong việc giao tiếp hoặc không bao giờ nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện. Đây là một dấu hiệu bệnh chứ không thể coi nó như dấu hiệu dối trá … Và nếu muốn chắc chắn thì hãy cố gắng tìm được bằng chứng xác thực nhất để chứng minh rằng một người có nói dối.
Trong cuộc sống này có nhiều thứ khó kiểm soát. Nếu không thực sự cần thiết thì đừng bới móc và soi xét quá nhiều. Có những chi tiết có thể “không được thật lắm” nhưng có thể chúng không phải là lời nói dối mà chỉ là sự phóng đại hoặc có thêm thắt.
Để nhận biết sự dối trá thì cần phải luyện tập và cũng phải có một linh cảm tốt. Hãy xem phim, các chương trình tòa án, tư liệu cảnh sát để làm quen với các tình huống và nhận biết dấu hiệu qua các ghi chép.
Kết
Hãy chọn lựa đối tượng tiếp xúc trong cuộc sống và thật sự xây dựng những mối quan hệ bền vững. Về cơ bản thì việc nhân biết một người xa lạ có nói dối hay không là rất khó. Bạn cũng nên biết rằng dù chúng ta chẳng ai muốn bị lừa dối nhưng có những hoàn cảnh lời nói dối là sự lựa chọn tốt nhất. Hãy suy xét mọi thứ trong hoàn cảnh và đưa ra những phán quyết đúng đắn nhất.
Đọc đến đây, nhiều người thắc mắc về vấn đề làm thế nào để trở thành một tay nói dối siêu hạng ? Có nhiều thủ thuật bạn có thể tham khảo ở nhiều nơi. Nhưng chân thành mà nói, không muốn người khác biết thì đừng làm. Hãy sống chân thật để những gì nhân lại cũng là sự chân thật !
Trong kinh doanh cũng như giao tiếp xã hội hằng ngày chắc hẳn các bạn luôn có một khao khát biết được suy nghĩ của đối phương để lựa chọn cách ứng xử hợp lí, mình cũng có cùng tâm trạng đó, để phần nào giúp đỡ các bạn tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể mình xin post loạt bài về cách thức “Nhận biết và khống chế ngôn ngữ cơ thể”. Bài viết mình có tham khảo thêm quyển “The Definitive Book of BODY LANGUAGE” của tác giả Allan và Barbara Pease. [email protected]
Phần I: Nhận biết sự lừa dối
Như các bạn đã biết, nói dối là hành động nhằm che đậy đi những việc không muốn cho người khác biết. Và cùng với mong muốn đó bộ não sẽ tạo dựng một kịch bản hoàn hảo giúp ta che đậy, nhưng không mai cho chúng ta vì cơ thể lại là một điễn viên tồi, những hành động gượng gạo và các cử chỉ theo thói quen lại làm hỏng hết cả kịch bản.
Sau đây là 7 dấu hiệu nói dối thường gặp nhất để giúp bạn khám phá phần nào đối tác của mình: [email protected]
1.Che miệng:
Có thể các bạn nghĩ những điều này thật nhảm nhí, những hành động này quá quen thuộc hằng ngày không thể nào xem là hành động che giấu được, nhưng bạn có biết chính vì quá quen thuộc nên nó đã trở thành một điểm yếu của người nói dối. Theo tiềm thức khi nói ra một điều gì đó, bộ não luôn xác minh tính chính xác của sự việc và theo cảm tính bàn tay sẽ che miệng lại để giữ lấy phần bí mật. Ở người lớn điệu bộ này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như tay chống càm một hoặc 2 ngón tay che trước miệng, hoặc cũng có thể thay thế bằng việc ho và lấy bàn tay che miệng lại (trừ trường hợp bị bệnh). Điệu bộ này cũng có thể xuất hiện ở người đang nghe bạn nói, ngụ ý nghi ngờ về tính chính xác của điều bạn đang trình bày, khi thuyết trình các bạn hãy chú ý đến những thái độ của người nghe để biết cách thể hiện tốt hơn.
2.Sờ mũi và gãi mũi
Các nhà khoa học thuộc sở nghiên cứu Điều trị Thính giác và Vị giác ở Chicago phát hiện ra khi nói dối một chất hóa học có tên là Catecholamin sẽ được tiết ra làm cho các mô bên trong mũi căng lên đồng thời huyết áp tăng lên. Hai yếu tố này tác động làm cho các dây thần kinh bên trong mũi ngứa lên khiến người nói dối phải dùng tay sờ vào mũi để làm dịu cảm giác “ngứa”, điệu bộ này được thực hiền rất nhanh 1 hoặc hai lần. Chuyên gia thần kinh học Alan Hirsch và chuyên gia tâm thần học Charles Wolf phân tích lời khai của Bill Clinton trước ban hội thẩm về chuyện quan hệ với Monica Lewinsky. Kết quả cho thấy Bill Clinton hiếm khi sờ mũi khi nói thật nhưng khi nói dối ông liên tục sờ mũi cứ 4 phút một lần. Còn hành động gãi mũi thường được người nghe sử dụng khi cảm thấy câu chuyện của người nói có vấn đề.
3.Giụi mắt
Các bạn có biết về 3 con khỉ, một con che mắt, một che tai, một che miệng không? Theo mình nhớ, ko biết chính xác không thì nó có xuất xứ từ 400 năm trước tại một bức phù điều ở chùa Toshogu ở Nhật Bản. Con bịt tai tên là Kikazaru ngụ ý là “không nghe điều xấu”, con che miệng tên là Iwazaru ngụ ý “không nói điều xấu” con còn lại bịt mắt tên là Mizaru ngụ ý là “không nhìn điều xấu”. Chúng ta cũng vậy, khi nói dối người nói vô tình đưa bàn tay lên giụi mắt, hoặc chạm nhẹ vào dưới mí mắt. Ở nam giới có khi bạn có thể nhìn thấy hành động giụi mắt rất mạnh và quay mặt đi khi lời nói dối trắng trợ[email protected]
4.Vuốt tai
Không như con khỉ Kikazaru, con người không bịt cả tai lại mà thay vào đó là hành động dùng tay vuốt lên tai hay những vùng xung quanh tai,thể hiện sự bất an.
5.Gãi cổ
Điệu bộ dùng ngón trỏ của bàn tai thuận gãi vào vùng cổ phía sau thể hiện sự không chắc chắn, điệu bộ này thường xuất hiện ở những người có thái độ trung lập, lập trường không vững. Những lời nói dối như “tôi thật sự biết cảm giác của bạn lúc này như thế nào!” thì có thể thấy đi kèm theo sau thương là hành động gãi cổ.
6.Kéo cổ áo
Desmond Morris là người đầu tiên phát hiện ra những lời nói dối sẽ kèm theo cảm giác ngứa ở một số vùng da như cổ và mặt, đồng thời người nói dối thường thấy nóng ở vùng cổ khiến xuất hiện động tác kéo cổ áo cho thoáng. Hành động kéo cổ áo cũng thường xuất hiện khi ai đó tức giận hay sắp xải ra một “cuộc chiến”.
7.Đưa ngón tay vào miệng
Khi nói dối người ta thường hay tìm cho mình cảm giác quen thuộc mục đích chủ yếu là để trấn tỉnh và tăng thêm tự tin. Ta có thể bắt gặp hình ảnh đưa ngón tay vào miệng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường là đưa ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào mội. Hành động này tạo cảm giác an toàn, được che chở như khi đứa trẻ bú vú mẹ.^^
Phần 2 mình sẽ hoàn thành và post lên trong thời gian sớm nhất, hãy cùng khám phá mức độ quan tâm của đối tác với những gì mình nói. “Biết được suy nghĩ trước khi người khác nói bằng lời”
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro