10.05.2020
suy nghĩ của tôi về văn học việt nam thời đại mới.
văn học là mĩ học. người ta tìm đến văn chương cốt yếu cũng là đi tìm kiếm cái đẹp, cái hay của đời.
xuyên suốt một chặng đường ta đi, đâu phải ai cũng có thể trải qua hàng nghìn câu chuyện, cũng chẳng người nào có thể hoá thân thành hàng tỉ nhân vật khác nhau để mà trải những sự đời.
bởi vậy, văn học được hình thành. có thể coi văn chương như một chiếc thước đo, sách vở là nơi để ghi chép, lưu giữ những lời hay ý đẹp mà ta mong muốn truyền lại cho thế hệ mai sau.
về văn học việt nam.
nước ta có hơn bốn nghìn năm lịch sử. hơn thế nữa, ta có một nền văn học không hề nghèo nàn.
từ thuở xa xưa, ta có đại thi hào nguyễn du với truyện kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. qua hai cuộc chiến tranh chống mĩ và pháp, nước việt ta nuôi lớn những nhà cách mạng tài ba, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất.
trong thời kì hiện đại, khi đất nước vốn không ngừng đổi mới. việc tiếp cận với văn chương, tiếp cận với độc giả là một điều vô cùng dễ dàng. vậy thì hà cớ gì, cái nền tinh hoa của văn học nước ta lại bị đánh mất?
thế giới hiện đại góp mặt vào nền văn học được bao nhiêu cái tên? bao nhiêu tác phẩm gây động lòng người?
ở thế giới hiện đại, ta có một hạ vũ với những cuốn tản văn "dạy yêu" chán ngắt. thành thật mà nói, con người lớn lên ai mà chẳng cần có tình yêu chứ?
mỗi con người lại có một định nghĩa về tình yêu khác nhau. những cuốn tản văn chăm chăm viết mãi một chủ đề yêu đương, hay nói cách khác là "dạy người khác yêu" suy cho cùng cũng chỉ là một phong trào tản mạn, chẳng góp ích gì cho nền văn học nước nhà.
ở thế giới hiện đại, ta có một "nhà văn" gào, chuyên dùng những câu từ hoa mĩ để che đậy cái sơ sài ở bên trong, chuyên dùng những lời lẽ thô tục đưa vào văn chương sách vở. ta có một "nhà văn" gào với cái đời tư không mấy sạch sẽ, nay dính phốt này, mai lại dính phốt khác.
hay ở nền văn học hiện đại, ta chứng kiến hình ảnh những câu nói đùa vui trên mạng xã hội, những câu nói dưới góc nhìn thiển cận của một tầng lớp nào đó. được in thành sách, và được người đời sủng bái hệt như một thứ tà đạo.
văn học thời hiện đại, có phải đã quá loãng không?
những tác phẩm này, thường bán chạy hơn rất nhiều so với những bộ sách "kinh điển".
suy cho cùng cũng là vì cái tính "đẹp mã" của nó. bởi lẽ, đại đa số bộ phận giới trẻ hiện nay, coi sách là công cụ để họ "sống ảo" mua chúng về, cốt chỉ để khoe cái sự "mọt sách" của mình, rồi lại đem cất đi mà chẳng mấy khi động tới.
văn học nước ta chưa bao giờ là nghèo nàn, nhưng trên thực tế, không có ai biết cách gìn giữ sự đẹp đẽ đó. thử nghĩ xem, thế hệ trẻ bây giờ, ai có thể tìm một bước đột phá mới cho văn học nước nhà?
văn học nước ta không xấu, không nghèo nàn. chỉ là cách người trẻ tiếp cận nền văn học không đúng. cách phát huy nó cũng sai.
đừng hiểu sai ý tôi. đương nhiên, tôi không bắt ép ai cũng phải viết những chủ đề như chiến tranh, sự chết chóc hay cảnh nghèo đói. "viết" và "diễn đạt" sao cho người khác khâm phục là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
ở việt nam bây giờ, chẳng phải chỉ cầm mic là thành ca sĩ thôi đâu, một người bình thường cầm bút cũng được người đời sủng bái hệt như một nhà văn.
vậy nên, hãy đọc, và hãy tỉnh táo.
bạn tôi hay nói đùa rằng, nếu nam cao còn sống đến bây giờ, khi đọc những tác phẩm của gào, chắc ông cũng hộc máu mà chết tức tưởi mất.
thật thế nhỉ?
100520.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro