Chap 4

Xe ngựa lộc cộc rời khỏi thôn làng, mang theo hai cái lồng gỗ. Thế Bách ngồi cùng một lồng với Lý Thông, điềm tĩnh nhìn quanh. Chẳng biết chính xác mình đang ở nơi nào, nhưng cảnh vật xung quanh đẹp như một bức tranh. Bên trái là biển, bên phải là núi, đoán chừng nơi này vốn là thời kỳ hoan sơ của một tỉnh miền Trung.

- Khóc cái gì? - Thế Bách cau mày nhìn Lý Thông đang ôm mặt rơi lệ. - Dễ gì được đi du lịch, cậu khóc làm mất hết cả hứng.

- Du lịch là thứ gì? - Lý Thông mếu máo. - Chúng ta bị giải lên kinh thành đó! Chắc chắn sẽ chết!

- Chết thì chết, đâu cần phải khóc xấu đến xúc phạm người nhìn như vậy!

Anh tựa người vào khung gỗ, ngước mắt ngắm nhưng bãi ụ phía xa xa. Còn tưởng bị cột tay, cột chân lôi đi như phim Trung Quốc, hóa ra được ngồi xe ngựa. Cả cuộc đời Thế Bách lúc còn nhỏ bị kềm hãm, lớn lên lao đầu vào làm việc lo cho chị gái, chưa từng được đi du lịch. Cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp lần đầu được trãi trước mắt, mừng còn không kịp. Thế Bách cảm thấy vui muốn tắt thở.

Điều khiến anh không hài lòng nhất chỉ có ba thứ. Một là tên kế bên vốn đã xấu nay còn xấu hơn. Giờ anh càng khẳng định tầm quan trọng của nhan sắc đối với đời người. Xấu rất bất hạnh, còn có thể lan truyền bất hạnh. Trong lồng gỗ, tuy ngắm cảnh rất thích mắt, nhưng lại sốc đến ê mông. Thế Bách thầm khuấn ông bà, ông vãi cho "thằng nhóc" nhà anh không bị dập tơi tả. Chặt đầu, tử hình gì đó chưa tính đến, lỡ còn sống mà triệt đường con cháu thì thật có lỗi với tổ tông.

Nhưng ấm ức nhất vẫn là...

- Tại sao chúng ta hai người lại phải ngồi chung một cái khung gỗ? Trong khi một mình mày được cả giang sơn?

Thế Bách hậm hực, lớn tiếng với con sư tử mặt ngu đang ngồi trong cái lồng gỗ còn lại. Thả nó ra lôi đi, có khi còn phóng nhanh hơn ngựa. Anh cảm thấy sự thiên vị này không chính đáng.

Đột nhiên lưỡi kiếm hạ xuống đỉnh đầu, cọng tóc bị chẻ làm đôi rơi lãng du. Thế Bách xám mặt ngước mắt nhìn kẻ hạ thủ. Nàng công chúa cưỡi ngựa đi bên cạnh lồng gỗ, mang nét mặt lạnh tanh đang trừng mắt nhìn anh.

- Người muốn ngồi cùng với chằn tinh sao? - Giọng nói không một chút cảm xúc.

Hai ngón tay yếu đuối, cầm hờ lưỡi kiếm nhấc sang một bên. Chẳng hiểu người xưa ăn cái giống gì mà rèn kiếm bén đến mức này nữa. Nếu không phải cô ta là công chúa, đang cầm kiếm thì anh đã hét vào mặt nàng rồi. Con gái con đứa xách dao chạy lông nhông như đồ tề. Ngoại trừ gương mặt xinh xắn như búp bê thì một chút đáng yêu cũng không có.

- Không dám, chỉ là tôi ganh tỵ. - Thế Bách biến dạng gương mặt mình thành điệu bộ khó coi.

- Ganh tỵ? - Lôi Ý nhíu mày, tò mò.

- Đi nửa ngày đường, nó ăn hẳn ba con gà, trong khi chúng tôi không được ăn gì cả.

Lôi Ý im lặng thu kiếm, dời ngựa chạy lên phía trước, xì xầm gì đó với đám quan quân. Ngựa bước đi chậm rãi, cách xa một đoạn, anh mới dám thở ra một hơi dài. Con gái con đứa dữ như đứa con gái. Chuyện thịt gà cũng chỉ là nói vui, cô ta lại làm ra vẻ mặt như ai ăn hết của ông nội, ông ngoại để lại. Không cần để ý cũng thì một thằng thương hoa tiếc ngọc như Thế Bách cũng nhìn ra công chúa Lôi Ý chưa ăn gì suốt dọc đường đi. Xét cho cùng mặt ngu như con sư tử vẫn là sung sướng "đời cô Lựu" nhất ở đây.

Đang mãi suy nghĩ, lại chợt nghe âm thanh vó ngựa đi ngược về phía mình. Lôi Ý trở lại mang theo một con gà còn nguyên lông tóc, thảy vào trong lồng gỗ. Thím gà còn sống kêu quan quác chạy loạn xạ, tấn công Lý Thông. Cậu ta ôm lấy chân Thế Bách khóc rống hơn, nhan sắc mỗi lúc một tồi tệ.

- Cái gì đây? - Thế Bách gào lên hỏi.

- Gà! - Cô công chúa nhếch miệng cười đắt ý, trả lời gọm lõm.

- Để làm gì?

Bất chấp xe ngựa tưng tưng sốc nẩy, anh lao về trước tóm lấy con vật đang làm loạn. Nhìn màu lông đen tuyền của nó, đoán chừng đây là giống gà ác. Cái mặt Lý Thông bây giờ nhìn còn ác hơn con gà, chỉ sợ không tóm nó, anh sẽ bị Lý Thông dọa cho chết.

- Chẳng phải các ngươi đời ăn sao?

- Gà sống ăn kiểu gì? - Thế Bách luồn tay qua song gỗ, dí con gà đến sát mặt công chúa.

Vừa dứt câu, lưỡi đao chém nhanh, đầu con gà bay xuống lòng đường, máu chảy ròng ròng. Lý Thông hét lên còn thảm thiết hơn, ôm lấy cánh tay Thế Bách gào lên.

- Mất tay rồi, huynh bị chém mất tay rồi! - Nước mũi cậu ta chảy ra còn ghê hơn cả máu gà.

Thế Bách hất cơ bắp rắn chắc sang bên, giải thoát cho mình. Anh ghét nhất là mấy thứ nhầy nhầy ghê ghê như nước mũi. Hơn nữa cái bị mất là cái đầu gà, máu chảy cũng là máu gà. Thằng này sợ quá hóa lú lẫn rồi mới tưởng là anh bị chặt đứt tay. Lấy hết vẻ nam tính còn sót lại, Thế Bách đưa đôi mắt cương nghị, ra rẻ nghiêm túc nhìn Lôi Ý.

- Cô có biết... Đầu gà ăn rất ngon không hả? - Xong lại thấy bản thân hình như vừa phát ngôn sai sai chỗ nào đó, lập tức sửa lại. - Nói lộn rồi! Gà sống sao ăn được?

- Nó chết rồi mà! - Lôi Ý chớp chớp mắt, ra vẻ đoan thục giễu cợt.

- Ý tôi là thịt gà chưa được nấu chính, ai nói gà sống với chết chứ.

Anh ngoái đầu nhìn lại khoảng không phía sau, tặc lưỡi tiếc nuối cái đầu gà. Cổ gà, óc gà là hai thứ Thế Bách thích ăn nhất trong con gà. Cô công chúa này quả là không biết thưởng thức. Lại còn đanh giọng bỏ lại một câu trước khi phi nước đại đi mất.

- Nó ăn được, thì các người ăn được! - Lôi Ý hất mặt về phía lồng nhốt chằn tinh.

Thế Bách tức đến mức tự cắn trúng lưỡi, máu chảy xuống khóe miệng. Cô ta đúng là chảnh như con cá cảnh. Không phải bị nhốt trong lồng, nhất định anh sẽ đá ngã ngựa, rồi cho cô ta biết thế nào là món gà nướng đất. Cái đồ không biết ăn ngon.

Nhìn thấy máu chảy rươm rướm trên gương mặt anh, Lý Thông ôm lấy Thế Bách, khóc thảm thiết. Bao nhiêu nước mũi dụi hết vào quần áo bằng vải đay. Thứ quần áo này mặc rất ngứa, nhưng vẫn còn là độ sạch cho đến lúc này.

- Huynh đừng thổ huyết mà chết! Huhuhu...

- Ta cắn trúng lưỡi, có thổ huyết đâu! - Thế Bách quăn cái xác gà vào người Lý Thông, hắn mới sợ hãi buông anh ra. Giọng cọc cằn hỏi. - Mà ngươi sợ ta chết đến vậy hả?

Lý Thông không tiếc não, gật đầu như điên mếu máo.

- Huynh có chết đợi đến kinh thành hẳn chết. Nếu không... - Cậu ta nấc lên mấy tiếng thảm thương, lấy tay áo dịu dàng thấm nước mắt. - Huynh chết ở đây, đệ sợ ma lắm!

Hai con mắt đột nhiên đứng tròng. Thì ra Lý Thông sợ anh chết biến thành ma, bản thân phải ngồi xe thồ chung với xác của anh chứ chẳng yêu thương gì. Ban nãy còn tưởng người xưa tình nghĩa, giờ mới biết chỉ là bản thân anh tự ảo tưởng.

Kinh thành cách không xa thôn làng là mấy. Trời ngã bóng về chiều xe ngựa đã vào đến bên trong cổng lớn. Đường đi tuy vẫn là đất cát, nhưng bằng phẳng hơn, phố xá cũng nhộn nhịp hơn. Một bên là dòng sông, một bên là dân chúng mua bán trao đổi ồn ào. Dù thô sơ nhưng vẫn mang lại cảm giác đô thị hơn hẳn vùng hoang vắng họ đã đi qua.

Vừa vào đến cung, còn chưa thấy chính điện nguy nga, hay kiến trúc cổ thành, hai người bọn họ đã bị nhốt trong nhà lao chờ xét xử. Lý Thông ngồi ôm gối, rúc trong góc, yếu đuối rơi lệ. Chả trách buổi trưa cậu ta uống cả đống nước.

Thế Bách không quan tâm, ngồi một bên bức lông gà. Chẳng mấy chốc con gà đã mình mẩy trơn tru nhẵn nhụi. Sẵn tiện trong nhà lao có rơm, anh lấy gỗ mồi lửa. Dù chưa từng khi du lịch, nhưng anh vẫn luôn chuẩn bị tâm thế xách dép lên mà đi, nên đã học qua một khóa kỹ năng sống. Lúc này đây giúp anh có món gà nướng giòn tan.

Cái đùi gà nhảy qua nhảy lại trước mặt Lý Thông khiêu khích. Mùi hương thơm động lòng người. Cuối cùng cậu ta cũng nín khóc đón nhận cái đùi gà nhai ngẫu nghiến. Nhưng bất an khiến cậu vẫn không quên vừa ăn, vừa khóc, nước mũi lem nhem, dính vào thịt gà. Thế Bách nhìn xong nuốt không trôi nữa.

Nghe mùi thơm, quản ngục cũng mò đến, thòm thèm. Anh liền đưa cho người này cái cánh gà ngon mắt, vui vẻ mời mọc. Quản ngục không chút khách sao, đón lấy ngồi ngay bên ngoài thưởng thức. Tiện tay mời Thế Bách chén rượu. Thấy hoàn cảnh thâm tình, kết bằng hữu anh dò la hỏi chuyện.

- Đại ca, bao giờ mới xét xử?

- Tôi chỉ là quản ngục, sao biết được chứ! - Người này thành thật trả lời.

Đột nhiên cửa lớn mở ra, một đám quan quân lao vào ngục lôi Thế Bách và Lý Thông đi ra ngoài. Một bên khóc như bò rống, một bên điềm tĩnh nhìn xuống bụng. Anh thở dài mãn nguyện. Lần này chết cũng làm ma ngậm thịt gà chứ không phải ngậm trái chanh đắng nghét nữa. Chỉ tiếc bụng đói còn chưa no, biết vậy anh đã ăn nhiều hơn.

Nghe đồn thời này sống chết vốn qua loa, một lời người có chức quyền thì không cầm xét xử gì nữa. Cứ tưởng bị lôi ra chém đầu ngoài pháp trường, thì lại thấy một vị tướng mạo trang nghiêm ngồi trên ngai vàng soi mắt xuống. Ông ta tầm ngoài bốn mươi, gương mặt phúc hậu, tôn nghiêm. Trên người tỏa ra khí chất bất phàm, khiến kẻ khác không làm gì sai cũng thấy dị nể, khiếp sợ.

- Người bên dưới là ai? Mau khai danh tính! - Hoạn quan ỏng ẻo ra lệnh.

Lý Thông vừa tự nhai lưỡi, vừa cố gắng nói tên, nói tuổi. Ngược lại Thế Bách một chữ cũng chưa mở miệng, đang nghĩ xem nên dùng nickname hay tên thật. Đợi anh nghĩ xong thì Lý Thông đã nhanh miệng gán luôn cho anh cái tên Thạch Sanh. Trong lúc suy nghĩ miệng lưỡi lại bận đẩy miếng thịt gà dính trong kẽ răng, quên luôn đính chính.

"Thôi kệ, Thạch Sanh cũng đẹp!" - Thế Bách tự nhủ, dẫu sao ai nổi tiếng cũng có nhiều tên thật, tên giả, bí danh. Đằng nào Thạch Sanh sau này cũng nổi tiếng.

- Ngươi đã giết tên gián điệp? - Nhà vua điềm đạm hỏi.

- Bẩm, thần lỡ tay! - Lý Thông run rẩy, nước mắt ngắn dài.

- Có nhân chứng không?

Lê Táo đang đứng yên một bên, bỗng bước ra trước, chấp hai tay thành nắm, hành lễ.

- Bẩm, có ạ!

- Cho đòi nhân chứng! - Hoạn quan lại dẹo giọng chảy nước lớn tiếng gọi.

Bên ngoài dắt vào một con sư tử mặt ngu, được xác nhận là nhân chứng. Thế Bách méo mặt lầm bầm.

- Nhân là người, nhân chứng là người làm chứng. Cái con này là mèo, có phải người đâu.

Nào ngờ lỗ tai vua thính hơn cú, sớm nghe được lời anh nói. Biểu hiện trên gương mặt đột nhiên biến sắc. Thế Bách nhìn thấy liền biết số phận đã đến ngày tàn, thở dài một hơi.

- Ờ! Có chí khí, nói có lý nè. Đem nó ra đi! - Vua đột nhiên ra lệnh. - Ta cũng nghe không hiểu tiếng động vật.

<Còn tiếp>

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro