thành lập DN, thành viên DN
VĐ8. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ QUY CHẾ THÀNH VIÊN CỦA DOANH NGHIỆP.
I.Khái niệm và đặc điểm chung về Doanh nghiệp:
1. Khái niệm và đặc điểm công ty :
a. Khái niệm :Công ty thương mại là loại công ty do hai hay nhiều người (tổ chức) góp vốn thành lập để kinh doanh với mục đích kiếm lợi nhuận.
b. Đặc điểm :
- Là sự liên kết của nhiều cá nhân hoặc pháp nhân , sự liên kết này thể hiện ở hình thức bên ngoài là một tổ chức.
- Sự liên kết được thực hiện thông qua 1 sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế)
- Các thành viên bỏ ra một số tài sản của mình để góp vào công ty. Đây là điều kiện quan trọng để thành lập công ty
- Mục đích thành lập công ty là để kinh doanh kiếm lợi nhuận và chia nhau.
2. Khái niệm Doanh nghiệp:
Dn là tổ chức kinh tế có tên gọi riêng, có tài sản, trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất dến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
* Đặc điểm của DN:
Ø DN là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp.
Ø DN là tổ chức kinh tế có tên gọi riêng.
+ Tên Doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Ø DN phải có tài sản để hoạt động.
Ø DN phải có trụ sở ổn định.
Trụ sở của DN là địa điểm liên lạc, giao dịch của DN; phải ở lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định bao gồm số nhà, tên phố(ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax, và thư điện tử.
DN phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
Ø DN là tổ chức kinh tế được ĐKKD và được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
II. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THÀNH LẬP VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA DN:
1. ĐỐI TƯỢNG CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP:
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ một số trường hợp sau:
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP:
* Đối với DNTN :
-Giấy đề nghị ĐKKD.
-Bản sao giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân khác.
- Văn bản xác nhận về vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với các Dn kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
-Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác theo quy định của pháp luật đối với DN kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với công ty hợp danh :
-Giấy đề nghị ĐKKD.
-Dự thảo điều lệ của công ty.
-Danh sách thành viên, bản sao Chứng minh nhân dân, Hoặc chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của mỗi thành viên.
-Văn bản xác nhận về vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với các Dn kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vố pháp định.
-Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với công ty TNHH, Cổ phần:
-Giấy đề nghị ĐKKD.
- Dự thảo điều lệ của công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH (cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần), bản sao Chứng minh nhân dân, Hoặc chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của mỗi thành viên.
-Văn bản xác nhận về vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với các Dn kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vố pháp định.
-Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám và các cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
è Người thành lập dong nghiệp phải có trách nhiệm nộp đúng và đủ hồ sơ ĐKKD và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ này.
Cquan ĐKKD ko đc yêu cầu người thành lập DN nộp thêm các giấy tờ khác ko thuộc các loại giấy tờ trên.
3. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP ĐKKD
- Người thành lập doah nghiệp phải nộp đủ hồ sơ ĐKKD theo quy định của của luật này tại cơ quan ĐKKD có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung ĐKKD.
- Cơ quan ĐKKD có trách nhiệm xem xét hồ sơ ĐKKD và cấp giấy chứng nhận ĐKKD troong thời hạn 10 ngày là việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận ĐKKD thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập DN biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu cần phải sửa đổi bổ sung.
Điều 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Phòng đăng ký kinh doanh trong Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).
b) Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của công tác đăng ký kinh doanh ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện; trường hợp không thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện, thì giao Phòng tài chính - kế hoạch hoặc Phòng kinh tế thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 5 Nghị định này (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện (đối với những quận, huyện được thành lập Phòng đăng ký kinh doanh) có tài khoản và con dấu riêng.
4. ĐIỀU KIỆN ĐC CẤP ĐKKD:
DN được cấp giấy chứng nhận ĐKKD khi có đủ các điều kiện sau:
Ø Một là, ngành nghề ĐKKD kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm;
Ø Hai là, tên của DN được đặt đúng theo quy của pháp luật;
Ø Ba là, có trụ sở chính theo quy định của Luật DN.
Ø Bốn là, có hồ sơ ĐKKD hợp lệ;
Ø Năm là, nộp lệ phí ĐKKD đầy đủ theo quy định của pháp luật.
5. CÔNG BỐ NỘI DUNG ĐKKD:
Chậm nhất là 30 ngày, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, phải công bố sự ra đời của DN trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc các báo hàng ngày của TW và địa phương trong 3 số liên tiếp với nội dung theo pháp luật quy định.
6. TTHAY ĐỔI NỘI DUNG ĐKKD:
- Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi.
Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả phí.
7. THỜI ĐIỂM KHAI SINH TƯ CÁCH PHÁP LÝ CHO DN.
8. THỜI ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:
* Lưu ý: công ty có thể ký các hợp đồng trước khi cty đc thành lập nhằm phục vụ cho việc thàh lập cty. T/h mà cty đc thành lập thì cty là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết. Nếu cty ko đc thành lập thì người ký kết hợp đồng hoàn toàn hoặc liên đới chịu trách nhiêm về việc t/hiện HĐ đó. (đ14 LDN)
II. QUY CHẾ THÀNH VIÊN:
1. Đối tượng có quyền trở thành thành viên sáng lập, quản lý, góp vốn.
- Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty CP, góp vốn vào Công ty TNHH, công ty hợp danh trừ những trường hợp quy định tại khoản 4 điều 13 Luật DN. Đó là :
Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Điều kiện để trở thành thành viên.
Thông thường tư cách thành viên công ty được hình thành bằng 3 con đường:
+ Góp vốn vào cty: đây là con đường chủ yếu để trờ thành thành viên công ty, mỗi loại cty khác nhau có cách thức góp vốn khác nhau.
+ Mua lại phần vốn góp của thành viên công ty. Tuy theo mỗi loại cty việc chuyển nhượng vốn cho người khác có quy định khác nhau:
ØCty TNHH: việc chuyển nhượng vốn cho người ngoài cty bị hạn chế.
ØCty Cổ phần: Việc chuyển nhượng vốn dễ dàng thông qua việc mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Ø Cty hợp danh việc chuyển nhượng rất bị hạn chế, thành viên hợp danh chỉ đc chuyển nhượng khi đc thành viên hợp danh khác đồng ý. Còn đối với tàhnh viên góp vốn việc chuyển nhượng cũng dễ hơn.
+ Hưởng di sản thừa kế mà để lại di sản thừa kế là thành viên cty. Theo quy định của điều lệ và đặc thù của mỗi loại cty mà việc này đc quy định khc nhau.
3. Mất tư cách thành viên:
+ Thành viên nhượng vốn góp của mình cho người khác.
+ Thành viên đó chết.
+ Điều lệ cty quy định.
+ Khai trừ thành viên.
+ Thu hồi tư cách thành viên.
+ Tự nguyện rút khỏi cty.
4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên:
Mỗi cty khc nhau có quyền và nvụ khác nhau, song về nguyên tắc chung có những quyền và nvụ cbản sau :
a. Quyền lợi :
- Quyền được chuyển nhượng vốn góp cho người khác.
- Quyền được chia lợi nhuận
- Quyền được chia các phần dự trữ
- Quyền được chia các tài sản còn lại sau khi thanh l công ty
- Quyền bỏ phiếu
- Quyền được thông tin
b. Nghĩa vụ của các thành viên công ty :
- Nghĩa vụ góp vốn thành lập công ty
- Thực hiện điều lệ công ty
- Chịu lỗ cùng với công ty khi công ty kinh doanh thua lỗ
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro