Chương 72: Hướng phát triển mới của căn cứ Seika (2)

Chú Sadao là một trong những trụ cột quan trọng và là trái tim thầm lặng của căn cứ Seika, người giữ cho mọi thứ vận hành trơn tru nhờ khả năng quản lý vật tư và ghi chép sổ sách tỉ mỉ.

Mỗi ngày, khi ánh bình minh còn chưa ló dạng, chú đã ngồi trong căn phòng nhỏ phía sau siêu thị, nơi từng là văn phòng quản lý của một nhà sách. 

Ánh sáng vàng nhạt từ ngọn đèn dầu hắt lên khuôn mặt khắc khổ của chú, đôi mắt kính trượt xuống sống mũi khi chú cẩn thận kiểm tra từng dòng chữ trong cuốn sổ dày cộp.

Những con số về lương thực, nước uống, dầu thắp sáng, và cả số lượng vật tư còn lại đều được chú ghi lại bằng nét chữ ngay ngắn, không tì vết. Trên bàn làm việc là một cây bút đã mòn vẹt, món quà từ người vợ quá cố mà chú luôn mang theo bên người như một kỷ vật quý giá.

"Nếu như mình tính toán sai một con số, thì cả trại sẽ có thể rơi vào cảnh hỗn loạn." Chú thường tự nhắc nhở bản thân để khắc ghi sâu vào trong lòng, đôi tay khẽ run khi nhớ lại những ngày đầu tận thế xảy ra, khi một sai lầm nhỏ trong tính toán đã khiến cho mọi người phải nhịn đói suốt hai ngày liền.

Công việc của chú không chỉ dừng lại ở việc ghi chép, mà chú Sadao còn là người phổ biến và thực thi các quy định của trại. 

Mỗi tuần, chú tổ chức các buổi họp ngắn trong sảnh chính của siêu thị, nơi mọi người quây quần trên những chiếc ghế nhựa cũ kỹ, dù là người mới đến hay là người cũ thì cũng đều phải đến tham dự đầy đủ, không được phép thiếu sót bất kỳ ai.

Với giọng nói trầm ấm nhưng đầy uy quyền, chú đọc to từng quy tắc đã được soạn thảo trước đó. Phổ cập lại cho mọi người về những điều luật đã được ban hành trong trại.

"Mỗi người chỉ được nhận một phần ăn cố định, không ai được phép tích trữ riêng. Những ai tham gia làm việc ở các nhóm, thì sẽ được nhận phần ăn tương xứng với thành quả lao động của mình."

"Không được phép xung đột, đánh nhau, quấy rối các thành viên nữ khác ngay bên trong siêu thị Seika này."

"Tuân thủ mọi điều luật do lãnh đạo Hishiya ban hành. Ai dám chống đối hay vi phạm, tuỳ mức độ nặng hay nhẹ đều sẽ bị đưa ra xét xử như bình thường."

Với cương vị từng là một trưởng phòng ban kế toán lúc nào cũng đi sớm về muộn, của một công ty chuyên gia bóc lột nhân viên và đầy rẫy những mâu thuẫn bên trong nội bộ.

Khi có tranh chấp xảy ra, như lần có hai người cãi vã về việc chia khẩu phần thịt khô không đồng đều, thì chú đã kiên nhẫn lắng nghe, đôi mắt hiền từ nhưng nghiêm nghị nhìn qua từng người. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chú đã đưa ra quyết định rằng chia đều phần thịt còn lại và yêu cầu cả hai cùng xin lỗi nhau.

"Chúng ta không phải là kẻ thù của nhau. Kẻ thù thực sự mới ở ngoài kia." Chú nói ân cần, giọng có hơi khẽ run khi nghĩ đến đám zombie đang rình rập bên ngoài hàng rào. Lời nói ấy không chỉ giải quyết mâu thuẫn mà còn khơi dậy tinh thần đoàn kết trong lòng mọi người.

Dù bề ngoài điềm tĩnh như thế, nhưng nội tâm của chú Sadao là một biển cảm xúc sâu thẳm. Vào những đêm khuya, khi trại chìm trong tĩnh lặng, chú thường ngồi một mình bên cửa sổ, nhìn ra khoảng tối mịt mùng bên ngoài.

Chú nhớ về gia đình mình, người vợ hiền hậu từng pha trà cho chú mỗi tối, và cậu con trai nhỏ từng nghịch ngợm vẽ lên sổ sách của chú. Tận thế đã cướp đi tất cả, để lại trong chú một khoảng trống không thể lấp đầy. Nhưng thay vì gục ngã, chú chọn biến nỗi đau thành động lực.

"Mình phải sống, phải làm tốt công việc này, để không ai phải chịu đói khổ như mình từng chứng kiến." Chú Sadao luôn tự nhủ bản thân như thế, rồi lau vội giọt nước mắt hiếm hoi lăn trên má. Đối với chú, việc quản lý trại không chỉ là trách nhiệm trong công việc, mà còn là cách để chuộc lại những gì chú cảm thấy mình đã không bảo vệ được trong quá khứ.

Ông Michio với mái tóc bạc phơ và đôi tay chai sần, tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn rất hăng hái làm việc, là linh hồn của những cánh đồng nhỏ bé trong trại Seika. 

Dù tuổi đã cao gần đất xa trời, nhưng ông vẫn xắn tay áo, cầm cuốc đào đất từ sáng sớm, khi sương còn đọng trên những mầm cây non. Khu đất trồng trọt mà ông phụ trách nằm phía sau siêu thị, nơi từng là bãi đỗ xe nay đã được phủ một lớp đất bồi dày.

Ông kiên nhẫn hướng dẫn nhóm thanh niên cách gieo hạt ngô và khoai lang, những loại cây dễ sống và cho năng suất cao.

"Các cháu đừng vội vàng như thế, hãy cứ từ từ, cây cũng cần có thời gian để lớn lên như con người vậy." Ông nói với nhóm thanh niên mới gia nhập, giọng ấm áp không kém phần nghiêm khắc khi thấy ai đó làm ẩu. Nhưng vẫn đầy kiên nhẫn và chỉ bảo giới trẻ cách làm việc của một người nông dân thực thụ.

Đám thanh niên thì thường cười đùa đáp lại với ông. "Dạ, ông Michio cứ yên tâm, bọn cháu sẽ không làm hỏng luống cây của ông đâu!"

Sau khi hướng dẫn mọi người trồng trọt xong xuôi, ông đặc biệt tỉ mỉ kiểm tra lại việc chăm sóc đất đai vào ở cuối giờ khi mọi người đã cày cuốc xong hết. Mỗi ngày, ông đi từng luống, dùng tay sờ vào đất để kiểm tra độ ẩm, đôi mắt tinh anh quan sát từng chiếc lá để phát hiện dấu hiệu sâu bệnh.

Có một lần, khi một luống khoai lang bị sâu đục thân tấn công, ông đã dành cả đêm ngồi bên ánh đèn dầu, pha chế dung dịch từ lá neem (một loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ) để phun cứu cây. Khi luống khoai ấy đã dần hồi phục, ông liền mỉm cười vô cùng mãn nguyện.

"Coi như mình đã thắng một trận chiến nhỏ."

Chuồng gia súc cũng là niềm tự hào của ông. Ông đã chăm sóc đàn gà và vài con lợn với tất cả sự tận tụy, đếm từng quả trứng, lo lắng khi thấy lợn con ốm yếu.

"Chúng nó cũng là thành viên của trại, phải chăm cho thật tốt." Ông thường nói với nụ cười hiền.

Trong lòng ông Michio, trồng trọt và chăn nuôi không chỉ là công việc, mà là nguồn sống và hy vọng. Ông thường ngồi nghỉ bên luống cây vào cuối ngày, nhìn những mầm non xanh mướt vươn lên từ đất, và nghĩ về những cánh đồng rộng lớn ông từng làm trước ngày tận thế.

Ông nhớ về những ngày cùng với gia đình thu hoạch lúa, tiếng cười vang vọng giữa đồng quê. Giờ đây, gia đình ấy đã không còn nữa. Nhưng ngay tại nơi đây, ngay cái chốn địa ngục trần gian này, ông đã tìm thấy gia đình mới trong căn cứ Seika mà mình thuộc về.

"Miễn là mình còn sức, mình sẽ làm việc chăm chỉ để cho mọi người có cái ăn, để thế hệ tương lai được mãi tiếp diễn." Ông tự nhủ với bản thân, dù không biết rằng mình còn có thể sống được bao lâu, nhưng đôi mắt long lanh ấy lại ánh lên niềm tin mãnh liệt. Với ông, mỗi cây mầm, mỗi quả trứng đều là biểu tượng của sự bất khuất trước cái chết và hỗn loạn của thế giới bên ngoài.

Chú Genta chính là bộ óc sáng tạo của cả căn cứ Seika này, làm việc không ngừng nghỉ trong xưởng cơ khí nhỏ đã được cải tạo lại và dựng lên bên trong siêu thị. Tiếng búa gõ, tiếng máy hàn xì xèo thì vang lên mỗi ngày, hòa cùng mùi dầu máy và kim loại cháy.

Chú cẩn thận lắp ráp từng chi tiết của hệ thống tưới tiêu, đôi tay rám nắng lấm lem dầu mỡ nhưng động tác thì chính xác đến từng mi li mét. Khi thử nghiệm thành công một đoạn ống dẫn nước, chú đã reo hò lên lên trong sự vui sướng.

"Được rồi! Đã hoàn thành xong một nửa công đoạn!"

"Nhưng mà... Chậc... Nếu có thêm nhiều dây điện và ống nhựa hơn nữa, thì mình sẽ có thể sớm hoàn thiện được máy bơm này!" Chú Genta lẩm bẩm, tay lau mồ hôi.

Dù nguồn vật liệu hiện tại đang vô cùng khan hiếm, nhưng chú vẫn tìm cách tận dụng mọi thứ, từ dây điện cũ trong tivi hỏng cho đến mảnh kim loại vỡ của xe hơi để chế tạo ra công cụ, sửa chữa thiết bị, và thậm chí là cải tiến giáp bảo vệ cho đội tiên phong.

Bên cạnh đó, chú còn hay đi mài dao, sửa cuốc, và sửa chữa bất kỳ thứ gì bị hỏng trong trại. Không chỉ có thế, chú còn độ chế ra nhiều thứ hữu ích cho cả căn cứ Seika này. 

Nhất là những chiếc máy giặt từng bị hỏng bo mạch, hay hệ thống điện mặt trời tự chế bằng các linh kiện bên trong tivi và laptop, cải tiến thêm nhiều lớp giáp kim loại được gắn trên xe hơi, điện thoại bị hỏng hoặc không thể lên pin. Và đặc biệt, luôn đảm bảo mọi thứ đều hoạt động trơn tru nhất có thể trước khi bàn giao lại cho người khác sử dụng.

"Mình làm được rồi... Mình thực sự làm được rồi." Chú thì thầm, cảm giác tự hào về một món đồ mà mình đã chế tạo ra thanh công nhưng lại xen lẫn nỗi nhớ gia đình đã mất. Đối với chú, mỗi sáng tạo đều là một lời hứa thầm lặng. Để bảo vệ những người còn lại, và để không ai phải chịu những mất mát mà chú đã từng trải qua.

Chú Genta không chỉ làm việc vì nhiệm vụ, mà còn vì niềm vui khi thấy công sức mình mang lại lợi ích. Khi ông Michio khen ngợi chiếc cuốc mới chú rèn, hay khi đội an ninh cảm ơn bộ giáp chắc chắn, chú chỉ cười nhẹ và nói một câu ngắn gọn.

"Cứ dùng tốt là tôi vui rồi."

Nhưng sâu thẳm trong lòng, chú luôn tự hỏi liệu mình có thể làm được nhiều hơn không, liệu những sáng tạo này có đủ để giữ trại an toàn trước hiểm họa ngày càng lớn.

Dù không thể phủ nhận, ngoài chú Sadao và ông Michio ra, thì chú Genta chính là người cực kỳ quan trọng thứ ba góp phần khiến cho căn cứ Seika có thể phát triển và ổn định nhất cho tới hiện nay.

Tiếp theo là dì Fuyumi, dì là người mẹ lớn của căn cứ Seika, luôn bận rộn trong góc may vá với đôi tay khéo léo luồn kim qua từng mảnh vải. Dưới ánh sáng mờ ảo của đèn dầu, dì cắt vá những tấm vải cũ, biến chúng thành áo ấm, chăn dày hay lều nhỏ. "

"Hãy kéo chỉ đều tay, và đừng để đường may bị lệch nhé mấy đứa." Dì dịu dàng hướng dẫn các cô gái trẻ, đôi mắt hiền hậu ánh lên sự kiên nhẫn.

Tuy tại siêu thị Seika này có rất nhiều quần áo cho cả nam lẫn nữ, từ đồ phong cách thời trang, quý ông lịch lãm, cho đến thiếu nữ dễ thương và quyến rũ, nhưng phần lớn tất cả đều bị đem đi đốt hết để sưởi ấm. Còn những cái chăn trải giường lớn thì được chấp vá thành những túp lều nhỏ, biến thành chỗ nghỉ cho mọi người ở tạm.

Khi mà không có điện một cách đầy khó hiểu ở những ngày đầu tận thế xảy ra. Toàn bộ thành phố trên cả nước đều đột ngột bị mất điện và nhấn chìm mọi người dân Nhật Bản vào màn đêm tối tăm, chết chóc, tuyệt vọng đến cùng cực.

Dù nguồn vải đang ngày càng cạn kiệt, nhưng dì vẫn không ngừng động viên mọi người trong nhóm may vá.

"Đừng có nản chí nhé mấy đứa! Còn sức là vẫn còn làm được!"

Một lần, khi một cậu thanh thiếu niên mới đến trại đã run rẩy trong cái lạnh, dì đã thức trắng đêm để may một chiếc áo từ những mảnh vải vụn. Khi trao chiếc áo ấy, dì đã mỉm cười với cậu bé. "Hãy mặc tạm đi nhé, sau này dì sẽ làm cái mới tốt hơn cho cháu."

Người đó ôm chầm lấy dì, nước mắt rơi vì cảm động giữa cơn loạn lạc chết chóc như này, khi mà tình người chính là thứ không có tồn tại, nay lại xuất hiện tràn đầy ấm áp đến với cậu.

Với dì Fuyumi, may vá là cách để chữa lành những vết thương vô hình. Dì thường nhớ về những ngày xưa, khi dì may quần áo cho con mình, từng mũi kim thêu lên niềm vui gia đình. Giờ đây, dì xem mọi người trong trại như con cháu, và mỗi chiếc chăn, mỗi bộ đồ là một món quà của tình thương.

Đôi khi, ngồi một mình bên đống vải, dì khẽ hát một bài ru cũ, giọng run run khi nghĩ về những người thân đã ra đi. Nhưng rồi dì lại mỉm cười, rồi tự nhủ với mình rằng. "Mình phải tiếp tục, vì đại gia đình này, và vì tất cả mọi người ở đây."

Còn chị Yumi thì luôn tất bật ở phía trong nhà bếp, tại một nhà hàng mà chị đảm nhận bên trong siêu thị Seika, cùng với mùi cháo hành thịt bằm, khoai tây chiên, bánh khoai tây trứng, bánh mì kẹp thịt lan tỏa khắp cả trại.

Trong nhà bếp nhỏ của siêu thị, chị tất bật thái khoai, xào rau, chế biến nguyên liệu khan hiếm thành những món ngon.

"Hôm nay có cháo nóng đấy, mọi người hãy ăn cho ấm bụng!" Chị gọi tất cả thành viên trong căn cứ đến đây để phân phát đồ ăn ba bữa một ngày, nụ cười thì rạng rỡ dù tay đầy vết chai.

Đôi khi chị thường xuyên lại đến gặp ông Michio để xin ít rau tươi, và với Maru để xác nhận tính toán khẩu phần ăn trong ngày hôm đó, luôn cố gắng làm mọi người hài lòng và ngon miệng nhất có thể dù nguyên liệu chẳng bao giờ là đủ.

vào những ngày đầu khi đại dịch xảy ra, khi lương thực đã gần cạn, chị đã nấu ra món cháo từ chút gạo và một ít hành. Chị lo lắng đứng nhìn mọi người ăn, tim đập thình thịch, cho đến khi tiếng xuýt xoa vang lên.

"Ngon quá, chị Yumi!!"

Xong rồi chị thở phào, nở một nụ cười hạnh phúc. Với chị, nấu ăn là cách mang lại niềm vui và sự gắn kết. Chị nhớ những ngày trước tận thế, khi chị nấu bữa ăn cho cha và mẹ ăn, tiếng cười vang quanh mâm cơm.

Giờ đây, Seika là gia đình mới của chị. Mỗi lần thấy mọi người quây quần bên bữa ăn tại nhà hàng mà chị đang nấu, chị Yumi cảm thấy trái tim mình dường như đã ấm lại. Đôi khi, vào những phút hiếm hoi nghỉ ngơi, chị ngồi nhìn ngọn lửa, nghĩ về những người thân yêu đã mất, và tự nhủ với bản thân rằng. "Mình sẽ tiếp tục nấu, để nuôi dưỡng hy vọng cho tất cả."

Maru là một anh chàng từng làm nhân viên ở siêu thị Seika này, ngoại hình thì cũng khá là bình thường không có nổi trội gì nhiều, cùng với bản tính nhút nhát và hướng nội trong giao tiếp. 

Nhưng khi tận thế xảy ra và ập đến, anh đã trở nên trưởng thành hơn rất nhiều và hiện tại đang đảm nhận vai trò quản lý kho, cùng với sự nghiêm khắc nhưng lại rất công bằng. Anh ngồi hàng giờ ghi chép, kiểm tra từng bao gạo, từng cuộn chỉ. 

"Này!... Mấy người đang lục lọi gì trong nhà kho thế hả?! Không ai được quyền lấy đồ tuỳ tiện nếu không có sự cho phép của tôi!" Anh nói với nhóm thanh niên, giọng cứng rắn. 

Nhưng khi Shun đến để xin thêm ít bánh quy cho lũ trẻ, thì anh lại lặng lẽ đưa cho cô bé với ánh mắt dịu đi. Đôi khi Maru cũng họp với các nhóm mỗi tuần, lắng nghe nhu cầu và lên kế hoạch phân phối vật tư sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất có thể, đảm bảo không ai bị thiệt thòi.

Anh Asahi thì hay dẫn đội an ninh tuần tra quanh trại, ánh mắt sắc bén quan sát từng góc khuất. Ngoài ra anh còn hướng dẫn mọi người trong nhóm của mình về cách cầm gậy, cách cầm dao, cách đánh nhanh rút gọn, với giọng đầy nghiêm khắc. 

"Không được lơ là, kẻ thù có thể ở bất cứ nơi đâu! Vì vậy hãy tập trung cao độ lên!" 

Mỗi đêm, anh thường không ngủ mà đi dạo kiểm tra quanh tường rào, đứng gác trên tháp canh, nhớ về hình bóng của Shin và tự nhủ phải bảo vệ căn cứ Seika, nơi mà anh và thằng bạn thân ngốc nghếch ấy đã cùng nhau gây dựng lên bằng mọi giá.

"Ở trên các vì sao soi sáng đằng kia. Mày có thấy gì không, Shin?... Trại sinh tồn nhỏ bé này mà chúng ta đã cùng nhau lập nên, giờ đây đã phát triển mạnh mẽ không ngừng." Nhìn lên bầu trời, anh bỗng dưng thì thầm trong miệng như tự thuật lại với người bạn quá cố, đang đứng kế bên cùng mình.

Cô Simizu Keiko bình thường hay làm việc trong phòng y tế nhỏ của mình, nơi mùi thuốc sát trùng thoang thoảng. Cô băng bó cho một cậu bé bị trầy xước trong lúc chơi đùa cùng với đám bạn, giọng dịu dàng nhưng lại ngọt ngào. 

"Ara ara... Đừng sợ, không có đau lắm đâu, chị sẽ làm nhẹ thôi." Cô trấn an em nhỏ bằng một tông giọng quyến rũ xoa dịu đi cơn đau.

Với vẻ đẹp quyến rũ và gợi cảm đến chết người. Thỉnh thoảng cũng có một số thành phần gồm mấy tên đàn ông biến thái hay kiếm cớ đến giả bệnh để được cô chữa trị, nhằm ngắm nhìn bầu ngực to tròn và trang phục y tá có phần hơi hở hang của cô. 

Thế nhưng, Hishiya đã nhanh chóng phát hiện ra và trừng trị thích đáng để cho bọn chúng không dám bén mảng đến lại gần cô nữa.

Keiko thường xuyên hay tổ chức lớp học sơ cứu vào ở cuối tuần, dạy cho mọi người cách cầm máu, xử lý cơn sốt, đôi tay cô nhanh nhẹn nhưng đầy ấm áp. Cô đều đặn kiểm tra kho thuốc mỗi ngày, lo lắng khi thấy số lượng giảm dần, và cầu mong đội tiên phong mang về thêm nguồn cung.

Shun lúc nào cũng dành cả ngày với lũ trẻ, cô bé hay dạy chúng cách viết chữ trên những mảnh giấy tập học sinh. 

"Hôm nay chúng ta học chữ 'hy vọng', nhé mấy đứa?" Cô nói, giọng trong trẻo. 

Mỗi buổi tối, Shun đều đặn kể chuyện cổ tích cho tụi trẻ nghe trước khi đi ngủ. Tổ chức các trò chơi, và ôm lũ trẻ khi chúng khóc vì nhớ nhà và nhớ ba mẹ. 

Dù trong lòng cô cũng đau nhói khi nghĩ về Shin, anh trai yêu dấu của mình. Thì cô vẫn mỉm cười để các em có thể thấy ánh sáng và hy vọng trong thời buổi loạn lạc và vô vọng này.

• Còn tiếp •

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro