thiếu máu và kế hoạch chăm sóc

Put your story text here.. Câu 10:Trình bày được nguyên nhân và triệu chứng của thiếu máu

a)Nguyên nhân:

* Do mất máu:

- Mất máu cấp: Gặp trong trường hợp mất máu ồ ạt như:

+ Chấn thương đứt mạch máu lớn.

+ Vỡ tĩnh mạch thực quản, xuất huyết dạ dày tá tràng do ổ loét dạ dày tá tràng ăn sâu vào mạch máu lớn.

+ Băng kinh, đờ tử cung, phong huyết tử cung rau.

+ Vỡ búi trĩ.

- Mất máu mạn tính : Mất máu rỉ rả kéo dài mỗi ngày một ít, gặp trong:

+ Nội khoa: Giun móc, do trĩ, xuất huyết dạ dày, ung thư đại tràng.

+ Sản khoa: Rong kinh kéo dài.

* Do huỷ hoại hồng cầu quá nhiều gặp trong tan máu:

- Tan máu bẩm sinh:

+ Thiếu men tạo hồng cầu Gluco 6 photphat dehydrozenase.

+ Bất thường về số lượng và chất lượng huyết sắc tố.

+ Do cấu trúc bất thường của màng hồng cầu: Hồng cầu hình bi dễ vỡ.

- Tan máu mắc phải:

+ Thiếu máu huyết tán ở trẻ sơ sinh do yếu tố Rh (-) của mẹ tràn vào máu con, máu con sinh kháng thể làm vỡ hồng cầu.

+ Do nhiễm trùng nhiễm độc.

+ Bệnh đái ra huyết sắc tố ban đêm, khi ngủ PH máu giảm làm hồng cầu vỡ trong môi trường axit.

- Do thiếu chất tạo hồng cầu:

+ Thiếu protit: Thiếu ăn đạm lâu ngày.

+ Thiếu Vitamin B12: Do cắt 2/3 dạ dày, cắt đoạn ruột.

+ Thiếu sắt: Do giun móc, trĩ.

- Rối loạn cơ quan tạo máu: Suy tuỷ, bệnh bạch cầu, bệnh Banti.

- Thiếu máu do một số bệnh khác:

+ Suy thận mạn.

+ Suy tuyến giáp.

b) Triệu chứng:

* Lâm sàng:

- Da xanh nhất là lòng bàn tay, niêm mạc môi, lưỡi nhợt, gai lưỡi mất, móng tay chân nhợt. Nếu thiếu máu mạn tính thì móng tay bẹt có khía.

- Thần kinh: Mệt, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, có khi thoáng ngất.

- Tim mạch:

+ Hay hồi hộp đánh trống ngực.

+ Nhịp tim nhanh, nghe tim có TTT cơ năng có thể dẫn đến suy tim.

- Hô hấp: Thở nhanh, khó thở khi gắng sức.

- Nội tiết: Phụ nữ kinh nguyệt ít, hoặc mất kinh, nam giới liệt dương.

- Chuyển hoá cơ bản tăng, bệnh nhân sốt nhẹ.

* Cận lâm sàng:

- Tùy mức độ thiếu máu: Hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, Hematocrit giảm.

- Làm huyết tủy đồ tìm hiểu nguyên nhân.

- Còn tùy nguyên nhân mà làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau.

Câu 11: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu

1. Nhận định chăm sóc:

- Hỏi bệnh nhân:

+ Mắc bệnh từ bao giờ, có mệt, có đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai ?

+ Có hồi hộp đánh trống ngực? Có khó thở khi đi lại nhiều?

+ Có chán ăn, có khó tiêu không, có buồn nôn?

+ Nếu là nữ, hỏi kinh nguyệt có đều không, các lần chửa đẻ ra sao?

+ Hỏi có đau thượng vị, có ỉa phân đen hoặc ỉa máu tươi không?

+ Có dùng các loại thuốc Cloroxit loặc Sunphamit kéo dài không?

- Quan sát, khám:

+ Da và niêm mạch có xanh và nhợt không?

+ Mạch nhanh? Nhịp tim nhanh? Nghe có tiếng thổi tâm thu ở các ổ van không?

+ Có xuất huyết dưới da, có loét miệng không?

+ Gan, lách, hạch có to không?

+ Làm xét nghiệm: Hồng cầu giảm, HST giảm, Hematocrit giảm.

2. Chẩn đoán chăm sóc:

- Bệnh nhân giảm khả năng hoạt động do yếu mệt do thiếu máu.

- Giảm lưu lượng tim do tăng gánh nặng của tim do thiếu máu.

- Thiếu hụt về dinh dưỡng do khó tiêu và do cung cấp thiếu.

3. Kế hoạch chăm sóc:

- Tăng khả năng chịu đựng hoạt động bình thường.

- Duy trì lưu lượng tim bình thường.

- Duy trì dinh dưỡng đầy đủ.

4. Thực hiện chăm sóc:

* Tăng khả năng chịu đựng các hoạt động bình thường:

- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ, dự trữ năng lượng dành để khi hoạt động.

- Xen kẽ với nghỉ ngơi cần luyện tập nhẹ nhàng để tăng sức chịu đựng.

- Khi thiếu máu được điều trị và các xét nghiệm máu trở về bình thường cần cổ vũ động viên bệnh nhân hoạt động tăng dần.

* Duy trì lưu lượng tim bình thường:

- Khi bệnh nhân xuất hiện khó thở thì phải nằm đầu cao, khuyên bệnh nhân tránh gắng sức không cần thiết, nếu cần cho thở ôxy.

- Cho các loại thuốc tạo hồng cầu, truyền máu khi thiếu máu nhiều.

- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở.

* Duy trì dinh dưỡng đầy đủ:

- Cho bệnh nhân ăn chế độ ăn nhiều Protein, giầu năng lượng, ăn nhiều hoa quả và rau tươi. Chú ý cung cấp các thực phẩm có nhiều sắt và Vitamin B12.

- Thức ăn phải hợp khẩu vị giúp bệnh nhân ăn ngon miệng.

- Thức ăn sinh hơi, có nhiều gia vị cần tránh.

- Ăn làm nhiều bữa trong ngày.

5. Đánh giá:

Những kết quả mong muốn là:

- Bệnh nhân đỡ mệt, đỡ hoa mắt chóng mặt.

- Số lượng hồng cầu tăng lên.

- Hoạt động tăng lên.

- Bệnh nhân ăn ngon miệng lên.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #huong#thu