thực tiễn;nhận thức và vtrò của thực tiễn với nhận thức

a.thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn.

        thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử- xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn là loại hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất nhất định, làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú, song có 3 hình thức cơ bản là : hoạt động sản xuất vật chất, Hoạt động chính trị xã hội, Thực nghiệm khoa học.

          - hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức hoạt động cơ bản , đầu tư của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.

           - Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị- xh để thúc đẩy xh phát triển.

           -Thực nghiệm khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, dạng hoạt động này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

          Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có 1 chức năng quan trọng khác nhau , không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ , tác động qua lại lẫn nhau.

b. nhận thức và các trình độ nhận thức.

          Nhận thức là 1 quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra nhưng tri thức về thế giới khách quan.

* Nguyên tăc cơ bản:

          - Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lâp với ý thức của con người.

          - thừa nhận con người có khả năng nhận thực được thế giới khách quan, coi nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái con người chưa nhận thức được.

          - Khẳng định sự phản ánh đó là 1 quá trình biện chứng tích cực,sáng tạo và tự giác.

          - Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

          Theo quan điểm duy vật biện chứng nhận thức là 1 quá trình đó là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận , từ trình độ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa học.

c. vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

* thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý của quá trình nhận thức.

          Loài vật cũng phản ánh thế giới khách quan, nhưng thông qua các giác quan, cho nên chỉ phản ánh được cái bề ngoài và thụ động. Con người cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng thông qua lao động tức lad tác động vào thế giới khách quan, nhận thức được cái bản chất, cho nên thực tiễn có vai trò quyết định nhất, để khẳng định rằng chỉ có con người mới có khả năng nhận thức. V.I. Lê nin nói “ Quan điểm về đời sống về thực tiễn phải là điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”

          - Đối tượng nhận thức là thế giới khách quan nhưng nó không tự bộc lộ thuộc tính, nó chỉ bộc lộ khi con người tác động vào hoạt động thực tiễn. Cho nên thực tiễn là cơ sở trực tiếp nhất hình thành nên quá trình nhận thức. Theo Awngghen “ từ trước tới nay, khoa học tự nhiên cũng như triết học đã hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của con người đối với tư duy của họ”. Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên chứ không phải 1 mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã cải biến tự nhiên.

          Hiện thực khách quan luôn vận động để nhận thức kịp với tiến trình hiện thực , không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn, cho nên nhận thức đòi hỏi thực tiễn như 1 nhu cầu động lực. theo Ph. Awngghen “ nếu trong xã hội xuất hiện 1 nhu cầu kỹ thuật thì điều đó sẽ thúc đảy khoa học tiến lên nhiều hơn 1 chục trường đại học.”

* Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

          - Nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan là để áp dụng vào hiện thực , cải tạo hiện thực, sự áp dụng đó không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn, đó là sự vật chất hóa những quy luật , tính tất yếu đã nhận thức được. Điều đó không chỉ là mục đích của con người mà còn là mục đích nói chung của các ngành khoa học. Các quy luật, định luật của khoa học khái quát được nhờ hoạt động thực tiễn mà còn là vì thực tiễn nó mới tồn tại.

*Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.

          - Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở, động lực của nhận thức hình thành nên quá trình nhận thức, cho nên việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức là phải dựa vào thực tiễn chứ không phải theo lối lý luận chủ quan. Như C.Mác đã khẳng định “ Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân lý khách quan không , hoàn toàn không phải là 1 vấn đề lý luận mà là 1 vấn đề thực tiễn chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý nghĩa là chứng minh hiện thực  và sức mạnh tính trần tục của tư duy của mình” và VI. Lê nin đã khẳng đinh: “ thực tiễn cao hơn nhận thức, vì nó có ưu điểm không những có tính phổ biến mà cả tính hiện thực trực tiếp.”

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: