PHẦN 1 TIẾP THEO


THẬN TRỌNG TRONG LỜI NÓI VÀ HÀNH ĐỘNG LÀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ


Chín lần nói đúng chưa chắc mọi người khen ngợi bạn nhưng nếu một lần nói sai tất sẽ bị mọi người chỉ trích; mười lần mưu lược có chín lần thành công, chưa chắc mọi người sẽ ghi công cho bạn nhưng nếu một lần mưu lược bất thành sẽ bị phê bình chỉ trích dồn dập. Người quân tử thà là giữ im lặng hơn là nóng nảy nhiều lời, thà tỏ ra mình là kẻ vụng về hơn là tự đưa ra lý lẻ chứng tỏ mình thông minh.


ĐIỂN CỐ XỬ THẾ


Dưới triều Tùy, cha của vị tướng nổi tiếng Hạ Nhược Bật là Hạ Đôn đảm nhiệm chức Kim Châu tổng quản. Đương thời trong triều có một vị thần tên là Vũ Văn Hộ ngang ngược hóng hách, coi trời bằng vung. Hạ Đôn thường chỉ trích ông ta trước mặt người khác, thế là Vũ Văn Hộ kiếm cớ để vu cáo hãm hại Hạ Đôn phải tội chết. Trước khi chết Hạ Đôn dặn dò Hạ Nhược Bật: "Cha gặp tai bay vạ gió thế này là do họa từ miệng mà ra, con phải ghi nhớ kỹ những điều cha dặn này". Nói xong ông cầm chiếc dùi đập vào miệng Hạ Nhược Bật cho đến khi chảy máu mới thôi, ông mượn việc này để khuyên răn con sau này nói điều gì phải thận trọng dè dặt.

Hạ Nhược Bật lúc đầu rất ghi nhớ bài học xương máu của cha, nên mấy lền thoát khỏi họa sát thân. Sau này công lao của ông ngày càng lớn nhưng được phong thưởng không bằng người khác, ông luôn miệng kêu ca oán than, nói tốt nói xấu: cuối cùng vì lén lúc cùng người khác nghị luận Tùy Dạng Đế xa xỉ hoang phí, nên ông đã gặp họa sát thân năm 64 tuổi.


XỬ THẾ VUÔNG TRÒN, ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHOAN DUNG MÀ NGHIÊM KHẮC


Khi cuộc sống thái bình thịnh trị, đối nhân xử thế cần phải liêm chính cương trực; khi cuộc sống rối ren bất an, đối nhân xử thế phải khéo léo uyển chuyển; sống trong thời loạn lạc sấp diệt vong, đối nhân xử thế phải đồng thời sử dụng cả hai phương pháp; đối đãi với người lương thiện cần khoang dung hơn, đối đãi với người bình thường cần tùy theo tình huống cụ thể, khoan dung và nghiêm khắc phải dùng đan xen nhau, ân huệ và uy vũ phải cùng thể hiện.


ĐIỂN CỐ XỬ THẾ


Ngũ đại thập quốc trong lịch sử Trung  Quốc là thời kỳ các vương triều thay đổi liên tục, xuất hiện rất nhiều các hoàng đế đoản mệnh, các đại thần nắm quyền càng thay đổi nhiều. Nhưng trong chuỗi chiến dịch không ngừng đó lại có một người vẫn luôn bình thản ug dung chưa từng bị lật đổm ông chính là Phùng Đạo. Phùng Đạo trải qua bốn họ mười vị hoàng đế, có khả năng tiến hoái đúng lúc, quyền cao chức trọng. Phùng Đạo không phải là người tài giỏi lẫy lừng. Ông đã không đóng góp gì cho chính trị  lại còn thiếu khí tiết của kẻ sĩ yêu quê hương, dân tộc. Khi đất nước lâm nguy ông lại tìm đến nước khác nương thân. Ông chưa bao giờ coi quốc gia đại nghiệp là trách nhiệm của mình, mà chỉ luôn theo đuổi quan cao lộc dày, giũ bỏ việc dân việc nước như những người đầy tớ dễ dàng thay đổi chủ.

Tương truyền rằng, khi chưa thành danh ông đã từng làm thơ để bày tỏ tâm ý, trong thơ ông cho rằng người may mắn tự thân có tướng trời, mặc dù trời đất thay đổi, chỉ cần lòng người không bấn loạn thì luôn có thể sống thanh thản. Cả đời của Phùng Đạo quả thực là luông tuân theo câu cách ngôn này để răn mình, người đời sau gọi ông là "bất đảo ông" (con lật đật) trong chính trị.


VỚI MÌNH PHẢI NGHIÊM, VỚI NGƯỜI PHẢI KHOAN


Lỗi lầm của người nên khoan thứ, lỗi lầm của bản thân không thể lượng thứ; khi ta chịu áp bức và lăng nhục nên hết sức nhẫn nhịn, khi người bị áp bức nhục nhã thì ta phải nghĩ cách giải trừ hết sự tủi khổ đó cho họ.


ĐIỂN CỐ XỬ THẾ


Triệu Dự thời Minh khi nhậm chức tri phủ Tùng Giang, mỗi lần có người đến thưa kiện ông đều thông thả nói: "Để nguôi giận rồi mai hãy đến". Ban đầu mọi người không hiểu nổi khổ tâm trong lòng ông nên đặt cho ông một biệt hiệu là "mai hãy đến", có người còn đặt một câu vè "Tùng Giang tri phủ mai hãy đến". Sau này câu vè đó được truyền đến tai người nhà tri phủ họ Triệu. Người nhà trách ông, Triệu Dự nói: "Rất nhiều người thưa kiện chỉ vì nhất thời tâm trạng bị kích động bực bội, ngay lúc đó khó mà giải quyết sự việc tốt được. Nếu để tâm trạng bình tĩnh lại hoặc sau khi người khác khuyên nhủ và sự bực dọc đã tiêu tan hết, có khi cũng không cần phải thưa kiện nữa. Đó chính là ích lợi của việc ngày mai hãy đến!".

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro