Phần 2: DẪN NHẬP

Thần thông gần như là đề tài mê hoặc nhiều người, nhưng cũng dễ gây ra tranh luận. Bởi vì rất nhiều người hiếu kỳ nhưng thiếu hiểu biết với phép thần thông, nên đã bị thần thông giả lừa bịp, gây ra rất nhiều bi hài kịch. Thật ra, thần thông trong Phật giáo vốn không giống với thần tích. Mặc dù hai loại này với một số người, có thể rất khó phân biệt, nhưng đối với những người muốn tìm hiểu chính xác về hiện tượng thần thông, tri thức này hết sức quan trọng.

Đối với phép thần thông, Phật giáo đưa ra ba loại nguyên tắc xác định:

1) Thần thông là lực lượng tự chủ: Phật giáo cho rằng, thần thông là lực lượng mang tính tự chủ, do tu hành mà thành, rất ít có chuyện báo đắc tự nhiên. Do đó, bất kỳ hiện tượng thần dị nào không sản sinh một cách tự chủ, Phật giáo không cho đó là thần tiên. Cũng vậy, các loại sức mạnh "thần kỳ" được hiển hiện bởi các hiện tượng như bị nhập thân, không thể tự biết..., không phải là thần thông được tự chủ.

2) Thần thông là tác dụng của sự sáng tỏ: Phật giáo định nghĩa rất nghiêm khắc đối với thần thông, các loại thần thông, ví dụ như thiên nhãn, tức có khả năng minh chiếu rõ ràng chướng ngại ngoài hiện tượng, mà vẫn có năng lực suy đoán vị lai theo hiện tượng nhân duyên. Các loại thần thông thiên nhĩ, tha tâm, túc mệnh... cũng thế. Vì vậy, các loại hiện tượng "thần dị" nào đó có cảm ứng không xác định, tin báo không rõ ràng, tác dụng như có như không... vốn không phải là thần thông.

3) Thần thông có thể lặp lại một cách ổn định: Thần thông Phật giáo, vốn không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, để có thể không ngừng được hiển thị. Do đó, hiện tượng cảm ứng hoặc thần kỳ do ngẫu nhiên không thể lặp lại một cách ổn định, vốn không phải là thần thông.

Ngoài ra, Phật giáo còn nhận định:

1) Thần thông có giới hạn: Mặc dù sức mạnh của thần thông có vẻ vô cùng lớn mạnh, nhưng vẫn chịu hạn chế của điều kiện nhân duyên không thể nào thay đổi nghiệp lực. Do đó mới có cách nói "thần thông không địch nổi với nghiệp lực". Vì vậy, nếu như muốn dùng thần thông trừ bỏ ác nghiệp tạo nên bởi quá khứ, hoặc vô căn cứ có được phước báo, là điều không thể xảy ra.

2) Sức mạnh thần thông là tương đối: Sự tu hành khác nhau, điều kiện nhân duyên khác nhau, sức mạnh thần thông cũng sẽ khác nhau. Cùng là một người nhưng trong tình cảnh, điều kiện nhân duyên khác nhau, sức mạnh thần thông cũng có thể sản sinh nhiều khác biệt.

3) Thần thông là kỹ thuật thông qua tu luyện đạt tới thành tựu: Mặc dù phương thức để đạt được thần thông có rất nhiều loại, nhưng trọng điểm vẫn là thần thông được phát khởi từ thiền định. Nhưng, nếu nhiều người cho rằng nhập định có thể sản sinh thần thông cũng vẫn sai lầm.

4) Từ các chi tiết trên, có thể thấy Phật giáo định nghĩa rất nghiêm khắc về thần thông, đồng thời cũng có một hệ thống lý luận và phương pháp tu tập, đáng tiếc đại đa số mọi người không thể nhận biết về thần thông một cách chính xác, thường do mê tín phí lý nên sa vào con đường lầm lạc.

Sách này tiến hành giải thích một cách hoàn chỉnh về bản chất nguyên lý hệthống giới hạn của thần thông Phật giáo, giúp bạn đọc có thể có một số tri thứcliên quan đến thần thông Phật giáo.    

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: