Phần 3: THẦN THÔNG LÀ GÌ?
Bấy giờ, vào đêm mùng 7 tháng 2, Bồ Tát dùng lực từ bi, hàng phục ma nơi bản thân, phóng hào quang rực rỡ, liền nhập định tư duy về chân lý, thiền định tự tại trong chữ pháp, biết rõ thiện ác quá khứ tạo nên, từ thân này sinh thân khác, cha mẹ quyến thuộc, nghèo giàu quý tiện, thọ yểu dài ngắn, tên họ, đều biết rõ ràng, liền khởi tâm đại bi đối với chúng sinh...
Bấy giờ, Bồ Tát vào lức nửa đêm, đắc được thiên nhãn, quan sát thế gian, thấy rõ biết rõ tất cả, giống như có thể nhìn thấy mặt mũi trong gương sáng vậy, biết các chúng sinh, chủng loại vô lượng, sinh tử từ thân này sang thân khác, theo việc lầm thiện ác mà chịu quả báo khổ vui.
"Quá khứ hiện tại nhân quả kinh"
I. THẦN THÔNG LÀ GÌ?
Muốn hiểu một cách triệt để về thần thông, căn bản phải từ thân của Đức Phật, mới có thể tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh.
Mặc dù hiện tượng không thể nghĩ bàn của thần thông, vốn không phải bắt đầu từ Đức Phật, từ xưa đến nay đã có các loại hiện tượng thần tích, thần bí cũng như các lực lượng thần thông siêu tự nhiên. Các lực lượng này có loại nguồn gốc từ tôn giáo hoặc các nguồn gốc thần bí khác, nên tìm hiểu các hiện tượng thần bí này, không phải là nguồn gốc duy chỉ Đức Phật có.
Thế nhưng, nếu muốn lìa bỏ căn do của các lực lượng này một cách rõ ràng, không phải là việc quá thần bí. Thậm chí xây dựng hoàn chỉnh hệ thống lý luận, phương pháp tu tập, nắm bắt được quy ước về sự hợp lý, không thể không bắt đầu từ Đức Phật.
Thần thông mà Đức Phật đạt được, phải được bắt đầu từ nhân duyên ngộ đạo của Đức Phật dưới gốc bồ đề. Thần thông của Đức Phật, đối lập với các thần thông bình thường, có sự đặc biệt, khác hẳn các loại khác. Thần thông của Phật đạt được khi chứng được vô thượng chánh giác, nên đầy đủ sáu loại lực lượng, tức thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mệnh, như ý, lậu tận lục thông. Sáu loại sức mạnh này, chỉ là phân loại cơ bản, kỳ thực, trong đó còn hàm chứa các sức mạnh có thể phát huy khác, nên trong việc tìm hiểu về Phật lực, có Phật Đà thập lực hoặc các loại bất cộng pháp của Đức Phật. Ớ đây trước hết, giảng giải, tìm hiểu cơ bản sáu loại sức mạnh thần thông.
Đầu tiên, chúng ta hãy xem quá trình tu hành của Đức Phật, khi Ngài rời bỏ con đường khổ hạnh, chuyển sang tu theo trung đạo, đạt tới ngộ đạo. Từ đó, chúng ta cũng có thể hiểu được rằng, nếu thân thể quá suy nhược, ắt quá trình tu hành rất khó dẫn phát từ thiền định, cảnh giới ngộ, đến thần thông cao thâm.
Hãy trở về 2500 năm trước, với bối cảnh Như Lai ngộ đạo chứng thành viênmãn thần thông dưới gốc bồ đề, theo dấu tích của Đức Phật, khai mở thứ tự củaquá trình tu chứng thần thông.
A. Giác ngộ đạo và thần thông của Phật Đà
Làn gió thổi nhẹ, dòng sông Ni Liên Thiền thật trong trẻo trôi chảy rất êm đềm.
Lúc ấy, bỗng nhiên có một người, toàn thân gầy nhom như một cây khô, cơ bắp gần như đã khô queo, da bọc xương, hệt như lớp da treo trên bộ xương, run rẩy lê bước chân, đi xuống sông Ni Liên Thiền.
Toàn thân người đều biến thành màu xám đen, chỉ lộ ra một vài chấm nhỏ màu vàng nhạt, dùng hình ảnh gầy hơn que củi vẫn chưa đủ để hình dung về tình trạng thân thể của người, từng đốt từng đốt xương sườn nổi lên một cách rõ ràng, bụng hoàn toàn dán sát vào sống lưng. Con người sao lại có thể suy nhược đến mức đó vẫn không chết, thật cũng đã kỳ lạ lắm rồi.
Y dầm mình trong dòng nước tắm rửa một cách chậm chạp, tắm xong, dường như y muốn đứng lên, nhưng chợt hoa mắt, cơ thể bỗng ngã ngửa ra sau, sắp chìm nghỉm trong dòng nước vô tình. Đột nhiên, lúc ấy, tay của y bám được vào một cành cây rũ xuống như một phép lạ, may không bị nước cuốn trôi, y mới có thể vật lộn leo lên bờ.
Đã sáu năm rồi, Đức Phật trước khi thành đạo, đã trải qua sáu năm khổ hạnhhơn mọi người thường, mỗi ngày Ngài chỉ ăn một hạt mạch hoặc một hạt mè, đểthân thể bị dày vò đến mức độ khôn xiết. Rốt cuộc, Ngài cũng tắm xong, rồi đi đếnrừng cây ven bờ sông nhận sự cúng dường của cô gái chăn dê Nan Đà Ba La.
Khi Đức Phậtngộ đạo dưới gốc bồ đề, dùng thần thông như ý hàng phục ma quân, viên mãn cụtúc sáu loại thần thông.
Sữa dê cô gái chăn dê dâng lên, khiến Ngài khôi phục được một chút thể lực. Ngài một mình bước, đi đến dưới cây bồ đề trải cỏ cát tường dưới gốc, đó chính là Kim Cang thực tọa mà Ngài quyết tâm ngồi tới khi giác ngộ đạo. Ngài thề rằng: "Nếu không thành tựu chính đẳng chính giác, ta thề không đứng lên khỏi chỗ này!".
Thái tử ngồi dưới gốc cây tiến vào thiền quán thậm thâm, Ngài cầu đạo một cách tinh cần, gây ra chấn động cực lớn nơi Ma cung.
"Chẳng lẽ thái tử Tất Đạt Đa muốn thoát khỏi tay ta sao?".
Tức thì Ma vương phái ba cô con gái yêu mị khả ái đến mê hoặc Ngài, tìm dủ mọi cách khêu gợi để Ngài bỏ sự tu hành. Không ngờ dung mạo tươi trẻ xinh đẹp của bọn họ, trong chớp mắt lại trở thành da mồi tóc bạc, răng cỏ lung lay như một lão bà, chúng tủi hổ bỏ chạy.
"Thật khả ố! Không một người nào có thể thoát khỏi sự khống chế của ta!".
Ma vương lập tức hiện ra bộ mặt hung ác, cuốn lên trận cuồng phong dữ dội, như muốn nhổ phăng rễ cây rừng, đập tan thôn ấp lớn nhỏ bốn phía hóa thành cát bụi. Nhưng khi thổi đến gốc bồ đề lại không thể làm tà áo của Đức Phật lay động.
Ma vương lập tức vận dụng pháp lực, khiến không trung nổi lên trăm ngàn lớp mây đen như mực, tuôn mưa lớn xối xả, mưa dữ dội như có thể cuốn phăng đất đai, ngập chìm rừng núi, nhưng không ướt nổi tà áo của Đức Phật.
Trên không lại trút xuống những trận mưa đá, núi phun lửa nóng, giống như núi lửa bùng nổ, dung nham từ trên không bay xuống như mưa, nhưng khi chạm đến thân Bồ Tát, đều hóa thành những đóa thiên hoa đẹp đẽ.
Lần này từ trên trời lại trút xuống đao, thương như mưa, trong chớp mắt các loại đao, thương một mũi hoặc hai mũi, phát ra lửa nóng bay loạn xạ trên không, nhưng khi bay đến bên cạnh Bồ Tát, đều biến thành những hoa báu ngũ sắc.
Ma vương dùng hết mọi tà phép, đều không thể lay động sự tinh cần của người tu đạo, cuối cùng phải rút lui.
Trong quyển 53 của bộ "A Tỳ Đàm Tỳ Ba Sa luận" đề cập tới quá trình hàng phục Ma vương, miêu tả sinh động như sau:
Lúc bấy giờ Bồ Tát nghĩ thầm: "Nếu như có tranh chấp với người thường, vẫn không thể khinh suất, huống hồ là đối đầu với Ma vương là đấng chí tôn trong Dục giới".
Thế rồi, Bồ Tát nhất tâm quán sát con đường ly dục, mau chóng rời xa dục vọng của dục giới, sinh khởi thần thông sơ thiền, có thể biến hóa ra các loại cảnh giới tương đối ứng.
Vì thế, khi ma chúng hóa thành hình chim đến để khủng bố ngài, ngài liền hóa làm mèo rừng đuổi bắt. Ma hóa thành mèo rừng, ngài liền hóa thành chó sói để xua đuổi. Ma hóa thành chó sói, ngài hóa thành con beo hung mãnh. Ma hóa thành beo, ngài liền hóa thành cọp. Ma hóa thành cọp, Ngài liền hóa thành sư tử. Ma hóa thành sư tử, ngài liền hóa đao kiếm. Ma sinh ra lửa nóng ngài liền hóa mưa. Ma hóa mưa, ngài hóa thành dù lọng. Bồ Tát lại hóa hiện cung điện lưu ly rồi an trú trong đó để bảo hộ thân thể, nhưng không làm chướng ngại mắt. Cuối cùng Bồ Tát dùng tay đè đại địa, muốn đại địa phải chứng minh phúc đức của mình. Đại địa phát thanh chứng minh, nên Ma vương chỉ đành dẫn theo 16 ức ma quân rút lui chạy mất.
Do đó, Bồ Tát vì cần thiết hàng phục Ma vương, nên hiển thị như ý thông, thần túc thông là những thần thông tương đối khó dưới cây bồ đề để hàng phục Ma vương.
B. Thứ tự chứng đắc thần thông của Đức Phật
Xét thông thường, trong lục thông, thiên nhãn thông tương đối dễ tu hơn, nhưng Đức Phật trước khi thành đạo không phát khởi thiên nhãn thông trước, mà phát khởi như ý thông.
Trong quyển 28 bộ "Đại Trí Độ luận" giải thích nguyên nhân Bồ Tát đắc Như Ý thông trước: "Vì sao Bồ Tát không đắc thiên nhãn trước?" đáp: "Bồ Tát với mọi chư pháp đều dễ dàng, không hề khó khăn, những người khác căn cơ chậm chạp, nên mới có khó có dễ". Vào lúc canh một, Ma vương hiện đến định chiến đấu với Bồ Tát, Bồ Tát dùng sức thần thông hiện ra các loại biến hóa, khiến binh khí của ma quân đều hóa thành chuỗi anh lạc. Tiếp đến, Bồ Tát lại tiếp tục nghĩ về thần túc thông, khiến cho được đầy đủ. Sau khi sinh khởi tâm niệm, lập tức chứng nhập và đắc được đầy đủ thần túc thông. Bồ Tát liền suy nghĩ vì sao bản thân lại có được thần lực lớn như thế, liền cầu túc mạng minh, hiểu biết được do sức mạnh phúc đức tích tụ hoàn thành từ nhiều kiếp".
Ở đây Bồ - Tát trước tiên đạt được như ý thông, tiếp đến thể ngộ nguyên do sức mạnh quảng đại, chứng đắc túc mệnh thông. Điều này giống như trong "Phương Quảng Đại Trang Nghiêm kinh" viết: "Vào canh ba ngài nhiếp trí tâm, chứng đắc trí huệ của việc biết không thể túc mạng quá khứ, thông quán tình trạng đầu thai thọ sinh trong quá khứ bản thân cũng như của người khác, hoàn toàn hiểu biết biến hóa nhân duyên thời gian từ một đời, hai đời đến mười đời, trăm đời, ngàn đời, vạn đời, ức đời, bách ức đời, thiên ức đời... cho đến thành kiếp, hoại kiếp cũng như thành kiếp, hoại kiếp của vô lượng, Ngài đều hoàn toàn nhớ hết. Hết thảy trú xứ, bất luận là tên hoặc họ, tướng mạo, ăn uống, khổ, vui, sống, chết... Tất cả hình tượng, trú xứ, sự nghiệp, bất luận của bản thân hoặc của người khác đều hoàn toàn hiểu biết tận cùng".
Bồ Tát vào lúc đắc được túc mệnh thông, ma quân rút lui, liền sinh khởi tâm của nhất thiết từ mẫn. Lúc ấy Bồ Tát không nhìn thấy ma chúng, liền tâm niệm ma chúng, nhưng không nghe được âm thanh của chúng, cho nên lại sinh khởi thiên nhĩ thông, để nghe được âm thanh của chúng.
Bấy giờ Bồ Tát liền chứng đắc được thiên nhãn thông, bộ "Quá khứ, hiện tại, nhân quả kinh" viết: "Bấy giờ Bồ Tát giữa đêm, liền đắc được thiên nhãn thông, quán sát thế gian, hoàn toàn nhìn thấy được tất cả. Cũng giống như trong gương sáng vậy, soi thấy diện mạo bản thân, nhìn thấy hết thảy chúng sinh, có chủng loại vô lượng, chết ở nơi này và sinh ở nơi khác, tùy theo việc thiện, việc ác đã làm, thọ nhận quả báo khổ, vui".
Bồ Tát dùng thiên nhãn quan sát, dùng thiên nhĩ nghe biết chúng sinh trong thập phương ngũ đạo. Vì muốn biết được tâm niệm của họ lại sinh khởi tha tâm thông.
Cuối cùng, trải quả bảy ngày thiền quán trên Kim Cang tọa, lúc rạng sáng, khi sao mai mọc lên ở phương Đông, Bồ Tát hoát nhiên đại ngộ, chứng được sự giác ngộ viên mãn vô thượng, thành quả vị Phật.
Ngài đạt được Túc Trụ Trí vào đầu đêm, chứng đắc Thiên Nhãn Trí Minh vào giữa đêm, quan sát thập nhị nhân duyên lưu chuyển sinh mệnh vào cuối đêm, đạt đến Nhất Thiết Trí khi mặt trời mọc.
Đức Phật cùng với việc chứng ngộ được vô thượng chính đẳng chính giác, không những cụ túc dứt đoạn hết phiền não lậu tận thông, đồng thời cũng đầy đủ năm loại thần thông: Thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mệnh, như ý.
Với sáu loại thần thông trên, năm thông trước người thường đều có thể chứng được, nhưng lậu tận thông thứ sáu, chỉ những bậc thánh đã giải thoát mới đạt tới được.
Một ngày kia, Đức Phật trú tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, ở thành Xá Vệ. Cùng lúc dó tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và A Nan, trú tại Trúc Lâm tịnh xá nơi thành Vương Xá và cùng ở trong một phòng.
Lúc bấy giờ, vào đêm khuya tôn giả Xá Lợi Phất tán thán tôn giả Mục Kiền Liên: "Đêm nay ông an trú trong thiền định thậm thâm Tịch Diệt chính thọ, tôi không nghe được cả tiếng hô hấp của ông!". Mục Kiền Liên trả lời: "Không phải tôi chứng Tịch Diệt chính thọ, mà là Thô Chính Thọ thiền định mà thôi. Này tôn giả Xá Lợi Phất, thật ra vừa rồi tôi đang nói chuyện cùng Đức Phật".
Xá Lợi Phất vô cùng kinh ngạc: "Này Mục Kiền Liên, Đức Phật trú tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, ở thành Xá Vệ, cách Trúc Lâm tịnh xá của chúng ta xa thăm thẳm, làm sao nói chuyện với ông? Thật sự có phải ông vận dụng sức mạnh thần thông thần túc thông tới nơi Đức Phật, hoặc Đức Phật dùng sức thần thông tới đây, để nói chuyện với ông không?".
Mục Kiền Liên cười đáp: "Tôi vốn không vận dụng thần túc thông tới nơi Đức Phật, Đức Phật cũng chẳng dùng sức thần thông đến đây. Nhưng chúng tôi vẫn có thể nghe thấy nhau, đó là bởi duyên cớ Đức Phật và tôi đều đắc được quả thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông.
"Vừa rồi tôi hỏi Đức Phật: "Thế nào là ân cần tinh tấn?", Đức Phật đáp: "Mục Kiền Liên, nếu như một vị tỳ kheo là người tu hành, ban ngày chăm chỉ kinh hành, thiền tọa, dùng các pháp môn không chướng ngại để tự làm thanh tịnh hành vi của mình, vào ban đêm cũng vẫn an tọa, kinh hành. Nửa đêm khi đi ngủ, sau khi rửa chân vào phòng, hai chân giao với nhau, nằm nghiêng về bên phải, trong tâm vẫn tụng niệm về minh tướng, chính niệm, chính tri. Cuối đêm khi thức dậy, cũng an tọa, kinh hành, dùng pháp không chướng ngại giúp tâm mình thanh tịnh, đó gọi là ân cần tinh tấn".
Xá Lợi Phất liền tán thán Mục Kiền Liên: "Đại Mục Kiền Liên, ông đầy đủ sức mạnh đại thần thông, sức mạnh đại công đức. Ông cứ ngồi an tọa, tôi cũng cùng ông đều đắc được đại lực đầy đủ...".
Đoạn truyện kể trên, nằm trong quyển 18 sách "Ly A Hàm kinh", ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ sinh hoạt thường ngày của Đức Phật và đệ tử Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên vào 2500 năm trước, vận dụng thần thông đối với họ, hết sức phổ biến, gần gũi.
Từ câu chuyện kể trên, chúng ta thấy được sự tu trì thiền định thường ngày, hơn hẳn điện tín, điện thoại ngày nay, vận dụng sức thần thông như thiên nhãn, thiên nhĩ hỏi đáp một cách tự tại; càng không cần bàn đến khả năng phi hành tự tại, hoặc di chuyển tái nơi khác trong chớp mắt là của thần túc thông.
Từ Đức Phật và các đệ tử Ngài, chúng ta thấy được diện mạo biểu hiện tự nhiên của thần thông. Vậy thật ra thần thông là gì? Việc tu tập, hạn chế và phạm vi của thần thông ra sao? Điều này mọi người đều tò mò muốn tìm hiểu nhưng rất khó giảng giải rõ ràng diện mạo thần bí bất khả tư nghị, sách này sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc ấy cho bạn đọc.
II. Ý NGHĨA CỦA THẦN THÔNG
Thần thông, là một loại năng lực siêu việt thế gian, có tác dụng biến hóa tự tại không hề chướng ngại. Nguồn gốc của loại năng lực này, chủ yếu thông qua tu tập thiền định và trí huệ đạt tới. Từ tác dụng của thần thông quan sát, chủ yếu có thể chia thành sáu loại hình, gồm năm loại thông: Thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mệnh, như ý và sáu là lậu tận thông.
Thiên nhãn thông tức có thể tự tại chiếu kiến hình sắc xa gần của hết thảy thế gian vạn vật, cũng như các loại hiện tượng khổ; vui của lục đạo chúng sinh.
Thiên nhĩ thông tức có thể tự tại nghe thấy các loại âm thanh thế gian, cũng như hết thảy ngôn ngữ khổ, vui của lục đạo chúng sinh.
Tha tâm thông tức có thể tự tại biết được tâm niệm của lục đạo chúng sinh gồm: trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Túc mệnh thông tức có thể tự tại biết được nhất sinh nhị thế, cho đến khi túc thế nhân duyên trăm ngàn vạn kiếp của bản thân và lục đạo chúng sinh.
Như ý thông hay còn dược gọi là thần túc thông, tức có thể tùy ý biến hiện, thân thể có thể phi hành trong hư không, bay qua núi vượt qua biển, hết thảy hành động đều không hề chướng ngại.
Lậu tận thông, "lậu" có nghĩa là phiền não, lậu tận là dứt đoạn hết thảy phiền não, không còn chịu sinh tử và đạt tới giải thoát, thuộc về thần thông trí tuệ, đây là thần thông chỉ có ở những bậc thánh và Phật, Bồ Tát đã khai ngộ.
Từ sự giải thích trên, chúng ta có thể hiểu được, sáu loại thần thông của Phật giáo là sáu loại năng lực do Đức Phật sinh khởi dưới gốc cây bồ đề, hàng phục Ma vương, chứng đắc vô thượng bồ đề quảng độ chúng sinh. Trong sáu loại năng lực này, quan trọng nhất và cũng chủ yếu nhất, thù thắng nhất, là thần thông trí huệ vô thượng, cứu cánh của lậu tận thông mà Đức Phật chứng đắc cuối cùng.
Lục thông căn cứ vào công dụng của thần thông để phân biệt. Nhưng từ trước đến nay vẫn còn sự phân loại khác đối với thần thông, có cách phân loại dựa vào phương thức đạt được thần thông.
Như "Câu Xá luận" viết: "Thần cảnh có năm là tu, sinh, chú, dược, nghiệp mà thành vậy".
Như vậy đã chia ra năm loại thần thông:
1. Tu đắc: thần thông do sức tu hành phát khởi.
2. Sinh đắc: thần thông có được do phước báo vừa ra đời đã có.
3. Chú thành: sức thần thông do trì chú tụng niệm thành tựu.
4. Dược thành: sức thần thông nhờ uống thuốc đạt tới được.
5. Nghiệp thành: thần thông do nghiệp lực mà có. Ở đây lại chia thần thông sinh ra (sinh đắc) có và thần thông do nghiệp lực thành.
Ngoại trừ bộ "Câu Xá luận", trong bộ "Thuận Chính lý luận" và bộ "Hiển Tông luận" cũng áp dụng cách phân chia như vậy.
Quyển 15 bộ "Tông Cảnh lục" dựa theo phương thức đạt được thần thông, chia thần thông thành năm chủng loại:
1. Đạo thông: Thần thông được phát khởi do liễu ngộ lý thực tướng, thần thông cũng tức là ngoại trừ lậu tận thông của trí huệ giải thoát, đồng thời đầy đủ ngũ thông là thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mệnh, như ý, cũng đồng thời đầy đù thần thông của lục thông.
2. Thần thông: Chỉ năng lực thần thông được dẫn phát do sức thiền định.
3. Y thông: Sức thần thông có được do uống thuốc, bùa chú hoặc chú ngữ.
4. Báo thông: Sức thần thông có được do nghiệp lực quả báo, như thần thông của trời, a tu la, quỷ thần... đều thuộc loại này.
5. Yêu thông: Sức linh thông của yêu quái, tinh linh.
Trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng về các truyện ly kỳ "Liêu trái chí dị" thường có chép rất nhiều về sức linh thông của quỷ mị, yêu quái, thường gặp nhất là ghi chép về "hồ tiên" (tiên cáo). Sách chép hồ tiên cư trú trong huyệt mộ, thường dùng huyễn thuật biến mộ thành nhà đẹp, người bị mê hoặc được tiếp đãi rất nhiệt tình trong nhà, cơm, rượu no say, hôm sau tỉnh dậy phát hiện ra mình nằm trong bụi cỏ giữa nghĩa trang. Loại huyễn thuật này chính là loại của yêu thông.
Còn các thiên thần ở trên trời, khi sinh ra là đã có túc mệnh thông, có thể biết được bản thân chết ở đâu, có công đức gì sinh lên cõi trời, loại thần thông vừa sinh ra đã có này chính là "thần thông do quả báo mà có", hay còn gọi là "Báo thông".
Quyển 20 bộ "Đại thừa nghĩa chương", thần thông được chia làm bốn loại:
1. Báo thông: Do quả báo được sinh ra nơi cõi trời tứ thiền tự nhiên có được.
2. Nghiệp thông: Tự do bay trên trời do dựa vào dược lực của tiên nhân (thông lực có do nghiệp).
3. Chú thông: Do Bà La Môn trì chú có được.
4. Tu thông: Thông lực do tu thiền định đắc chứng.
Còn trong quyển 3 bộ "Hoa Nghiêm Đại sớ" cũng dựa vào năng lực đạt được của thần thông, chia thành ba chủng loại khác nhau:
1. Báo đắc thông lực: Thần thông có được do quả báo nghiệp lực, như thiên nhân, quỷ thần sinh ra đã có thần thông, loại thần thông này chính là "Báo thông" nói ở trên.
2. Tu đắc thông lực: Thông lực do tu trì như Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác do tính thích ứng trì tam học trì giới, thiền định, trí huệ đạt được thần thông. Ngoài ra, các tiên nhân, thuật sĩ thông thường như tiên nhân Bà La Môn, người tu luyện Đạo giáo ... cũng có khi đạt được ngũ thông nói trên nhờ tu trì.
3. Biến hóa thông lực: Thần thông biến hiện đủ loại của thánh nhân tam thừa Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác.
Tổng hợp các cách phân loại trên, chúng ta có thể quy nạp thần thông thành bốn loại khác nhau như sau:
1. Thần thông của quỷ thần.
2. Thần thông có được do chú thuật, bùa chú, dược liệu.
3. Thần thông do thiền định.
4. Thần thông do trí huệ.
Dưới đây sẽ phân biệt giới thiệu bốn loại thần thông này, hy vọng giúp mọingười có được hiểu biết hoàn chỉnh đối với hệ thống thần thông.
III. THẦN THÔNG CỦA QUỶ THẦN
Như nói ở trên, thần thông của quỷ thần thuộc về thần thông có được do phước báo, cũng tức siêu năng lực mà loài người không có, nhưng hình thái sinh mệnh này cũng như thiên nhân, quỷ thần khi sinh ra là đã có.
Ví dụ một cách đơn giản hơn như so sánh giữa loài người và loài chim, chim có thể bay lượn trên không trung, đối với loài người đấy cũng là một loại thần thông. Ví dụ như loài chó đối với cảm ứng của quỷ thần là vô cùng nhạy bén. Loại năng lực cảm ứng này, loài người văn minh cũng không có. Chỉ từ các thần thông mà ta thường gặp này, đã được chúng ta an lập trong phạm vi của sự giải thích hợp lý, không còn bị quy nạp vào trong lĩnh vực thần bí.
Thực sự, năng lực thần thông của quỷ thần, cũng có nguyên lý tương đồng. Nhưng, do chúng ta không có được nhiều sự hiểu biết về sinh mệnh của các loại hình thái sinh mệnh ngoài loài người, thêm vào dó, khi bàn tới quỷ thần thường bị phủ lên một lớp thần bí, khó hiểu của vỏ bọc tôn giáo. Nên thái độ phần lớn người ta nếu không phải mê tín một cách mù quáng, lại có thái độ "kính quỷ thần nhi viễn chi", né tránh không nói đến, hoặc kiên quyết dùng "khoa học" kiểm chứng, dù đó là phạm vi hiện nay khoa học không cách nào kiểm chứng được nên liền phủ định hết các hiện tượng này, không nhìn nhận khách quan được nữa.
Trước khi nghiên cứu thần thông của quỷ thần, chúng ta hãy xem xét về hìnhthái sinh mệnh của quỷ thần và vị trí chúng an lậptrong toàn bộ thế giới sinh mệnh
A. Quỷ thần của Phật giáo
Trong Phật pháp, nếu phân loại các hình thái sinh mệnhvốn có, chủ yếu chia thành sáu loại, tức là "lục đạo": địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la, người, trời, tức sáu loạithế giới. Quỷ, thần trong Phật pháp, có phạm vi bao hàm rất rộng như: quỷ ngoại trừ chỉ chúng sinh cõi ngạ quỷ, địa ngục, còn bao gồm cả các sinhmệnh phi nhân nằm giữa cõi ma và cõi trời như dạ xoa, a tu la, ma hầu la già ...
Trong lục đạo, ngoại trừ người và súc sinh, bốn đườngcòn lại đều có sức thần thông do nghiệp báo mà được, chính là thần thông khisinh ra đã có.
Sáu nẻo luân hồi (lục đạo luân hồi)
1. Địa ngục pháp giới: những chúng sinh cụ túc tham, sân, si, phiền não, tạo ra ác nghiệp nặng, phải chịu cảnh giới cực khổ trong địa ngục. Chúng sinh trong địa ngục, khi sinh ra đã biết được mình tạo nghiệp ác gì từ kiếp trước nay phải xuống địa ngục chịu quả báo.
2. Ngạ quỷpháp giới: sinh mệnh của cõi ngạ quỷ, trong miệng đầy lửa nóng, bất kỳ thứ gì đưa vào miệng đều biếnthành than đỏ, không cách nào nuốt được; cổ họng của chúng bé nhỏ như mũi kim,nhưng bụng to như cái lu, cái bình, muốn ăn nhưng không thể ăn, do lòng tham màsinh ra vậy. Phật giáo tiến hành phóng diệm khẩu tronglễ vu lan bồn vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, chính là muốn tiêu trừ diệm hỏa (lửa nóng) trong miệng ngạ quỷ, khiếnchúng có thể ăn uống đầy đủ no nê, vì thế dùng cam lộ rảy sạch, dập tắt diệm hỏatrong miệng của chúng.
3. Súc sinh pháp giới: Súc sinh là do ngu si thọ báo, đó là một thế giới ăn thịt lẫn nhau, không ngừng chịu luân hồi thọ báo. Hết thảy động vật như chim, thú, sâu, cá... đều thuộc về cõi này. Gọi là "súc sinh" tức nghĩa do loài người nuôi dưỡng, chủ yếu là gia súc, gia cầm. Chúng sinh cõi súc sinh, phần lớn mạnh nuốt yếu, chịu các loại khổ, thường bị thiên, nhân loại xem như thức ăn, hoặc là bị sử dụng cho công việc nặng nề như vác, cày bừa ... không được tự do.
4. Tu la pháp giới: Tu la có phước báo như cõi trời, nhưng không có đức hạnh cõi trời, bản tính ưa đánh nhau, thích sân hận. Rất nhiều Đại Tu la vương có thần thông như thiên thần, không những có thể tự tại bay lượn, mà còn có thể chạm tới nhật, nguyệt (mặt trời, mặt trăng).
5. Nhân pháp giới: Cõi người của nhân loại. Nhìn từ quan điểm Phật pháp, sinh hoạt cõi trời quá an nhàn, cõi Tu la lòng sân quá nặng, còn địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì khổ, báo ngùn ngụt, nên trong đó chỉ có nhân gian khổ và vui đều có, thích hợp tu hành, vì vậy loài người là cột trụ đứng giữa lục đạo, là chủ thể tạo nghiệp.
6. Thiên pháp giới: trong Thiên pháp giới, có sinh mệnh do tu tập mười loại thiện hạnh có sức phúc đức được sinh lên cõi trời, cũng có người do tu tập thiền định được sinh cõi trời, đó thuộc về cõi trời sắc giới, cõi trời Vô Sắc giới, có thể được phước báo cõi trời, thân thắng lạc của cõi trời. Thiên nhân có thần thông ngay lúc sinh ra, có thể biết được bản thân mình do công đức gì được sinh lên cõi trời, cư trú trong hư không, có thể tự tại bay lượn trên không trung.
Lục đạo nói trên còn được gọi là lục phàm, thêm vào cảnh giới của bốn bậc thánh là Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác thành cái gọi là "Thập pháp giới".
Phương thức phân loại của "Thập pháp giới" nói trên, là loại biệt chủ yếu, giữa các pháp giới này, vốn không chia biệt rõ ràng như vậy. Ví như, một số thiên thần, kỳ thực chính là Dạ Xoa vương tạo phúc đức lớn, có khi được xếp vào loại thiên thần, như Tỳ Sa Môn Thiên vương. Các quỷ thần thông thường hay nói đến như các quỷ thần cấp cao, phần lớn là thiên thần từ cõi trời dục giới trở lên; còn gần nhất với chúng ta, là các thiên thần cõi trời dục giới, các quỷ thần cấp thấp hơn, lại thuộc về loại đa tài quỷ, phần lớn phải dùng con vật để tế.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro