1.
Thời tiết vào xuân ở Thượng Hải thật ngọt ngào và ấm áp, nhìn dòng người thoải mái dạo phố tết bên người thân của họ thật khiến tôi vừa có chút ấm lòng và tủi thân. Cũng bởi lẽ, tôi là một du học sinh Việt Nam, sắp đón thêm cái tết thứ hai mà không có người thân bên mình, nhìn những nụ cười tràn ngập hạnh phúc kia xem, không chạnh lòng kể cũng mạnh mẽ phi thường.
Đang trong kỳ nghỉ tết nên trường của tôi cũng chẳng còn lại mấy người, Cao An cũng về Hồ Nam ăn tết với gia đình của cô ấy rồi. Đến người bạn thân duy nhất ở đây cũng chẳng còn, ký túc xá và thư viện trường chẳng còn sức hút với tôi. Cô ấy vốn mời tôi đến nhà cô ấy ăn tết cùng nhưng các bạn nghĩ xem cả năm nhà người ta mới có dịp đoàn tụ vài lần, nỡ nào tôi lại cắm rễ ăn ké nhà người ta chứ, chẳng phải lẽ tẹo nào. Nhưng cũng may mắn thật sự, đang nhàm chán thì cô bạn cùng phòng ký túc xá bảo ở gần đây chuẩn bị có đoàn phim đến quay và họ cần 1 vài chân phụ việc có tay nghề trong việc chỉnh máy ảnh và chạy lặt vặt trong đoàn. Và chưa nói nên các bạn chưa biết mặc dù, tôi là sinh viên trường y khoa nhưng nói về việc chỉnh máy quay này nọ thì tôi tương đối rành tay, do là năm ngoái khi tôi mới đến Thượng Hải thì trong một dịp tình cờ thăm thú Thượng Hải t có ghé một quán mì trông rất cũ nằm trong một con hẻm nhỏ, đây vốn cũng chẳng phải tiệm mì mà chỉ là khoảng sân nhỏ của một cặp vợ chồng già, họ đơn giản chỉ là bày vài bộ bàn ghế, treo một biển hiệu và thế là một tiệm mì nhỏ ra đời. Nhưng vấn đề là ở đây, trước sân nhà họ bán mì nhưng phía trong nhà lại là một tiệm sửa chửa máy ảnh, đặc biệt là máy ảnh kiểu cũ. Nhà của họ tuy rất nhỏ nhưng lại được rất nhiều người biết đến không chỉ nhờ món mì ngon tuyệt mà còn nhờ cửa hàng sửa chửa máy ảnh kiểu cũ hiếm hoi còn sót lại của cả vùng này. Tôi vốn là một người hảo mì nước, nay lại nhờ cái hương vị đặc trưng này mê hoặc, thế là một điều hiển nhiên, tôi trở thành khách quen ở đây. Tôi gọi hai vợ chồng ấy là dì và chú Lâm, họ cũng đã ngoài thất tuần rồi, mái tóc cũng đã điểm nhiều hoa sương, vết chân chim chẳng thể giấu được nữa. Chú Lâm có tướng người cao gầy, trông rất hiền hòa, chú lúc nào cũng mang theo cặp kính lão nên trông chú vô cùng trang nhã và tri thức. Còn dì Lâm thì lại là người phụ nữ nhỏ con, thấp bé khuôn mặt dì lúc nào cũng rạng rỡ và phúc hậu, bởi chú và dì ở cạnh nhau ngần ấy năm trời mà không hề có một tiếng cãi vã nào, họ đến và bầu bạn cùng nhau vì thứ tình yêu êm đềm tựa thủy.
Và lại là một dịp tình cờ nữa, khi tôi đến tiệm mì của dì thì lại chẳng thấy dì đâu, gọi mãi cũng chẳng thấy dì ra nên tôi đành đánh bạo rón rén bước vào nhà gọi thử. Thế nhưng mặc dù đã nghe danh chú từ lâu nhưng đây là lần đầu tiên tôi bước vào cửa tiệm của chú. Ôi thật sự quá mị hoặc rồi!! Cửa tiệm được trang trí vô cùng đẹp, ánh sáng mập mờ, mùi hương của những thứ xưa cũ, và những chiếc máy ảnh được đặt ngay ngắn trên kệ, và tận trong góc là chiếc bàn làm việc bừa bộn trái với vẻ ngăn nắp ở phía ngoài thật khiến người ta có cảm giác quá khứ, ùa về, sống động. Đang mải mê chìm đắm trong chính sự cảm thán của bản thân, thì thình lình giọng chú Lâm vang lên sau tấm rèm:
- trông cháu có vẻ thích máy ảnh nhỉ, Lục Lam ?
- à dạ?
- thì chú muốn hỏi cháu có muốn đến đây giúp việc cho chú không, dù gì cũng già rồi,mắt không còn sáng nữa, vốn chú cũng cần tìm học trò nhưng dường như chẳng ai còn hứng thú với những thứ này nửa rồi - vừa nói chú vừa cầm một chiếc máy lên, nhẹ nhàng nâng gọng kính, ánh mắt ôn hòa nhìn món đồ mình cầm trong tay như đang nâng niu một cái gì xa xôi từ trong ký ức.
Và cũng chẳng hiểu sao, hoặc cũng có lẽ do ánh mắt đó, tôi đã không mảy may suy nghĩ mà trả lời:
- vâng ạ, nếu chú không chê thì cháu đồng ý ạ, nhưng mà cháu không biết gì về máy ảnh đâu ạ, nhận cháu cũng chỉ làm chú rước thêm phiền phức thôi đấy - vừa nói tôi vừa cười rạng rỡ nhìn chú. Kỳ thực tôi thật sự rất thích nơi đây, chỉ tưởng tượng đến lúc tôi cũng tần mẫn làm việc như chú trong một tiệm ảnh như thế này thôi cũng tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi rồi.
- không sao, từ từ bồi dưỡng.
Và vậy thế là, ngoài thời gian học trường ra thì tôi chính là thợ học việc chăm chỉ nhất con hẻm này.
Học hết một năm trời, đương nhiên tay nghề của tôi cũng đã khá là cứng cỏi, có thể tự mình sửa chửa một chiếc máy ảnh sao cho nên hình nên dạng, không những thế ngay cả những chiếc máy quay phim dù cũ hay mới tôi cũng đã thao tác thành thục trên đó cả, vì mặc dù chuyên về máy kiểu cũ nhưng chú vẫn nhận máy kiểu mới. Tuy nhiên đa số rất ai tìm đến một căn tiệm nhỏ bé và cũ kỹ như này để sửa một chiếc máy ảnh hiện đại. Chỉ cần bước ra khỏi con hẻm này thôi, đã có biết bao nhiêu cửa hàng bảo hành và sửa chửa hiện đại dành cho chúng, chẳng mấy ai ngược xuôi ngang dọc để tìm đến nơi vốn không thuộc về mình đâu nhỉ.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro