GIỚI - ĐỊNH - TUỆ
( Bài Giảng - BƯỚC TỚI CHÂN TRỜI CAO RỘNG - THẦY THÍCH MINH NIỆM GIẢNG)
I. GIỚI
1. UY NGHI:
- 1 vị thầy tu đòi hỏi phải có tác phong uy nghi từ dáng đi, từ cách mình ngồi xuống, cách mình ngồi trên một cái ghế hay ngồi trên 1 bồ đoàn, cách mình đưa tay ra nói chuyện, cái ánh mắt mình nhìn vào người khác,.. nó phải đặt biệt hơn người bình thường. Ở đây không phải mình luyện để trở thành 1 diễn viên, người nổi tiếng.
- Lúc ban đầu có thể chúng ta dùng ý chí để ép buộc bản thân phải vào trong 1 cái khuôn thực hiện. Mình phải nhắc nhở bản thân của mình phải đi đứng làm sao, phải nói năng làm sao, phải tiếp xúc mọi người trong 1 khuôn khổ.
- Cách ăn uống, cách nói chuyện, cách trình bày vấn đề, cách xử lý một vấn đề sự kiện xãy ra một cách đứng đắn.
- Đặc biệt chú ý đến Uy nghi tác phong của một vị tu hành.
2. GIỚI LUẬT (nói đến khuôn khổ)
- Đưa bản thân vào môi trường rèn luyện theo khuôn khổ.
3. NỘI QUY TẠI NƠI Ở, LÀM VIỆC, TU HÀNH:
Những thanh quy này để bảo vệ mình không có sống lại cách sống của thế tục để đặt mình vào đời sống thoát tục.
Về thân của mình được đặt trong môi trường đặc biệt của sự tu luyện.
Tất cả những điểu này đưa đến sự thanh tịnh.
4. NGUYÊN TẮC SỐNG CỦA BẢN THÂN
- Ngoài những giới luật, những nội qui quy định còn phải tự đặt ra cho mình nguyên tắc sống để quy định cho bản thân mình.
- Phải cô lập hóa nhu yếu muốn được thương yêu, đây là phần rất cơ bản của con người. Tất cả những vướn mắc sơ sơ hoặc sâu đậm đó nó điều cô phụ lại mục tiêu chính của mình là bước tới chân trời cao rộng. Đôi khi mình rời khỏi quỹ đạo con đường tu luyện của mình hồi nào mình không hay. Nếu lòng mình vấn vương ở một đối tượng nào đó và tâm thanh tịnh không còn nữa. Mà nếu chúng ta để nó quá lâu thì nó sẽ làm vẩn đục hết thì khi mình nhìn vào mình chỉ có sự vẩn đục thôi thì mình sẽ khinh thường bản thân mình, sẽ thiếu tôn trọng bản thân mình và mình sẽ cho phép bản thân mình sẽ phạm giới và làm những điều mà mình sẽ rất ăn năng, hối tiếc sau này.
=> Vậy cho nên trong giai đoạn đầu tiên của người tu phải thực hiện thật sự nghiêm túc, giữ gìn giới luật cho tốt. Và đây là 1 giai đoạn phải kiềm nén. Dĩ nhiên chúng ta không thể kiềm nén cái gì quá lâu nhưng ta phải làm trong 1 giai đoạn vì lúc này mình chưa có cái gì khác ngoài ý chí của mình để kiềm nén bản thân mình.
Vd như mình phải ngồi thẳng lưng lên để tạo ra cái uy của người tu, tạo ra 1 năng lực khác thay vì mình nằm rã rượi trên ghế.
Hoặc là khi mình đi thì bước chân của mình phải đỉnh đạt, phải từ tốn để nó toát ra được năng lượng của một người phi phàm. Không phải mình đang giả tạo để tạo để trở thành người phi phàm nhưng bắt buộc mình phải đưa vào môi trường rèn luyện. Từ từ thì chất phi phàm sẽ trở thành tự nhiên nhưng ban đầu thì không thể tự nhiên được, ban đầu là phải ép buộc.
- Cho nên giới luật có tính chất bảo hộ giúp cho chúng ta không bị bước ra khỏi chất liệu của một bậc thánh. Giúp chúng ta giữ gìn được chất thánh. Đó là những cái thấy của Đức Phật, của các Tổ quy định chúng ta chỉ ở trong biên giới này thôi, đừng có bước ra khỏi đó, nếu chỉ cần ta bước ra là chất phàm ta sẽ trỗi dậy.
- Mục tiêu chính của chúng ta trở thành người có trí tuệ và lòng từ bi, trở thành người thoát tục, người có nhiều năng lượng bình an, có nhiều sự tự do, có nhiều hạnh phúc để ban tặng cho những người thân yêu của mình và mọi người xung quanh.
- Trước hết hãy nghe lời, đi theo giới luật trước, bám sát vào giới luật, dù có nhiều giới không phù hợp với thời điểm hiện tại nữa thì mình cứ để qua một bên, chúng ta cần tập trung vào các GIỚI lớn, những giới căn bản, những giới trọng phải hết sức giữ gìn và đặc biệt chú ý tới uy nghi tác phong của 1 vị tu hành. Để mình biết rằng mình đang tịnh tiến đi về chân trời cao rộng.
- Dù cách thực tập này chúng ta chưa có TUỆ được, mình chưa có nhận biết được nó hay như thế nào, nó dở như thế nào, chưa biết phải điều chỉnh thêm bớt ra làm sao vì mình mới trong giai đoạn mới đi vào, mới tiếp thu phật pháp, mình chưa có đủ sự hiểu biết, chưa có những trãi nghiệm để biết điều chỉnh như thế nào. Thì giai đoạn này mình nên tuân thủ hoàn toàn theo giới luật.
=> Tìm được sự Thanh tịnh trong tâm hồn. Dù hiện tại thanh tịnh này còn mang tính kiềm nén.
- Những thứ có giá trị chúng ta không bao giờ đạt một cách dễ dàng được mà phải có sự khổ luyện trải qua khó khăn gian nan thì mới thành công được.
- Muốn giữ GIỚI được phải có sự kiên trì, phải có sự chịu đựng, phải có sự nhịn nhục, buông xả. Để giữ khí tiết, giữ sự thanh tịnh trong tâm hồn.
II. ĐỊNH
1. Quay vào bên trong:
Quay về nương tựa Phật Pháp Tăng bên ngoài và cả bên trong.
Giành nhiều thời gian để tĩnh tâm.
- Chúng ta thống kê và nhìn lại xem 1 ngày chúng ta đã giành bao nhiêu thời gian bao nhiêu phút, giờ để ngồi tĩnh tâm.
- TĨNH TÂM có 2 phần: Phần cạn: ngồi phản tỉnh lại bản thân mình. Phần sâu: ngồi xây dựng sự định tâm.
- Người ta phải dành thời gian quay về bên trong phải nhiều hơn thời gian cho bên ngoài. Phải cố gắng nhắc nhớ bản thân phải đưa thời gian thực hành quay về bên trong nhiều hơn. Không nên bám víu cái gì bên ngoài nhiều quá.
- Do ý thức bản thân, chúng ta thường không can đảm để ngồi đối diện với chính mình, với những thứ không hấp dẫn gì đó là phiền não của mình.
- Cái quan trọng mình đang thiếu đó là phương pháp, cái con đường nào, cách thức nào giúp chúng ta quay vào bên trong một cách hiệu quả.
2. An trú trong hiện tại:
Mình phải sống chắc chắn, phải trân quý sống sâu sắc, kỷ lưỡng trong từng giờ từng phút. Giây phút đó là giây phút cố gắng đừng cho phiền não nó sinh khởi.
Trong giây phút đó phải cố gắng thực hành tứ chánh cần:
+ Nếu có ác pháp phát sinh thì cố gắng tập trung để dọn dẹp: phải lên danh sách những thói hư tật xấu, những tập nhiễm của bản thân lên danh sách để loại trừ.
+ Những năng lượng tiêu cực nào manh nha sắp phát sinh: mình tìm cách cô lập hóa nó đừng cho nó phát sinh.
+ Những cái thiện pháp nào, những năng lượng tích cực nào mình chưa có, những đức tính tốt nào mình chưa có mạnh phải tìm cách khơi gợi.
+ Những cái thiện pháp nào, những năng lượng tích cực nào mình đã mạnh rồi, đã tốt rồi thì tiếp tục duy trì và phát triển.
3. Định tĩnh: (vẫn còn sự kiềm nén)
Bản thân có ý thức xây dựng sự định tĩnh phải có chất kiềm chế, kiềm nén tham sân si của bản thân cho dù trong lòng vẫn còn tồn tại.
- Để bản thân không dùng lời nói hay hành động gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, ít nhất mình xây dựng được hình ảnh đáng để được kính trọng, có tác phong uy nghi đẹp, có cách hành xử đẹp, mặc dù cái đẹp còn chưa hoàn hảo hoàn toàn.
- Người tu khi nào có nhiều thời gian đi vào bên trong nhiều hơn thì bản thân mới có sự ĐỊNH TĨNH được.
- Dù bạn là ai thì khi cách giải quyết mọi vấn đề thì mọi người đều nhìn vào thái độ của mình, cách mình giải quyết một vấn đề như thế nào nó có cao thượng hơn người bình thường không, nó có bao dung hơn người bình thường không, nó có đẹp, có hay hơn người bình thường không.
- Mà muốn được có như vậy thì chúng ta phải có chất ĐỊNH TĨNH, người mình lúc nào cũng yên, cũng nhẹ nhàng, không có lăn săn, chộn rộn, ầm ầm ra bên ngoài.
4. Định tâm.
- Là cái định sâu sắc, an trú tâm trên một điểm. Định là mình chọn 1 điểm nào đó có mặt trong hiện tại, bên ngoài cũng được, trên cơ thể con người mình cũng được như đầu chóp mũi hay nhân trung hay là hơi thở, chú tâm thường xuyên vào trong đó.
- Khi tâm chúng ta chú tâm vào 1 điểm sẽ giúp chúng ta:
+ Tâm phiền não lắng xuống.
+ Ác pháp, năng lượng tiêu cực không phát sinh.
+ Thiện pháp, năng lượng tích cực sinh khởi.
+ Con người đạt được mức quân bình => tuệ giác mới sinh ra được.
- Lúc ban đầu chúng ta tập định tâm Định cạn thôi, VD tiếp xúc cái gì thì chú tâm biết cái đó thôi, 1 với 1 thôi. VD cầm cái tách thì chỉ nhìn cái tách, nhìn chiếc lá thì chỉ biết chiết lá thôi. Đó là định cạn.
- Còn ĐỊNH sâu thì mình phải ngồi yên một chỗ như là pho tượng vậy và ngồi khoản từ 45 phút đến 1 giờ, 2 giờ chú ý vào 1 điểm duy nhất nào đó, tâm mình phóng đi thì đưa nó trở về, phóng đi thì lại đưa trở về,..
+ Dù trong giai đoạn đầu mình không thể Định được nhưng vậy vì tâm mình vốn là như vậy luôn bay nhảy nhưng mình phải chấp nhận. Giai đoạn này phải thực tập vài tháng trời => đây chính là công phu tu luyện. Tâm nhảy đi rồi mình đưa về,...chớ chúng ta không thể nào tự nhiên mà đạt ĐỊNH ngay liền được.
+ Nhiều khi trong vài giờ đồng hồ ngồi ĐỊNH vậy nhưng cái ĐỊNH của chúng ta chỉ diễn ra được 5 phút hoặc 3 phút, hoặc lâu lâu được 1 phút. Rồi mình tập dần tập dần, ...mài dũi luyện tập phải làm sao mà khi ngồi xuống là ĐỊNH liền.
+ Để rồi khi mình đứng lên trong ánh mắt của mình phải có ĐỊNH, trong lời nói mình phải có ĐỊNH, trong cách mình tiếp xúc với công việc, giải quyết các vấn đề phải có cái chất ĐỊNH.
+ ĐỊNH dễ thấy nhất là sự ĐỊNH TĨNH. Không có bộp chộp, không dễ dàng phản ứng trước những vấn đề bất như ý xãy ra.
@ Người tu thì phải dư năng lực của ĐỊNH, rất là giàu ĐỊNH hơn người bình thường. Người tu là phải giỏi về thế giới bên trong, là tu tâm.
@ Từ thế giới lao xao, chộn trộn bên ngoài chúng ta phải quay về chú ý thế giới bên trong của nội quan, làm chủ được tâm hồn mình.
@ Có sự kiềm chế bản thân, VD nếu có sân thì chỉ sân trong lòng chứ đừng để sân ra bằng lời nói và hành động. Sân cũng có sự kiềm chế của sân.
@ Sự ham muốn, thèm khát, vướn mắc tình cảm dù có nhiều đến đâu thì cũng phải kiềm lại. Không được bung ra những lời nói lã lơi hay hành động thu hút người.
@ Người tu phải đi từ bước kiềm nén phải bước qua tính phát triển tự nhiên bên trong. Đầu tiên là ĐỊNH LỰC phát triển được sức ĐỊNH bên trong.
III. TUỆ
* TUỆ là: Kiến thức tích lũy và Kinh nghiệm tích lũy => Sự hiểu biết.
* TUỆ GIÁC: là những phát minh, những khám phá về những nguyên tắc vận hành của đất trời giữa con người với các cá thể.
1. Văn tuệ
- Học và hiểu kinh văn của Đức Phật.
- Chất chứa kinh điển.
2. Tư Tuệ
- Trước khi có TUỆ thì phải có CHÁNH KIẾN trước.
- CHÁNH KIẾN: để có được chánh kiến là tùy theo căn cơ của mỗi người, cách mỗi người tiếp thu đúng đắn.
- Chúng ta cần một gian đoạn gọi là thuần thục ở một mức cơ bản nào đó, cơ thể khỏe mạnh, ý chí phải kiên trì, muốn mà không đạt được nên cần có sự biết kiềm nén cho tới khi có tư chất từ thể lực đến tinh thần của mình vững chảy thì chúng ta mới tiếp thu tốt được giáo lý và đạt được kết quả tốt, thành quả tốt.
- Ngược lại nếu giáo lý mầu nhiệm mà được trao tuyền cho một người có quá nhiều vấn đề ở bên trong thì nguy hiểm vô cùng. Vd 1 người đầy nguy hiểm mà am hiểu đạo Phật thì thật nguy hiểm, 1 người mà bên trong còn nhiều vấn đề mà trên đầu đã đầy rồi, chân thì chưa bước mà đầu thì đầy rồi => tức là dùng cái đầu để đi đến chân lý, dùng cái đầu để tiếp xúc với tuệ giác đạo Phật thì nguy hiểm vô cùng. Không những gây hiểu lầm cho chính cá nhân đó mà vì uy tín, vì tài năng bằng cấp của người đó mà họ làm rất nhiều việc thì rất là nguy hiểm.
@ Cho nên chúng ta cần phải đi qua 1 giai đoạn giành rất nhiều thời gian, gạt qua những ngoại duyên để suy tầm giáo lý Phật pháp.
- Có khi mình suy tầm trong điều kiện ở một mình, ở một môi trường tu luyện nghiêm túc nhưng có khi mình cũng có thể suy tầm từ những sinh hoạt hằng ngày nhưng làm sao mà những sinh hoạt đó không ảnh hưởng đến công việc chính của mình đó là TƯ TUỆ.
- Nhưng thời gian ta giành cho TƯ TUỆ này cũng chưa chắc đúng đắn lắm đâu nhưng ít nhất chúng ta phải đầu tư để hiểu VD như vô thường là gì rồi mình quan sát một giọt sương, đời sống của một chiếc lá, sự hình thành của một bầy kiến, của một dòng nước,...để hiểu bản chất của các pháp như thế nào. Thì sự suy tầm của chúng ta mới sáng ra từ từ chứ không phải ta ngồi đó nhăn mày nhíu mặt, ngồi im trên bầu đoàn mà ra được.
- Có rất nhiều phương pháp chỉ dẫn làm sao để suy tầm cho ra được vấn đề nhưng mà cho dù có suy tầm tới đâu thì vẫn chưa là TUỆ GIÁC đích thực. Nhưng đó là sản phẩm cần thiết để đi tới tuệ giác đích thực.
3. Tu Tuệ:
Tức là quá trình chuyên sâu:
- Có thể nói TUỆ GIÁC là một tài sản rất khó mà đạt được, chúng ta có thể giữ GIỚI được, chúng ta có thể phát triển ĐỊNH được còn TUỆ thì rất khó. Giống như chúng ta phải đập đá tìm vàng nhưng có khi đó còn dễ làm hơn là tìm TUỆ GIÁC. Vì ngay khi chúng ta có thông tin đầu vào đúng đắn, có một sự hướng dẫn đúng về phương pháp tu hành gọi là chánh kiến thì mình vẫn mắc phải sai lầm như thường.
- Có nhiều người chuyên tu quyết liệt nhưng vẫn đâm đầu vào đá như thường. Càng tu thì lại càng sinh ra phiền não. Vì chúng ta mới có sự dụng công mà lại thiếu sự hiểu biết, kể cả dù được sự hướng dẫn kỹ càng đúng đắn từ những người thầy đi chăng nữa thì mình vẫn làm sai. Vì chúng ta thường thích làm mọi việc theo cái cách của bản thân mình. Dù cho thầy đã dạy mà mình làm đúng theo thì nó cũng chưa chắc là đúng và phù hợp với trường hợp bản thân mình.
- Chúng ta cần có sự thông mình từ ban đầu rồi sau đó có sự tiếp thu tốt từ các bậc thầy, phải biết quan sát, học hỏi rất nhiều và cuối cùng là phải hiểu rõ về con người của mình thì mới TU được.
=> Để có thể đi đến TUỆ GIÁC: thì điều quan trọng đầu tiên là phải có CHÁNH KIẾN (thông tin đúng đắn) là phải có sự hiểu biết đúng đắn trước (nhờ chất chứa học hỏi kinh điển, tìm tòi, suy tầm). Tiếp theo điều quan trọng nhất là THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN.
4. CHÁNH NIỆM:
Sau khi chúng ta đã giành rất nhiều thời gian để quay vào bên trong sau đó chúng ta phát triển định tâm. Sau chúng ta phát triển đến phần cực kỳ quan trọng để có TUỆ GIÁC đó là phát triển CHÁNH NIỆM.
- NIỆM: là một sự quan sát
+ NIỆM giống như cái camera vậy, nó ghi nhận hết những hình ảnh, âm thanh đang đi qua nó. Nghĩa là chúng ta thực tập khả năng quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh chúng ta ngay trong giờ phút hiện tại và cả chính chúng ta nữa.
+ Chúng ta quan sát dáng đi, cách ngồi, cách nói năng của mình => chỉ là lớp cạn.
+ Tiếp theo chúng ta quan sát lớp sâu hơn: là những cảm thọ của mình trong từng giờ từng phút. VD trong khi ăn, khi nói, khi mình tiếp xúc với một ai đó thì cảm thọ mình như thế nào.
+ Lớp sâu sắc nhất đó là TÂM của mình: trong khi mình đang đi, đang nói mình có phiền não không? Trong khi mình giải quyết các vấn đề có phiền não không? Cái đại diện trong TÂM nhiều nhất là nói đến cái VỌNG TÂM thì đó là phiền não.
=> Lúc nào người tu cũng thấy được tâm của mình mọi múc mọi nơi, phải thấy được cái vọng tâm của mình, thấy được sự phiền não của mình trong từng giờ từng phút.
+ Chắc chắn là khi chưa tu giỏi thì phiền não còn nhiều cho nên khi mình tiếp xúc với 1 đối tượng thì thế nào phiền não cũng chờ chựt để nó bước ra.
+ Người tu thì tu gì cũng không bằng TU TÂM => rèn luyện chính bản thân mình, thấy được diễn biến trong tâm của mình. Nếu tu mà không thấy được tâm mình, không thấy được phiền não của mình, những vấn đề bên trong của mình thì nguy hiểm vô cùng, tại vì nó luôn vẫn có, vẫn tồn tại vẫn chi phối mình.
=> NIỆM là sự quan sát được thế giới mọi thứ xung quanh mình trong hiện tại mà còn quan sát được chính mình, quan sát được thân rồi còn phải quan sát cả TÂM mình. Tức là mình là một camera để thấy được diễn biến tâm lý của mình trong từng giờ từng phút.
- CHÁNH: THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN
- THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN: khi chúng ta quan sát đối tượng chúng ta:
+ Không đàn áp.
+ Không phê phán.
+ Không có dán nhãn hiệu.
+ Không có bỏ lên thái độ ưa thích hay ghét bỏ.
@ CHÁNH NIỆM: là tiền đề của NIỆM, Vì NIỆM sinh ra TUỆ.
Ø CHÁNH TƯ DUY: chiếm 20%, mình dùng lý thuyết để tư duy tầm từ
Ø THIỀN QUÁN, QUÁN CHIẾU: là Không tư duy chiếm 80%.
@ CHÁNH ĐỊNH (Chỉ): là một sự chuyên chú trên một thái độ đúng đắn, là đi đến VÔ NGÃ.
Từ một cái tâm lăn săn rông rũi bên ngoài, ta đưa tâm trở về quay vào bên trong:
- Bước đầu tiên ta phải làm là ĐỊNH cho tâm đứng lại, Vì khi mình ĐỊNH tức là chú ý vào 1 điểm duy nhất -> tâm sẽ không thấy gì cả -> công việc của nó chỉ là giữ tâm kiên trì trên 1 điểm, tất cả mọi thứ xung quanh đều không nhận biết được. Cho nên khi định sâu thì phải ngồi trong 1 không gian an toàn, ngồi rất là yên không được cựa quậy nhúc nhích ngồi như 1 pho tượng vậy.
- Bản thân của ĐỊNH là phải giữ cho TÂM thật là sâu thẩm vào bên trong trên 1 đề mục nào đó. VD như đầu chớp mũi, nhân trung hay là hơi thở. Mà bản thân của ĐỊNH là chưa có thấy gì hết mà nó chỉ là sự dừng lại và chuyên chú vào 1 điểm thôi. Nhưng khi ta thoát khỏi ĐỊNH rồi thì ta sẽ thấy 1 cái mới vì bản thân của ĐỊNH là làm cho phiền não lắng xuống. Đây là chỉ mới là cái thấy thôi chưa có đủ. Chúng ta phải bước tiếp theo nữa đó là NIỆM => CHÁNH NIỆM.
=> CHÁNH NIỆM (Quán): là không tư duy + sự quan sát + thái độ đúng đắn.
=> TUỆ: là 1 cái thấy vĩ đại, cái thấy lớn về bản chất của chúng ta và của vạn sự vạn vật. Vì chúng ta đang sống trong thế giới hiện tượng, có người này người kia, chúng ta bắt đầu có sự kỳ thị, phân biệt, có cao có thấp, có trên có dưới, có trong có ngoài, có đẹp có xấu, có giàu có sang, có lớn có bé,... Thì con đường đi về TUỆ là để làm sao có thể thấy được mọi cá thể trong trời đất này có cùng 1 bản thể, thấy được bản chất thật của con người mình là VÔ NGÃ.
=> TUỆ: là có cái thấy về VÔ NGÃ.
Dù bản thân ta biết là VÔ NGÃ nhưng chúng ta sống CÓ NGÃ, vì thế chúng ta học cách quan sát cái ngã của mình trong từng giờ từng phút, để rồi mỗi ngày chúng ta sẽ đi về sự VÔ NGÃ.
=> Trong NIỆM phải có chứa ĐỊNH nhưng trong ĐỊNH thì không có chứa NIỆM.
- NIỆM: ban đầu thì chỉ là NIỆM nhưng cái NIỆM sau này nó là CHÁNH NIỆM => tức là từ 1 cái NIỆM còn nhiều phiền não nó quan sát một đối tượng còn phiền não rồi đến quan sát luôn cái phiền não đó, giống như từ nước đục ta lắng lại thành nước trong. Từ 1 cái TÂM quan sát với nhiều thành kiến với nhiều sự phán xét rồi mình quán sát luôn cái TÂM THÀNH KIẾN cái tâm phán xét đó, thì những thành kiến, phán xét đó sẽ tan biến từ từ. Đó là từ NIỆM sẽ chuyển sang CHÁNH NIỆM. Sự đạt được tận cùng cao nhất của CHÁNH NIỆM, đạt sự viên mãn nhất tức là TUỆ.
- Cho nên trong quá trình quan sát (NIỆM) chúng ta mới ngộ ra được, mình mới thấy ra được chân lý, thấy ra được bản chất của vạn sự vạn vật. Cho nên nói NIỆM sinh ra TUỆ cũng đúng mà ĐỊNH sinh ra TUỆ cũng đúng vì nó có chứa trong nhau. Nhưng công việc mà để sinh ra TUỆ nhiều nhất là tức là công việc của NIỆM chứ không phải công việc của ĐỊNH.
- Vì sao chúng ta nói NIỆM sinh ra TUỆ: NIỆM là một phần của TUỆ: Vì trong quá trình quan sát được TÂM của mình với một cái tâm thuần khiết, 1 cái tâm thuần khiết đang quan sát tất cả những diễn biến tâm lý đang diễn ra thì sẽ xãy ra 1 cái thấy. Trong khi quan sát thì nó sẽ thấy vì khi đang ĐỊNH thì sẽ không thấy. Nhưng để quan sát được như vậy thì ta phải có ĐỊNH, nhờ ĐỊNH thì mới quan sát 1 đối tượng nào đó sâu sắc bền vững được.
=> Cho nên không có ĐỊNH thì không có TUỆ được, phải có ĐỊNH nhưng ĐỊNH không trực tiếp làm ra TUỆ, mà nó phải qua giai đoạn của CHÁNH NIỆM ( là nhìn mọi thứ trong sáng, thuần khiết trở lại), trong quá trình này ta không dùng kiến thức tích lũy, không dùng kinh nghiệm đã tích lũy=> mọi sự hiểu biết để qua 1 bên. 1 tâm thuần khiết tiếp xúc với mọi sự, vận vật thì nó sẽ thấy. 1 tâm không còn lăn săn, không còn hướng ra bên ngoài, không còn vọng động.
- Sau khi thực hành hết các bước thì ta cứ để TUỆ đến 1 cách tự nhiên, không chờ (vì sự chờ đợi vẫn là 1 sự mong cầu, 1 sự tìm cầu). Khi cái tâm tự nhiên, tu như không có tu, thư giản, thoải mái, an trú trong các pháp của mình rồi cái gì tới nó sẽ tới. Dù chúng ta đang đi về hướng TUỆ nhưng khi gần đến nó là ta không được chụp bắt nó, cứ tiếp tục tinh tiến tu hành, cứ tiếp tục quay vào bên trong, cứ tiếp tục đi theo phương cách, chánh kiến, những thông tin đầu vào đúng đắn + với sự tinh tấn với 1 thái độ đúng đắn.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro