Tổng hợp những câu chuện rất ngắn nhưng chứa đựng những bài học lớn

NƯỚC MẮT.

Hôm này tôi bị một thằng côn đồ đánh do tôi đã chỉ mặt nó cho người mất cắp. Tuy không đau nhưng tôi òa khóc, nước mắt chảy dài. Bạn bè vây quanh dỗ dành làm tôi càng khóc to hơn. Lan đứng bên tôi bảo: Cứ khóc đi Ly! Nước mắt sẽ làm cho Ly đỡ buồn... Thế rồi tôi cũng quên và lại cừoi đùa cùng bạn bè.

Chiều.

Tôi tới nhà La, ngần ngại đứng ở cửa vì thấy ngượng chuyện ban sáng. Tôi nghe ba Lan nói có vẻ giận giữ nhưng không giấu nổi buồn phiền:

"- Từ giờ mày phải nghỉ học. Nhà nghèo, mẹ lại đau ốm. Tiền đâu ra..."

"- Nhưng con sắp thi rồi cha! Con đã quyết thi vào Đại học rồi cơ mà ?"

"-Không nhưng nhị gì cả !"

Tôi lặng người, lau nước mắt trào ra. Lan mở cửa với 1 nụ cười trên môi trào đón tôi. Tại sao Lan không khóc ? Tại sao? Ôi! Những giọt nước mắt của tôi, tôi biết giấu nó đi đâu bây giờ?

Chị 3 tôi

Chị 3 tôi ko sống cùng với ba mẹ tôi lúc lên 5, chị ở thị xã, nhà tôi ở quê. Cách nhau chừng 50km nhưng đối với tôi lúc đó như là Hà Nội với TP. HCM vậy. Mỗi năm chị chỉ về tết và những ngày hè (hè hồi trước 3 tháng Chị chỉ về 1 tháng). Chị lớn hơn tối 1 tuổi thôi, nhưng rất ra dán chị, lần nào về cũng mua quà, cho tôi tiền...hihi. Lúc đó còn còn nhỏ hok bít gì chỉ thích tiền Chị cho thôi.

Lúc nhỏ hay chơi bời, cờ bạc, tiền chị cho bao nhiêu đi thua hết. Một hôm ghiền quá, xin chị 500 đ đê chơi lô tô, chị không có tiền lẽ, chị cho 5000 đ. Hứa sẽ trả lại chị 4500 đ, đi chơi thua 1 ván(chơi lô tô mõi ván chỉ 500 đ) định về trả lại chị tiền dư, nhưng nghĩ lại, chỉ cần mình thắng 1 bàn là có là đc 4500 đ rồi (máu cờ bạc nỗi lên), nên tiếp tục chơi, thua sạch còn 500 đ cuối cùng, vái trời phật cho con thắng con xin nghĩ...hehe. ai ngờ thắng thật, gom tiền chạy ù về, lòng vô cùng mừng, lúc đó cũng tối lắm rồi, trả lại chị 4500 đ, mừng ghê...Sáng ra ngủ thức dậy chị đã lên xe đi lên thị xã rồi, thấy trong túi cộm cộm, móc ra thấy 4500 đ...thấy thương Chị vô cùng...nhưng lại tiếp tục lô tô mất sạch 4500 đ...

Triết lý.....

Một nhà triết học gặp một thanh niên đang khóc vì thất tình. Nhà triết học cười lớn. Chàng thanh niên giận dữ chất vấn thì nhà triết học lắc đầu nói: "Không phải tôi cười anh, mà chính là anh đang tự diễu mình". "Anh đau thương như vậy, chứng tỏ trong lòng anh còn tình yêu, mà đối phương không còn. Rõ ràng là tình yêu ở phía anh, anh không mất tình yêu, mà chỉ mất một người không yêu anh thôi, như vậy việc gì phải đau lòng? Tôi thấy anh nên về nhà ngủ một giấc là hơn. Người đáng khóc chính là cô gái, cô ta không chỉ mất anh mà còn mất cả tình yêu nữa..

...........................

MẤT XE

Nhà có hai chiếc xe đạp. Mẹ đi dạy hàng ngày phải chạy một chiếc. Còn lại một chiếc cho nó đi học đại học.

Hơn hai năm đại học trôi qua, lối sống nhộn nhịp ở thành phố đã cuốn hút nó. Những quán nhậu, quán cà phê, quán bi da trở nên quen thuộc đối với nó.

Một buổi tối nó đi bộ về nhà trọ. Mặt buồn xo. Hai đứa bạn cùng phòng đang học bài bật dậỵ “Xe mày đâu?”. “Mất rồi”. Để giáo trình lên bàn, nó nằm úp mặt vào gối, chẳng buồn nói chuyện. Hai đứa bạn lại gần vỗ về, an ủi.

Cuối tháng nó về quê. Ba mẹ không mắng, chỉ buồn. Ngày đi, ba cho tiền. Nó nhét tiền vào bóp. Một tờ giấy mỏng chợt rơi xuống đất. Mẹ nhặt vội tờ giấy và trả lời thắc mắc của ba :”Hóa đơn thuốc của em, tháng trước em cho con tiền vô tình cái hóa đơn bị kẹp vào giữa xấp tiền, may mà còn”.

Nó nhìn mẹ, hai dòng nước mắt lăn dài trên má. Ba đâu biết rằng, cái hóa đơn thuốc mà mẹ nói chính là giấy biên lai cầm chiếc xe đạp của nó.

.........................

Anh hai

Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”

Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!

Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”

Miệt mài 4 năm DH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…

Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “ Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

............................

Đưa đón

Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.

Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: Sao không đón nội. Bố bảo: Bận quá.

Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách. 

..............................

Đôi giày

Vào một ngày nọ, khi Gandhi bước lên tàu thì đột nhiên một trong hai chiếc giày ở chân anh bị rơi xuống đường tàu. Anh không thể lấy lại được nó nữa vì tàu đã bắt đầu chuyển bánh.

Bỗng nhiên Gandhi từ từ lấy nốt chiếc giày còn lại ra và ném nó lại gần chiếc giày kia trước sự ngạc nhiên của các bạn đồng hành.

Khi được hỏi tại sao lại làm như thế, Gandhi mỉm cười và nói: "Sẽ có một người nghèo khổ nào đó tìm thấy chiếc giày nằm trên đường ray và anh ta sẽ có cả một đôi giày để đi."

...................................

Tô mì

Em gái tôi rất thích ăn mì, nhưng hồi ấy nhà nghèo lắm, không phải thèm là ăn được. 

Có bữa ba đến trường rước nó về, hai cha con ghé lại xe mì đầu hẻm, ba kêu một tô mì, đẩy về phía nó : "Con ăn đi, ba no rồi !"

Ăn xong, nó chợt nhìn thấy ba vét hết các túi mới đủ tiền trả tô mì .....

15 năm trôi qua . Em tôi đã là một cô giáo. Hôm lãnh tháng lương đầu tiên về , nó cầm xấp tiền tần ngần hoài . Tôi hỏi :

- Nhỏ định mua sắm gì đây ?

- Em sẽ mua tô mì thiệt ngon để cúng ba !

Rồi nó quay mặt hướng khác, giấu đi hai con mắt đỏ hoe ..... 

Luật....Bàn.

Lớp nó, hay nói đúng hơn là bàn nó, có lệ cứ cái gì mới là phải khao. Mà đã là luật rồi thì chối cãi làm sao được. Nó mua chiếc đồng từ lâu nhưng chẳng giám mang đi học. Hôm nay, kiểm tra 1 tiết Vật Lý. Phải mang đi cho hên. Nó nghĩ vậy và quyết đinh đem đi.

- A, chúng mày ơi! thằng An có đồng hồ mới ! chính hiệu.

- Trời! Nhìn thấy đồng hồ của mày tao chỉ thấy nhã hiệu "KHAO"!

Chẳng lẽ mày chưa biết luật ?

Cả bàn nó nhao nhao lên khi nó nhẹ nhàng đặt bút lên bàn

Nó sờ vào túi. Sáng nay mẹ cho tiền mua vở. Nó tặc lưỡi: "Thì đi". Cả lũ kéo ra căntin.

Nó ở lại trả tiền. " 100000 ngàn cháu ạ!"

Nó giật mình đưa tay rồi rút ra chiếc đồng hồ. "Cô cầm hộ cháu chiếc đồng hồ này... cháu mới đeo có 1 lần".

Bước nhanh ra cửa, nó chạy theo lũ bạn đang cười hớn hở

Cà phê....muối

Họ ngồi kế nhau trong quán cà phê xinh xắn.Anh căng thẳng đền độ không biết bắt đầu câu chuyện thế nào.Cô gái cảm thấy khó chịu."Để mình về nhà còn hơn..."-cô nghĩ thầm.Bỗng nhiên chàng trai gọi bồi bàn đến và nói:"Vui lòng cho tôi thêm ít muối vào ly cà phê nhé!"Mọi người ngạc nhiên nhìn anh.Mặt đỏ bừng ngượng nghịu,nhưng rồi anh vẫn uống ly cà phê ấy.

Cô gái tò mò hỏi:

-Tại sao anh lại có sở thích lạ lùng thế?

Anh trả lời:

-Khi còn là một đứa bé,tôi sống gần biển.Lúc ấy,do thường chơi đùa trước sóng biển nên tôi có thể nếm được mùi vị của biển,cảm giác nó mặn và có vị chát.Mùi vị ly cà phê này cũng thế.Nó gợi cho tôi nghĩ về tuổi thơ của mình,về ngôi nhà bên biển và nhớ về cha mẹ tôi-người suốt đời sống ở đấy-biết bao nhiêu!

Nói đến đấy,đôi mắt anh đẫm nước mắt.

Cô gái vô cùng xúc động trước những cảm xúc chân thật tận đáy lòng chàng trai.Một người đàn ông như thế hẳn là người sống rất tình nghĩa và yêu quí,có trách nhiệm với gia đình.Cô bắt đầu kể về thời thơ ấu,gia đình,công việc...của mình.Buổi trò chuyện thật tuyệt vời và đó là một sự khởi đầu tốt đẹp.

Những lần hò hẹn sau,cô gái nhận ra chàng trai thật sự là người cô cần:anh có lòng khoan dung,trái tim nồng hậu,sự chân thành...Anh là người đàn ông tốt mà cô không thể để vuột mất.Rồi mọi việc diễn ra như một câu chuyện cổ tích có hậu:hoàng tử cưới công chúa,họ sống một đời hạnh phúc bên nhau.Và mỗi khi pha cà phê cho chồng,cô luôn thêm một ít muối theo cách anh thích.

40 năm sau...người đàn ông qua đời,dể lại cho vợ một lá thư:"Em yêu quí,hãy tha thứ cho anh,cả cuộc đời anh đã nói dối em.Nhưng chỉ một việc duy nhất:ly cà phê muối.Em còn nhớ lần hò hẹn đầu tiên của chúng mình?Lúc ấy anh đã quá lúng túng,thật ra anh chỉ muốn thêm tí đường vào ly cà phê nhưng anh đã nói nhầm thành muối...Thật khó để thay đổi lời nói nên anh đành phải uống ly cà phê ấy,nhưng anh không thể ngờ điều đó đã bắt đầu cho mối quan hệ của chúng ta.Đã nhiều lần anh định nói sự thật ấy với em nhưng anh lại sợ mất em.Bây giờ anh không còn lo lắng điều gì nữa,anh muốn cho em biết sự thật:anh không thích uống cà phê muối,mùi vị nó mới tệ làm sao...Nhưng nhờ nó mà anh đã có em,anh đã tự hứa rằng sẽ không bao giờ nói dối em bất cứ điều gì nữa,và suốt cuộc đời anh đã không vi phạm lời hứa ấy.Có em trong đời,đó là hạnh phúc nhất cuộc đời anh.Nếu có thể sống thêm một lần nữa,anh sẽ vẫn muốn được biết em và có em làm vợ,thậm chí anh có phải uống cà phê muối..."

Đôi mắt cô nhòe đi và lá thư ướt đẫm...

Một ngày có người hỏi cô:"Mùi vị của cà phê muối thế nào?"."Rất ngọt ngào bạn à"-cô trả lời

hiều nay con lại nhớ tới mẹ nhưng không giống như những lần khác.

Vâng, những lần khác, con nhớ tới mẹ với một sự ích kỷ biết bao. Khi con còn nhỏ, mẹ luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Mẹ vẫn hay nói với con rằng để tồn tại, con cần phải luôn đề phòng, cảnh giác. Bố cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó. Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với con. Những gì con thấy không giống như lời bố mẹ nói. Con yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. Con thấy cuộc sống là chốn bình yên và an toàn. Nhưng thực ra, đó là suy nghĩ trẻ con, con được yên bình vì có sự bao bọc của bố mẹ.

Tự nhiên con lại nghĩ đến nhiều thứ, bỗng cảm thấy cuộc sống ngày càng phức tạp hơn mình tưởng. Những ngày còn ở với gia đình, con nhìn cuộc sống vốn là màu hồng. Giờ thì hình như không vậy nữa, mà có lẽ vì nó vốn phức tạp, thế nên đâu chỉ tồn tại mỗi một gam màu được. Chợt nghĩ con đã làm được điều gì cho mẹ chưa nhỉ? Có lẽ là chưa phải không mẹ? Con chỉ là một đứa con gái lạnh lùng. Những ngày qua, con xa nhà, chỉ làm tăng thêm nỗi lo nơi mẹ. Con thấy mình vô dụng lắm!

Con giật mình thấy thời gian trôi sao nhanh quá? Con chợt nhận ra mình chẳng còn nhỏ nữa mà mẹ thì cũng đã sống được nửa đời người rồi. Con lên Hà Nội học, mẹ lo từ những điều nhỏ nhất. Khi cần, con chỉ biết ra máy rút tiền như một chuyện thật bình thường. Con không năn nỉ vì con biết mẹ chẳng từ chối điều gì phục vụ việc học tập và cuộc sống của con. Những gì con muốn đều có dễ dàng biết bao.

Thời gian trôi thật nhanh, nhanh đến mức con cũng chẳng kịp nhìn lại quãng đường mình đã đi qua. Chỉ đến bây giờ, khi đã ở cuối một chặng đường, con mới ngoảnh đầu lại để rồi nhận ra mình đã đi được xa đến thế nào, mình đã trưởng thành ra sao? Và điều đặc biệt nhất, đó là luôn có một ánh mắt dõi theo từng bước đi của con, một bàn tay sẵn sàng nâng con đứng lên mỗi khi vấp ngã.

Khi con cảm nhận tất cả mọi người đều quay lưng lại với mình thì mẹ là người duy nhất dang tay đón con, nghe con khóc nức nở như một đứa trẻ. Chẳng còn lời nào có thể diễn tả nổi cảm xúc của con lúc đó, con sẽ không bao giờ cô đơn trong thế giới rộng lớn này. Về với gia đình, con được chở che. Khi những ngày ngắn ngủi ấy trôi qua, con lại ba lô lên đường. Vậy là đã hơn sáu năm trôi qua kể từ ngày con xa nhà đi học. Mọi người thường nói: "Trồng cây sắp đến ngày ăn quả rồi", con cũng nghĩ vậy.

Con đi học mẫu giáo, rồi vào lớp một, lớp 6, lớp 10... tất cả đều nhờ vào sự tần tảo, cố gắng của bố mẹ. Cảm ơn tất cả tình yêu và sự quan tâm chăm sóc của mẹ đã dành cho chúng con. Cảm ơn mẹ đã luôn chiều theo nguyện vọng của con, nuôi con học hết trường đại học này đến trường đại học khác. Rồi không bằng lòng với những gì mình đã có, con lại tiếp tục cuộc hành trình đi tìm tri thức. Con học tiếp lên cao học, rồi chọn lựa và thay đổi chuyên ngành mình thích. Và mẹ lại thêm thương con một mình đối mặt với áp lực học hành, thi cử triền miên cùng những rắc rối...

Một lá thư này gửi mẹ để mẹ biết rằng con vẫn thấy rất rõ mẹ luôn cùng con trên mọi nẻo đường. Con nay chọn nghiệp này, một nghiệp vốn dĩ không chút hứa hẹn viên mãn cho một người con gái nhưng đó là con đường mà mẹ con mình đã cùng dấn bước. Con sẽ bước tiếp cuộc đời này, có thể vẫn hồn nhiên như một đứa trẻ con và con sẽ luôn là niềm tự hào của mẹ.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #anh