Hội chứng sợ xã hội
Hội chứng sợ xã hội hoặc Rối loạn lo âu xã hội (Social anxiety disorder - SAD)
Khái niệm
Là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác.
Nguyên nhân
Rối loạn lo âu nói chung và ám ảnh sợ xã hội nói riêng đều có tính chất gia đình. Mặc dù chưa nghiên cứu cụ thể cách thức gen tác động trong việc hình ảnh ám ảnh sợ xã hội, tuy nhiên hầu hết những người mắc chứng SAD đều có người thân mắc các rối loạn lo âu và một số bệnh tâm thần có liên quan.
Mất cân bằng serotonin (chất hóa học trong não bộ có vai trò điều chỉnh tâm trạng) được xem là nguyên nhân gây ra các bất thường về mặt tâm lý. Khi xét nghiệm hình ảnh não ở bệnh nhân mắc hội chứng sợ xã hội, các chuyên gia nhận thấy, hạch hạnh nhân hoạt động quá mức. Như đã biết, hạch hạnh nhân có vai trò kiểm soát sự lo âu và sợ hãi. Cơ quan này hoạt động quá mức có thể gây ra những rối loạn về tâm lý và hành vi.
Ngoài yếu tố di truyền, môi trường sống cũng có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu xã hội. Các chuyên gia cho rằng, trẻ nhỏ có nguy cơ bị SAD do bị cha mẹ kiểm soát và bảo vệ quá mức. Ngoài ra, trẻ cũng có thể học các hành vi bất thường từ bố mẹ, anh chị mắc chứng ám ảnh sợ xã hội và dần dần phát triển thành hội chứng này.
Biểu hiện
- Có cảm giác lo âu, bồn chồn quá mức trước những tình huống xã hội không quá nghiêm trọng hay đặc biệt.
- Tình trạng lo lắng, căng thẳng về các tình huống xã hội kéo dài trong nhiều tuần đến nhiều tháng.
- Cảm giác sợ hãi tăng lên khi người khác quan sát và có xu hướng đánh giá những hành vi của bản thân, nhất là những người không quen biết.
- Luôn lo sợ bẽ mặt và xấu hổ.
- Sợ hãi khi phải nói chuyện và tương tác với người lạ.
- Lo sợ người khác sẽ nhận ra tâm trạng lo lắng và căng thẳng của bản thân.
- Luôn có sự lo lắng về những hoạt động, sự kiện xã hội chưa từng xảy ra.
- Dự đoán những hậu quả tiêu cực nhất có thể xảy ra trong các tình huống xã hội.
Ảnh hưởng
- Lạm dụng rượu và chất gây nghiện.
- Hình thành tâm lý tự tin, thiếu quyết đoán và đánh giá thấp bản thân.
- Người bị rối loạn lo âu thường có kỹ năng xã hội kém do sự lo lắng quá mức chi phối hoạt động giao tiếp.
- Về lâu dài, người bệnh không thể thực hiện các hoạt động xã hội và dần tách rời khỏi cộng đồng, có xu hướng cô lập bản thân (thích ở trong nhà và tự giao tiếp).
- Quá trình học tập và làm việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Cô lập bản thân quá lâu cũng với nỗi sợ hãi tột độ về các hoạt động xã hội khiến người bệnh luôn cảm thấy cô đơn và lạc lõng.
- Có suy nghĩ và hành vi tự sát (đặc biệt là ở những trường hợp đi kèm với lạm dụng chất gây nghiện và rối loạn trầm cảm).
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro