tran trau
Tranh Chăn Trâu Thiền Tông gồm mười bức như sau:
Tranh 1. Tìm trâu (tầm ngưu): Vẽ một chú mục đồng đi tìm
trâu giữa cỏ mọc hoang vu, rừng rậm, sông ngòi, nẻo dọc đường
ngang, có tiếng ve kêu rộn rã đêm hôm. Chú mệt mỏi, suy nhược.
Tranh 2. Thấy dấu (kiến tích): Rồi chú thấy dấu chân trâu dọc
bờ sông, dưới cây, trong cỏ rậm và trong núi non xa vời.
Tranh 3. Thấy trâu (kiến ngưu): Nghe chim hót. Gió mát. Trời
ấm. Rồi chú thấy thân trâu. Thì ra trâu có trốn đâu mà vẫn đứng
đó một mình, tự thuở nào, đôi sừng lẫm liệt, mũi đụng trời cao.
Tranh 4. Bắt được trâu (đắc ngưu): Rồi chú bắt được trâu. Nó
chống chọi mãnh liệt. Nó chạy lên vùng cao, trốn xuống lũng thấp.
Tranh 5. Chăn trâu (mục ngưu): Rồi chú xỏ mũi trâu bằng dây,
đập đánh bằng roi, canh chừng, quyết tâm để chiến thắng. Chăn
dắt, rèn luyện lần lần thời trâu thuần tánh, phục tùng, đi theo chú.
Tranh 6. Cưỡi trâu về nhà (kỵ ngưu quy gia): Rồi chú leo lên
lưng trâu, cưỡi trâu về nhà, thổi sáo, hát líu lo, tay gõ nhịp, trong
lòng vui vẻ. Cưỡi trâu về nhà là cưỡi Tâm về chỗ ban sơ.
Lần lượt qua sáu bức tranh nói trên, ta thấy khoảng cách giữa
trâu và chú chăn trâu cứ dần dần được thâu ngắn lại mãi cho đến
rốt cuộc chú chăn trâu leo lên ngồi hẳn trên lưng trâu. Trâu với
người nhập làm một. Cho nên nếu ta hỏi rằng Tâm ở đâu chẳng
khác nào hỏi trâu ở đâu trong khi chính ta đang cưỡi trên lưng
trâu. Đây quả là giai đoạn "sai Tâm đi bắt Tâm". Ta đã đuổi bắt
Tâm khắp đó đây, rốt cuộc mới nhận ra rằng Tâm ở nơi ta, ta chỉ
cần dừng bước lại là nó hiện nguyên hình ngay trước mắt.
Tranh 7. Quên trâu (vong ngưu tồn nhân): Quên trâu còn
người. Về nhà, chú ngồi nghỉ ngơi thảnh thơi. Trâu cũng ngơi
nghỉ. Roi và dây đem cất đi, không cần dùng nữa. Rồi trong hình
không còn trâu. Thấy Tâm không thật thì Tâm dứt: trâu quên.
Tranh 8. Cả trâu và người đều quên (nhân ngưu câu vong):
Sau đó thời roi, dây, trâu và cả người đều không còn. Thấy người
không thật thì ngươi quên nốt. Người và trâu đều quên, thì tự lòng
đất dõng mãnh vọt lên mặt trời huệ: tượng trưng bằng cái vòng
tròn Viên Giác. Đó là Tâm vô Tâm. "Biết cái Tâm là không Tâm, ấy
là hiểu suốt đạo Phật".
Tranh 9. Về nguồn (phản bản hoàn nguyên): Trở về nguồn cội.
Vẽ cảnh lá rụng về cội, nước chảy về nguồn. Thiền cho rằng vô
Tâm chưa phải là đạo, mà còn phải qua một quan ải nữa đó là
"trở về với trời đất", với Pháp giới, với muôn sinh, với nguồn sống
vô tận ở trong ta và ở ngoài ta.
Tranh 10. Trong cõi nhân gian (nhập triền thùy thủ): Thõng tay
vào chợ. Vẽ một nhà sư "trở về với thế tục", trộn lẫn vào cát bụi
trong cõi nhân gian không thấy là bùn nhơ nữa, mà chỉ còn là một
diệu dụng, như bao nhiêu diệu dụng khác. Trở về với thế tục là trở
về với cái Tâm bình thường. Thiền dạy: "Bình thường Tâm thị
đạo". Cho nên vị sư thõng tay đi vào chợ, tay ôm bầu nước, tay
chống gậy tre, đánh bạn với bợm nhậu và phường thọc huyết heo
- "tụi nó và thầy đều là Phật cả mà". Đó là vô trụ Niết Bàn.
Lời tiếng Anh và mười bức tranh trong tài liệu này đươc trích
dẫn từ phần "10 bulls by Kakuan" trong cuốn "Zen Flesh, Zen
Bones" (Thiền cốt, Thiền nhục) sưu tập bởi NYOGEN SENZAKI
and PAUL REPS (Anchor Books, 1989). Mười bức tranh là tác
phẩm đẹp chân phương, đầy ý nghĩa và rất cổ kính, in bằng mộc
bản của nghệ nhân mộc bản rất lừng danh là TOMIKICHIRO
TOKURIKI. Tranh chăn trâu của ông đẹp chẳng thua gì tranh gốc
của thiền sư QUÁCH AM. Soạn giả đã chuyển dịch tài liệu trên
sang Việt ngữ rồi chuyển thành thể thơ "lục bát".
Riêng mười bài "Thơ tụng tranh chăn trâu" của thiền sư
QUÁCH AM thời soạn giả sau khi chuyển dịch thành thể thơ "tứ
tuyệt" theo như nguyên bản đã chuyển thêm thành thể thơ "lục
bát". Mục đích chuyển thơ "lục bát" là để cho người đọc dễ nhớ,
dễ thuộc những ý nghĩa thâm sâu của tranh Thiền
10 TRÂU CỦA THIỀN SƯ QUÁCH AM
1. Tìm Trâu.
Trong cánh đồng cỏ của cõi nhân gian này, ta liên tục vén cỏ cao
qua bên để tìm trâu.
Theo những dòng sông vô danh, lạc lõng vào những lối mòn giăng
mắc trong những rặng núi xa xăm,
Sức ta đã suy nhược và sinh lực ta kiệt quệ, ta chưa tìm thấy
được trâu.
Ta chỉ nghe thấy tiếng ve kêu vang trong rừng lúc đêm hôm.
Lời Bàn: Con trâu chưa bao giờ bị thất lạc cả. Đâu cần phải kiếm
tìm làm chi? Chỉ vì ta rời khỏi chân tính của mình, nên ta không
tìm thấy nó. Trong sự mê loạn của các giác quan mà ta mất cả
những dấu tích của nó. Ở phía xa căn nhà, ta thấy nhiều nẻo
đường chằng chịt, nhưng nẻo nào là con đường chính xác thời ta
không hay biết. Lòng tham lam và sự hãi sợ, cái tốt và cái xấu,
làm ta bối rố
1 - TÌM TRÂU
Trong đồng cỏ cõi nhân gian
Ta liên tục vén cỏ làn qua bên
Quyết tìm Trâu, trí vững bền
Ta theo những nhánh sông hiền vô danh
Lạc vào bao nẻo loanh quanh
Lối mòn giăng mắc núi xanh xa vời
Sức suy nhược, thân rã rời
Bóng Trâu nào thấy tăm hơi trong vùng
Chỉ nghe vọng giữa mông lung
Ve kêu rả rích khắp rừng đêm nay.
2. Khám Phá Ra Vết Chân
Dọc theo bờ sông dưới những tàn cây, ta khám phá ra những dấu
chân!
Ngay cả dưới đám cỏ thơm hương ta trông thấy những dấu in của
nó.
Sâu thẳm trong những rặng núi xa vời cũng thấy những vết tích
đó.
Những dấu vết này không còn có thể bị che khuất được nữa như
mũi ngước nhìn lên phía bầu trời.
Lời Bàn: Thông hiểu được lời giáo huấn, ta thấy ra những dấu
chân của trâu. Rồi ta hay biết rằng, tương tự như muôn vàn đồ
dùng được chế tạo từ một thứ kim loại, thời cũng như vậy mà vô
số thực thể đều do ngã cấu tạo ra. Trừ phi ta phân tách sự khác
biệt, nếu không thời làm sao ta nhận thức được thật và giả? Khi
còn chưa lọt vào được trong cửa, tất nhiên ta phải nhận rõ cho ra
con đường.
2 - THẤY DẤU
Dọc bờ sông, dưới tàn cây
Ta nhìn ra dấu chân đầy ở quanh
Và ngay dưới đám cỏ mành
Dấu chân cũng hiện rành rành rõ thêm
Thẳm sâu rặng núi trong miền
Vết chân Trâu cũng thấy liền lộ ra
Khó mà che khuất mắt ta
Như là mũi ngước trời xa ngóng nhìn.
3. Thấy Trâu
Ta nghe thấy giọng hót của chim họa mi.
Vầng dương ấm áp, gió làn êm dịu, hàng liễu xanh tươi dọc theo
bờ sông,
Tại đây không trâu nào có thể ẩn núp được!
Họa sĩ nào có thể vẽ được cái đầu to lớn đó, cặp sừng oai nghiêm
kia?
Lời Bàn: Khi người ta nghe thấy thanh âm, người ta có thể nhận
thức ra được nguồn gốc của nó. Ngay khi sáu căn hợp nhất, là đã
nhập vào cửa rồi. Nhập vào trong bất cứ nơi nào người ta cũng
nhìn thấy cái đầu của trâu! Sự hội nhập này giống như muối trong
nước, như màu sắc trong thuốc nhuộm. Vật mỏng mảnh nhất
cũng không tách riêng ra khỏi bản ngã.
3 - THẤY TRÂU
Họa mi vẳng tiếng hót lên
Vầng dương ấm áp, gió êm dịu dàng
Liễu xanh bờ suối giăng hàng
Trâu nào có thể ẩn tàng nơi đây!
Nào ai vẽ được khéo tay
Đầu kia to lớn, sừng này oai nghi?
4. Bắt Được Trâu
Ta tóm bắt được nó sau một cuộc chống chọi khủng khiếp.
Ý chí và sức lực mạnh mẽ của nó thời vô cùng tận.
Nó vùng leo lên cao nguyên mây mù xa khuất,
Hoặc đứng dưới lũng sâu không có đường vào.
Lời Bàn: Nó trú ngụ ở trong rừng một thời gian đã lâu, nhưng ta
đã bắt được nó ngày hôm nay! Sự mê đắm phong cảnh đã ảnh
hưởng tới phương hướng của nó. Vì khao khát cỏ thơm ngon
hơn, nó lang thang đi lạc. Tâm của nó vẫn còn ương ngạnh và
không chịu bị kiềm chế. Nếu ta muốn nó phục tùng, ta phải giơ roi
của ta lên.
4 - BẮT ĐƯỢC TRÂU
Sau hồi chiến đấu gớm ghê
Ta nay tóm bắt Trâu kia được rồi
Trâu mang ý chí tuyệt vời
Lại thêm sức lực Trâu thời vô song
Leo cao Trâu cứ vẫy vùng
Lên cao nguyên khuất mấy tầng mây che
Hay là xuống đứng dưới khe
Lũng sâu thăm thẳm có chi đường vào.
5. Chăn Trâu
Roi và dây thời cần thiết,
Nếu không thế thì nó có thể đi lạc xuống vài con đường bụi bặm
nào đó.
Được rèn luyện kỹ càng, thì nó tự nhiên trở nên hiền lành.
Rồi khi, không bị buộc ràng, nó phục tùng chủ của nó.
Lời Bàn: Khi một tư tưởng khởi lên thì tư tưởng khác tiếp theo
sau. Khi tư tưởng đầu phát sinh từ giác ngộ, những tư tưởng kế
tiếp sau thời chân thật. Do ảo tưởng, người ta khiến cho mọi vật
trở nên không thật. Ảo tưởng không do tính khách quan vô tư tạo
ra; nó là hệ quả của chủ quan. Hãy nắm lấy cái dây xỏ mũi cho
chặt và không nên hồ nghi chút gì.
5 - CHĂN TRÂU
Roi và dây cần thiết sao
Kẻo thân Trâu lại vẫn lao tơi bời
Xuống nơi bụi bặm mù trời
Lạc đường, lạc nẻo vào nơi nào rồi.
Được rèn luyện kỹ bởi người
Tự nhiên Trâu sẽ tới thời hiền lương
Rồi khi không bị buộc ràng
Trâu tùng phục chủ dễ dàng êm xuôi.
6. Cưỡi Trâu Về Nhà
Leo lên cưỡi trâu, ta chậm rãi quay trở về hướng nhà.
Tiếng sáo của ta ngân nga trong buổi chiều.
Tay gõ hợp âm nhịp nhàng, ta hòa điệu liên tục.
Người nào nghe được giai điệu du dương này sẽ cùng ta tấu khúc.
Lời bàn: Cuộc chống chọi này đã xong; được và mất đều tương tự
như nhau. Ta hát bài ca của người tiều phu trong làng và thổi điệu
nhạc của trẻ thơ. Cưỡi trâu, ta ngắm mây trên cao. Ta đi tới phía
trước, mặc cho có ai muốn gọi ta trở lui
6 - CƯỠI TRÂU VỀ NHÀ
Leo lên Trâu cưỡi thảnh thơi
Ta quay chậm rãi về nơi hướng nhà
Sáo ta chiều vọng ngân nga
Tay ta gõ nhịp luôn hòa điệu ru
Ai nghe nhạc khúc thiên thu
Xin cùng ta tấu lên cho nhịp nhàng.
7. Quên Trâu
Cưỡi trâu, ta về tới nhà.
Ta bình thản. Trâu cũng vậy có thể nghỉ ngơi.
Bình minh vừa tới. Nghỉ ngơi sung sướng,
Ở trong căn nhà tranh của ta, ta đã cất bỏ roi và dây.
Lời bàn: Tất cả chỉ có một pháp, không có hai. Chúng ta chỉ mang
trâu ra để làm một đề tài tạm. Nó cũng như là sự tương quan giữa
thỏ và bẫy, giữa cá với lưới. Nó cũng như giữa vàng và cặn, hay
mặt trăng nhô ra khỏi một đám mây. Một luồng ánh sáng trong
trẻo di động suốt qua thời gian bất tận.
7 - QUÊN TRÂU
Cưỡi Trâu thong thả trên đường
Về nhà bình thản không vương bận lòng
Và Trâu cũng nghỉ ung dung.
Bình minh vừa tới rạng hồng nơi nơi
Trong nhà tranh nghỉ thảnh thơi
Roi, dây đem cất, ta thời cần đâu.
8. Cả Trâu Và Người Đều Quên
Roi, dây, người, và trâu - tất cả tan vào Không.
Cõi trời này thì mênh mông đến nỗi không tín hiệu gì có thể lưu lại
dấu tích.
Làm sao mà một bông tuyết tồn tại được trong ngọn lửa hồng
mãnh liệt?
Đây là những vết chân của các vị tổ.
Lời bàn: Chuyện tầm thường đã qua đi. Tâm quét sạch chướng
ngại. Ta không kiếm tìm trạng thái giác ngộ. Ta cũng không lưu lại
nơi không có sự giác ngộ. Vì ta không nấn ná vương vào trạng
thái nào cả, mắt không thể nhìn thấy được ta. Dù cho muôn chim
có rải nhiều hoa trên nẻo đường ta đi, sự tán dương như thế cũng
chẳng có nghĩa lý gì.
8 - CẢ TRÂU VÀ NGƯỜI ĐỀU QUÊN
Roi, dây, người với lại Trâu
Cùng nhau tất cả tan vào Hư Không
Cõi trời thời quá mênh mông,
Không còn dấu tích lưu trong chốn này.
Một bông tuyết mỏng manh thay
Làm sao tồn tại khi bay vật vờ
Gặp lửa hồng toả nhiệt ra.
Vết chân chư Tổ chính là đây thôi.
9. Về Nguồn
Phải trải qua biết bao nhiêu giai đoạn mới quay về được với cội và
nguồn.
Chẳng thà nên bị mù và điếc ngay từ đầu lại hơn!
An trú trong căn nhà thực sự của mình, chẳng hề quan tâm đến
cảnh ngoài -
Dòng sông lặng êm trôi xuôi và muôn hoa thắm đỏ.
Lời Bàn: Ngay từ lúc khởi đầu, chân lý đã tỏ rạng. An định trong
tĩnh lặng ta quán sát đến những hình tướng của hợp và tan. Ai mà
không chấp vào hình tướng thời chẳng cần bận tâm đến sắc
không. Nước thời xanh tươi, núi thời sẫm màu, và ta thấy cái
đang được tạo thành và cái đang bị hủy diệt
9 - VỀ NGUỒN
Phải qua nhiều đoạn đường đời
Mới quay về được tới nơi cội nguồn.
Từ đầu mù, điếc đi luôn
Thế mà nghĩ lại thấy còn hay hơn!
Và ta trú ngụ trong am
Nhà mình thực sự bình an lâu rồi
Quan tâm chi đến cảnh ngoài -
Sông trôi êm lặng, hoa thời đỏ tươi.
10. Trong Cõi Nhân Gian
Đi chân không và để ngực trần, ta hoà nhập với con người chốn
dương gian.
Quần áo ta rách rưới và lấm bụi, và ta hạnh phúc tột đỉnh.
Ta chẳng dùng đến pháp thuật để kéo dài thêm cuộc sống của ta;
Giờ đây, ở phía trước ta, muôn cây khô héo trở nên tươi sống lại.
Lời bàn: Phía trong cánh cổng của ta, cả ngàn bậc thánh không
biết đến ta. Vẻ đẹp khu vườn của ta thời vô hình. Tại sao người ta
lại cần phải tìm kiếm những dấu chân của các vị tổ. Ta đi vào khu
phố chợ với bầu rượu của ta và quay trở về nhà với cây gậy. Ta
ghé thăm quán rượu và nơi chợ búa, và mọi người mà ta nhìn tới
đều trở thành giác ngộ.
10 - TRONG CÕI NHÂN GIAN
Ngực trần, chân đất thảnh thơi,
Ta hoà nhập với con người dương gian.
Áo quần rách rưới lầm than,
Nhưng ta hạnh phúc vẹn toàn biết bao.
Ta nào cần pháp thuật đâu
Để mong cuộc sống thêm lâu thêm dài;
Trước ta giờ hiển lộ rồi
Muôn cây khô héo tới hồi phục sinh
CHUYỂN DỊCH LỤC BÁT
CHĂN TRÂU THIỀN TÔNG
________________________________
1 - TÌM TRÂU
Trong đồng cỏ cõi nhân gian
Ta liên tục vén cỏ làn qua bên
Quyết tìm trâu, trí vững bền
Ta theo những nhánh sông hiền vô danh
Lạc vào bao nẻo loanh quanh
Lối mòn giăng mắc núi xanh xa vời
Sức suy nhược, thân rã rời
Bóng trâu nào thấy tăm hơi trong vùng
Chỉ nghe vọng giữa mông lung
Ve kêu rả rích khắp rừng đêm nay.
2 - THẤY TRÂU
Dọc bờ sông, dưới tàn cây
Ta nhìn ra dấu chân đầy ở quanh
Và ngay dưới đám cỏ mành
Dấu chân cũng hiện rành rành rõ thêm
Thẳm sâu rặng núi trong miền
Vết chân trâu cũng thấy liền lộ ra
Khó mà che khuất mắt ta
Như là mũi ngước trời xa ngóng nhìn.
3 - THẤY DẤU
Họa mi vẳng tiếng hót lên
Vầng dương ấm áp, gió êm dịu dàng
Liễu xanh bờ suối giăng hàng
Trâu nào có thể ẩn tàng nơi đây!
Nào ai vẽ được khéo tay
Đầu kia to lớn, sừng này oai nghi?
4 - BẮT ĐƯỢC TRÂU
Sau hồi chiến đấu gớm ghê
Ta nay tóm bắt trâu kia được rồi
Trâu mang ý chí tuyệt vời
Lại thêm sức lực trâu thời vô song
Leo cao trâu cứ vẫy vùng
Cao nguyên xa khuất mấy từng mây che
Hay là đứng dưới lòng khe
Lũng sâu thăm thẳm có chi đường vào.
5 - CHĂN TRÂU
Roi và dây cần thiết sao
Kẻo thân trâu lại vẫn lao tơi bời
Xuống nơi bụi bặm mù trời
Lạc đường, lạc nẻo vào nơi nào rồi
Được rèn luyện kỹ bởi người
Tự nhiên trâu sẽ tới thời hiền lương
Rồi khi không bị buộc ràng
Trâu tùng phục chủ dễ dàng êm xuôi.
6 - CƯỠI TRÂU VỀ NHÀ
Leo lên trâu cưỡi thảnh thơi
Ta quay chậm rãi về nơi hướng nhà
Sáo ta chiều vọng ngân nga
Tay ta gõ nhịp luôn hòa điệu ru
Ai nghe nhạc khúc thiên thu
Xin cùng ta tấu lên cho nhịp nhàng.
7 - QUÊN TRÂU
Cưỡi trâu thong thả trên đường
Về nhà bình thản chẳng vương bận lòng
Và trâu cũng nghỉ ung dung
Bình minh vừa tới rạng hồng nơi nơi
Trong nhà tranh nghỉ thảnh thơi
Roi, dây đem cất, ta thời cần đâu.
8 - CẢ TRÂU VÀ NGƯỜI ĐỀU QUÊN
Roi, dây, người với lại trâu
Cùng nhau tất cả tan vào Hư Không
Cõi trời thời quá mênh mông
Không còn dấu tích lưu trong chốn này
Một bông tuyết mỏng manh thay
Làm sao tồn tại khi bay vật vờ
Gặp lửa hồng toả nhiệt ra
Vết chân chư Tổ chính là đây thôi.
9 - VỀ NGUỒN
Phải qua nhiều đoạn đường đời
Mới quay về được tới nơi cội nguồn
Từ đầu mù, điếc đi luôn
Thế mà nghĩ lại thấy còn hay hơn
Và ta trú ngụ trong am
Nhà mình thực sự bình an lâu rồi
Quan tâm chi đến cảnh ngoài
Sông trôi êm lặng, hoa thời đỏ tươi.
10 - TRONG CÕI NHÂN GIAN
Ngực trần, chân đất thảnh thơi
Ta hoà nhập với con người dương gian
Áo quần rách rưới lầm than
Nhưng ta hạnh phúc vẹn toàn biết bao
Ta nào cần pháp thuật đâu
Để mong cuộc sống thêm lâu thêm dài
Trước ta hiển lộ ra rồi
Muôn cây khô héo tới thời hồi sinh.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro