Tóm tắt sơ lược
📖 Trầu cau không trầu - Jensoo
***
Trân Ni, con gái út của ông Kim địa chủ huyện Tùng Hạc, ông Kim có 2 người con. Cậu 2 Tuấn và út Ni, vợ chồng ông nhờ việc buông bán lúa và lụa mà tích góp được không ít của cải. Tuy nói đại chủ, hội đồng chứ ông không khắc khe với người mần mướn, bởi vì ông cũng từ cái thuở cơ hàn mà phất lên. Bà ba Đơn, vợ ông Kim xuất thân từ gánh hát; cái nghề mà thời đó người ta cho là xướng ca vô loài. Bà chỉ bán nghệ không bán thân, bà đàn hay hát giỏi. Là một nhân tố của đoàn gánh hát lúc ấy, thế mà bà bỏ hết tất cả để cùng gầy dựng sự nghiệp cùng ông Kim. Ông bà gặp nhau ở 1 lần bà theo gánh hát ở huyện Tùng Hạc, lúc bấy giờ ông chỉ là người mần mướn đi xem gánh hát buổi khuya. Thấy cô ba Đơn bị người ta chặn đường đuổi đánh, ông không suy nghĩ mà cứu giúp. Kết quả là tụi nó đánh ông tét cả đầu, bà ba Đơn thì sợ hãi mà ngày đêm chăm sóc. Tình cảm cũng từ đó mà nảy nở, bà giúp ông tìm các mối làm ăn vì lúc còn là kép hát bà cũng quen biết nhiều lái buông. Nhờ cái sự tin tưởng, hi sinh của vợ mà ông Kim cũng có ăn của để, ông thương bà thương con lắm đa. Từ lúc giúp đỡ ông trong chuyện buông bán thì bà cũng rút hẳn khỏi gánh hát, tiền vốn ban đầu của ông Kim không nhiêù, đa phần nhờ tiền bà ba Đơn phụ giúp.
Cậu 2 Tuấn, người như tên rất tuấn tú, được thừa hưởng sự giỏi giang của ông Kim nên cậu cũng học buông bán từ sớm. Cậu không ở nhà nhiều, đa số cậu sẽ đi thăm dò các mối thương lái, giống lúa tốt để đem về trồng. Người ta nói nuôi con trai trong sự nghèo khó, con gái trong sự giàu sang. Ở nhà này cũng không sai, bởi khi cậu 2 Tuấn ra đời 2 vợ chồng ông Kim vẫn còn chật vật trong chuyện làm ăn. Cậu cách út Ni tận 8 tuổi, nên trong nhà cậu cũng không còn nhỏ nữa. Người ta nói cậu không lấy vợ để yên bề gia thất, nhưng cậu sợ cậu cứ đi đi về về hoài làm khổ con gái nhà người ta đợi trông.
Trân Ni từ nhỏ đã khác biệt so với những đứa con cái ở trong huyện. 3 tuổi được đi học, 5 tuổi được đi học đàn, 10 tuổi được theo cha đi bàn công chuyện, đến năm nay 16 tuổi thì cô đã hoàn thành xong chuyến du học của mình và trở về nhà. Trân Ni này khác người con gái khác là nàng được cắp sách đi học, học chữ nho chữ Hán, được đi theo cha nhìn cách cha làm ăn mà học hỏi và khác biệt nhất cái huyện này là nàng không bị cha mình thúc giục chuyện cưới xin, dựng vợ gả chồng.
Người trong làng thì đồn nàng có điểm không thể để người ta nhìn thấy, người trong huyện thì đồn hẳn nàng số khắc phu nên không thể lấy chồng. 1 đồn 10, 10 đồn 100. Nhưng không ai dám đồn hay tranh cãi về học thức và vẻ đẹp của nàng. Tiếc cái là nàng còn thấy mình đẹp và không ưa ai. Tâm niệm duy nhất của nàng "Chúng sinh thì bình đẳng, ta thì phải có bình phong"!!!
---
Trí Tú, người con gái khi nhắc đến là ai cũng phải né. Cô không có bệnh, không có kì cục, mà do cô XUI. Người ta hễ lại gần cô, không có chuyện to thì có chuyện nhỏ, nhất định khi gặp cô là có chuyện. Cô đẹp đó, mà đẹp cái kiểu ngộ lắm, Trí Tú không để người ta thấy cổ đẹp bình thường mà phải đẹp dị nghị, đẹp có can thiệp. Nói về gia thế, thân phận hả? Ối giồi ôi, Trí Tú cũng chỉ là con của ông giữ cửa phủ huyện. Tuy nhà không gia thế nhưng cô rất có học nhé, lúc nhỏ thì giả vờ làm quen con nhà phú hộ để được đi học chung, lớn xíu cô bỏ mấy đứa đó ra đi làm thuê để có tiền đi học, vì cô biết đó không phải kế sách lâu dài.
Ai nói cổ tâm cơ cổ dận, cổ muốn đi học thôi mà. Ham học là chuyện tốt, vì thời này người ta quan niệm, con gái học nhiều làm gì, sau này cũng lấy chồng. Cái tư tưởng trọng nam khinh nữ nó ăn sâu vào máu thịt khiến thân phận người phụ nữ bị coi thường, rẻ mạc. Này nhà ai chứ không phải nhà Trí Tú, có đứa con gái duy nhất nên cha mẹ cũng rất thương cô. Dành dụm cả 1 đời mua được miếng đất để sau này Trí Tú phòng thân. Ai sống mà không có châm ngôn của mình, Trí Tú tuy đẹp bất bình thường nhưng chuyện này cổ bình thường. "Nghèo mà hạnh phúc, còn hơn giàu mà sống ác nhơn".
---
Hai người hai hướng liệu xảy ra chuyện gì được... Đọc đi chứ sao mà biết!!!
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro