Triết câu 1 đến câu 4

Câu 1: Có phải mọi sp sx ra đều là hàng hóa hay ko? Vì sao?

Mọi sản phẩm sx ra đều là hàng hóa. Vì hàng hóa là sp của lđ có thể thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán với nhau. Hàng hóa là 1 phạm trù lịch sử. Sản phẩm lđ mang tính hình thái khi nó là đối tượng mua-bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dang vật thể (hữu tình) hoặc ở dạng vi vật thể. Khi nghiên cứu phương thức sx TBCN, Mác bắt đầu bằng sự phân tích hàng hóa điều này bắt nguồn từ các lí do sau:

-Hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xh tư bản.

- Hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tb kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống, mâu thuẫn của phương thức sx tbcn

- Phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị_ phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sx tbcn.

Câu 2 Vì sao hàng hóa lại có 2 thuộc tính?

Trong mỗi hình thái kinh tết _ xh khác nhau sx hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng 1 vật phẩm sx ra kinh đã mang hình thái là 1 hàng hóa thì đều có 2 thuộc tính cơ bản là giá trị sd và giá trị.

a, g/ trị sd

Vơi tư cách là giá trị sd, hàng hóa trước hết ' là 1 vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thỏa mãn 1 loại nhu cầu nào đó của con người', ko kể nhu cầu đó đc thỏa mãn 1 cách trực tiếp, nếu vật đấy là 1 tư liệu sinh hoạt hay gián tiếp, nếu vật ấy là 1 tư liệu sx.

Số lượng giá trị sd của 1 vật ko fai ngay 1 lúc đã phát hiện ra đc hết, mà nó đc phát hiện dần dần trong qt phát triển khoa học kĩ thuật.

Giá trị sd hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định với ý nghĩa như vậy, gtri sd là 1 phạm trù vĩnh viễn

Gtri sd chỉ thể hiện khi con ng sd hay tiêu dùng, nó là nd vật chất của của cải, ko kể hình thức xh của của cải đó như thế nào.

Một vật, khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có gtri sd. Nhưng nhất thiết ko fai bất cứ vật ji có gtri sd cũng đều là hàng hóa.

Một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sd của nó phải là vật đc sx ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đóphải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sd là cái mang giá trị trao đổi.

B, giá trị hàng hóa

Muốn hiểu đc gtri hàng hóa phải đi từ gtri trao đổi. Mác viết: ' giá trị trao đổi trc hết biểu hiện ra nhu là 1 quan hệ về số lượng, là 1 tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này đc trao đổi với những giá trị sd loại khác.

Ví dụ 1m vải =10 kg thóc

Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và thóc là 2 hàng hóa có giá trị sd khác nhau lại có thể trao đổi đc với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định.

Sỡ dĩ, hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc lại có thể trao đổi đc với nhau, bởi vì giữa những hàng hóa khác nhau đó có 1 cái gì đó chung, cái chung đó ko fai là vải,là thóc ...., nhưng lại là cái mà cả vải và thóc ..đều có thể quy về đc. Các gtri trao đổi khác nhau phải đc quy thành cái chung đó, và mỗi giá trị trao đổi đều đại biểu cho 1 lượng nh hay ít của cái chung ấy

Như vậy, 1 khi ko kể đến giá trị sd của hàng hóa, có nghĩa nó ko còn là vải, thóc.... Hay là 1 vật có ích nào nữa, nó cũng ko còn là sp lđ của ng thợ dệt, ng nông dân hay là của bất cứ 1 lđ sx cụ thể nào nữa, nó chỉ còn lại có tính chất chung của các thứ lđ khác nhau, đó là sự hao phí lđ của con ng.

Rõ ràng, nếu bóc cái vỏ giá trị sd, cũng như tính hữa ích của lđ ra, gạt bỏ cái vẻ bề ngoài tùy tiện ngẫu nhiên của giá trị trao đổi, thì ta sẽ thấy tất cả các hàng hóa đều giống nhau hoàn toàn, đều có 1 thực thể xh như nhau, đều là những vật kết tinh đồng nhât _ đó là sức lđ của con ng đc tích lũy lại. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi đc với nhau, vì vậy ng ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy. Chính lđ hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa. Vậy giá trị của hàng hóa là lao động xh của ng sx kết tinh trong hàng hóa còn giá trị trao đổi chẳng qua là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.

Thuộc tính tự nhiên của hàng hóa là giá trị sd, thuộc tính xh của hàng hóa là hao phí lđ kết tinh trong nó và là giá trị. Bất kì 1 vật nào muốn trở thành hàng hóa đều fai có đủ 2 thuộc tính: gtri sd và gtri, nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính đó, sản phẩm ko thể là hàng hóa.

C,Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính:

Giá trị nội dung là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hinh thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.

Nếu giá trị sd là thuộc tính tự nhiên thì g/ trị là thuộc tính xh của hàng hóa.

Hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuộc tính gtri sd và gtri, nhưng đây là sự thống nhất của 2 mặt đối lập.

Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sd và giá trị thể hiện ở chỗ: ng làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sd cũng chính là để có đc giá trị. Ngược lại ng mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sd của hàng hóa, nhưng muôn tiêu dùng giá trị sd đó ng mua fai trả giá trị của nó cho ng bán. Nghĩa là quá trình thực hiện g/ trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sd: giá trị đc thực hiện trc sau đó giá trị sd mới đc thực hiện.

Câu 3 Phân tích vai trò lđ cụ thể và lđ trừu tượng...?

Sỡ dĩ hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị sd và giá trị là do lđ của ng sx ra hàng hóa có tính 2 mặt. chính tính 2 mặt của lao động sx hàng hóa quyết định tính 2 mặt của bản thân hàng hóa.

C.Mác là ng đầu tiên phát hiện ra tính chất 2 mặt của lđ sx hàng hóa. Đó là lđ cụ thể và lđ trừu tượng

A, lđ cụ thể là lđ có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mối lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng.

Mối lđ cụ thể tạo ra 1 loại giá trị sd nhất định. Lđ cụ thể càng nh loại càng tạo ra nhiều loại g/ trị sd khác nhau. Các lđ cụ thể hợp thành hệ thống phân công lđ xh. Cùng với sự phát triển của khoa học k/ thuật, các hình thức lđ cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lđ xh. Giá trị sd là phạm trù vĩnh viễn vì vậy lđ cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm, nó là 1 đk ko thể thiếu trong bất kì hình thái k/ tế xh nào. Cần chú ý rằng hình thức của lđ cụ thể cũng có thể thay đổi.

Lao động cụ thể ko fai là nguồn gốc duy nhất của giá trị sd do nó sx ra. Giá trị sd của các vật thể hàng hóa bao jo cũng do 2 nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. L/ đ cụ thể của con ng chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con ng mà thôi.

B, lao động trừu tượng:

L/đ của ng sx hàng hóa, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức thân kinh và sức cơ bắp nói chung của con ng, chứ ko kể đến hình thức cụ thể của nó ntn, thì gọi là lđ trừu tượng, lđ trừu tượng chính là lđ hao phí đồng chất của con ng.

Lao động bao jo cũng là sự hao phí của con ng xét về mặt sinh lý, Nhưng ko fai là sự hao phí sức lđ nào về mặt sinh lý cũng là lđ trừu tượng. Lđ trừu tượng chỉ có trong nền sx hàng hóa, do mục đích của sx để trao đổi. từ đó là xuất hiện sự cần thiết fai quy các lđ cụ thể vốn rất khác nhau, ko thể so sánh đc với nhau thành 1 thứ lđ đồng chất có thể trao đổi với nhau, tức lđ trừu tượng

Lđ trừu tượng tạo ra giá trị làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu ko có sx hàng hóa, ko có trao đổi thì cũng ko cần fai quy các lđ cụ thể về lđ trừu tượng. Vì vậy lđ trừu tượng là 1 phạm trù lịch sử riêng có của sx hàng hóa.

Lđ trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của mọi hàng hóa chỉ là sự kết tinh của lđ trừu tượng.

Đồng thời lđ của mỗi ng sx hàng hóa, nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức lđ trừu tượng, thì nó luôn là 1 bộ phận của lđ xh thống nhất nằm trong hệ thống phân công lđ xh nên lđ trừu tượng là biểu hiện của lđ xh.

Câu 4: Cơ cấu lượng giá trị hàng hóa đc hình thành ntn? Lượng g/ trị hàng hóa gồm những bộ phận nào, đc xđ bằng đơn vị nào?

Giá trị hàng hóa đc xét cả về mặt chất và mặt lượng: Chất giá trị hàng hóa là do lđ trừu tượng của ng sx hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng g/ trị của hàng hóa là do lượng lđ hao phí để sx ra hh đó quyết định.

A, Thước đo lượng giá trị của hh

Lượng giá trị của hàng hóa cũng do tg lđ quyết định. Trong thực tế, 1 loại hàng hóa đưa ra thị trường là do rất nh ng sx ra, nhưng mỗi người sx do đk sx, trình độ tay nghề là ko jong nhau, nên tg lđ cá biệt để sx ra hàng hóa của họ khác nhau.thời gian lđ cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hóa mà từng ng sx ra.

Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa đc tính bằng thời gian lđ xh cần thiết.

Thời gian lđ xh cần thiết là tg cần thiết để sx ra 1 hàng hóa trong đk bình thường của xh, tức là với 1 trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xh nhất định.

Trong xh có hàng triệu ng sx hàng hóa, với tg lđ cá biệt hết sức khác biệt nhau, thì thông thường tg lđ xh cần thiết trùng hợp với tg lđ cá biệt của những ng sx và cung cấp đại bộ phận 1 loại hàng hóa nào đó trên thị trường.

B, Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

Do tg lđ xh cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là 1 đại lượng ko cố định. Sự thay đổi lượng của giá trị hàng hóa tùy thuộc vào những nhân tố:

-năng suất lđ là năng lực sx của lđ nó đc tính = số lượng sp sx ra trong 1 đ/ vị tg hoặc số lượng tg cần thiết để sx ra 1 đ/ vị sp.

Có 2 loại năng suất lđ: năng suất lđ cá biệt và năng suất lđ xh.

Năng suất lđ có ảnh hưởng đến giá trị xh của hh chính là năng suất lđ xh. Năng suất xh càng tăng tg lđ xh cần thiết để sx ra hh càng jam, lượng giá trị của 1 đ/ vị sp càng ít.

Lượng giá trị của 1 đơn vị hh tỉ lệ thuận với số lượng lđ kết tinh và tỉ lệ nghịch với năng suất lđ xh.

Năng suất lđ lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo của ng lđ, sự p/ triển của khoa học kĩ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kĩ thuật và sx, sự kết hợp xh của sx, hiệu quả của tư liệu sx và các đk tự nhiên.

- Mức độ phức tạp của lđ

Mức độ phức tạp của lđ cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng g/ trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lđ có thể chia lđ thành lđ giản đơn và lđ phức tạp.

LĐ giản đơn là sự hoa phí lđ 1 cách giản đơn mà bất kì 1 ng bình thường nào có khả năng lđ cũng có thể thực hiện đc.

LĐ phức tạp là loại lđ đòi hỏi phải đc đào tạo, huấn luyện thành lđ lành nghề.

Vì vậy, trong cùng 1 đơn vị tg lđ như nhau, lđ phức tạp tạo ra đc nhiều giá trị hơn so với lđ jan đơn. Lđ phức tạp là lđ jan đơn đc nhân gấp bội lên. Để cho các hàng hóa do lđ jan đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa lđ phức tạp tạo ra, trong qt trao đổi ngta quy mọi lđ phức tạp thành lđ jan đơn tb.

Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa đc đo bằng thời gian lđ xh cần thiết, giản đơn tb.

C, Cấu thành lượng giá trị hàng hóa:

Để sx ra hàng hóa cần phải chi phí lđ, bao gồm lđ quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sx như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lđ sống hao phí trong qt chế biến tư liệu sx thành sp mới. Trong qt sx lđ cụ thể của ng sx có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của tư liệu sx vào sp, đây là bộ phận ja trị cũ trong sp (c) , còn lđ trừu tượng ( biểu hiện ở sự hoa phí lđ trong qt sx ra sp) có vai trò làm tăng thêm giá trị cho sp (v+m). Vì vậy, cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm 2 bộ phận: giá trị cũ tái hiện và giá trị mới ( W = c+v+m).

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: