triết học câu 1, 2
. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến:
Mối liên hệ phổ biến là khái niệm để chỉ sự:
- Tác động
- ràng buộc
- Qui định
- Chuyễn hóa
Của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Sự liên hệ biểu hiện ở 3 mặt:
- Giữa các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng
- Giữa các sự vật khác với nhau
- Giữa các sự vật với môi trường.
2. Các tinh chất của mối liên hệ
a./ Tính khách quan:
- Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới.
- Mối liên hệ tồn tại bên ngoài ý thức con người
b./ Tính phổ biến
- Không có Sự vật hiện tượng nào không có mối liên hệ bởi vì chúng tồn tại trong 1 chỉnh thể thống nhất.
- Mối liên hệ tồn tại trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
c./ Tính đa dạng:
- Xuất phát từ tính đa dạng thế giới vật chất dẫn đến mối liên hệ đa dạng, biểu hiện ở:
* Liên hệ trong không gian ( cùng 1 thời điểm diễn ra nhiều sự kiện)
* Liên hệ trong thời gian ( là sự liên hệ kế tiếp nhau của các sự kiện )
* Liên hệ bên trong ( là mối liên hệ xảy ra bên trong sự vật hiện tượng.)
* Liên hệ bên ngoài (là mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác)
* Liên hệ cơ bản
* Liên hệ không cơ bản.
- Mỗi kiểu mối liên hệ có vị trí vai trò và đặc điểm riêng của nó.
3. Ý nghĩa, phương pháp luận
a. Ý nghĩa:
* Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm toàn diện, phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ và khâu trung gian.
Mác nói: " Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội."
* Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét 1 sự vật hiện tượng nào đó, 1 con người nào đó, phải gắn với những hoàn cảnh điều kiện cụ thể.
* Chống lại cách xem xét cào bằng, phiến diện ngụy biện.
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC:
1. Khái niệm thực tiễn:
Thực tiễn là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích của con người mang tính lịch sử và xã hội nhằm làm biến đổi tự nhiên và xã hội.
Bản chất của hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo khách thể (đối tượng) cho phù hợp với nhu cầu của chủ thể.
@ Tính chất của họat động thực tiễn:
- Tính lịch sử ( thời gian)
Vd: Sx lúa gạo : Cổ đại dùng đá tạo ra lúa, trung đại: cày bừa tạo ra lúa, hiện đại máy móc tạo ra lúa )
- Tính xã hội: con người phải nương tựa, kết hợp với nhau
2. Những hình thức của hoạt động thực tiễn:
+ Những hình thức cơ bản:
- Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất giữ vai trò quyết định nhất,
- Hoạt động chính trị- xã hội: quá trình đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội.
- Thực nghiệm khoa học kỹ thuật
+ Những hình thức không cơ bản:
- Thực tiễn đạo đức như: tâm lý đạo đức( ý thức đạo đức), hành vi đạo đức( thực tiễn)
- Thực tiễn giáo dục (lý thuyết và thực hành)
- Thực tiễn nghệ thuật ( gồm sáng tác và biểu diễn)
3. Vai trò của hoạt động thực tiễn trong nhận thức:
a. Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức:
- Ngay từ đầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn và do thực tiễn qui định ( hành vi đầu tiên của con người là kiếm sống)
- Thông qua những hành động thực tiễn tác động vào đối tượng ( khách thể) các SVHT bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ trên cơ sở đó, con người mới bắt đầu biết về chúng.
- Thông qua hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới đồng thời cũng biến đổi cả bản thân mình, các giác quan phát triển và hoàn thiện làm cho năng lực nhận thức của con người tốt hơn.
- Thông qua hoạt động thực tiễn con người còn chế tạo công cụ, phương tiện để hổ trợ cho các giác quan trong quá trình nhận thức.
b. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
- Tri thức khoa học kỹ thuật chỉ có ý nghĩa khi được vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới và bản thân.
- Chính nhu cầu của thực tiễn của cuộc sống thúc đẩy khoa học phát triển.
c. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiếm tra chân lý:
- Thực tiễn sẽ kiểm tra để xác nhận tri thức đó đúng hay sai, có 1 số quan điểm:
* Lấy số đông làm thước đo ( không chính xác)
* Cái gì có lợi ( trong xã hội có giai cấp đối kháng)
* Cái gì rõ ràng, khúc chiết ( bài thi)
* Thực tiễn là thước đo khách quan.
- Thông qua hoạt động thực tiễn con người điều chỉnh nhận thức cho phù hợp với thực tế khách quan.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro