tthcm dt gpdt

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. [1]

Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.[2]

Hoàn cảnh ra đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh

Việt Nam

• Dưới chế độ cai trị của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp.

• Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp.

• Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn.

o Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến.

o Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.

o Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản.

Thế Giới

• Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, dẫn đến sự tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản.

• 1917, Cách mạng tháng 10 Nga thành công, hệ thống xã hội chủ nghĩa xác lập trên phạm vi thế giới.

• Phong trào công nhân trên thế giới nổ ra mạnh mẽ.

Nguồn gốc

1. Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam:

o Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước;

o Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái;

o Truyền thống lạc quan, yêu đời;

o Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo.

2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:

o Tư tưởng văn hóa phương Đông: Nho giáo, Phật giáo;

o Tư tưởng và văn hóa phương Tây: cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, Tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ, tư tưởng dân chủ phương Tây,... ;

3. Chủ nghĩa Marx-Lenin: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh;

4. Nhân tố chủ quan: phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.

Quá trình hình thành và phát triển

• Từ 1890 - 1911: giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng;

• Từ 1911 - 1920: giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm;

• Từ 1921 - 1930: giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam;

• Từ 1930 - 1941: giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam;

• Từ 1941 - 1969: giai đoạn phát triển và thắng lợi của Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nội dung cơ bản

Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm các quan điểm cơ bản về giải phóng dân tộc, giai cấp và con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; tư tưởng về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người công bộc thật trung thành của nhân dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

• Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các đân tộc.

"Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". - Hồ Chí Minh

Ngày 19 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Hồ Chí Minh đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị[3].

• Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất nước.

• Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

• Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản.

"Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản, tức là phải theo đường lối Mác-Lênin" - Hồ Chí Minh.

• Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng, Hồ Chí Minh thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam").

• Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc.

"Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, vũ trang toàn dân" - Hồ Chí Minh

• Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1928): "chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến"

Nhưng ngay từ Đại hội V, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : "vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa".

"Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước" - Hồ Chí Minh.

• Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực.

"Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền" - Hồ Chí Minh.

Những quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc ?

Tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc có thể tóm tắt thành một hệ thống luận điểm sau đây:

- Một là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản.

Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản, mặt khác, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

- Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

NAQ đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành công "trước hết phải có đảng cách mệnh", "đảng có vững cách mệnh mới thành công" "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt" đó là chủ nghĩa Lênin.

- Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công nông.

- Bốn là, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc.

Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của HCM. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào CM vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác - Lênin, đã được thắng lợi của CM VN chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

-Năm là, CM giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân.

* Tóm lại, HCM đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống quan điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Bạn có thể tham khảo thêm ở sách giáo khoa nhé!

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chương 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG

GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Kết cấu :

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Thời gian quy định: 6 tiết (4 tiết giảng và 2 tiết thảo luận)

11111111111111. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

1.1. Quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc

Khái niệm: Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác: Dân tộc là sản phẩm của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học.

Lênin đã phát triển quan điểm về vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc.

1.2. Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh - là vấn đề dân tộc thuộc địa

"Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập".

1.2.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.

- "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

TRÍCH "TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP"

BÁC HỒ ĐỌC TẠI QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

NGÀY 2/9/1945

Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Độc lập hoàn toàn và thật sự trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Trong nền độc lập, mọi người đều được ấm no, tự do, hạnh phúc.

Độc lập thật sự phải gắn với hoà bình thật sự. "Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình...kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước".

Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

1.2.2. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập

Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước.

Chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và sự thức tỉnh ý thức dân tộc. "Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản...", đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính.

1.2.3. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Do đó, "giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH...". "yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội".

Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. "Phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy".

3333333333333. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

2.1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Con đường cách mạng vô sản ở thuộc địa bao hàm nội dung sau:

Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần từng bước "đi tới xã hội CS".

Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là đảng cộng sản.

Lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí.

Cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, phải đoàn kết quốc tế.

2.2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do đảng cộng sản lãnh đạo

Muốn giải phóng dân tộc thành công "trước hết phải có đảng cách mệnh...", "cách mệnh phải làm cho dân giác ngộ", "phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu", "sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh".

Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách mạng nước ta.

2.3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc

Cách mạng giải phóng dân tộc là "việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người", phải đoàn kết toàn dân.

"Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được".

Trong lực lượng đó "công-nông là gốc của cách mạng", "còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ...chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi".

"Trong khi liên lạc giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công-nông mà đi vào thoả hiệp".

2.4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

Cương lĩnh Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1928) nêu: "chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến".

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

"Chủ nghĩa tư bản là con đỉa hai vòi..." phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa cách mạng vô sản chính quốc với cách mạng thuộc địa.

Hồ Chí Minh đã nêu: "cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước...".

Đây là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh đóng góp vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.

2.5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực

Bạo lực cách mạng: Bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.

- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

- Giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, thương lượng, nhượng bộ có nguyên tắc. Tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân đạo hoà bình.

Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc:

"...trường kỳ kháng chiến, địch nhất định thua, ta nhất định thắng... Thắng lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau".

- Tự lực cánh sinh là phương châm chiến lược quan trọng của bạo lực cách mạng.

3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY

3.1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.2. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp.

3.3. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

HẾT

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #scorpion