Theodore John Kaczynski

Bom thư không phải là chuyện lạ nhưng thủ phạm thực hiện trót lọt hàng chục vụ án trong suốt 20 năm trời thực sự là thử thách với FBI. Thủ phạm được coi là một trong những mục tiêu săn đuổi “tốn kém” nhất trong lịch sử của FBI.

Bom thư lần đầu tiên được gửi vào ngày 25/05/1978, một gói bưu kiện bọc cẩn thận được đặt trên hành lang khu nghiên cứu kỹ thuật của trường đại học Chicago. Bên ngoài là giấy màu đỏ trắng, con tem màu xanh tưởng nhớ đến nhà soạn kịch thiên tài Eugene O"Neill, địa chỉ người nhận là giáo sư E.J. Smith của Học viện Bách khoa Rensselaer, New York. Do bưu kiện không chuyển được tận tay người nhận nên đã hoàn trả lại cho người gửi, giáo sư Buckley Crist của đại học Northwestern, gần với Evanston Illinois. 

Nghi ngờ một gói thư mình chưa bao giờ gửi đi mà nhận trả lại, Christ báo cảnh sát Terry Marker. Trước khi mở ra họ còn đùa với nhau “Có thể là một quả bom”, thật không may câu nói đùa vu vơ trở thành sự thật. Khi mở ra, nó phát nổ, rất may viên cảnh sát bị thương nhẹ và trở thành nạn nhân đầu tiên của “Sát thủ bom thư”. Theo nghiên cứu của tổ chức ATF, quả bom được chế tạo một cách nghiêp dư, một số thành phần được thay thế bằng những đồ dễ kiếm.

Vào 09/05/1979, John G. Harris, một sinh viên có bằng thiết kế xây dựng, quyết định kiểm tra một chiếc hộp có hình chóp nhọn, dùng để đựng đồ dùng cá nhân, “bị” bỏ rơi ở trong phòng 2424 của trường đại học Northwestern mấy ngày. Chiếc hộp được làm bằng gỗ và buộc chặt với một cuộn băng. Khi nắp vừa được mở ra, bỗng một tiếng nổ chát chúa vang lên, rất may John chỉ bị một vết cắt do mảnh gỗ gây ra và bỏng nhẹ. Theo như nhận định của chuyên gia, quả bom này được chế tạo với mục đích gây hoảng sợ với những tiếng nổ to chứ không có tính sát thương và người tạo ra nó đã áp dụng một cơ chế hiệu quả, tinh vi hơn lần trước, có thể nói là đã “lên tay”.

Trên chiếc máy bay mang mã số 444 của hãng hàng không American Airlines hành trình từ Chicago tới Washington D.C, hành khách bỗng nghe thấy một tiếng “huỵch” từ khoang hành lý. Cùng lúc đó, một tiếng nổ vang lên khiến những người có mặt hoảng hốt. Hành khách cùng các phi hành đoàn tháo chạy theo lối thoát hiểm và 12 người được đưa vào bệnh viện. Theo điều tra, nguyên nhân gây ra vụ nổ do một quả bom tự tạo, cũng được đặt trong một hộp gỗ. 

Cơ quan có chức năng cho rằng đây là vụ tấn công nhằm vào hãng hàng không American Arilines. Ngay lập tức, hai cơ quan, đối thủ trong việc kinh doanh, bị dính líu vào vụ việc. Bởi vì quả bom được chuyển bằng thư, cơ quan điều tra cũng cho dịch vụ bưu điện Mỹ vào diện tình nghi. Vụ án mang tầm quốc gia nên các nhân viên FBI với bề dày kinh nghiệm được chỉ định tham gia vào vụ án.

Việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn, mỗi điều tra viên theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình và chắc chắn thông tin thu thập được không phải lúc nào cũng trao đổi ngay lập tức. Vấn đề lãnh thổ cũng là một trong những trở ngại nhất, mỗi nhóm đều muốn có đầy đủ thông tin về các tội phạm, trong thời gian này, hơn 5.000 các nghi phạm được thêm vào diện đáng ngờ.

Năm 1996, vở kịch có tên “Sát thủ bom thư: Một câu chuyện có thật” được dựng lên và biểu diễn. Một người đàn ông mất 11 năm để tìm kiếm về “Sát thủ bom thư”, đó là cựu chiến binh Tony Muljat và ông cho rằng mối liên hệ của tên tội phạm nguy hiểm với chiếc hộp gỗ đó chính là dấu hiệu của hắn, như một loại chữ ký, không thể nhầm lẫn với ai được. Mỗi quả bom thư được gửi đi đều có khắc 2 chữ FC. Muljay cũng cho rằng những quả bom có cơ chế hoạt động khá hiệu quả, đúng theo suy nghĩ của chủ nhân. 

Hầu hết các các quả bom đều không tạo ra cú nổ vang trời mà cháy âm ỉ. Ông cũng tìm thấy chất hóa học bari, nitrat trong quả bom và chính nó là nguyên nhân khiến quả bom ít gây ra tiếng nổ. Hắn thường cho “những đứa con cưng” có làn khói màu xanh lá cây. Những bí mật xung quanh “Sát thủ bom thư” đang được FBI triển khai để tìm ra bộ mặt thật của kẻ này.

Đầu tháng 06/1980, chủ tịch United Airlines, ông Percy Wood nhận được một bức thư, địa chỉ người gửi là Enoch Fischer. Trong thư viết:

“Thưa ông Percy Wood. Tôi đã gửi những bản sao cuốn “Ice Brother” của Sloan Wilson cho một số người tiêu biểu của khu vực Chicago, bởi tôi tin rằng những người có quyền quyết định những việc quan trọng ảnh hưởng đến phúc lợi cộng đồng thì nên đọc cuốn sách này”.

Ngày 10/06, Percy Wood tổ chức lễ kỷ niệm tròn 60 tuổi của mình và cùng hôm đó, một gói bưu kiện được gửi về tận nhà ông ở Lake Forest. Khi ông mở cuốn sách, một thiết bị được gài sẵn trong đó bất ngờ phát nổ, một số mảnh kim loại và mảnh gỗ bắn tung tóe, ông Wood bị thương ở tay, mặt và đùi.

Sau đó, thanh tra Tony Muljat chú ý đến bưu kiện trên địa chỉ được ghi bằng mực màu xanh. Hơn nữa, địa chỉ địa chỉ của người gửi trên đường Ravenswood là giả mạo. Một phần kim loại trong quả bom có ký tự FC, sau khi tìm hiểu điều tra viên cho rằng đó là chữ ghép của Freedom Club (CLB tự do)

Sau khi Percy Wood bị “dính” bom, FBT cũng xác định được ý nghĩa của UnAbom mà kẻ gửi bom thư tự xưng cho mình, chính là những chữ cái đầu của cụm từ UNiversities and Airlines BOMbings (đánh bom vào các trường đại học và những chuyến bay).

Từ đó, kẻ đánh bom đã không có động tĩnh gì trong một thời gian. Sự việc lắng lại, các cơ quan thi hành pháp luật cũng có thời gian để thư giãn, không bị đau đầu với những quả bom tự tạo, dành thời gian giải quyết những vụ án khác nhưng họ đâu biết rằng lần xuất hiện sắp tới những quả bom hắn tạo còn nguy hiểm hơn rất nhiều.

Đến ngày 08/10/1981, một quả bom có chữ ký FC được phát hiện ở trường đại học Utah nhưng rất may cơ quan chức năng đã can thiệp kịp thời nên không gây tổn hại về người và của. Sau 7 tháng yên bình, sóng gió lại nổi lên…

Gói bưu kiện nữa tiếp tục được gửi vào đầu tháng 05/1982 từ bưu điện Campus, trường đại học Brigham Young, Provo, Utah, và giáo sư Janet Smith là người mở nó. Quả bom phát nổ dữ dội gây ra chấn thương nghiêm trọng cho Janet ở mặt và cánh tay. Những mảnh bom găm vào người khiến máu chảy không ngừng, nạn nhân nhanh chóng được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Vanderbilt. Cô Janet sẽ không bao giờ hiểu được tại sao bưu kiện chứa bom lại được đặt ở bàn làm việc của mình. Và tất nhiên quả bom tự tạo cũng được khắc hai chữ FC.

Trong cùng năm, tên Unbomber còn gây ra nhiều vụ gửi các bưu kiện bom thư cho các giáo sư khác. Nhưng đến 15/05/1985, một vụ có tính sát thương nghiêm trọng nhất từ khi Unbomber bắt đầu hành động đó là vụ đánh bom vào một sinh viên đã tốt nghiệp đại học Cory Hall ở Berkeley, John Hauser phá hỏng 4 ngón tay và một bên mắt trái, ngoài ra còn gây một số ảnh hưởng đến dây thần kinh. 

Máu chảy không ngừng từ động mạch của cánh tay, một cú nổ quá bất ngờ cùng với những vết thương cơ thể thực sự khiến John rơi vào trạng thái hoảng sợ tột đỉnh. Nhưng điều đau khổ nhất mà chàng sinh viên vừa tốt nghiệp này phải gánh chịu đó là không còn cơ hội thực hiện giấc mơ bấy lâu ấp ủ, trở thành phi hành gia. “Tôi không hiểu vì sao lại trở thành nạn nhân của tên Sát thủ bom thư. Tôi đã chuẩn bị rất kỹ hành trang về kinh nghiệm cũng như sức khỏe để thực hiện giấc mơ của mình, vậy mà… Tất cả đã tan thành mây khói, ngón tay tôi đã bị cắt cụt”, John Hauser đau buồn chia sẻ với tờ Time.

Sau vụ đánh bom gây hậu quả nghiêm trọng này, các thanh tra có kết luận, trong suốt 3 năm “vắng bóng”, tên Unbomber đã “luyện” được kỹ năng khiến cho những quả bom hắn tạo có tính sát thương cao có thể dẫn đến tử vong. Bây giờ, những quả bom hắn tạo công lực rất lớn, có sự pha trộn của các thuốc bột Amoni, Nitrat, aluminum. Và một điều không thể thiếu đó chính là 2 chữ FC.

Một người làm trong phòng văn thư cho Boeing, Auburn, Washington để ý một vài điều khác lạ vào ngày 13/06/1985. Địa chỉ trên thư chung chung, không ghi cụ thể từng bộ phận cũng như tên người nhận, tất cả tưởng chừng như đơn giản song cũng khiến cho người chuyên chuyển thư cảm thấy nghi ngờ nhất là khi gần đây rất nhiều vụ gửi bom thư xảy ra. Đúng như suy nghĩ, các thanh tra đã sử dụng thiết bị chuyên dụng và xác định chắc chắc rằng trong thư có chứa chất gây nổ.

Các thiết bị kỹ thuật được tổ chức Bomb Squad ở hạt King cung cấp và đây cũng là lần đầu tiên, các thanh tra được nhìn thấy rõ ràng “tác phẩm” của tên Unbomber có nhiều cải tiến mới mẻ và sáng tạo và họ cũng cảm nhận được sự nguy hiểm ngày một tăng của tên này.

Vào ngày 15/06/1985, giáo sư khoa tâm lý, James McConnell ở trường đại học Michigan nhận được một gói bưu kiện, người gửi là giáo sư Ralph Kloppenburg đang công tác tại trường đại học Utah. Kèm theo đó là một bức thư có nội dung nhắn nhủ giáo sư James nên đọc cuốn sách này và mọi người ở cùng vị trí của ông cũng vậy. James McConnell là một giáo sư có tiếng tăm, xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Ralph Kloppenburg từng là sinh viên gương mẫu của James.

Những bưu kiện cùng lời mời chào thế này không phải là hiếm với giáo sư James, song khi người trợ lý, Nick Suino mở gói bưu kiện thì một tiếng nổ động trời vang lên, căn phòng cũng bị tan hoang theo. Mảnh bom găm vào cánh tay làm máu chảy không ngừng, lập tức nạn nhân được người đưa đi cấp cứu.

Sau khi phục hồi, giáo sư James McConnell đã nói “Có người thì mất ngón tay, mắt thậm chí là mất cả mạng sống, tôi may mắn hơn họ. Hậu quả nặng nhất chính là thính giác của tôi, bởi vì tiếng nổ quá lớn ở trong ngôi nhà nên tôi hoàn toàn mất đi khả năng nghe. Nhưng sau thời gian điều trị 3 tháng, tai tôi đã trở lại bình thường. Ơn chúa!”.

Thiệt hại không chỉ dừng lại ở giáo sư James McConnell, tai của người trợ lý cũng bị mất đi chức năng, có thể nói đây là một tổn thất lớn với một người rất yêu âm nhạc,Sự việc ngày càng phức tạp khi tên Unbomber mở rộng khu vực hoạt động. Hugh Scrutton, chủ cửa hàng máy tính ở California trở thành nạn nhân bị chết đầu tiên của tên sát nhân này, khi bị giết bởi một quả bom đặt ở bãi đậu xe, mảnh bom găm vào tim dẫn đến tử vong. Rồi một vụ đánh bom tương tự cũng nổ ra vào năm 1987 tại một cửa hàng máy tính ở Salt Lake City, bang Utah và Gary Wright là người gánh chịu hậu quả, nhưng may mắn hơn là Gary giữ được tính mạng của mình.

Sau 6 năm “nghỉ ngơi”, “kẻ hủy diệt” tiếp tục đánh bom trở lại vào năm 1993. Bom thư được gửi đến cho David Gelernter, một giáo sư chuyên khoa máy tính ở Đại học Yale. Cùng năm này một vụ đánh bom khác đã làm bị thương nhà di truyền học Charles Epstein. Hắn gửi một lá thư đến cho tờ The New York Times tự nhận rằng “nhóm vô chính phủ” FC của mình chính là kẻ đã gây ra các cuộc đánh bom trên đây.

Năm 1994, một chuyên viên quảng cáo bị giết bằng một bom thư khác. Trong một lá thư, y bào chữa vụ giết người này bằng cách chỉ ra rằng lãnh vực quan hệ công chúng là một hoạt động nằm trong các kỹ năng phát triển nhằm bóp méo thái độ sống của mọi người. Tiếp đến là vụ Chủ tịch Hiệp hội lâm học California Gilbert B. Murray ở Sacramento, California bị thiệt mạng.

Trong thời gian này, Kaczynski cũng bắt đầu gửi nhiều thư, bài viết của mình đến các báo nhằm công bố “những nguyên lý” đằng sau các vụ tấn công khủng bố. Đến khi “Unabomber” đe dọa sẽ làm nổ một máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Los Angeles năm 1995, FBI thực sự xem việc bắt giữ “kẻ hủy diệt” này là ưu tiên hàng đầu. Một chân dung phác họa nghi can với khuôn mặt có vẻ hăm dọa, mũ trùm đầu, đeo kính râm được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Hắn chính là Theodore John Kaczynski sinh ngày 22/05/1942, được biết đến với biệt danh “Unbomber” (Sát thủ bom thư). Ted luôn ấp ủ những âm mưu lớn hơn mà mục tiêu của hắn là chính những chuyến bay với hàng trăm hành khách. Theodore có một người em trai tên là David. Mẹ hắn trở thành góa phụ vào năm 1990 khi người chồng, ông Richard bị ung thư giai đoạn cuối và rời bỏ cuộc đời. Bà phải đối mặt với tội ác chế tạo bom thư đầu tiên gây ra cái chết và thương tật cho một nạn nhân gần 18 tuổi.

Y sinh ra ở Chicago, Illinois, nơi nổi tiếng với những đứa trẻ có trí tuệ thông minh. Bản thân Theodore cũng học hành giỏi giang đến nơi đến chốn và tốt nghiệp trường Đại học Harvard, một trường đại học nổi tiếng bậc nhất vào năm 1962 và lấy được bằng tiến sỹ trong ngành toán học ở trường đại học ở Michigan sau đó trở thành người trợ lý cho giáo sư đại học tại California, Berkeley năm 25 tuổi nhưng 2 năm sau “thình lình và đột ngột” viết đơn xin thôi việc.

Mùa hè năm 1969, Theodore đến ngôi nhà nhỏ của bố mẹ ở Lombard, Illinois. Nhưng 2 năm sau, hắn chuyển đến một nhà gỗ tự tay dựng lên ở Lincoln, Montana nằm tách biệt với cộng đồng, ở đây y sống đơn giản hầu như không tốn tiền vào chi phí sinh hoạt, thậm chí chẳng có điện và nước máy. Hàng ngày, Theodore làm những công việc vặt và đều đặn nhận được tiền trợ cấp từ gia đình, song số tiền đó y dùng để mua đất, sau những nơi này đều trở thành nhà kho để chuẩn bị cho chiến dịch gửi bom thư của gã. Năm 1978, hắn đến làm việc cùng bố, ông Theodore Richard Kaczynski và anh trai ở một nhà máy cao su trong thời gian rất ngắn.

Nhưng gã không ưa gì cuộc sống bên ngoài và lại trở về nơi ở hẻo lánh của mình. Theodora cũng tự trang bị cho mình những kỹ năng sống trong thiên nhiên, và làm các công cụ săn bắn. Song cuộc sống như trên thiên đường của hắn không kéo dài được lâu khi các vùng đất hoang dã ngày càng thu hẹp bởi sự phát triển của ngành công nghiệp. Từ đó hắn bắt đầu tính đến việc dùng bom để phá hủy những nơi phát triển xung quanh nơi mình sống.

Không bằng lòng với những cải tiến của nền văn minh, hắn thấy chúng có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Theodroe nói rằng mình bị mất lòng tin vào các ý tưởng cải cách xã hội, hệ thống và dùng bạo lực là cách duy nhất để giải quyết nhằm ngăn chặn, thu hẹp phạm vi cải cách đồng thời làm giảm sự phát triển của ngành công nghiệp hóa.

Kaczynski đưa ra yêu cầu nếu báo chí đồng ý công bố “bản tuyên ngôn” dài 35.000 từ của hắn, hắn sẽ chấm dứt trò chơi giết người này. Yêu cầu này cuối cùng cũng được đáp ứng do 2 tờ báo: The New York Times và The Washington Post. Nội dung chính của bản tuyên ngôn “Xã hội công nghiệp và Tương lai của nó”. Tuy nhiên, người em trai của Ted Kaczynski là David Kaczynski đã phát hiện ra văn phong của anh trai mình trong bản tuyên ngôn liền báo cho cảnh sát với điều kiện không kết án tử hình Ted Kaczynski.

Trước khi bản tuyên ngôn được xuất bản, FBI đã nhiều lần tổ chức cuộc họp báo với báo chí để thảo luận việc xác định tung tích Unbomber và treo thưởng 1 triệu USD cho những ai cung cấp thông tin quý giá. Họ đoán chắc rằng tên này đến từ khu vực Chicago (nơi hắn bắt đầu thực hiện việc gửi bom thư), đã từng làm việc hoặc có một số mối quan hệ với thành phố Salt Lake, và những năm 1990 từng có kết giao với khu vực vịnh San Francisco.

Với mức tiền thưởng cao “ngất ngưởng” như vậy đủ thấy tên Unbomber khiến FBI đau đầu và “tốn kém” về hắn như thế nào, và cũng chính vì món tiền này FBI nhận được hàng nghìn cuộc điện thoại mỗi ngày. Bên cạnh đó, còn có một số lượng lớn các bưu kiện cũng được gửi đến.

Sau hai tháng theo dõi, cuối cùng FBI đã bắt được Theodore Kaczynski vào 03/04/1996 tại nhà gỗ nằm biệt lập ở bên ngoài Lincoln, Montana trong trạng thái “đầu bù, tóc rối”. Ngoài các chứng cứ tìm thấy trong ngôi nhà gỗ để chế tạo bom, các điều tra viên cũng tìm được bản gốc viết bằng tay của “bản tuyên ngôn”. Tên Unbomber trở thành là một trong những mục tiêu săn đuổi “tốn kém” nhất trong lịch sử của Cục Điều tra liên bang (FBI).

Năm 1998, Ted Kaczynski ra tòa và bị kết án tù chung thân không quyền kháng án vì tội giết người bằng bom thư đồng thời trở thành người bị cả xã hội ghét bỏ. Họ cho rằng hắn là một gã điên. Y lãnh án trong nhà tù ở Florence, bang Colorado.

   

Danh sách nạn nhân của tên Unbomber:

Năm

Ngày, tháng

Địa điểm

Nạn nhân

Mức độ thương tổn

1978

25–26/05

Đại học Northwestern, Evanston, Illinois

Terry Marker, cảnh sát một trường đại học

Chỉ bị xây xát

1979

09/05

Đại học Northwestern

John Harris, sinh viên đã tốt nghiệp

Bị thương nhẹ

15/11

Chicago, Illinois

12 hành khách của hãng hàng không American Airlines

Bị xộc khói, không tổn hại về người

1980

10/06

Chicago

Percy Wood, chủ tịch hãng hàng không United Airlines

Bị thương và bỏng

1981

08/10

Đại học của Utah

Kịp thời tháo kíp nổ

1982

05/05

Trường đại học Vanderbilt,Nashville, Tennessee

Janet Smith, nhân viên thư tín của một trường đại học

Chịu vết thương khá nặng ở bàn tay và mất một thời gian dài chữa trị, luyện tập mới lấy lại được chức năng

02/07

Trường đại học ở California, Berkeley, California

Giáo sư Diogenes Angelakos

Bị thương ở tay phải và mặt

1985

15/05

Trường đại học ở California, Berkeley

John Hauser, sinh viên đã tốt nghiệp

Mất hoàn toàn thị lực bên mắt trái và bốn ngón ở bàn tay phải

13/06

Auburn, Washington

Không có ai, quả bom đã được tháo kíp nổ

15/11

Ann Arbor, Michigan

James V. McConnell và Nicklaus Suino

McConnell: mất thị giác; Suino: mảnh bom găm vào người gây nhiều vết thương trên cơ thể

11/12

Sacramento, California

Hugh Scrutton, chủ cửa hàng máy tính

Nạn nhân đầu tiên bị chết

1987

20/02

Thành phố Salt Lake,Utah

Gary Wright, chủ cửa hàng máy tính

Bị thương nhẹ

1993

22/06

Tiburon, California

Charles Epstein, nhà nghiên cứu di truyền học, trường đại học California

Vết thương khá nặng

24/06

Trường đại học Yale, New Haven, Connecticut

David Gelernter, giáo sư máy tính

Bị thương tay phải và mắt phải

1994

10/12

Phía bắc Caldwell, New Jersey

Thomas J. Mosser, làm việc trong ngành quảng cáo

Nạn nhân thứ 2 bị chết

1995

24/04

Sacramento, California

Gillbert P. Murray,làm trong nghành công nghiệp gỗ

Nạn nhân thứ 3 bị mất mạng vì bom thư của tên Unbomber

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro