Phân tích khổ thơ thứ 7 trong bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất 

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

BÀI LÀM
Hình ảnh người lính Tây Tiến đã được nhắc tới trong hai khổ thơ trên nhưng chưa phải đến khổ thứ ba này, họ mới phát hiện ra như một bức tượng đài sừng sững được chạm khắc bằng ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Vẻ đẹp của họ được hiện lên qua ngoại hình được hiện lên qua ngoại hình, tâm hồn, lý tưởng sống chiến đấu và cả sự hy sinh anh hùng.

Quang Dũng không dùng từ "đoàn quân" mà lại dùng từ "toàn binh" từ Hán việt gợi hình ảnh một đội ngũ đông đảo, hùng dũng. Nhà thơ cũng miêu tả "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùng". Những người lính bị sốt rét nhiều đến mức rụng hết cả tóc và màu da thiếu máu xanh như lá cây rừng. Sốt rét không chỉ lấy đi màu xanh trên mái tóc mà còn làm cho mái tóc ấy không thể mọc lại được nữa. Vậy mà nhà thơ lại nói "không mọc tóc" chứ không nói "không mọc được tóc", từ thể bị động chuyển sang thể chủ động mà còn pha thêm chút ngang tàng rất lính vậy. Sốt rét còn làm cho ngoại hình của họ trở nên dữ dội, cùng hòa hợp với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà hiểm trở. Nếu trong bài thơ "Đồng chí", Chính hữu cũng nhắc tới những cơn sốt rét rừng".

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán đẫm mồ hôi"
một cách chân thực thì Quang Dũng lại chủ yếu nhấn mạnh sự khắc nghiệt của hoàn cảnh sống cùng vẻ dững mãnh của họ. "Ồ! Hóa ra toàn những người lính trọc đầu" (Trần Đăng Khoa).

Bên cạnh neys đẹp ngoại hình, họ còn là những chàng trai vừa có chí lớn lại vừa có tình cảm sâu sắc. Ở họ, những mộng ước chiến chinh, những khát khao hoài bão đều được gửi gắm qua hình ảnh:

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới"

Đôi "mắt trừng" ánh lên cái nhìn mạnh mẽ, nội lục, ý chí quyết tâm chiến đấu vì dân tộc. Song hành là nỗi nhớ cụ thể:

"Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".

Lính Tây Tiến chủ yếu là học sinh, sinh viên, trí thức ra đi từ Hà Nội. Hà Nội không chỉ là quê hương của họ mà còn là thủ đô ngàn năm văn hiến, là trái tim của Tổ Quốc. Nhớ về Hà Nội là nhớ về trái tim thân yêu của Tổ Quốc, vừa gần gũi bình dị lại vừa cao cả, tự hào. Và trong nỗi nhớ lớn lao ấy, có một góc kỉ niệm hướng tới một "dáng Kiều thơm" - dáng vẻ thướt tha, thanh lịch của những thiếu nữ Hà thành. Họ không chỉ giản đơn là những con người mang trong mình khát vọng chiến đấu mà còn có những rung động, mộng mơ của tuổi trẻ.

Câu thơ khiến ta liên tưởng đến hai câu của Nguyễn Đình Thi:

"Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"

Lính Tây Tiến còn là những người có lý tưởng sống, chiến đấu cao đẹp, quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Khi đã xác định được mục tiêu cao cả ấy, cái chết với họ nhẹ tựa lông hồng:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

Trên con đường hành quân dặm dài gian khổ, rất nhiều người lính Tây Tiến đã ngã xuống. Nhà thơ đã dùng một loại từ Hán Việt: "biên cương", "mồ", "viễn xứ", "chiến trường", "áo bào", "độc hành"...tạo không khí thiêng liêng, trang trọng. "Đời xanh" là tuổi trẻ, là quãng thời gian đẹp nhất, quý giá nhất của mỗi con người, nhưng những người lính Tây Tiến vẫn "chẳng tiếc" bởi họ xác định được mục tiêu sống của mình là hiến dâng cho Tổ quốc.

Câu thơ mang đậm cái hào hùng, lãng mạn và phơi phới nhiệt tình của tuổi đôi mươi. Là nhà thơ lãng mạn nhưng Quang Dũng không thể né tránh hiện thực khi miêu tả sự mất mát:

"Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

Sự thực đoàn quân Tây Tiến sống và chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Khi chế họ cũng chỉ được bọc trong tấm áo bạc màu sương gió. Cách nói "áo bào" gợi lên vẻ trang trọng cùng biện pháp nói giảm nói tránh: "anh về đất" có tác dụng giảm thiểu nỗi đau. Đi xa thực chất là trở ề gần, về với vòng tay chở che của đất Mẹ thân yêu, cái chết vì thế không gợi sự lạnh lẽo mà gợi lên sự ấm áp. Hình ảnh con sông Mã một lần nữa lại hiện ra như khúc tráng ca đưa người lính vào cõi vĩnh hằng. Từ "gầm" có tác dụng cực tả nỗi đau. Tầm vóc của thiên nhiên đã nói lên tầm vóc của con người, nỗi đau của thiên nhiên và nói hộ nỗi đau trong lòng những người chiến sĩ Tây Tiến ở lại, trong đó có Quang Dũng.

Tóm lại, Quang Dũng bằng tài hoa của mình, đã khắc họa 1 bức tượng đài kỳ vĩ về hình ảnh những người lính vệ quốc trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Với cảm hứng lãng mạn cùng bút pháo bi tráng. Quang Dũng đã khiến cho hình ảnh người lính Tây tiến trở nên bất tử trong lòng người đọc.

Qua bài thơ Tây tiến, hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện rõ nét qua hai đặc điểm hào hùng và hào hoa. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã tạo nên tính sử thi đặc biệt cho bài thơ cũng như cho hình tượng những người lính. Bài thơ đã góp một tiếng nói độc đáo cùng thơ ca kháng chiến về người lính của Hồng Nguyên, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu...làm thành những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: